Xu Hướng 10/2023 # Tác Hại Của Rau Ngót Và Ăn Rau Ngót Có Tác Hại Gì Với Sức Khỏe # Top 19 Xem Nhiều | Hgpc.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Tác Hại Của Rau Ngót Và Ăn Rau Ngót Có Tác Hại Gì Với Sức Khỏe # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tác Hại Của Rau Ngót Và Ăn Rau Ngót Có Tác Hại Gì Với Sức Khỏe được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tác hại của rau ngót, ăn rau ngót có tác hại gì

1. Ăn quá nhiều rau ngót gây mất ngủ

Rau ngót đã được nghiên cứu về mối liên hệ của nó với chứng mất ngủ. Tuy trong rau ngót có nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, nhưng nó cũng có tác dụng phụ gây ra chứng mất ngủ, hoặc khó ngủ nếu chúng ta ăn quá nhiều rau ngót. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, quá trình đun sôi rau ngót có thể làm giảm tác dụng phụ này. Chính vì thế, những người cao tuổi, hoặc những người bị mất ngủ, khó ngủ nên ăn rau ngót với lượng hợp lý, nấu chín rau ngót trước khi ăn và không uống nước ép từ rau ngót để tác hại của rau ngót này không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

2. Rau ngót làm giảm hấp thụ phốt pho và can xi

Việc ăn rau ngót sẽ khiến cơ thể hình thành nên glucorticoid – một chất gây cản trở việc hấp thụ can xi và phốt pho từ các thực phẩm khác trong cơ thể. Nếu những ai bị thiếu canxi hoặc còi xương thì việc ăn nhiều rau ngót sẽ càng làm tình trạng trở nên xấu hơn. Chính vì thế, khi ăn rau ngót, bạn cần lên thực đơn món hợp lí với rau ngót để hấp thụ được tốt các dưỡng chất có trong thức ăn và với các trường hợp bị còi xương chỉ nên ăn rau ngót 1 – 2 bữa trong tuần để tránh hạn chế này của rau ngót.

3. Rau ngót dễ gây sảy thai trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Một tác hại của rau ngót mà rất nhiều người biết đến, đó chính là việc ăn rau ngót trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể tăng nguy cơ bị sảy thai cho phụ nữ mang bầu. Nguyên do là vì trong rau ngót có chứa papaverin – một chất có tác dụng làm giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau và hạ huyết áp. Chính tác dụng này của papaverin gây ra các cơn co thắt tử cung và điều này vô tình tăng nguy cơ bị sảy thai. Chính vì thế, với trường hợp phụ nữ đã từng đẻ non hoặc có tiền sử bị sảy thai thì cần tránh ăn rau ngót trong thời gian mang thai, nhất là uống nước ép rau sống.

Sau khi qua 3 tháng đầu, nếu sức khỏe bình thường thì các bà bầu vẫn có thể sử dụng rau ngót trong bữa ăn hàng ngày, nhưng cần sử dụng rau ngót với lượng vừa phải, và cần nấu chín trước khi ăn để ngăn chặn tác hại của rau ngót làm sảy thai, và mang đến một thai kỳ khỏe mạnh cho cả hai mẹ con.

4. Rau ngót dễ gây ngộ độc thực phẩm

Tác hại này của rau ngót không đến từ bản thân nó, mà do chính những người trồng rau ngót không có tâm gây ra. Vì để rau ngót luôn xanh tốt, không bị xoăn lá, và nhanh cho thu hái nên nhiều người trồng lạm dụng thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực vật mà không đảm bảo đủ thời gian cách ly an toàn cho rau ngót. Chính việc chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua an toàn cho người tiêu dùng dẫn đến trường hợp ngộ độc, hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe con người.

