Xu Hướng 9/2023 # Vắt Sữa Mẹ Đúng Cách Theo Lời Khuyên Bác Sĩ # Top 14 Xem Nhiều | Hgpc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Vắt Sữa Mẹ Đúng Cách Theo Lời Khuyên Bác Sĩ # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Vắt Sữa Mẹ Đúng Cách Theo Lời Khuyên Bác Sĩ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hầu hết trẻ bú sữa mẹ thường ăn nhiều lần hơn trẻ bú sữa công thức. Trẻ có xu hướng đòi bú sau mỗi 1-3 giờ. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể cho trẻ bú theo nhu cầu. Khoảng 8-12 lần mỗi ngày trong thời gian đầu. Các dấu hiệu gợi ý trẻ đang đói như thức dậy, đưa tay vào ngậm quanh miệng, quay đầu từ bên này sang bên kia, nhếch môi, thè lưỡi. Trong mỗi lần cho trẻ bú, cố gắng để trẻ bú 10-20 phút ở mỗi bên vú.1

Đối với trẻ không thể bú mẹ vì lý do nào đó, nên chọn sữa công thức phù hợp với độ tuổi. Trẻ mới sinh sẽ cần bú từ 60-90 ml sữa công thức mỗi lần tùy theo cân nặng. Trung bình trẻ sẽ bú sau 3-4 giờ trong vài tuần đầu tiên. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường bú ít hơn và thường xuyên hơn trẻ bú sữa công thức. Nếu trẻ ngủ lâu hơn 4-5 giờ và bắt đầu bỏ bú, hãy đánh thức trẻ dậy cho bú.2

Vào cuối tháng đầu tiên, trẻ sẽ tăng ít nhất đến 120 ml một lần bú. Cách khoảng 4 giờ giữa các cử. Đến 6 tháng, lượng sữa sẽ tăng lên 180-240 ml mỗi lần với 4-5 lần bú trong 24 giờ. Hầu hết nhu cầu sữa của trẻ tăng lên 30 ml mỗi tháng cho đến khi đạt tối đa khoảng 210-240 ml.2

Vắt bằng tay3

Vắt sữa mẹ đúng cách bằng tay giúp sữa chảy ra từ một vùng cụ thể của vú. Điều này có thể hữu ích nếu một trong các ống dẫn sữa trong vú bạn bị tắc. Các bước vắt sữa bằng tay:

Trước khi bắt đầu, hãy 

rửa tay

 bằng xà phòng và nước ấm.

Chuẩn bị sẵn

bình sữa hoặc túi trữ sữa

sạch sẽ để hứng sữa chảy ra.

Massage nhẹ nhàng vú trước khi vắt sữa bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt từ ngoài về phía bầu vú giúp tiết ra sữa.

Dùng một tay giữ bình sữa gần vú. Tay còn lại tạo thành hình chữ “C” bằng ngón trỏ và ngón cái.

Ấn bóp 2 ngón tay vào vị trí cách núm vú khoảng 2 cm, phía ngoài gần vùng sẫm màu xung quanh núm vú (quầng vú). Không bóp núm vú vì bạn có thể làm nó đau và chặn sữa chảy ra.

Sau đó thả ngón tay ra và lặp lại động tác ấn vào vú.

Các giọt sữa sẽ bắt đầu xuất hiện. Sau đó bạn có thể cảm nhận dòng sữa đang được tiết ra trong bầu vú.

Nếu không có giọt nào xuất hiện, hãy thử di chuyển ngón tay đến vị trí khác. Nhưng vẫn tránh bóp vào vùng sẫm màu gần núm vú của bạn.

Khi dòng sữa chậm lại, di chuyển các ngón tay của bạn đến phần khác của vú và lặp lại động tác.

Nếu vú bên này không tiết sữa nữa, hãy đổi sang bên vú bên kia. Tiếp tục thay đổi vú cho đến khi sữa chảy ra thật chậm hoặc ngừng hẳn.

Vắt bằng máy hút sữa3

Có 2 loại máy hút sữa khác nhau: bằng tay và bằng điện. Máy hút sữa bằng tay rẻ hơn nhưng có thể không nhanh bằng máy hút sữa bằng điện. Bạn cũng có thể lựa chọn các kích cỡ phễu khác nhau (phần úp vào núm vú) để vừa với núm vú của bạn.

Lựa chọn máy hút sữa không gây bầm tím hoặc kéo núm vú của bạn vào trong phễu. Luôn đảm bảo rằng máy hút sữa và bình chứa sạch sẽ. Nhất là được tiệt trùng trước khi bạn sử dụng chúng.

