Xu Hướng 9/2023 # Văn Khấn Ông Táo Hàng Ngày, Cách Cúng Ông Táo Chuẩn Nhất # Top 12 Xem Nhiều | Hgpc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Văn Khấn Ông Táo Hàng Ngày, Cách Cúng Ông Táo Chuẩn Nhất # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Văn Khấn Ông Táo Hàng Ngày, Cách Cúng Ông Táo Chuẩn Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ý nghĩa của việc cúng ông Táo hàng ngày

Từ lâu, việc thờ cúng ông Công ông Táo đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Nói về bản chất của tục lệ này bắt nguồn từ việc thờ các vị Thần gồm: Thần Thổ Công, Thần Thổ Bếp, Thần Kỳ.

Những vị thần này nắm giữ vị trí và vai trò quan trọng trong việc cai quản đất đai, bếp núc, kể cả những việc trong mỗi gia đình.

Việc thờ cúng ông Táo hàng ngày được xem là thể hiện cầu mong một năm gặp nhiều may mắn, gia đình hòa thuận và gặp nhiều điều tốt lành. Đồng thời còn bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị Thần đã che chở, phù hộ cho gia đình đuọc sung túc, công việc thuận lợi.

Cách cúng ông Táo hàng ngày

So với cách cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp thì cách cúng ông Táo hàng ngày sẽ đơn giản hơn. Gia chủ cần chuẩn bị một số lễ vật để dâng cúng bao gồm: Chè ngọt, hoa quả, một vài món ăn chay mặn đều được.

Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị 3 chén nước, 3 chén rượu để đặt ở bàn thờ ông Táo trong nhà và bạn phải lưu ý là những chén nước, chén rượu này phải được thay mới mỗi ngày. Đồng thời, khi thay rượu, nước thì bạn cũng nên lau dọn vị trí thờ cúng được sạch sẽ và đảm bảo sự trang nghiêm vốn có.

Văn khấn ông Táo hàng ngày

Nam mô A Di đà Phật! (3 lần).

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay ngày… tháng… năm…

Tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn Thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn Thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn Thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật! (3 lần).

Văn khấn ông Táo ngày rằm, mùng 1

Nhìn chung bài văn khấn ông Táo ngày rằm, mùng 1 không có quá nhiều sự khác biệt với bài văn khấn ông Táo hàng ngày. Thậm chí bạn cũng có thể sử dụng bài văn khấn này để cúng vào ngày 23 tháng Chạp.

Do đó, bạn có thể sử dụng bài văn khấn ông Táo hàng ngày bên trên để cúng trong vào ngày rằm, mùng 1.

Lưu ý khi cúng ông Táo

Khi cúng ông Công ông Táo bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ ông Táo thường sẽ đặt trong nhà bếp, nếu gia đình nào có bàn thờ ông Táo thì có thể đặt mâm cỗ cúng ở đây. Nếu không có bàn thờ ông Táo thì đặt ở bàn thờ gia tiên, không nên đặt mâm cỗ cúng ở ban công hay bàn thờ Phật.

Không nên mua sắm nhiều vàng mã để đốt với hy vọng càng nhiều vàng mã thì sẽ có nhiều phước lộc. Việc này sẽ gây tốn kém và còn ảnh hưởng đến môi trường, thay vào đó bạn hãy dùng tiền để làm từ thiện tạo phước lành.

Advertisement

Một số người thường phạm phải sai lầm, đại kỵ nghiêm trọng là bắt cá chép để rán rồi dâng cúng ông Táo. Không chỉ cá chép, bạn không nên rán bất kì loại cá nào để đưa vào mâm cúng, nếu có thể thì bạn chỉ nên cúng ông Táo bằng cá sống rồi phóng sinh hoặc cá giấy.

Cúng Sao Hội Mùng 8 Tết 2023: Văn Khấn, Cách Cúng, Mâm Cúng

Cúng sao hội mùng 8 tháng Giêng là gì?

Theo phong thủy, có 9 ngôi sao được gọi là Cửu Diệu Tinh Quân, trong đó có cả sao tốt và sao xấu gồm:

3 sao tốt: Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức.