Do đó, khi mua rau ngót, chúng ta nên mua từ người quen tin tưởng, hoặc siêu thị có uy tín. Nếu mua rau ở chợ, rau ngót an toàn thường có màu xanh lá mạ, lá mỏng nhưng cứng, lá rau không đều nhau, có thể có lá bị sâu đục, khi nấu canh có màu xanh nhạt và trong, không có màu sắc bất thường. Khi chế biến, rau ngót có mùi vị đặc trưng riêng và không bị quá nồng xen lẫn mùi hắc. An toàn hơn cả nếu chúng ta có thể tự trồng rau ngót bằng cành trong thùng xốp tại nhà hoặc ngoài ruộng vườn.

Rau Ngót Bao Nhiêu Calo? Ăn Rau Ngót Có Giảm Cân Không?

Rau ngót là loại rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Ngoài tác dụng là một loại rau để ăn thì nó còn được dùng làm thuốc hay hàng rào ở các gia đình vùng nông thôn. Một số thông tin cơ bản về rau ngót bao gồm:

Tên khác: Rau bồ ngót, rau tuốt, rau bù ngót.

Tên khoa học: Sauropus androgynus.

Họ: Phyllanthaceae.

Phân bố: Loại rau này được trồng ở nhiều nơi ở nước ta nhưng nhiều nhất là ở các tỉnh phía Bắc.

Lá và rễ là hai bộ phận thường dùng.

Cây rau ngót có thể thu hoạch liên tục quanh năm.

Cây rau ngót thường sử dụng dạng tươi.

Đặc điểm

Thân: Đây là loại cây dễ trồng, dễ phát triển và là cây thân bụi. Có nhiều nhánh nhỏ mọc ra từ thân chính. Nếu để nó phát triển tối đa thì chiều cao đạt được vào khoảng 1 – 2m. Khi cây già thì thân cây có màu nâu, còn khi cây non thì toàn bộ từ thân đến cành và lá đều có màu xanh lục.

Lá: Cây rau ngót mang đặc điểm chung như những loại cây khác là có lá màu xanh. Các lá mọc so le nhau trên cành và kích thước lá là 4 – 6cm chiều dài, 15 – 30mm chiều rộng, cuống lá ngắn. Lá mang hình dáng bầu dục và bóng, phiến lá mỏng, láng và không thấm nước bởi vậy khi nấu người ta thường phải rửa sạch rồi vò sơ để lúc nấu ăn sẽ mềm hơn.

Hoa: Cây rau ngót có hai loại hoa là hoa đực và hoa cái, mọc ở kẻ lá phía dưới là hoa đực, mọc phía trên và phát triển thành quả là hoa cái. Hoa rau ngót có nhiều cánh nhỏ mang màu đỏ pha tím, ở giữa hoa là nhụy và nhị có màu vàng đậm.

Quả: Quả có hình tròn nhỏ và màu trắng, vị trí mọc tương ứng với hoa cái. Quả rau ngót có chứa các hạt nhỏ, lúc quả già hạt có màu đen.

Giá trị dinh dưỡng, trong 100g rau ngót bao gồm:

Năng lượng: 35 kcal

Protein: 5.3 g

Glucid: 3.4 g

Cellulose: 2.5 g

Vitamin C: 185 mg

Canxi: 169 mg

Sắt: 2.7 mg

Magie: 123 mg

Mangan: 2.400 mg

Photpho: 65 mg

Kali: 457 mg

Kẽm: 0.94 mg

Đồng: 190 mg

Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, trong 100g rau ngót có chứa 35kcal. Với hàm lượng này bạn có thể thấy rằng năng lượng trong rau ngót là thấp.

Theo thông tin đã tìm hiểu ở trên thì bạn có thể thấy lượng calo trong rau ngót là thấp, chỉ khoảng 35 kcal/100g. Ngoài ra có đến 2.5g cellulose/100g rau ngót, đây sẽ là nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn cũng như giúp tiêu hao năng lượng dư thừa nhanh chóng.

Hàm lượng vitamin C chiếm đến 185mg/100g rau ngót sẽ hỗ trợ vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol sẽ nên chuyển hóa năng lượng tốt hơn và tạo điều kiện cho đốt cháy mỡ thừa.