Vắt sữa mấy cử trong ngày là đủ?4

Hãy cố gắng hút thường xuyên như khi con bạn bú sữa mẹ. Điều này sẽ giúp nhắc nhở cơ thể bạn tiếp tục tạo ra lượng sữa mà con bạn cần.

Mỗi lần vắt sữa bao nhiêu là đủ?4

Lượng sữa vắt ra có thể nhiều hay ít khác nhau ở mỗi em bé. Lưu ý là trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu, vậy nên không có một con số cụ thể chính xác. Bạn có thể tham khảo nhu cầu sữa theo tuổi để ước lượng lượng sữa vắt ra. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn không thể hút được nhiều sữa cho nhu cầu của bé trong khi bạn đi vắng, bạn có thể cân nhắc tăng thêm số lần hút sữa để tăng nguồn sữa của mình.

Khi vắt sữa cần lưu ý gì?4

Nếu bạn dự định trở lại làm việc hoặc sẽ phải xa con vì những lý do khác, bạn có thể nên bắt đầu hút sữa trước vài tuần. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội tập hút sữa và giúp bé có thời gian làm quen với việc bú bình.

Kiểm tra xem máy hút sữa hoặc đường ống có bị mốc hoặc bẩn trong quá trình bảo quản hay không trước khi lắp ráp. Để các bộ phận của máy hút sữa được phơi khô hoàn toàn trong không khí trước khi cất giữ để tránh vi trùng và nấm mốc phát triển. Sau khi đã phơi khô, chúng nên được cất giữ trong một khu vực sạch sẽ, để tránh bị nhiễm bẩn trong quá trình bảo quản.

Cách bảo quản sữa sau khi vắt3

Bạn có thể bảo quản sữa mẹ trong hộp tiệt trùng hoặc trong các túi trữ sữa mẹ đặc biệt, giữ tối đa:

8 ngày trong tủ lạnh, tối đa ở nhiệt độ dưới 4oC. Nếu bạn không chắc chắn về nhiệt độ của tủ lạnh hoặc cao hơn 4oC, hãy sử dụng nó trong vòng 3 ngày.

2 tuần trong ngăn đá của tủ lạnh.

6 tháng trong tủ đông với nhiệt độ dưới -18oC.

Dự trữ sữa mẹ với số lượng ít sẽ giúp tránh lãng phí. Nếu để ngăn đông, bạn nên ghi chú ngày tháng để đảm bảo thời gian sử dụng.

Hâm Nóng Sữa Mẹ Có Bị Mất Chất Không? Có Hâm Lại Nhiều Lần Được Không? 2 Cách Hâm Sữa Mẹ Đúng Cách

Hâm nóng sữa mẹ có bị mất chất không?

Hâm nóng sữa mẹ vốn là phương pháp cần thiết để để đảm bảo nguồn sữa an toàn và phù hợp với các bé sau khi bảo quản sữa mẹ ở tủ lạnh. Việc hâm nóng sữa mẹ chính vì vậy không khiến sữa bị mất chất đi mà còn tốt cho trẻ.

Bởi thông thường, sữa mẹ tiết ra ở nhiệt độ bình thường là 37 độ C, chính vì thế bé luôn có xu hướng “thích thú” với những nguồn dinh dưỡng giống với sữa mẹ cả về chất lượng và mùi vị.

Tuy nhiên, nếu không được thực hiện đúng cách, hâm nóng sữa mẹ cũng gây những tác hại như khiến sữa bị mất chất, hao hụt đi các thành phần bên trong sữa, chỉ nên hâm sữa ở tầm 40 độ C.

Sữa mẹ có hâm đi hâm lại nhiều lần được không?

Vi khuẩn có thể sống ở cả hai nhiệt độ nóng và lạnh, nhưng chúng có thể sống, phát triển tốt nhất ở điều kiện ấm, ẩm và đặc biệt là môi trường giàu protein.

Sữa của mẹ có thể bị hỏng nếu như mẹ để trong máy hâm sữa thời gian dài. Đó là lý do mà các nhà sản xuất cũng khuyến cáo bà mẹ chỉ nên để bình sữa trong máy khoảng 1 giờ đồng hồ.

Vậy nên, sữa hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ bị mất đi dưỡng chất và không đảm bảo dinh dưỡng với trẻ, các mẹ tuyệt đối không nên thực hiện điều này.

Một số sai lầm khi hâm nóng sữa mẹ nên tránh Hâm sữa mẹ bằng nước quá nóng

Cho sữa vào nước đun sôi với nhiệt độ cao để hâm nóng sẽ làm cho vitamin và một số thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ bị bay hơi, mất chất bởi nước quá nóng.

Lưu ý là kể cả sữa mẹ hay sữa công thức cũng không nên làm như vậy. Cách tốt nhất là chỉ nên dùng nước ở nhiệt độ 40 độ C để hâm nóng sữa.