3 sao xấu: La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch.

3 sao trung: Vân Hớn, Thổ Tú, Thủy Diệu.

Mỗi năm, mỗi người sẽ có một ngôi sao chiếu mệnh. Nếu gặp phải sao xấu chiếu mạng sẽ gặp nhiều điều không may trong cuộc sống. Vì thế, người ta sẽ cúng sao giải hạn vào ngày mùng 8 tháng Giêng, để mong giảm bớt những tai nạn, khó khăn mà mình có thể gặp phải trong năm.

Cách cúng sao hội mùng 8 Tết tại nhà 2023 Lễ vật cúng mùng 8 tháng Giêng

Hương nhang, đèn.

Hoa, trái cây (5 loại).

Vàng, tiền (10), gạo, muối.

Trầu cau, rượu, nước.

Bài văn khấn giải hạn được viết trên giấy cùng màu sắc với từng ngôi sao

Mâm cúng mùng 8 tháng Giêng tại nhà

Mâm cúng mùng 8 tháng Giêng tại nhà thường sẽ bao gồm:

1 bình hoa cúc vàng

1 đĩa trái cây

Nhang, đèn

Vàng mã

Muối, gạo

Rượu, nước

Bài vị

Văn khấn cúng sao hội mùng 8 tháng Giêng

“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.

Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cực Tử Vi Tràng Sinh Đại đế.

Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.

Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.

Con kính lạy Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.

Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ (chúng) con là:………………………..tuổi…………………………………………….

Hôm nay là ngày………..tháng………năm………, tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………… Để làm lễ giải hạn sao………………….. chiếu mệnh, và hạn………………………..

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!”

Cúng sao mùng 8 lúc mấy giờ?

Thời gian cúng sao giải hạn tốt nhất là vào ban đêm, từ 21 giờ đến 23 giờ.

Theo phong thủy, 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào một ngày nhất định trong tháng. Vì thế, việc cúng sao ngày nào sẽ tùy thuộc vào ngày xuất hiện của sao đó, cụ thể:

Sao La Hầu sẽ được cúng giải vào ngày mùng 8 tháng Giêng hay tháng 7 Âm lịch.

Sao Kế Đô nên cúng giải vào ngày 18 tháng giêng hay tháng 3, 9 Âm lịch.

Ngày 27 âm lịch mỗi tháng là ngày cúng sao Thái Dương. Giờ đẹp nhất để làm lễ là vào lúc 21 giờ đến 23 giờ.

Sao Thái Âm nên cúng vào lúc 19 giờ đến 21 giờ ngày 26 Âm lịch mỗi tháng.

Ngày 25 âm lịch mỗi tháng nên cúng sao Mộc Đức (Mộc Tinh).

Sao Vân Hớn (Vân Hán hay Hỏa Tinh) nên cúng vào ngày 29 tháng 4 hoặc tháng 5 Âm lịch.

Sao Thổ Tú (Thổ Tinh) nên cúng hàng tháng vào 21 giờ ngày 19 Âm lịch.

Ngày rằm hàng tháng cúng sao Thái Bạch (Kim Tinh).

Sao Thủy Diệu (Thủy Tinh) nên cúng vào ngày 21 tháng 4 hoặc tháng 8 Âm lịch.

Cúng sao hội mùng 8 bao nhiêu đèn cầy?

Advertisement

Cúng sao Thái Dương: 12 cây đèn cầy.

Cúng sao Thủy Diệu: 7 cây đèn cầy.

Cúng sao La Hầu: 9 cây đèn cầy.

Cúng sao Thái Âm: 7 cây đèn cầy.

Cúng sao Mộc Đức: 20 cây đèn cầy.

Cúng sao Thái Bạch: 8 cây đèn cầy.

Cúng sao Vân Hớn: 15 cây đèn cầy.

Cúng sao Thổ Tú: 5 cây đèn cầy.

Cúng sao Kế Đô: 20 cây đèn cầy.