Hàm lượng protein khá cao (chiếm đến 5,3g/100g rau ngót) khi kết hợp cùng với chất xơ sẽ giúp bạn cảm thấy no nhanh và lâu đói hơn các thực phẩm khác. Bởi vậy bạn sẽ giảm cảm giác thèm ăn. Vậy có thể trả lời rằng ăn rau ngót có thể giúp giảm cân rồi phải không nào!

Uống nước ép rau ngót hoặc sinh tố rau ngót nguyên chất để giảm cân

Uống sinh tố rau ngót và chanh để giảm cân

Ăn canh rau ngót thịt bò hỗ trợ giảm cân

Canh rau ngót thịt bò là món ăn rất quen thuộc trong các bữa ăn của mỗi gia đình chúng ta. Tuy nhiên, bạn có biết rằng món ăn này vừa chứa nhiều chất dinh dưỡng vừa mát gan, giải độc lại vừa hỗ trợ cân hiệu quả rất tốt. Canh rau ngót thịt bò cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nên sẽ tạo cảm giác no lâu cho bạn đồng thời thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa nên bạn sẽ nhanh chóng đạt được cân nặng mong muốn của mình.

Ăn canh rau ngót thịt (lợn) băm để giảm cân

Ăn rau ngót luộc giúp giảm cân hiệu quả

Có thể nói rằng, rau ngót là loại thực phẩm mà bạn có thể chế biến rất nhiều món ngon, thanh đạm và tốt cho sức khỏe. Ngoài các cách chế biến ở trên thì bạn hoàn toàn có thể chế biến một cách đơn giản mà ít dầu mỡ, đó chính là luộc rau ngót. Món ăn này vừa tốn ít thời gian chế biến lại thanh đạm và cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Bởi vậy mà bạn có thể giảm cân một cách lành mạnh, hiệu quả và an toàn.

Ăn canh tôm rau ngót giúp giảm cân

Nếu như bạn không bị dị ứng hải sản và muốn thực đơn ăn kiêng của mình phong phú hơn thì hoàn toàn có thể dùng món canh tôm rau ngót. Cũng giống như tác dụng của món canh thịt nấu rau ngót, món ăn này cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát cơn đói và kiểm soát năng lượng giúp giảm cân hiệu quả.

Theo trung tâm Nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Quốc gia thì rau ngót có những tác dụng chính như:

Theo đông y

Lá rau ngót có tác dụng: Giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu và mát huyết, chữa chảy máu cam.

Rễ rau ngót có tác dụng: tiêu độc, chữa viêm phổi, ban sởi hoặc tiểu dắt, sốt cao.

Theo y học hiện đại

Thanh nhiệt: Tác dụng này giống với quan điểm của Đông y là giúp lợi tiểu, giải độc và làm mát cơ thể.

Giúp cải thiện đời sống tình dục: Tác dụng làm tăng ham muốn tình dục là do trong rau ngót có chứa hợp chất phytochemical. Ngoài ra trong rau ngót còn có sterol, chất này được coi như một loại hormone sinh dục giúp kích thích hưng phấn, cải thiện và nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.

Giảm cân: Như đã đề cập ở trên thì trong rau ngót có ít hàm lượng calo, ít chất béo; nhiều chất xơ, các vitamin và hàm lượng protein cao nên rau ngót hỗ trợ giảm cân hiệu quả và lành mạnh

Kiểm soát đường huyết: Lý do là trong rau ngót có chứa insulin, chất này có tác dụng hạ đường huyết (giảm lượng đường trong máu) nên rất có lợi cho những người bị tiểu đường.

Ổn định huyết áp: Ăn rau ngót còn có tác dụng giúp hạ huyết áp bởi vì trong rau ngót có chất papaverin. Hoạt chất này sẽ chống co thắt cơ trơn, giãn mạch máu nên sẽ rất tốt cho những người bị bệnh cao huyết áp.

Tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm: Trong rau ngót có ít hàm lượng calo, ít chất béo; nhiều chất xơ, các vitamin và hàm lượng protein cao nên sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch cơ thể tốt hơn để có sức chống lại tác nhân gây hại, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Cải thiện làn da: Như đã đề cập ở trên, bạn có thể nhận thấy trong rau ngót có lượng vitamin A và C tương đối cao, hai loại vitamin này hỗ trợ cho quá trình sản xuất collagen nên sẽ giúp cho làn da luôn khỏe mạnh, căng bóng.

Điều trị táo bón: Có được tác dụng này là nhờ trong rau ngót có chứa nhiều chất xơ nên hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.

Chữa bệnh tưa lưỡi, đổ mồ hôi trộm, đái dầm ở trẻ: Rau ngót có tính mát, giải độc nên các bạn có thể sử dụng lá rau ngót dã nát lấy nước để vệ sinh lưỡi cho trẻ vào buổi sáng và tối hoặc nấu canh rau ngót, nấu cháo rau ngót cho trẻ ăn cũng rất tốt.

Điều trị bệnh viêm phế quản: Có được tác dụng này là do trong rau ngót có chứa chất ephedrin, chất này rất tốt đối với phế quản của chúng ta nên hỗ trợ trị bệnh viêm phế quản.

Giúp làm lợi sữa, làm sạch và đẩy nhau thai còn sót lại ở phụ nữ sau sinh: Các tác dụng này của rau ngót là nhờ rau ngót chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, đồng thời bù lại âm, bổ âm và các chất dịch đã mất khi sinh nở. Ngoài ra, trong rau ngót chứa nhiều chất hỗ trợ cho hệ miễn dịch như đã phân tích ở trên nên giúp sản phụ phòng tránh được nhiều bệnh sau sinh. Bên cạnh đó trong rau ngót còn chứa lượng canxi lớn nên rất tốt với phụ nữ sau kỳ sinh nở.

Qua các thông tin như đã phân tích ở trên thì có thể khẳng rau ngót rất tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên bạn không nên ăn rau ngót quá nhiều, quá lạm dụng bởi vì cái gì nhiều quá cũng không tốt mà chỉ nên vừa đủ. Một số chú ý khi ăn rau ngót như:

Rau ngót gây mất ngủ: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống nhiều nước rau ngót/sinh tố (rau ngót tươi) có khả năng khiến bạn bị chán ăn và gây kém ngủ. Nếu dùng rau ngót ở dạng nấu chín thì giảm được tình trành này hơn, tuy nhiên bạn cũng nên dùng rau ngót ở mức độ vừa phải để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Tăng nguy cơ sảy thai: Lý do là bởi vì trong rau ngót có chứa chất papaverin, chất này sẽ làm có thắt cơ trơn tử cung nên bà bầu không nên ăn rau ngót bởi tăng nguy cơ sảy thai (đặc biệt là những người mang thai 3 tháng đầu).

Kìm hãm cơ thể hấp thụ canxi và photpho: Bởi vì trong rau ngót có chứa hợp chất glucocorticoid và tanin. Glucocorticoid sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi và photpho của cơ thể, còn tannin sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt và kẽm từ các loại thực phẩm khác.

Nên rửa sạch nhiều lần và ngâm nước muối trước khi sử dụng rau ngót để giảm các chất độc hại (nếu có).

Trước khi nấu nên rửa sạch rồi mới vò sơ (không nên vò kỹ sẽ mất chất dinh dưỡng) để lúc nấu chín nhanh, mềm nhưng vẫn giữ được các chất dinh dưỡng có trong rau ngót.

Nên chọn mua rau ngót tươi ngon, lá mỏng nhưng cứng. Rau ngót dư thừa lượng thuốc bảo vệ thực vật thường dày mềm, hoặc lá xoăn lại, bất thường thì bạn không nên mua.