Đun nước sôi và thả sữa mẹ vào hâm nóng

Để tiết kiệm thời gian rã đông và hâm nóng sữa, người người dùng một phương pháp phổ biến đó là đun nước sôi lên, tắt bếp và thả bịch sữa trong tủ lạnh vào.

Cách này là sai lầm nghiêm trọng, không chỉ khiến cho sữa mẹ mất hết chất dinh dưỡng mà bé uống vào dễ bị đi ngoài.

Để sữa mẹ ở trong máy hâm sữa quá lâu

Máy hâm sữa vốn rất tiện lợi và an toàn, lại luôn mang đến mức nước ở nhiệt độ phù hợp, cũng chính vì vậy mà nhiều mẹ trẻ thường chủ quan khi sử dụng.

Không ít chị em nghĩ rằng cứ để sữa trong máy là có thể bảo quản và cho con bú bất cứ lúc nào, điều này rất sai lầm. Lưu ý, thời gian bảo quản tối đa khi để sữa trong máy hâm là 1 giờ đồng hồ. Bé không dùng nữa thì phải bỏ đi.

Sữa mẹ dùng rồi hâm nóng lại dùng tiếp

Sữa mẹ sau khi đã hâm nóng phải được sử dụng trong vòng 1 giờ. Nếu giữ lại bảo quản và hâm nóng thì sẽ mất hết chất, mẹ không nên cho bé tiếp tục sử dụng.

Hâm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng

Nhiều mẹ lại muốn sữa ra đông nhanh chóng nên dùng lò vi sóng, tuy nhiên cách làm này hoàn toan sai và khiến sữa bị nóng già nhanh chóng phá huỷ vitamin và kháng thể thiết yếu trong sữa, khiến sữa mẹ mất dinh dưỡng quý báu.

Ngoài ra, lò vi sóng chỉ làm nóng vỏ bên ngoài, không hâm nóng đồng đều sữa được.

Hướng dẫn cách hâm nóng sữa mẹ để không bị mất chất Đối với cách hâm sữa thông thường

Trước tiên, bạn cần lắc đều bịch sữa đã bảo quản lạnh để lớp sữa béo và lớp trong hòa trộn đều với nhau.

Đặt bình sữa lấy từ ngăn mát cho vào tô đựng nước ấm đã chuẩn bị sẵn. Đảm bảo nhiệt độ nước không quá nóng làm mất chất dinh dưỡng trong sữa. Ngược lại nếu nước không đủ nóng sẽ không đủ sức làm tan và ấm sữa (nhiệt độ lý tưởng nhất là dưới 40 độ C).

Đối với sữa từ ngăn đông, tuyệt đối không đem sữa đã đông ra ngoài nhiệt độ môi trường bình thường ngay lập tức, đây là cách làm hoàn toàn sai.

Thay vào đó, đem sữa mẹ trong túi trữ sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát trong vòng từ 8 – 12 tiếng để rã đông sữa mẹ từ từ. Đợi đến khi sữa đã chuyển sang dạng lỏng hoàn toàn, hãy lắc nhẹ để lớp sữa béo bên trên hòa quyện với lớp sữa trong.

Sau đó mẹ tiến hành hâm nóng sữa theo cách hâm nóng sữa mẹ lấy từ ngăn mát như ở trên.

Đối với máy hâm sữa

Cách hâm sữa để ngăn mát bằng máy hâm sữa

Bước 1: Kiểm tra bình chứa, khay chứa của máy hâm sữa có sạch sẽ không, đảm bảo chưa cắm điện. Tùy thuộc vào lượng sữa bé ăn mỗi bữa để lựa chọn được bình sữa phù hợp nhất.

Bước 2: Đặt bình sữa vào khay chứa sau đó đặt chúng vào máy hâm sữa.

Bước 3: Đổ nước sạch vào máy hâm sữa đến mức quy định theo yêu cầu mỗi máy để có thể làm nóng bình sữa nhanh chóng.

Bước 4: Cắm điện, bật máy và cài đặt nhiệt độ hâm nóng phù hợp: 35 – 45 độ C đối với sữa cho bé uống luôn, 45 – 75 độ C khi sữa hay thức ăn đã được để trong ngăn mát của tủ và 75 – 85 độ C khi hâm đồ ăn ở ngăn đá, ngăn lạnh.

Bước 5: Khi hoạt động đèn báo hiệu của máy sẽ sáng, đến lúc đạt nhiệt độ nóng tối đa và đạt chuẩn, đèn báo hiệu sẽ tự tắt. Kiểm tra bình sữa bằng cách khuấy đều rồi kiểm tra bằng nhiệt kế và cho bé uống được.