Cách Làm Chocolate Nhân Táo Hình Nấm Chào Đón Ngày Valentine

Giá trị dinh dưỡng của chocolate nhân táo hình nấm

Chocolate (Sô cô la), sản phẩm đặc chế từ hạt ca cao được tôn vinh như là nguồn thực phẩm quý có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư và tai biến mạch máu não. Trong đó chocolate đen được khuyên dùng nhiều hơn do không làm tăng cân và tốt cho sức khỏe hơn so với chocolate trắng hay chocolate sữa.

Táo tây là loại quả thường được sử dụng trong chế biến các loại bánh vì làm tăng hương vị hấp dẫn và thơm ngon hơn. Táo tây giàu dưỡng chất và thành phần như canxi, sắt, kẽm, phốt pho, glucid, protid và chất xơ. Lượng vitamin A và C trong táo tây là những chất chống oxy hóa hiệu quả và duy trì sức khỏe tốt.

Ngoài ra táo tây còn giúp giảm cholesterol trong máu, xơ cứng động mạch, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, béo phì, đồng thời có chứa axit malic là chất thay thế huyết tương được xem là thực phẩm bổ máu cho phụ nữ mang thai khi thiếu sắt.

Theo đông y, táo tây có tính mát, vị chua ngọt, nhuận phổi, dưỡng tâm ích khí, thanh nhiệt và duy trì nhan sắc. Tuy nhiên, những người có mắc bệnh viêm loét dạ dày, tỳ vị hư hàn nên hạn chế vì thường gây đầy bụng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Với lượng nguyên liệu theo công thức có thể chia thành 15 khẩu phần hoặc hơn. Bạn có thể thay đổi lượng nguyên liệu nếu cần.

1/2 quả táo tây (trọng lượng quả khoảng 72 gram)

2 muỗng canh đường

1/2m muỗng nước lọc

25 gram bột hạnh nhân

1/4 muỗng cafe vani

90 gram chocolate đắng (đen)

Dụng cụ cần chuẩn bị

1 tô thủy tinh lớn

1 chảo nhỏ

1 tấm giấy da hoặc miếng silicon

15 Khuôn giấy làm bánh (Bạn có thể mua ở đây)

Các bước chế biến chocolate nhân táo hình nấm

Bước 1: Táo rửa sạch và gọt vỏ, cắt nhỏ táo cho vào một cái chảo nhỏ cùng với đường và nước. Đun chảo trên lửa nhỏ và nấu trong khoảng 5 phút, sau đó nghiền mạnh cho nát lớp thịt táo rồi để nguội.

Táo thường được dùng làm nguyên liệu cho các món bánh do có mùi vị ngon đặc trưng. (Nguồn: Internet)

Nhân táo có mùi vị thơm ngon đặc biệt khi kết hợp với chocolate. (Nguồn: Internet)

Bước 2: Làm tan chảy sô cô la trắng bằng cách cho vào một cái bát nhỏ rồi để trong lò vi sóng khoảng 30 giây, khuấy đều sô cô la trắng cho tan và mịn.

Sô cô la trắng làm tăng vị béo cho phần nhân táo thêm hấp dẫn. (Nguồn: Internet)

Bước 3: Trộn phần nhân táo đã nguội với kem phô mai, bột hạnh nhân, bột vani và sô cô la trắng tan chảy. Nếu hỗn hợp không hòa lẫn nhau thì bạn hãy làm ấm hỗn hợp một chút trong lò vi sóng sẽ tốt hơn.

Bước 4: Cho hỗn hợp vào tủ đông trong khoảng 15 phút để cứng lại. Trong khi hỗn hợp đang lạnh, chuẩn bị một tấm giấy da hoặc một tấm thảm silicon.

Bước 5: Lấy một muỗng cà phê hỗn hợp táo và lăn nhẹ thành hình quả bóng mịn càng tốt. Đặt quả bóng nhân táo trên thảm silicon.

Bước 6: Cho vào tủ lạnh các quả bóng nhân táo một lần nữa trong khoảng 10-15 phút.

