Xu Hướng 10/2023 # Viên Sủi Berocca (Vitamin B, C Và Khoáng Chất): Tác Dụng Và Lưu Ý # Top 15 Xem Nhiều | Hgpc.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Viên Sủi Berocca (Vitamin B, C Và Khoáng Chất): Tác Dụng Và Lưu Ý # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Viên Sủi Berocca (Vitamin B, C Và Khoáng Chất): Tác Dụng Và Lưu Ý được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tên thành phần hoạt chất: Vitamin B, vitamin C và khoáng chất.

Berocca là một chế phẩm có sự kết hợp của 8 loại vitamin B trong đó bao gồm: vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B8, B9 (acid folic), B12; vitamin C và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, magie và kẽm.

Do đó, Berocca được xem như một nguồn cung cấp dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể nhằm hỗ trợ tinh thần, cải thiện sự tỉnh táo và năng lượng thể chất xuyên suốt thời gian làm việc/ học tập.

Các thành phần chính trong Berocca (vitamin và khoáng chất) là các chất thiết yếu mà cơ thể không có khả năng tự tổng hợp. Do đó, dinh dưỡng được cung cấp nhằm đáp ứng các hoạt động chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.

Trong đó, vitamin B giúp cơ thể sử dụng năng lượng từ thực phẩm, chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate. Ngoài ra, vitamin B còn giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

Vitamin C cần thiết với vai trò kháng viêm đồng thời giúp chữa lành vết thương, xương, răng, nướu khỏe mạnh.

Đánh giá về khoáng chất, canxi đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành, duy trì và phát triển một hệ răng và xương khỏe mạnh.

Với Magie, đây là khoáng chất giúp duy trì sức khỏe đồng thời giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrate.

Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh, không những vậy kẽm còn tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể như: chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein.

Việc sử dụng Berocca để hằng ngày nhằm đưa mức dinh dưỡng của cơ thể trở lại mức tối ưu được xem như một phương pháp bổ sung cho chế độ ăn uống lành mạnh với các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp giải quyết vấn đề dinh dưỡng với lối sống bận rộn.

Dùng 1 viên bao phim/ ngày.

Không vượt quá liều lượng khuyến cáo.

Dùng 1 viên sủi /ngày.

Sử dụng bằng cách hòa tan viên sủi Berocca trong một cốc nước.

Không vượt quá liều lượng khuyến cáo.

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Berocca:

Tiêu chảy, nôn, buồn nôn;

Táo bón;

Đau bụng, đau dạ dày;

Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi;

Mất ngủ;

Cảm giác lo lắng.

Không dùng Berocca trong các trường hợp sau

Nếu dị ứng với các hoạt chất hoặc bất cứ thành phần nào có trong viên Berocca.

Không dùng cho bệnh nhân bị tăng canxi máu hoặc tăng magie máu hoặc tăng canxi niệu (chứa rất nhiều canxi trong nước tiểu) hoặc bệnh nhân bị sỏi thận.

Nếu bệnh nhân có hàm lượng acid oxalic trong nước tiểu cao hoặc bị suy giảm chức năng thận.

Những lưu ý đặc biệt khi dùng Berocca

Sử dụng Berocca ở phụ nữ có thai và cho con bú.

Ở liều lượng khuyến cáo, không có dấu hiệu tác dụng có hại cho mẹ và con.

Các vitamin và khoáng chất trong Berocca có thể bài tiết vào sữa mẹ, nhưng với liều lượng khuyến cáo, không có nguy cơ gây hại cho trẻ.

Viên sủi Berocca chứa 272 mg natri. Do đó, không khuyến nghị cho bệnh nhân có chế độ ăn ít natri.

Ngoài ra, viên sủi Berocca chứa liều vitamin B6 (Pyridoxine) tối đa hàng ngày. Do đó, không vượt quá liều khuyến nghị hàng ngày.

Vitamin C: có thể gây cản trở việc xác định glucose trong nước tiểu hoặc máu, vì vậy NÊN ngừng sử dụng vitamin C vài ngày trước khi thực hiện xét nghiệm glucose.

Deferoxamine: không nên dùng Berocca trong tháng điều trị đầu tiên vì Vitamin C trong Berocca tương tác với deferoxamine khi dùng cùng lúc;

Cyclosporine, disulfiram và warfarin: tương tác với vitamin C có trong Berocca.

Chloramphenicol: có thể làm giảm sự hấp thu vitamin B12.