Advertisement

Cách hâm sữa để đông bằng máy hâm sữa

Mẹ có thể rã đông trước rồi sử dụng máy hâm sữa để quá trình hâm sữa nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và an toàn khi sử dụng. Đây là cách được nhiều chuyên gia khuyên dùng vì sẽ giữ cho sữa được nhiều chất dinh dưỡng, mẹ không cần phải canh để đổ thêm nước vào khi hết nước và tỉ lệ cháy máy sẽ ít hơn so với cách hâm trực tiếp.

Nếu hâm nóng sữa từ trạng thái đông đá, hãy bắt đầu bằng cách xả bịch sữa đông dưới vòi nước mát để đảm bảo sữa được rã đông một cách từ từ, không làm hỏng các dưỡng chất trong sữa. Khi sữa đã không còn đông đá, từ từ tăng nhiệt độ nước để làm ấm dần sữa. Sau đó hâm sữa tương tự như cách hâm sữa để ngăn mát.

Ung Thư Vú Có Di Truyền Không? Câu Trả Lời Của Bác Sĩ

Ung thư vú là một loại ung thư phổ biến, đặc biệt với nữ giới. Ung thư vú có di truyền không? là một trong những câu hỏi thường gặp khi nhắc đến bệnh lý này. Vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết sau của Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lương Huy.

Ung thư vú có khả năng di truyền trong gia đình do sự di truyền một số gen đột biến từ cha hoặc mẹ. Tuy nhiên, không phải ai được di truyền hoặc mang gen đột biến thì đều mắc ung thư vú.

Gen do DNA quy định. Những cấu trúc gen mà con cái được di truyền từ ba mẹ bao gồm những đặc điểm như nhóm máu, màu tóc, màu mắt và cả nguy cơ mắc một số bệnh. Các thế hệ trước có thể di truyền cho con cháu đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Nếu bạn thừa hưởng một gen đột biến kể trên, nguy cơ phát triển ung thư vú hoặc các bệnh ung thư khác có thể lên tới 80% tùy thuộc vào gen cụ thể và tiền sử gia đình của bạn.2

Hiện nay, việc phát hiện yếu tố di truyền ung thư (chẳng hạn như đột biến BRCA) có thể thực hiện bằng xét nghiệm gen. Quá trình xét nghiệm cho đến khi có kết quả có thể mất một tuần.

Nên thực hiện xét nghiệm xác định đột biến gen trong các trường hợp:2

Người thân trong gia đình đã mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.

Người thân trong gia đình dương tính với thử nghiệm đột biến gen.

Được chẩn đoán mắc ung thư vú trước 50 tuổi.

Gia đình có nam giới mắc ung thư vú.

Được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng.

Gia đình có trường hợp mắc các bệnh ung thư khác.

Việc một người mang gen đột biến không khẳng định chắc chắn người đó sẽ mắc ung thư vú. Một chẩn đoán ung thư vú cần nhiều yếu tố bao gồm thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, kết quả sinh thiết u, thể trạng của bệnh nhân,…

Ngược lại, nếu bạn có kết quả xét nghiệm cho thấy không mang gen đột biến, nghĩa là:3

Trường hợp ung thư vú trong gia đình bạn (nếu có) có thể là do một trong những đột biến gây ra, nhưng bạn không thừa hưởng đột biến đó.

Ung thư vú trong gia đình bạn (nếu có) không phải do đột biến di truyền gây ra.

Cần lưu ý, điều này chỉ xác định bạn không mang đột biến gen, chứ không khẳng định chắc chắn bạn sẽ không mắc ung thư vú. Vì ngoài di truyền, còn nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến ung thư vú.

Bên cạnh đó, gia đình người mang gen đột biến cũng nên tầm soát để kiểm tra xem họ có mang đột biến giống như vậy hay không. Cha mẹ, con cái, chị gái và anh trai, mỗi người đều có 50% cơ hội có cùng một đột biến.3

Yếu tố nguy cơ là điều khiến một người dễ mắc ung thư vú hơn nến có nó. Gen di truyền cũng là một trong những yếu tố nguy cơ. Ngoài ra, có thể đến các yếu tố khác sau đây:4

Giới tính: nữ giới có nhiều khả năng mắc ung thư vú hơn nam giới.

Tuổi tác: nguy cơ ung thư vú tăng theo độ tuổi. Hầu hết các bệnh ung thư vú được chẩn đoán sau tuổi 50.

Phụ nữ có kỳ kinh nguyệt đầu trước 12 tuổi và bắt đầu mãn kinh sau 55 tuổi dẫn đến việc tiết hormone lâu dài hơn, làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Không hoạt động thể chất. Phụ nữ không hoạt động thể chất có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.

Thừa cân hoặc béo phì sau khi mãn kinh. Phụ nữ lớn tuổi bị thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người có cân nặng bình thường.