Nguôn: Trung tâm Nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Quốc gia, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

7-Dayslim

Rau Xà Lách Bao Nhiêu Calo? Ăn Rau Xà Lách Có Tác Dụng Gì?

Trong rau xà lách chứa khá nhiều các loại khoáng chất khác nhau nên loại rau này được xem như là “liều thuốc xanh” vì có khả năng cung cấp và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Cụ thể, hàm lượng dinh dưỡng có trong rau xà lách như sau:

Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất cao, rau xà lách mang lại nhiều lợi ích sức khỏe to lớn như:

Chống viêm

Các chiết xuất từ rau xà lách có thể kiểm soát hiệu quả đối với chứng viêm do những chất xúc tác sinh học như carrageenan và carrageenan gây ra. Cho nên rau xà lách có thể góp phần vào việc kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng viêm diễn ra trong cơ thể.

Giảm lượng cholesterol

Lượng cholesterol xấu trong máu tăng cao có thể gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến cơ thể, tuy nhiên rau xà lách có thể giúp làm giảm đi lượng cholesterol xấu này và điều hòa lượng nồng độ cholesterol trong cơ thể.

Hỗ trợ ngủ sâu

Hỗ trợ trao đổi chất

Vì trong rau xà lách có chứa nhiều khoáng chất như sắt, magie, kali và các loại vitamin nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể , giúp tăng cường quá trình trao đổi chất.

Tốt cho tim mạch

Vì trong rau xà lách chứa hàm lượng vitamin C và hợp chất beta-carotene giúp ngăn chặn quá trình hình thành mảng bám trên các động mạch, nhờ đó bảo vệ cơ thể tránh các bệnh về tim mạch.

Khi sử dụng rau xà lách, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề tăng cân bởi vì trong loại rau này chứa hàm lượng carbohydrate rất thấp. Lượng calo này chỉ bằng 1/10 calo có trong ức gà và bằng 1/30 của thịt bò, với lượng calo thấp như vậy nên việc ăn rau xà lách có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Ngoài lượng calo thấp, loại rau này có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất, giảm khả năng tích mỡ trong cơ thể nên sẽ nâng cao quá trình giảm cân hiệu quả hơn.

Rau xà lách trộn nộm ngũ sắc là một món ăn rất thích hợp cho mùa hè, với vị salad thanh thanh dịu dịu mà còn giúp bạn có thể giảm cân đấy.

Rau xà lách trộn ngô non với màu sắc sặc sỡ và hương vị tươi ngọt sẽ là một món lý tưởng cho thực đơn vào những ngày giảm cân của bạn đấy.

Rau xà lách xào tỏi với rau xà lách tươi xanh mơn mởn hoà quyện cùng hương vị đậm đà của sốt nước tương chắc chắn sẽ kích thích vị giác của bạn vào những ngày giảm cân đấy.

Rau xà lách giúp bổ sung thêm dinh dưỡng và mùi vị cho các món salad trộn, món cuốn và bánh sandwich. Bạn có thể bổ sung thêm rau xà lách vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình theo những cách khác nhau như ăn trực tiếp, ăn tái hoặc nấu chín.

Thông thường để giảm cân hiệu quả thì bạn nên ăn rau xà lách vào buổi tối sẽ tốt hơn, vì buổi tối cơ thể sẽ nghỉ ngơi ít vận động nên chỉ cần một lượng calo vừa đủ. Mỗi ngày bạn có thể ăn 700-1000g và chia đều vào mỗi bữa ăn trong 1 ngày là phù hợp

Ngoài ra khi đi chợ lựa chọn rau xà lách, hãy ưu tiên chọn những loại có màu sẫm hơn vì những loại này có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.

Advertisement

Có nhiều loại rau xà lách như: xà lách romaine, xà lách xoăn Frisee, xà lách Carol,…

Để chọn được rau xà lách ngon thì bạn nên chọn những cây có cuống dài và dày. Ngoài ra bạn cũng nên chọn những cây cuống bẻ ra có cảm giác có nước và cầm nhẹ trên tay, đó là xà lách mới hái, tươi và ngọt hơn.