Thuốc lợi tiểu: làm giảm mức canxi, mangesium hoặc kẽm. Tùy thuộc vào loại thuốc lợi tiểu đang được sử dụng.

Kháng sinh, levothyroxin (hormone tuyến giáp), methyldopa , mycophenolate mofetil (được sử dụng ở bệnh nhân cấy ghép) hoặc eltrombopag (được sử dụng để giảm số lượng tiểu cầu), đảm bảo dùng sản phẩm 2 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi uống thuốc để giảm thiểu tối đa sự tương tác.

Bảo quản Berocca ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nhiệt độ bảo quản < 25° C.

Để Berocca tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

Berocca là viên sủi bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhằm tăng khả năng tập trung, cải thiện sự tỉnh táo và tâm trạng cũng như năng suất về tinh thần làm việc cho người sử dụng. Trong quá trình dùng, nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng cẩn thận và nếu có bất kì triệu chứng nào làm ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hoặc gây khó chịu cho cơ thể.

Dầu Oliu: Tác Dụng, Cách Dùng Và Những Điều Cần Lưu Ý

Dầu ô liu là một loại dầu thu được từ cây Ô liu (Olea europaea, thuộc họ Oleaceae). Đây là loại cây truyền thống của vùng Địa Trung Hải, thường được sử dụng trong nấu ăn, mỹ phẩm, dược phẩm, xà phòng và nhiên liệu cho đèn dầu truyền thống.

Dầu ô liu tươi nguyên chất, chất lượng tốt có các hợp chất chống viêm, chống oxy hóa và nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho tim, ngăn ngừa trầm cảm, sa sút trí tuệ và béo phì.

Dầu ô liu chứa hầu hết các axit béo không bão hòa đơn, trong đó quan trọng nhất là axit oleic. Axit oleic được biết là cực kỳ tốt cho sức khỏe tim mạch và có khả năng chống lại các tổn thương gốc tự do.

Ngoài ra, loại dầu này còn có chứa hợp chất phenolic. Thành phần này tác động tích cực trên một vài chỉ số sức khỏe bao gồm lipoprotein huyết tương, tổn thương oxy hóa, các dấu hiệu viêm, tiểu cầu, chức năng tế bào và hoạt tính kháng khuẩn.

2.1. Tốt cho tim mạch

Trong dầu ô liu có nhiều loại vitamin A, D, D, F, K, chất carotine, vitamin dung hoà chất béo và chất chống oxy hoá. Đặc biệt, loại dầu này lại không chứa cholesterol, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn.

Dầu ô liu có thể phòng ngừa các chứng bệnh như xơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh tim, thận suy yếu, xuất huyết não thông qua việc thúc đẩy tuần hoàn máu.

2.2. Tốt cho hệ tiêu hóa

Dầu ô liu có chức năng làm giảm bớt vị toan, ngăn chặn viêm dạ dày và bệnh viêm loét 12 đốt đường ruột. Một lợi ích khác là kích thích dịch mật bài tiết, giảm mỡ, dễ được niêm mạc đường ruột hấp thụ, từ đó tránh được bệnh viêm túi mật và sỏi mật.

2.3. Phòng loãng xương

Dầu ô liu giúp tăng cường chức năng trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy hệ xương phát triển, giảm nguy cơ loãng xương do các gốc tự do gây ra.

2.4. Làm đẹp

Dầu ô liu bên cạnh chức năng là một chất béo có lợi cho cơ thể, nó còn có khả năng giúp bảo vệ sắc đẹp. Bạn có thể sử dụng để dưỡng da tay chân, dưỡng móng, dưỡng môi, phục hồi tóc hư tổn, và tẩy trang…

Với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp đừng quên tận dụng tối đa loại dầu này bằng cách:

3.1. Trong nấu ăn

Dùng làm một loại dầu chiên xào thay cho mỡ động vật và các loại dầu khác. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng dầu ô liu có điểm sôi thấp nên tránh dùng để chế biến các món ăn cần nhiệt độ cao như chiên, áp chảo, xào trong thời gian dài…

Dùng làm xốt trộn salad.

Dùng làm nguyên liệu ướp các loại thịt và rau củ sẽ giúp tăng hương vị khi chế biến.

Thêm vào món ăn đã chín như mỳ Ý hay rau củ làm tăng hương vị cho món ăn.

3.2. Trong làm đẹp

Dưỡng thể

Trộn dầu ô liu cùng nước theo tỷ lệ 1:1 sau đó thoa đều lên toàn bộ cơ thể đã được làm ướt. Massage nhẹ nhàng từ 5 – 7 phút sau đó xả sạch lại với nước.