Dùng hormone. Một số hình thức trị liệu thay thế hormone (những hình thức bao gồm cả estrogen và progesterone) được thực hiện trong thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú khi được thực hiện trong hơn 5 năm. Một số loại thuốc tránh thai cũng đã được phát hiện là làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Tiền sử sinh sản: Người không sinh con hoặc mang thai lần đầu sau 30 tuổi, không cho con bú và sinh non có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Uống rượu.

Tiếp xúc với bức xạ. Người từng xạ trị vùng ngực khi còn ở tuổi thanh thiếu niên sẽ có nguy cơ ung thư vú cao hơn.

Tiền sử gia đình mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.

Người từng bị ung thư một bên vú hoặc các bệnh về vú khác thì nguy cơ phát triển ung thư vú ở bên còn lại sẽ tăng lên.

Mách Ba Mẹ Top Bác Sĩ Tai Mũi Họng Giỏi Tại Quận 10

BS. Tuấn có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị bệnh lý tai mũi họng. Bác sĩ hiện đang công tác tại bệnh viện Tai Mũi Họng chúng tôi và là thành viên của hội tai mũi họng Việt Nam.

Bên cạnh đó, BS. Tuấn còn tham gia nghiên cứu các báo cáo khoa học và sản xuất nhiều cuốn sách về bệnh lý tai mũi họng đáng giá. Phòng khám của bác sĩ được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại nhằm phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị.

Phòng khám cung cấp các dịch vụ như:

Khám và điều trị viêm tai ngoài.

Khám và điều trị nấm tai, nấm xoang.

Khám và điều trị viêm tai giữa cấp và mãn tính.

Khám và điều trị viêm xương chũm.

Khám và điều trị viêm mũi dị ứng.

Khám và điều trị viêm xoang cấp và mãn tính.

Khám và điều trị amidan, u dây thanh, liệt dây thanh.

Địa chỉ: 163/62 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP.HCM.

Chi phí khám: 100.000đ/lượt.

Giờ làm việc: Thứ 2 -Thứ 6: 18:00 – 21:00.

TS.BS Nguyễn Thành Tuấn

Tai mũi họng

163/62 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP.HCM

Tư vấn: 19002805

Đặt khám Tải App

BS.Nguyễn Thị Ngọc Dung hiện đang là cố vấn chuyên môn tai mũi họng tại phòng khám đa khoa trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. BS. Dung với thâm niên trong nghề đã đạt được nhiều danh hiệu khác nhau như: Nguyên Hiệu trưởng trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng chúng tôi Nguyên Chủ tịch hội tai mũi họng Việt Nam

Hơn hết vào năm 2012, BS. Dung được phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”. Bác sĩ luôn giữ một lòng nhiệt huyết với nghề cùng với hơn 35 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị bệnh lý tai mũi họng sẽ giúp các bạn nhỏ khắc phục được tình trạng của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Phòng khám cung cấp các dịch vụ như:

Viêm amidan.

Điều trị vẹo vách ngăn.

Điều trị viêm tai ngoài, viêm tai giữa.

Khám và điều trị viêm mũi, viêm xoang.

Điều trị đau họng, khó nuốt, khô miệng, háo nước, ăn không thấy ngon, sụt cân.

Khám và điều trị tuyến nước bọt sưng viêm.

Điều trị ho lâu ngày.

Địa chỉ: 461 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM.

Chi phí khám: 100.000đ/lượt.

Giờ làm việc:

Thứ 2 – Thứ 6: 7:30 – 12:00 & 13:00 – 16:30.

Thứ 7: 7:30 – 12:00.

BS. Nguyễn Ngọc Minh hiện đang làm việc tại bệnh viện Quốc tế City. Ngoài ra, bác sĩ còn là giảng viên khoa tai mũi họng tại đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. 

Đồng thời, BS. Minh còn trực tiếp thăm khám và điều trị cho các bệnh nhân có vấn đề về tai mũi họng tại phòng khám tư nhân. Phòng khám của bác sĩ được trang bị hệ thống nội soi tiên tiến, hỗ trợ cho việc chẩn đoán chính xác cũng như phát hiện sớm các sang thương tiền ung thư. Công tác lấy dị vật ở vùng tai mũi họng cũng không còn là vấn đề nan giải.

Địa chỉ: 64 Nguyễn Lâm, Phường 14, Quận 10, TP.HCM.

Chi phí khám: 100.000đ/lượt.

Giờ làm việc:

Thứ 2 – Thứ 7: 16:30 – 20:00.

Chủ nhật: 08:00 – 11:00.