Bước 7: Tiếp tục làm tan chảy sô cô la đắng trong 30 giây trong lò vi sóng, khuấy đều cho tan chảy. Chuẩn bị một giấy da hoặc một tấm silicon.

Nên chọn sô cô đen có vị đắng để tạo nên sự hài hòa giữa lớp nhân và lớp vỏ. (Nguồn: Internet)

Bước 8: Lần lượt nhúng từng quả bóng vào sô cô la tan chảy, sau đó dùng muỗng lấy từng viên nấm sô cô la lên, hãy để những giọt sô cô la thừa nhỏ giọt xuống nồi, đợi khô vài giây sau đó đặt những viên nấm sô cô la lên tấm giấy da khô đã chuẩn bị sẵn. Sau đó cho tất cả vào ngăn mát tủ lạnh.

Dùng muỗng tạo hình cho sô cô la theo hình dạng của búp nấm rơm. (Nguồn: Internet)

Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí chocolate nhân táo hình nấm

Hương vị ngọt ngào, phong phú, sự cân bằng hoàn hảo giữa nhân táo thơm mềm bên trong và lớp vỏ sô cô la đắng giòn, sô cô la nhân táo hình nấm này là một món ăn tuyệt vời cả về hình thức lẫn mùi vị. Tạo hình của viên sô cô la sao cho trông giống như nấm rơm lúc còn búp chưa nở to sẽ bắt mắt hơn.

Món quà ý nghĩa trong ngày 14/2 là khi bạn tự tay làm những viên sô cô la ngọt ngào dễ thương. (Nguồn: Internet)

Đặt từng viên nấm sô cô la vào khuôn giấy rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh sẽ dùng được lâu. Bạn cũng có thể tìm mua hộp quà xinh xinh, xếp các viên nấm sô cô la vào rồi trang trí thành món quà ngọt ngào để tặng người yêu trong dịp lễ tình nhân sắp tới sẽ rất ý nghĩa đấy!

Cách thưởng thức chocolate nhân táo hình nấm

Đây là công thức chế biến theo phong cách của Mỹ, được xem là món bánh kẹo ăn vặt hay snack. Hoặc dùng để nhâm nhi trong buổi trà chiều với người thân, đặc biệt hơn là khi thưởng thức cùng người yêu trong ngày lễ tình nhân 14/2.

Lưu ý khi chế biến chocolate nhân táo hình nấm

Nên chọn táo tây có màu đỏ, mọng nước, căng giòn bạn sẽ có lớp nhân hoàn hảo cho viên sô cô la nấm tuyệt vời.

Khi chế biến nhân táo không nên làm vỡ quá nhiều để thu được lớp nhân còn giữ lại những miếng táo vừa vặn và ngon ngọt. Bạn có thể thêm một ít chiết xuất táo dạng dầu (loại dùng cho kẹo hoặc sô cô la) và ít bột quế vào nhân giúp cho hỗn hợp hòa quyện với nhau hơn.

Để bảo quản viên nấm sô cô la được lâu từ 1- 2 tuần, bạn nên cho vào hộp kín rồi để ngăn mát tủ lạnh là cách tốt nhất.

Đăng bởi: Ngọc Cầm Trương Thị

Từ khoá: Cách làm chocolate nhân táo hình nấm chào đón ngày Valentine

3 Bài Văn Khấn Ngày Vía Thần Tài 2023 Cổ Truyền Chuẩn Nhất

Mâm cúng ngày Vía Thần Tài 2023 chuẩn nhất

Trước khi gia chủ đọc văn khấn Vía Thần Tài thì cần chuẩn bị mâm cúng và lễ vật. Mâm cúng trong ngày này thường gồm những lễ vật sau đây:

1 bình hoa đồng tiền hoặc hoa cúc/hoa hồng

5 loại trái cây

5 cây nhang

5 chum rượu

2 đèn cầy

2 điếu thuốc

1 đĩa gạo

1 đĩa muối hột

2 miếng vàng bạc

Bộ tam sên luộc gồm: Một miếng thịt ba rọi, một trứng vịt, một con tôm hoặc cua

Bài văn khấn ngày Vía Thần Tài 2023 cầu may mắn, tài lộc Văn khấn Vía Thần Tài số 1

Con lạy chín phương Trời, mười phương Đất

Kính lạy quan Đương niên Hành khiển, Tề vương hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần.