Làm trắng da

Dùng 5 muỗng canh dầu ô liu, 3 muỗng canh nước cốt chanh và 2 lòng trắng trứng. Trộn đều hỗn hợp rồi bôi đều lên da trong vòng 15 phút. Sau đó tắm lại với sữa tắm không chứa a xít và nước ấm.

Chống lão hóa da

Trộn đều 1 thìa dầu ô liu cùng với miếng bơ xay nhuyễn, đắp lên mặt và thư giãn trong vòng 20 phút sau đó rửa lại với nước ấm. Dùng 1- 2 lần/tuần sẽ giúp da bạn săn chắc và giảm thiểu sự hình thành nếp nhăn trên da bạn.

Mặc dù dầu ô liu rất tốt cho sức khỏe, vẫn có một số đối tượng không nên sử dụng:

Người đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường. Thuốc hạ đường huyết tương tác với dầu ô liu nên có thể làm lượng đường trong máu xuống thấp. Cần giám sát chặt chẽ lượng đường trong máu nếu dùng chung.

Người cao huyết áp đang dùng thuốc hạ áp: có thể gây tụt huyết áp đột ngột.

Châm Cứu Chữa Ù Tai: Tác Dụng, Phương Pháp Châm Và Lưu Ý

Khái niệm

Là hiện tượng rối loạn chức năng nghe, bệnh nhân sẽ nghe trong tai có âm thanh khác thường như gió thổi, ve kêu, tiếng gầm… có thể ở một hay hai tai, ngắt quãng hoặc liên tục. Tiếng ồn lạ này, chỉ có chính người bệnh mới nghe được, rõ nhất vào ban đêm, lúc yên tĩnh.

Hiện tượng này có thể là bệnh độc lập hoặc là một triệu chứng của bệnh lý về tai.

Nguyên nhân

Tiếng ồn: những âm thanh như tiếng động cơ, máy móc nhà máy, nghe nhạc… quá lớn, kéo dài đều là các yếu tố gây ù tai, giảm thính lực.

Tuổi tác: Khi càng lớn tuổi, dây thần kinh thính giác càng bị nhiều tổn thương. Chính vì vậy mà, những người già thường bị ù tai nhiều hơn so với người trẻ.

Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác có thể kể đến như: tổn thương mạch máu, thần kinh thính giác, nhiễm siêu vi, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, khối u, căng thẳng…

Hướng điều trị

Thuốc: sử dụng các dược phẩm có tác dụng tăng tuần hoàn ốc tai, bổ hệ thần kinh trung ương, vitamin,…và các thuốc điều trị nguyên nhân (nếu có).

Không dùng thuốc: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt cũng là một trong những biện pháp giúp điều trị ù tai được nhiều người áp dụng…

Phẫu thuật: Một số nguyên nhân ù tai có thể cần được phẫu thuật dưới sự theo dõi và chỉ định của người có chuyên môn như khối u, khối choán chỗ,…

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Bảo vệ thính giác: trong những môi trường, thường xuyên phải nghe âm thanh lớn như công trường, nhà máy..nên sử dụng thiết bị bảo hộ thính giác.

Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích như nicotine, caffeine, tiếng ồn, nghe nhạc lớn kéo dài…

Tránh làm tổn thương cơ quan cấu trúc như màng nhĩ, xương tai…đặc biệt khi ráy tai.

Hỗ trợ bằng máy trợ thính.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin,… Ngoài ra, bạn cũng cần tập thể dục đều đặn, phòng ngừa những bệnh lý mạch máu, thần kinh… ảnh hưởng đến chức năng của tai.

Theo y học cổ truyền, ù tai được mô tả bằng chứng “nhĩ minh, nhĩ lung”.

Nguyên nhân:

Sự lưu thông khí huyết kém, không thông suốt, đặc biệt là những đường kinh lạc đi qua vùng tai như kinh tiểu trường, thận, tam tiêu…

Khi nóng giận làm Can Đởm hỏa vượng bốc lên kết hợp đàm nhiệt che lấp khiếu (lỗ). Thường kèm theo triệu chứng chóng mặt, mất ngủ, dễ tức giận, ngực sườn đầy tức…

Thận khí giảm, làm chức năng thận khai khiếu ra tai bị ảnh hưởng. Thường gặp ở người lớn tuổi, đau lưng, gối mỏi, tiểu đêm…

Châm cứu chữa ù tai được chỉ định là phương pháp hỗ trợ các trường hợp ù tai do nguyên nhân chức năng. Còn với các trường hợp mà cấu trúc cơ quan thính giác tổn thương hay có nguyên nhân thực thể thì cần phối hợp thêm những liệu pháp điều trị khác, theo chỉ định của y bác sĩ có chuyên môn.