BS. Nguyễn Anh Võ là một trong những bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng giỏi ở chúng tôi Phòng khám của BS. Võ sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi và tận tâm với nghề. Bên cạnh đó, phòng khám có cơ sở vật chất sạch sẽ, trang thiết bị máy móc hiện đại cũng luôn được bác sĩ chú trọng.

Địa chỉ: 104/15 Thành Thái, Phường 12, Quận 10, TP.HCM.

Chi phí khám: 100.000đ/lượt.

Giờ làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật: 14:00 – 21:00.

BS. Nguyễn Trương Khương tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành tai mũi họng và có cơ hội tu nghiệp hơn 5 năm tại Hòa Kỳ.  BS. Khương từng giữ chức vụ Trưởng khoa tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ tại bệnh viện FV. 

Tính đến nay, bác sĩ đã có cho mình hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tai mũi họng người lớn và trẻ em. Bên cạnh đó, bác sĩ còn sở hữu nhiều công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y học chúng tôi và là tác giả của hàng chục bài báo mang lại kiến thức về tai mũi họng trên báo Tuổi trẻ.

Vì vậy, cha mẹ có thể yên tâm về sự chuyên nghiệp khi lựa chọn phòng khám của BS. Khương.

Địa chỉ: 456/62 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, TP.HCM.

Chi phí khám: 300.000đ/lượt.

Giờ làm việc:

Thứ 2 – Thứ 6: 19:30 – 20:30.

Thứ 7 – Chủ nhật: 15:00 – 20:00.

Mổ Bướu Tuyến Giáp Có Nguy Hiểm Không Và Câu Trả Lời Bác Sĩ

Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết trong cơ thể, vai trò của nó rất quan trọng. Tuyến nặng khoảng 20-30 g nằm dưới thanh quản, bọc quanh phía trước khí quản. Tuyến giáp có chức năng điều hòa chuyển hóa của toàn bộ cơ thể. Vậy khi nào thì xuất hiện bướu tuyến giáp?

Sự phát triển to bất thường trong tuyến giáp sẽ tạo thành khối gọi là bướu tuyến giáp. Có khi sờ thấy một hay nhiều nhân trong tuyến. Nếu nghi ngờ mình mắc bướu tuyến giáp, bạn nên đến khám bác sĩ để chẩn đoán.

Chẩn đoán bướu tuyến giáp

Trước khi tìm hiểu mổ bướu tuyến giáp có nguy hiểm không, chúng ta cũng cần biết những cách chẩn đoán bệnh này.

Khi bác sĩ sờ thấy nhân giáp hoặc tuyến giáp tăng kích thước, sẽ chẩn đoán bướu tuyến giáp. Các phương tiện hình ảnh như siêu âm, CT, MRI tuyến giáp giúp đánh giá rõ ràng hình thái tuyến.

Song bác sĩ cũng sẽ chỉ định một số xét nghiệm để tìm xem người bệnh đang mắc những triệu chứng nào; và đồng thời tìm nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu đang mắc bướu tuyến giáp, người bệnh cần làm gì?

Những cách điều trị bướu tuyến giáp

Điều trị bướu tuyến giáp như thế nào còn phụ thuộc vào kích thước bướu giáp, triệu chứng và nguyên nhân. Một số phương pháp điều trị được khuyến cáo như:

Dùng thuốc

Thuốc uống dành cho người bị suy giáp và một số trường hợp cường giáp nhẹ. Người mắc suy giáp được chỉ định hormone giáp ngoại sinh để bổ sung cho lượng hormone bị thiếu hụt. Ngược lại, người mắc cường giáp phải uống thuốc kháng giáp để giảm lượng hormone dư thừa trong máu.

Xạ trị

Xạ trị được chỉ định cho những trường hợp cường giáp nặng. Chất phóng xạ được đưa vào cơ thể dưới dạng viên thuốc, sau đó sẽ chảy theo dòng máu. Sau khi tới tuyến giáp, chất xạ sẽ ngấm vào mô tuyến và phá hủy bớt lượng mô dư thừa. Nhờ vào sự phá hủy này mà giảm kích thước tuyến giáp và giảm độ hoạt động của nó.

Phẫu thuật

Mổ bướu tuyến giáp là kỹ thuật xâm lấn, gây đau cho người bệnh. Do vậy, phương pháp này chỉ được chỉ định cho một số đối tượng đặc biệt. Vậy mổ bướu tuyến giáp có nguy hiểm không, YouMed sẽ trả lời trong phần tiếp theo đây.

Không phải ai mắc bướu tuyến giáp cũng đều phải mổ. Mổ bướu tuyến giáp có những chỉ định đặc biệt sau mà người bệnh cần chú ý:

Bệnh nhân khó thở, khó nuốt do tuyến giáp to chèn ép vào khí quản, thực quản.