Kính lạy các ngài Thành hoàng bản cảnh chư vị đại vương.

Kính lạy ông Địa – thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị tiền chủ hậu chủ.

Con tên là…

Năm sinh…

Cửa hàng tại địa chỉ…

Hôm nay là ngày 10 tháng Giêng năm Quý Mão

Tín chủ con thành tâm sắm sửa, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bàn thờ chư vị Tôn Thần, tín chủ con chắp tay kính cẩn.

Khấu xin Thành hoàng bản địa, ông Địa – thần Tài chứng minh cho tâm lành khấn vái, xin chân thành cảm ơn chư vị thần linh đã phù hộ độ trì cho con trong suốt thời gian qua, cho chúng con kinh doanh buôn bán lo toan công việc tại nhà này xứ này.

Hôm nay tân niên xuân tiết, nhân cát nhật cát nguyệt cát niên, tín chủ con có chút lòng thành dâng lên chư vị. Trước bàn thờ chư vị tôn thần, tín chủ con kính cẩn tấu trình.

Xin chư vị khai ân cho chúng con được khai phúc khai lộc, khai vận khai hoa cho cả năm mưa thuận gió hoà, công việc ổn thỏa. Lòng người yên ả, nô bộc thuận hoà.

Cho con buôn may bán đắt, nức tiếng gần xa, hữu xạ tự nhiên hương mà vô hạn tai ương tán.

Không dám mơ những cao xa vọng tưởng. Chỉ mong công sức được ra thành quả. Cố gắng được ra thành tựu. Chăm chỉ được tới hồi thành công. Thêm chút vận may mà có thêm lộc rơi lộc rụng.

Chúng con người trần mắt thịt, việc dương chưa tỏ việc âm chưa thấu, nếu có điều gì lầm lỡ mong các ngài bỏ qua đại xá cho chúng con.

Con xin Thành hoàng bản địa, ông Địa – thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị tiền chủ hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Văn khấn Vía Thần Tài số 2

Bài cúng ngày thần Tài theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần).

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Kính lạy ngài Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Con kính lạy thần Tài vị tiền. Con kính lạy các ngài thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng… năm Quý Mão

Tín chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài thần Tài tiền vị. Cúi xin thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần).

Advertisement

Văn khấn Vía Thần Tài số 3

Kính lạy: Thần linh Thổ địa, Phúc đức Chính thần, Tài thần (nếu làm ở nơi kinh doanh, hay ngoài sân), Gia tiên họ.., bà cô ông mãnh, chư vị tiên linh (nếu làm trong nhà, ở ban thờ gia tiên thì thêm phần này).

Hôm nay là ngày… tháng… năm Quý Mão

Chúng con là…

Ngụ tại…

Chúng con thành tâm, bày biện hương hoa, nghi lễ cung trần, dâng hiến tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Kính xin phù hộ độ trì, con cháu mạnh khỏe, gia đạo bình an, phát tài phát lộc, sở cầu như ý.

Những lưu ý khi đọc văn khấn ngày Vía Thần Tài 2023

Trước khi đọc văn khấn ngày Vía Thần Tài phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm, nhã nhặn, thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với Thần Tài. Không được mặc quần đùi, áo ba lỗ và váy.

Khi bạn đọc văn khấn, hãy đọc to và rõ ràng, với thái độ nghiêm túc và chân thành. Nếu không sẽ bị cho là bất kính và gặp phải những điều không may mắn.

Việc chuẩn bị mâm cúng, hoa quả, rượu, cũng quan trọng không kém đọc văn khấn.