Theo các tài liệu, phương pháp châm cứu chữa bệnh ù tai là sử dụng kim kích thích vào các huyệt đạo, đặc biệt là vùng tai. Liệu pháp này nhằm kích thích, tăng tuần hoàn máu cũng như khai thông các tắc nghẽn kinh lạc. Bên cạnh đó, biện pháp này còn có tác dụng giảm đau, thư giãn, giảm căng thẳng…

Chỉ định

Các trường hợp có triệu chứng ù tai.

Chống chỉ định

Các trường hợp sau không nên châm cứu như: sốt cao, kéo dài, mất nước, mất máu nặng, các bệnh lý ngoại khoa, nhiễm trùng, suy tim nặng…

Cách châm cứu chữa ù tai

Châm tả:

Thính cung, Nhĩ môn, Thính hội, Ế phong

Bách hội, Phong trì, Chi câu, Ngoại quan, Hợp cốc

Châm bổ: Thận du, Thái khê

Nếu có Can Đởm hỏa vượng: gia Khâu Khư, Thái Xung, Hành gian…

Có thể phối hợp thêm các liệu pháp như điện châm, ôn châm, cứu,…để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Thời gian lưu kim mỗi lần khoảng 30 phút/ngày, trong vòng 10-15 ngày.

Nhĩ châm

Châm vào các vùng trên tai: Thần môn, Não, Tâm, Thận,…

Cần theo dõi toàn trạng bệnh nhân trong và sau khi thực hiện liệu pháp châm cứu chữa ù tai. Bên cạnh đó, cần lưu ý về các tình huống có thể gặp như:

Vựng châm: dấu hiệu mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt…Ở trường hợp này, nếu có sử dụng máy điện châm thì tắt máy và rút kim ngay. Sau đó, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và tình trạng người bệnh kèm lau mồ hôi, ủ ấm, cho người bệnh nằm nghỉ tại chỗ.

Có thể gặp trường hợp bị đau ở nơi châm kim, bầm tím nhẹ hoặc chảy máu nơi rút kim. Sử dụng bông gòn vô khuẩn ấn lên vị trí tổn thương để cầm máu, không day.

Xoa bóp bấm huyệt

Bên cạnh châm cứu chữa ù tai, xoa bóp bấm huyệt cũng có nhiều ích lợi đối với bệnh này. Thông qua tác dụng vào huyệt vị mà xoa bóp giúp kích thích, thông kinh lạc, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau…

Thực hiện các thủ thuật xoa, xát, miết, day, lăn,…vùng đầu, đặc biệt là vùng tai và lân cận.

Bấm, day các huyệt vị tương tự như khi châm cứu.

Thực hiện khoảng 20-30 phút/ngày, liệu trình từ 15-30 ngày.

Chú ý: Mỗi ngày, thực hiện khoảng 30 phút, trong vòng khoảng 30 ngày. Đặc biệt, không nên thực hiện việc này trên các vùng da bị bệnh, lở loét…hay có những dấu hiệu bệnh cấp cứu, ngoại khoa…

Dưỡng sinh

Một số động tác dưỡng sinh có thể hỗ trợ điều trị bệnh như áp tai vào màng nhĩ, xoa hai loa tai, đánh trống trời…

Màng Trinh: Cấu Tạo, Vị Trí, Tác Dụng Và Một Số Lưu Ý

Màng trinh là gì?

Màng trinh là một mô thịt mỏng, nằm ở cửa âm đạo. Màng trinh mỏng cách cửa âm đạo 2 – 3 cm. Cấu tạo màng trinh gồm nhiều mạch máu đan xen vào nhau, do đó khi màng trinh bị rách sẽ có một chút máu kèm theo.

Cấu tạo màng trinh

Màng trinh có tác dụng gì?

Màng trinh không có tác dụng trong cơ thể hoặc hệ thống sinh sản của bạn. Không giống như các cơ quan hoặc mô khác trên cơ thể đảm nhiệm mỗi chức năng riêng và không ai biết chắc màng trinh có chức năng gì. Có thể màng trinh có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn hoặc vật thể lạ ra khỏi âm đạo của bạn.