Bệnh nhân bị cường giáp nặng mà thuốc hay xạ trị đơn thuần không thể kiểm soát được triệu chứng.

Bệnh nhân muốn mổ tuyến giáp vì mất thẩm mỹ.

Bệnh nhân mắc tác dụng phụ hay chống chỉ định với xạ trị và thuốc uống.

Bệnh nhân đang có bướu tuyến giáp lành tính nhưng nguy cơ cao tiến triển thành ác tính.

Bướu tuyến giáp ác tính.

Từ những chỉ định trên, bác sĩ sẽ có những phương pháp phù hợp với từng chẩn đoán. Lựa chọn phương pháp chính xác sẽ giúp xóa đi nỗi lo cho những ai đang tự hỏi liệu mổ bướu tuyến giáp có nguy hiểm không.

Các phương pháp mổ

Phương pháp mổ truyền thống hiện nay ít được ưu tiên chỉ định cho đa số trường hợp. Các phương pháp thay thế đang dần được bổ sung do lợi ích mà nó mang lại nhiều hơn. Những kỹ thuật mổ hiện nay là:

Mổ hở

Mổ hở là tạo ra một đường mổ từ giữa cổ, sau đó bác sĩ sẽ trực tiếp cắt và lấy mô tuyến giáp ra khỏi cơ thể. Độ dài đường mổ sẽ tùy thuộc vào độ lớn của bướu giáp cần cắt. Bác sĩ cũng có thể nạo hạch xung quanh bằng mổ hở trong trường hợp người bệnh ung thư có di căn hạch.

Mổ nội soi

Mổ nội soi gây tổn thương tối thiểu vì vết mổ tương đối ngắn. Hơn nữa, cách mổ này giúp chảy ít máu hơn trong phẫu thuật, vết mổ mau lành hơn. Tuy nhiên, phương pháp này mổ lâu hơn và đắt tiền hơn mổ hở.

Mổ bằng robot

Hiểu và lựa chọn đúng phương pháp thì mổ bướu tuyến giáp có nguy hiểm không sẽ không còn vấn đề băn khoăn nữa.

Chuẩn bị tốt nhất cho cuộc mổ

Cũng như những cuộc mổ khác, trước khi vào phòng mổ, bệnh nhân sẽ được tư vấn rõ ràng:

Nghỉ ngơi tuyệt đối một ngày trước mổ.

Không ăn hay uống từ đêm hôm trước ngày mổ, có thể uống ít nước lọc.

Ngưng tất cả các thuốc bệnh nhân đang uống ít nhất một ngày trước mổ. Một số thuốc chống đông máu cần ngưng vài ngày trước đó.

Đến bệnh viện trước khi mổ hai giờ để chuẩn bị theo dõi và chuẩn bị.

Các biến cố có thể có trong cuộc mổ và di chứng sau mổ

Các tai biến y khoa có thể xảy ra trong và sau cuộc mổ tùy mức độ. Nhìn chung, mổ bướu tuyến giáp ít xảy ra các tai biến hơn các cuộc phẫu thuật vùng khác. Những biến chứng có thể xảy ra là:

Chảy máu nhiều.

Cắt tuyến cận giáp.

Khối tụ máu sau mổ.

Hạ canxi huyết.

Khàn giọng hoặc mất giọng.

Chấn thương thực quản, khí quản.

Hạn chế xảy ra biến chứng và tái phát

Chuẩn bị tốt trước mổ và chăm sóc chu đáo sau mổ là một phần công việc giúp hạn chế các biến chứng và tái phát bệnh. Sau khi mổ, bác sĩ sẽ cho một số chỉ định như:

Thuốc giảm đau.

Thuốc bổ sung canxi.

Thuốc bổ sung hormone giáp.

Rửa vết mổ sạch sẽ mỗi ngày.

Tái khám sau 1-2 tuần khi sau xuất viện.

Bệnh Sùi Mào Gà Lây Qua Đường Nào Và Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ

Sùi mào gà hay còn được gọi là mụn cóc sinh dục, là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến nhất. Vậy sùi mào gà lây qua đường nào? Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Nguyên nhân gây bệnh là do virus gây u nhú ở người (Human Papiloma Virus) gây nên, trong đó thường gặp nhất là chủng HPV-16 và HPV-18.

Biểu hiện thường gặp của bệnh là các nốt sùi phát triển riêng lẻ hoặc thành từng cụm tại cơ quan sinh dục hoặc miệng, hậu môn người bệnh. Các nốt mụn cóc này có màu giống da người bệnh, đôi khi sẫm hơn. Sờ vào cảm giác mềm và ẩm ướt. Thường giai đoạn đầu chưa biểu hiện triệu chứng, nếu để lâu người bệnh có thể cảm thấy đau, ngứa, đôi khi chảy máu.