Cách bảo quản rau xà lách tốt nhất là bạn cho rau vào hộp đựng thực phẩm và cho vào ngăn mát tủ lạnh, rau sẽ có thể giữ được độ tươi từ 3-5 ngày.

Nguồn: Vinmec

Uống Bia Với Lạc Gây Hại Sức Khỏe?

Đôi khi chúng ta vô tình kết hợp một số loại thực phẩm cùng nhau có thể gây những phản ứng không tốt cho sức khoẻ.

Bánh mì sandwich + cà phê

Khi không có thời gian, một bữa ăn sáng nhanh là lựa chọn rất phổ biến. Bánh mì sandwich và cà phê thường được lựa chọn thay vì các món ăn khác. 

Tinh bột có nhiều trong bánh mì khiến cơ thể cần nhiều canxi hơn để tiêu hoá đúng cách và giúp hệ thống thần kinh, tim mạch hoạt động bình thường. Hơn nữa, nếu uống các loại đồ uống có chứa caffeine và nicotin cũng làm tăng lượng thải canxi qua đường nước tiểu.

Nếu bạn thích bánh sandwich thì hãy thay cà phê bằng trà xanh.

Cà chua + dưa chuột

Đây là một sự kết hợp rất phổ biến cho món salad. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy kết hợp 2 loại rau này có thể ảnh hưởng đến sinh hoá của cơ thể, như sự khó chịu và nôn nao và các vitamin có trong cả hai loại rau sẽ không được tiêu hóa đúng cách.

Nên ăn cà chua và dưa chuột riêng. Ví dụ, hôm nay bạn có thể làm salad với cà chua và rau xanh, ngày mai là salad với dưa chuột.

Khoai tây + thịt

Khó ai có thể từ chối sự kết hợp 2 loại đồ ăn này, nhưng đây là một sự kết hợp gây ra sự khó tiêu hoá. Chúng sẽ mắc kẹt bên trong dạ dày và có thể gây ra ợ nóng, buồn nôn, đầy hơi và nhiều vấn đề khác.

Khoai tây chỉ là một món ăn phụ cho thịt, hãy chọn các loại rau như măng tây, bông cải xanh, đậu xanh, hoặc bí ngòi.

Mỳ ống + thịt băm

Tốt nhất nên ăn mì ống như một món ăn riêng. Cố gắng chọn mì ống làm từ lúa mì và kết hợp nó với nước sốt từ thảo mộc.

Bia + lạc

Đây là một trong những kết hợp phổ biến nhất từ trước đến nay. Mọi người thích ăn hạt lạc khi uống bia. Tuy nhiên, thực phẩm có hàm lượng muối cao không những không lành mạnh mà còn dẫn đến mất nước và làm mọi người uống nhiều bia hơn.

Khi uống bia, hãy uống thêm soda hoặc nước lọc để tránh mất nước.

Bơ, sữa + dứa

Trái cây có vị chua làm cho hoạt động tiêu hóa hoạt động chậm hơn, đặc biệt là vào buổi sáng. Bên cạnh đó, dứa có chứa bromelain, một phức hợp enzim có thể gây ngộ độc khi kết hợp với các sản phẩm từ sữa.

Hãy thêm mơ khô hoặc mận thay vì dứa.

Sữa + chuối

Đây là sự kết hợp phổ biến trong chế độ ăn uống của những người có lối sống lành mạnh bởi vì nó giàu dinh dưỡng và dễ chuẩn bị. Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng tin rằng trái cây, đặc biệt là các loại có vị ngọt nên được ăn riêng. Chúng làm chậm hệ thống tiêu hoá, đặc biệt là khi ăn chung với các thức ăn khác. Đối với sữa, nó cũng tốt hơn khi uống riêng.