Tác dụng của màng trinh

Các dạng màng trinh khác nhau

Màng trinh là mảnh mô mỏng nằm ở cửa âm đạo. Màng trinh mở cửa để máu kinh và dịch tiết bình thường thoát ra ngoài âm đạo. Vậy màng trinh có bao nhiêu hình dạng khác nhau?

Làm mờ màng trinh (Imperforate hymen): Tình trạng màng trinh không thể mở ra, do đó có thể che hoàn toàn lỗ âm đạo, ngăn máu kinh và dịch tiết chảy ra ngoài. Màng trinh không hoàn thiện được ghi nhận khi mới sinh, nhưng thường được chẩn đoán ở tuổi dậy thì.

Một cô gái ở độ tuổi dậy thì có màng trinh không hoàn hảo thường không có kinh nguyệt, cảm thấy đau ở vùng bụng hoặc vùng chậu. Nguyên nhân do âm đạo chứa đầy máu kinh không thể thoát ra ngoài.

Bệnh nhân cũng có thể có các triệu chứng tiết niệu đi kèm như: tần suất đi tiểu, tiểu gấp hoặc cảm giác tiểu không hết.

Màng trinh siêu nhỏ (Annular hymen): Tình trạng màng trinh có một lỗ rất nhỏ. Máu kinh và dịch tiết âm đạo có thể chảy ra ngoài âm đạo. Bệnh nhân không thể sử dụng băng vệ sinh hoặc giao hợp qua đường âm đạo. Trong một số trường hợp, một cô gái ở tuổi vị thành niên có màng trinh siêu nhỏ có thể không nhận ra rằng mình có một lỗ hở rất nhỏ.

Màng trinh dạng Cribiform (Cribiform hymen): Tình trạng màng trinh có một số lỗ rất nhỏ. Máu kinh và dịch tiết âm đạo có thể chảy ra ngoài âm đạo nhưng người bệnh sẽ không thể sử dụng băng vệ sinh hoặc giao hợp qua đường âm đạo.

Ngăn cách màng trinh (Septate hymen): Màng trinh có vách ngăn khi màng trinh có một dải mô thừa ở giữa tạo ra hai lỗ âm đạo nhỏ thay vì một. Máu kinh và dịch tiết âm đạo có thể chảy ra ngoài âm đạo, nhưng bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi sử dụng băng vệ sinh hoặc giao hợp qua đường âm đạo.

Trong một số trường hợp, màng trinh có vách ngăn nhưng phụ nữ không nhận ra rằng mình có thêm mô. Nếu cô ấy có thể đặt tampon vào âm đạo của mình, cô ấy có thể không lấy ra được khi nó chứa đầy máu.

Các dạng màng trinh thường gặp

Vị trí của màng trinh

Màng trinh của bạn có thể có một số vị trí khác nhau xung quanh cửa âm đạo và có nhiều hình dạng và kích cỡ. Các loại màng trinh phổ biến nhất là hình khuyên (bao quanh toàn bộ cửa âm đạo) và hình lưỡi liềm (hình trăng lưỡi liềm).

Những vị trí này được coi là bình thường. Các màng trinh hình khuyên giống như bánh rán, với trung tâm của bánh rán là cửa âm đạo. Màng trinh hình lưỡi liềm nằm ở dưới cùng của cửa âm đạo.

Vị trí màng trinh

Một số lưu ý về màng trinh bạn nên biết

Nên cân nhắc giữa vấn đề giữ phẩm tiết so với bất thường ở màng trinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn. Đặc biệt, ở phụ nữ có màng trinh dày bịt kín âm đạo, nếu không được tiểu phẫu để xử lý kịp thời thì máu kinh không thể thoát ra bên ngoài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Bác sĩ tư vấn

Màng trinh có thể hiện trinh tiết của bạn?

Một số người cho rằng bạn không phải là trinh nữ nếu màng trinh của bạn bị giãn ra. Nhưng có màng trinh và còn trinh không giống nhau. Và nhiều hoạt động khác ngoài quan hệ tình dục có thể làm căng màng trinh của bạn.

Vì vậy, bạn không thể biết ai đó đã quan hệ tình dục hay không bằng cách nhìn hoặc cảm nhận màng trinh của họ.

Màn trình có thể hiện trinh tiết của bạn?

Màng trinh có thể hiện trinh tiết của bạn?

Quan hệ tình dục lần đầu sẽ làm rách màng trinh?

Nó cũng có thể bị vỡ lần đầu tiên khi bạn quan hệ tình dục. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể thấy máu và cảm thấy hơi đau.