Văn Khấn Rằm Tháng 7 Cúng Gia Tiên, Thần Linh Đầy Đủ Nhất

Rằm tháng cô hồn ở nước ta là ngày xá tội vong nhân, cũng trùng với dịp lễ Vu lan báo hiếu, mọi người hướng về tổ tiên, cội nguồn, về các đấng sinh thành. Năm nay, rằm tháng 7 năm 2023 là ngày 12/08, vậy các bài văn khấn rằm tháng 7 chuẩn nhất theo Văn khấn Cổ truyền Việt Nam thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay!

Văn khấn Rằm tháng 7 theo Văn khấn Cổ truyền Việt Nam

Văn khấn Rằm tháng 7 cúng Phật, thần linh tại nhà Văn khấn Rằm tháng 7 cúng tổ tiên Văn khấn Rằm tháng 7 cúng chúng sinh Văn khấn cúng Rằm tháng 7 trong nhà

Tham khảo: 4 bài văn khấn rằm tháng 8 cúng thần tài, gia tiên chuẩn nhất

Văn khấn cúng Rằm tháng 7 ngoài trời Bài cúng rằm tháng 7 hóa vàng

Văn khấn lễ Phật

Âm dương nhất lý. Lễ phật hoàn thành. Phần hoá kim ngân. Cúng giàng lễ tất.

hoặc

Dương sao âm vậy. Lễ Phật đã xong. Phần* hoá ** vàng bạc. Cúng dàng đã xong

Bài cúng rằm tháng 7 đốt quần áo

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Con lạy Đức Phật Thich Ca Mâu Ni giáng trần

Con lạy Bồ Tát Quan Âm con lạy Táo phủ Thần quân chính thần

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa không nhà bơ vơ

Đại Thánh Khảo giáo

A nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng , che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Dù rằng: Chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn – chết ốm đau

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lầm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để giành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hài hòa gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với áo quần đã được phân chia

Kính cáo tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là

Vợ:…

Chồng:…

Con trai:…

Con gái:…

Ngụ tại số nhà… đường… quận huyện… xã… tỉnh…

Nam mô A di đà Phật

Lưu ý: Sau khi đốt tiền vàng quần áo,  gia chủ đứng vãi gạo muối ra 5 phương 4 hướng.

Những lưu ý khi cúng và đọc văn khấn Rằm tháng 7

Khi nào cúng trong nhà, ngoài trời?

Khi chọn ngày cúng bạn cần chắc chắn và phân biệt rõ ràng giữa lễ cúng gia tiên và lễ cúng cô hồn chúng sinh Rằm tháng 7. Đây là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau.

Advertisement

Tuy vậy, ngày nay, nhiều người đã gộp lễ cúng gia tiên và cúng chúng sinh làm một. Đây là điều không được khuyên nên làm. Có thể là vì cúng gia tiên cần làm lễ ở trong nhà trước bàn thờ tổ tiên thể hiện sự biết ơn, cảm tạ công lao to lớn đến cha ông, người thân đã khuất đặc biệt nên cúng vào ban ngày. Còn việc cúng chúng sinh (cô hồn) tháng 7 cần được thực hiện ở ngoài trời, có thể thực hiện ở chùa chiền. Buổi lễ cúng chúng sinh này nên được cúng vào buổi tối.

Chuẩn bị mâm cúng như thế nào?

Mâm cúng Rằm tháng 7 thường bao gồm 3 bàn cúng. Cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài sân (cúng chúng sinh). Một mâm lễ vật cúng thông thường thường có các món như: gà luộc, xôi đậu xanh, giò lụa, nem, canh miến,…

Hướng dẫn cách hóa vàng mã cúng

Cúng hoá vàng mã được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.

Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

Tham khảo: Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Đốt như thế nào?

Bài Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7 ❤️ Cách Cúng, Bài Khấn

Bài Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7 ❤️ Cách Cúng, Bài Khấn ✔️ Văn khấn tổ tiên, thần linh ngày rằm tháng 7 phổ biến và chuẩn xác nhất.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nghi thức lễ Vu Lan không nên tiếp cận theo góc độ thuần túy tín ngưỡng tôn giáo mà nên mang ý nghĩa thắp lên ngọn đuốc trí tuệ của tình thương yêu. Đó cũng là ý nghĩa đích thực của ngày lễ Vu Lan, nét đẹp nhân văn trong ứng xử của những người con hiếu thảo.