Mụn cóc sinh dục thường không xuất hiện ngay khi người bệnh mắc virus. Chúng sẽ “im hơi lặng tiếng” vài tháng, thậm chí vài năm để phát triển. Khi đó, người bệnh vô tình là nguồn lây cho bạn tình mà không biết.

Bất kỳ người nào đã và đang có quan hệ tình dục đều có nguy cơ bị sùi mào gà. Một vài yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh tiến triển nhanh có thể là:

Hút thuốc lá.

Người suy giảm miễn dịch.

Phụ nữ dưới 30 tuổi.

Biết được sùi mào gà lây qua đường nào, mỗi người đều có thể suy ra cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Đường máu

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ vài tháng đến vài năm. Người bệnh không có triệu chứng gì. Nếu trong thời gian này, người lành được truyền máu hoặc tiếp xúc trực tiếp vào vết xước, máu của người bệnh thì khả năng cao sẽ bị sùi mào gà.

Quan hệ tình dục

Sùi mào gà lây qua đường nào? Quan hệ tình dục là con đường phổ biến nhất.

Sùi mào gà có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai có quan hệ tình dục. Mục cóc lây từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục qua cả đường âm đạo và hậu môn.

Dù sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su cũng không thể đảm bảo hiệu quả bảo vệ 100% khỏi nguy cơ nhiễm HPV. Vì bao cao su không thể bao phủ hoàn toàn bộ phận sinh dục. Đồng thời, các phương pháp ngừa thai khác cũng không có tác dụng bảo vệ bản thân khỏi HPV.

Ngoài bộ phận sinh dục, mụn cóc có thể xuất hiện ở môi, miệng, cổ họng người bệnh. Nguyên nhân là do quan hệ tình dục bằng đường miệng.

Từ mẹ sang con

Trong một vài trường hợp hiếm gặp, em bé sơ sinh được sinh ra từ người mẹ bị sùi mào gà sinh dục có thể phát triển mụn cóc ở cổ họng. Khi đó, em bé được yêu cầu làm phẫu thuật để tránh tắc nghẽn đường thở.

Tiếp xúc gián tiếp

Một số người có thói quen sử dụng chung đồ dùng cá nhân của người khác sẽ làm tăng nguy cơ lây bệnh. Ví dụ như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đồ cắt móng tay, quần áo… Vì những vật dụng này đều tiềm ẩn nguy cơ dính máu nên cần lưu ý sử dụng riêng cho mỗi người.

Thực tế, hiện nay không có phương pháp điều trị virus HPV. Hệ miễn dịch của người bình thường sẽ tự thải trừ virus theo thời gian. Nếu mụn cóc sinh dục gây khó chịu hoặc đau đớn, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị làm giảm nhẹ triệu chứng hoặc loại bỏ mụn cóc. Đồng thời, điều trị đúng lúc cũng làm giảm nguy cơ truyền bệnh cho người khác.

Một vài loại thuốc bôi tại chỗ có thể được chỉ định như sau:

Podofilox.

Imiquimod.

Podophyllin.

Trichloroacetic Acid.

Đối với những trường hợp mụn cóc lớn hoặc khó điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ mụn cóc. Có một số phương pháp như sau:

Phương pháp áp lạnh

Mụn cóc được đông lạnh bằng nito lỏng. Phương pháp này đôi khi làm người bệnh nóng rát, đau và phồng rộp.

Phẫu thuật cắt bỏ

Bác sĩ sẽ cắt bỏ mụn cóc sau khi thực hiện gây tê cục bộ cho người bệnh.

Đốt điện

Bác sĩ tiến hành đốt mụn cóc ngoài da bằng thiết bị điện. Để giảm đau trong quá trình điều trị, người bệnh có thể được gây tê cục bộ hoặc toàn thân.

Liệu pháp laser

Bác sĩ sử dụng chùm sáng mạnh để tiêu diệt hoàn toàn mụn cóc. Phương pháp này có nhược điểm là gây đau và kích ứng ở người bệnh.

Có một lưu ý đặc biệt quan trọng: Người bệnh không tự ý áp dụng phương pháp điều trị bất kỳ loại mụn cóc nào khác để trị mụn cóc sinh dục. Điều này không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra, người bệnh cần biết: Loại bỏ mụn cóc sinh dục không đồng nghĩa với loại bỏ HPV. Mụn cóc hoàn toàn có thể trở lại sau điều trị, và người bệnh vẫn có khả năng truyền virus cho người khác. Đeo bao cao su khi quan hệ có thể giúp ngăn ngừa phần nào, nhưng không phải hoàn toàn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Vắt Sữa Mẹ Đúng Cách Theo Lời Khuyên Bác Sĩ trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!