Quan hệ tình dục lần đầu

Màng trinh có thể bị rách vì nguyên nhân khác

Các hoạt động hàng ngày có thể làm màng trinh bị rách. Điều quan trọng bạn cần biết là màng trinh là một mảnh mô mềm rất dễ bị rách. Một khi nó bị rách, bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc thấy máu. Một số hoạt động có thể làm rách màng trinh như:

Đi xe đạp.

Thể dục.

Cưỡi ngựa.

Leo núi trong phòng tập thể dục trong rừng.

Vận động mạnh.

Thủ dâm.

Chèn tampon.

Đi khám phụ khoa hoặc xét nghiệm Pap.

Nếu vùng âm đạo của bạn tiếp xúc với bất cứ thứ gì có thể khiến màng trinh của bạn bị rách. Không có gì lạ khi phụ nữ không biết màng trinh của họ bị rách khi nào và như thế nào.

Các hoạt động hàng ngày có thể làm màng trinh bị rách

Nguồn: Cleveland clinic, Plannedparenthood, Nationwidechildrens

Những Lưu Ý Và Tác Dụng Phụ Khi Dùng Cây Hà Thủ Ô

1. Giới thiệu cây hà thủ ô

2. Công dụng của hà thủ ô với sức khỏe con người

3. Những lưu ý và tác dụng phụ khi dùng cây hà thủ ô

3.1. Sử dụng hà thủ ô sống và hà thủ ô chín

3.2. Hà thủ ô dễ gây tiêu chảy

3.3. Hà thủ ô gây tê bì chân tay, rối loạn điện giải

3.4. Những thực phẩm cần kiêng và một số lưu ý khác khi sử dụng hà thủ ô

1. Giới thiệu cây hà thủ ô

Hà thủ ô hay còn được gọi với tên dân gian khác: thủ ô, giao đằng, dạ hợp…

Hà thủ ô là loại cây dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ củ, có hình giống củ khoai lang, màu nâu đỏ. Lá hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mọc theo kiểu so le, hình mũi tên, gốc lá hình tim, đầu thuôn nhọn, rộng 3 – 4cm, dài 5 – 8cm, gân lá từ 3 – 5, xuất phát từ gốc lá; cuống lá phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.

Cụm hoa dài hơn lá, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.Quả hình 3 cạnh, bóng nhẵn, nằm trong bao hoa, bao hoa có 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.

Mùa hoa: tháng 9 -11; mùa quả: tháng 12 – 2.

Xem thêm:

2. Công dụng của hà thủ ô với sức khỏe con người

Theo y học cổ truyền, hà thủ ô tươi và khô đều có tác dụng giải độc, tiêu ung thủng, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, thông tiểu, tràng nhạc và chữa táo bón ( thường gặp ở phụ nữ sau sinh hoặc người già). Có thể phối hợp cùng hạ khô thảo, kim ngân hoa vào bài thuốc.

Hà thủ ô kiên trì dùng lâu dài sẽ làm râu tóc đen trở lại đối với người bạc tóc sớm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng đối với những người tóc khô xơ, rụng tóc. Ở Ấn Độ rất phổ biến cách dùng rễ hà thủ ô đỏ làm đen tóc và làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut.

Rễ hà thủ ô có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, khí huyết suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu và các bệnh về máu khác, trị các trường hợp di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô khát táo bón, da mẩn ngứa không có mủ.

Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh, bổ và sinh huyết, dùng làm thuốc an thần, thuốc bổ và tăng lực, trị các chứng đau người, mỏi chân tay, thân thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, hồi hộp, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương. Đối với người già sau khi bị bệnh cũng có thể dùng hà thủ ô để giúp hồi phục sức khoẻ nhanh chóng.

Hà thủ ô giúp bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, nhất là tuyến thượng thận và giáp trạng.

Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, giải độc, tăng khả năng  đề kháng, chống rét của cơ thể, làm chậm lão hóa và giúp trẻ hóa da.

3. Những lưu ý và tác dụng phụ khi dùng cây hà thủ ô

Hành, tỏi, gừng không nên sử dụng khi dùng hà thủ ô

3.1. Sử dụng hà thủ ô sống và hà thủ ô chín

Hà thủ ô sống:

Đây là hà thủ ô tươi, còn nguyên củ, khi thu hoạch về chưa qua chế biến, tức là chưa qua thái lát và phơi khô. Trong hà thủ ô sống có chưa những hợp chất anthraglucosid- kích thích nhu động ruột, thông đại tiện và gây ỉa chảy. Vì vậy khi uống hà thủ ô sống thường dễ bị đau bụng, ỉa chảy; một số khác có thể gây ra ngủ li bì ( có thể do nguyên nhân cơ địa người thuộc tạng dương hư) hoặc gây say.