Theo các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam thì trong ngày rằm tháng 7 theo lịch âm, người ta thường chuẩn bị đồ cúng “trên chay dưới mặn”, tức là trên là hoa quả, dưới là cỗ mặn kèm theo tiền vàng và những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép, nồi cơm điện, máy giặt… Các món ăn được chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình hoặc có thể nấu những món ăn mà khi xưa ông bà tổ tiên yêu thích.

Thông thường, rằm sẽ là ngày 15 Âm lịch hằng tháng và cúng rằm cũng sẽ diễn ra đúng vào ngày này. Tuy nhiên, trên thực tế lễ cúng rằm tháng 7 sẽ không cúng đúng ngày 15 tháng 7 Âm lịch mà sẽ thường diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 và không cần xem ngày xấu hay tốt.

Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA lý giải, thực tế việc cúng trước này là xuất phát từ các truyền thuyết dân gian. Người xưa vẫn thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế.

Còn ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa” đó nên người âm sẽ rất khó để “trở về” hay không thể nhận được đồ thờ cúng. Do đó, người dân thường có thói quen làm bài cúng gia tiên rằm tháng 7 trước và thói quen này hình thành từ đời này sang đời khác.

Gửi đến bạn các 📍Bài Cúng Rằm Tháng 7 Tại Nhà📍 thông dụng nhất hiện nay

Nội dung bài văn khấn cúng gia tiên ngày rằm tháng 7 thông dụng nhất hiện nay.

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng Bảy năm ….

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Dương. Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Tất tần tật mọi lễ vật cần có 🔰Mâm Cúng Rằm Tháng 7🔰 dâng lên thần linh, tổ tiên

Giới thiệu đến bạn video bài văn khấn cúng tổ tiên ngày rằm tháng 7 dễ đọc và ghi nhớ nhất.

Chia sẻ nội dung bài cúng thần linh gia tiên ngày rằm tháng 7.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy:

Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát

Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm…………………….

Tín chủ con là………………………………………………

Ngụ tại………………………………………………………..

Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát; Ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần; Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương; Ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa; Ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám. Nay gặp tiết Vu lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo Phật trời phù hộ, Thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đến báo. Do vậy, kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình, người người mạnh khỏe, già trẻ bình an hướng về chính đạo. Lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long. Cứu giải thoát oan khiên thưa trước, lại cúng chiếu đế để tìm điều tốt đẹp cho đời sau.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Tiết lộ cách chuẩn bị và bày biện ✨Mâm Lễ Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7✨ chuẩn nhất

Điểm qua bài văn khấn cúng gia tiên rằm tháng 7 được nhiều người lựa chọn trong ngày lễ Vu Lan.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Kính lạy chư vị Tổ tiên

Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm …. (Âm lịch)

Tín chủ con là…. cùng toàn gia quyến.

Nhân tiết Trung nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.

Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền.

Trước linh toạ cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long.

Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng.

Đồng lai giám cách.

Kính cẩn dâng lời.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

“Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật”

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (vừa vái cúng vừa đọc 3 lần)

Hôm nay ngày rằm tháng 7 năm Canh Tý 2023

Tại… (địa chỉ nhà)

Tín con tên là….. cùng toàn gia kính bái.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Con kính lạy các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Nay nhân ngày lễ Tết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, tưởng nhớ tới công ơn sinh thành của các đấng tổ tiên, toàn gia. Chúng con xin đọc văn khấn lễ vu lan tại nhà và được chuẩn bị lễ vật hương hoa, cơm bạc lòng thành, tạ dâng trước án.

Chúng con kính lạy mời vong linh tổ tiên cùng về thụ hưởng lễ vật, nguyện cầu cho chúng luôn được bình an vô sự, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành.

Chúng con lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, đang phảng phất ở đất này, nhân lễ Tết Vu Lan giáng lâm linh tọa, hâm hưởng lễ vật, độ cho gia đình tín chủ con luôn được bình an, mọi sự như ý.