Hà thủ ô sống nói chung chỉ dùng dụng để chữa táo bón, ung nhọt và sốt rét. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể kết hợp hà thủ ô và một số vị thuốc khác để tăng hiệu quả trị bệnh.

Hà thủ ô chế:

Là hà thủ ô đã được chế biến sơ qua bằng một số cách như ngâm nước vo gạo và chế biến cùng đậu đen, tẩm ép củ sinh địa, tẩm rượu, nước gừng, mật ong, cam thảo khô…. Để tăng tác dụng làm đen râu tóc, thường sử dụng hà thủ ô chế với đậu đen

Những trường hợp khác chỉ dùng hà thủ ô đã qua chế biến chứ không dùng hà thủ ô sống.

3.2. Hà thủ ô dễ gây tiêu chảy

Củ hà thủ ô đỏ gây kích thích lên đường tiêu hóa, dùng để thông đại tiện. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hà thủ ô kích thích quá mức lại gây rối loạn tiêu hoá, vì vậy, những người đang bị viêm đường tiêu hoá như viêm dạ dày thì nên hạn chế dùng hà thủ ô, nhất là củ sống chưa qua chế biến.

Không nên dùng các bài thuốc, sản phẩm có chứa hà thù ô, rượu ngâm hà thủ ô trước 7h sáng khi chưa ăn gì vì lúc này đường ruột dễ bị kích thích.

Để giảm nguy cơ gây tiêu chảy, khi dùng hà thủ ô thì không nên dùng thực phẩm sống, thực phẩm tanh,.

Nếu đang bị tiêu chảy thì hãy tạm ngừng uống hà thủ ô đỏ, dùng thuốc trị tiêu chảy cho hết, sau đó mới tiếp tục dùng hà thủ ô.

3.3. Hà thủ ô gây tê bì chân tay, rối loạn điện giải

Công dụng nhuận tràng quá mức của củ hà thủ ô đôi khi gây ra hậu quả làm giảm hấp thu kali, gây mất cân bằng điện giải. Khi cơ thể bị rối loạn điện giải, trong người sẽ có cảm giác bị tê bì hay như kiến bò, thần kinh cảm giác bị rối loạn, chân tay không thật.

Rối loạn điện giải do dùng hà thủ ô thường ít gặp, nhóm người có tiền sử bệnh viêm đa dây thần kinh có nguy cơ bị cao hơn những nhóm khác. Những người bệnh bị viêm cơ, teo cơ vì rối loạn điện giải nếu sử dụng hà thủ ô thì sẽ khiến cho các bệnh về cơ này nghiêm trọng hơn.

Khi dùng hà thủ ô nếu thấy xuất hiện các triệu chứng lạ thì nên tham vấn ý kiến bác sỹ Đông y. Bạn cũng có thể sử dụng vitamin B liều cao, dạng tiêm và kết hợp massage, xoa bóp theo hướng dẫn của bác sỹ để dây thần kinh cảm giác sớm được hồi phục.

3.4. Những thực phẩm cần kiêng và một số lưu ý khác khi sử dụng hà thủ ô

Theo các sách thuốc Đông y, củ cải trắng, tỏi và hành là ba loại thực phẩm, gia vị phải tuyệt đối tránh khi dùng hà thủ ô. Các loại gia vị cay nóng khác như ớt, hạt tiêu, gừng cũng nên kiêng khi đang dùng hà thủ ô. Những loại gia vị này có chứa nhiều tinh dầu cay tính nóng ảnh hưởng tới chức năng bổ can, thận, bổ huyết của hà thủ ô đỏ.

Khi dùng hà thủ ô kiêng huyết động vật (tiết canh, tiết gà, vịt luộc…), cá không có vẩy.

Người có huyết áp thấp và đường huyết thấp không nên dùng hà thủ ô đỏ.

Người viêm gan nên hạn chế dùng hà thủ ô tránh gây nguy hại cho sức khỏe.

Vitamin C Atomy Color Food Có Tốt Không? Giá, Thành Phần Và Cách Sử Dụng

Chế phẩm dinh dưỡng Atomy Color Food Vitamin C giúp chống lại tình trạng lão hóa và làm đẹp da từ bên trong.

Sản phẩm được đóng gói dưới dạng một hộp gồm 90 gói.