Con xin kính cáo!

A Di đà Phật!”

Hướng dẫn cách soạn bài văn khấn cúng gia tiên ngày rằm tháng 7 tại nhà.

Mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 thường sẽ gồm các món bài bản như sau:

Gà trống luộc

Xôi

Chả giò rế

Giò lụa

Miến gà

Canh sườn bí đao

Theo chuyên gia văn hóa – Tiến sĩ Trần Hữu Sơn lý giải, sở dĩ trong mâm cỗ cúng có gà trống bởi vì trong quan niệm của người Việt Nam, gà là con vật biểu trưng cho mặt trời (do gà gáy báo hiệu mặt trời lên và thần mặt trời trong văn hóa nông nghiệp là vị thần quan trọng nhất). Khi cúng gà trống là báo hiệu cho những điều mới mẻ, tốt đẹp nhất. Khi chọn gà, bạn nên chọn gà trống choai, mào đỏ, chân vàng.

Ngày nay, nhiều gia đình đã thay thế gà trống bằng chân giò hoặc thịt ngan, thịt vịt… Tuy nhiên, những đồ cúng đó chỉ mang ý nghĩa vật chất mà không mang ý nghĩa văn hóa.

Ngoài ra, trong mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 cũng không thể thiếu món xôi. Và theo Tiến sĩ Sơn lý giải, Việt Nam có nền văn minh lúa nước được phát triển mạnh mẽ ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc sống của cha ông chúng ta đều gắn liền với cây mạ, cây lúa và tới ngày thu hoạch sẽ cho ra hạt gạo để rồi mang tới nguồn lương thực nuôi sống gia đình. Vì thế, xôi xuất hiện trong mâm lễ cúng như một lời cảm ơn trời đất đã ban nguồn sống cho con người.

Điểm qua những 📌Bài Cúng Gia Tiên, Tổ Tiên📌 được nhiều người sử dụng

Trong bài mâm cỗ cúng gia tiên Rằm tháng 7 thường bao gồm các món như: gà luộc, xôi đỗ xanh, giò lụa, nem, canh miến mọc,… và thường bao gồm 3 lễ sau: cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài trời.

Cúng bàn Phật

Bàn Phật là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, thường thờ ở mỗi nhà. Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật, cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ.

Đối với cúng bàn Phật thì bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, và thường nên cúng vào ban ngày. Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.

Cúng trong nhà

Cúng trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên, thường sẽ gồm mâm cúng mặn. Nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch, thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.

Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,…

Cách chuẩn bị và đặt ✅Mâm Cơm Cúng 30 Tết✅ lên bàn thờ tổ tiên

Trong ngày cúng Lễ Vu Lan (rằm tháng 7) bao giờ cũng phải cúng tổ tiên nhà mình. Người ta thường chuẩn bị đồ cúng “trên chay dưới mặn”. Tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mặn. Các món được chuẩn bị tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, hoặc nấu các món ăn khi xưa ông bà tổ tiên của mình thích.

Nếu người nào là trưởng tộc, thì chỉ cúng xôi và thủ lợn, đuôi lợn và 9 bát xếp chồng lên nhau, 9 đôi đũa. Nếu không có lợn thì cúng gà. Nếu là con trưởng trong nhà thì cúng 1 mâm cơm. Tùy tâm, có ít cúng ít, nhiều cùng nhiều, nhưng không thể thiếu là 7 cái bát chồng lên nhau.

Nếu không phải con trưởng thì cúng 1 mâm cơm gồm nhiều đồ ăn và 5 cái bát tượng trưng cho ngũ đại đồng đường. Các gia đình nhớ là phải xếp bát chồng lên nhau. Nhiều Người Việt lâu nay thường lầm tưởng xếp 6 cái bát, để các cụ ngồi thành một mâm, thực ra không phải vậy. Số lượng bát cúng tùy thuộc vào việc bạn là con trưởng hay con thứ, tượng trưng cho các đời trong dòng tộc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Khấn Ông Táo Hàng Ngày, Cách Cúng Ông Táo Chuẩn Nhất trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!