Theo các thông tin được nghiên cứu, thành phần vitamin C đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cải thiện cũng như tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể con người.

Trường hợp thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến tình trạng viêm lợi, xuất hiện tụ máu chân răng, màng xương và làm quá trình lão hóa diễn ra nhanh. Tuy nhiên, cơ thể lại không thể tự sản sinh vitamin C. Chính vì thế, cần phải bổ sung thành phần này từ các thực phẩm bên ngoài thông qua chế độ ăn uống hằng ngày.

Sản phẩm Atomy Color Food Vitamin C được tổng hợp từ 7 loại củ quả có hàm lượng vitamin C cao. Do đó, Atomy Color Food có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể một cách nhanh chóng, hiệu quả mà không cần qua các chế độ ăn cầu kì.

Giúp phòng ngừa tình trạng oxy hóa một cách hiệu quả, đồng thời giúp tăng cường độ đàn hồi cho da.

Ngoài ra, sản phẩm có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.

Vitamin C giúp bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời, có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Không những vậy, có thể giúp tổng hợp một lượng lớn chất dẫn truyền thần kinh.

Hơn nữa, vitamin C còn tham gia quá trình thải độc tố cho cơ thể, dù đó là kim loại nặng.

Giúp làm tan các cục máu đông. Từ đó, giúp làm thuyên giảm các vết bầm tím.

Atomy Color Food cho ra đời sản phẩm Vitamin C hàm lượng 500mg với 7 màu thực phẩm, cụ thể gồm có:

Xoài

Quýt

Bí rợ

Nấm thượng hoàng

Nghệ vàng

Dâu tươi

Lựu

Nguồn gốc chính của sản phẩm vitamin C là rau tươi và trái cây. Tuy nhiên, vì vitamin C có thể dễ dàng bị phá hủy khi nấu chín. Do đó, việc bổ sung Vitamin C qua các sản phẩm dinh dưỡng là một biện pháp an toàn – hiệu quả – đơn giản.

Có thể thấy, có nhiều ý kiến sau khi sử dụng viên vitamin C Atomy Color Food. Có trường hợp sau khi dùng thì triệu chứng bệnh được cải thiện bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khác vẫn chưa có dấu hiệu nào. Chính vì thế, để biết chính xác sản phẩm vitamin C này có tốt hay không, người dùng cần sử dụng đúng liều và đúng liệu trình như khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc chỉ dẫn của bác sĩ. Hơn nữa, hiệu quả của sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Cơ địa của mỗi cá nhân.

Tình trạng bệnh nhân.

Tuân thủ quá trình sử dụng.

Ngoài ra, muốn thuốc có thể phát huy hết khả năng. Bên cạnh dùng sản phẩm này, người dùng cần phải:

Xây dựng chế độ nghỉ ngơi, có kế hoạch ăn uống thích hợp.

Thực hiện chế độ  thể dục thể thao phù hợp với tình trạng của cơ thể.

Có thể sử dụng sản phẩm Atomy Color Food trên các đối tượng:

Người thường hay hút thuốc lá.

Đối tượng là các vận động viên.

Đối tượng đặc biệt là phụ nữ mang thai thai, trẻ em.

Ngoài ra, có thể dùng cho bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi, cần sử dụng với liều 150mg mỗi ngày.

Liều dùng: mỗi ngày sử dụng 1 gói.

Cách dùng: nên uống sau ăn của bữa sáng hoặc trưa. Lưu ý, không sử dụng sản phẩm vitamin C vào buổi tối.

Bảo quản viên Vitamin C Atomy Color Food ở nơi khô ráo thoáng mát.

Để sản phẩm Atomy Color Food tránh xa tầm với của trẻ em và thú cưng trong nhà.

Không nên để sản phẩm ở những nơi quá nắng (tiếp xúc với ánh nắng mặt trời) hoặc nơi quá ẩm ướt.

Atomy Vitamin C được bào chế ở dạng bột tan trong nước.

Theo khuyến cáo của bộ y tế liều dùng vitamin C cần thiết trong 1 ngày cho cả đối tượng nam và nữ là: 100 mg mỗi ngày.

Không sử dụng nếu người dùng dị ứng với bất cứ thành phần nào khác có trong công thức sản phẩm.

Sản phẩm Atomy Color Food không phải thuốc. Do đó, không thể thay thế chức năng điều trị của thuốc chữa bệnh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Viên Sủi Berocca (Vitamin B, C Và Khoáng Chất): Tác Dụng Và Lưu Ý trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!