Sử dụng chuối làm đồ ăn nhẹ giữa các bữa chính.

Tia Laser Là Gì? Các Loại Tia Laser, Tác Dụng Và Tác Hại Của Tia Laser

Tia laser là gì?

Laser (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation): được hiểu là sự khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ kích thích.

Tia laser là một nguồn ánh sáng nhân tạo thu được nhờ vào sự khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ phát ra trong điều kiện kích hoạt cao độ các phần tử của môi trường vật chất.

Cấu tạo và nguyên tắc phát tia laser 2.1 Cấu tạo laser

Đèn laser hay thiết bị phát ra tia laser tiêu chuẩn sẽ có cấu tạo gồm 3 bộ phận cơ bản:

– Vật liệu laser hoặc môi trường hoạt chất: Là môi trường để các hoạt chất được kích thích bởi các nguồn năng lượng bên ngoài nhằm tạo ra sự đảo ngược dòng điện chuyển động electron. Trong môi trường khuếch đại, sự phát xạ tự phát và kích thích của các hạt lượng tử photon diễn ra, dẫn đến hiện tượng khuếch đại quang học. Chất bán dẫn, thuốc nhuộm hữu cơ, khí, vật liệu rắn thường được sử dụng làm vật liệu phát quang.

Môi trường hoạt chất quyết định đến bước sóng và các tính chất khác của tia laser phát ra.

– Nguồn năng lượng bên ngoài (ánh sáng, điện): là một nguồn năng lượng đủ lớn nhằm cung cấp tác động đến các hạt điện tích trong môi trường hoạt chất và phát xạ để kích thích vào hệ thống.

– Buồng cộng hưởng quang: Chứa gương phản xạ và bán phản xạ ở 2 đầu làm cho các hạt photon va chạm liên tục vào hoạt chất nhiều lần tạo ra mật độ hạt photon lớn.

2.2 Nguyên tắc phát tia laser

– Dưới tác động của hiệu điện thế lớn, các electron của môi trường hoạt chất di chuyển từ mức năng lượng thấp lên mức năng lượng cao tạo nên trạng thái nghịch đảo mật độ của electron. 

– Ở mức năng lượng cao, một số electron sẽ rơi ngẫu nhiên xuống mức năng lượng thấp, giải phóng ánh sáng gọi là hạt photon.

– Các hạt photon này sẽ toả ra nhiều hướng khác nhau từ một nguyên tử, va phải các nguyên tử khác, kích thích eletron ở các nguyên tử này rơi xuống tiếp, sinh thêm các photon cùng tần số, cùng pha và cùng hướng bay, tạo nên một phản ứng dây chuyền khuếch đại dòng ánh sáng.

– Các hạt photon bị phản xạ qua lại nhiều lần trong vật liệu, nhờ các gương để tăng hiệu suất khuếch đại ánh sáng.

– Một số photon thoát ra ngoài nhờ có gương bán mạ tại một đầu của vật liệu. Tia sáng đi ra chính là tia laser.

Các loại tia laser

Dựa vào các môi trường hoạt chất mà chúng ta có thể chia làm các loại laser sau:

– Laser rắn: Hiện nay có khoảng 200 chất rắn có thể làm môi trường hoạt chất laser, ví dụ như: vật liệu thủy tinh, thủy tinh thể,… Loại laser có ứng dụng cao phổ biến hiện nay và được tìm ra đầu tiên là laser ruby. 

Laser rắn

– Laser lỏng: chất lỏng mà được sử dụng làm môi trường hoạt chất được gọi là laser lỏng. Laser xung nhuộm là ví dụ cơ bản cho loại laser này, chúng sử dụng thuốc nhuộm hữu cơ để làm môi trường hoạt chất. 

– Laser khí: loại laser trong đó dòng điện được phóng qua trong một môi trường chất khí được sử dụng làm môi trường hoạt chất thì được gọi là laser khí. Đây là loại laser được ứng dụng trong trường hợp đòi hỏi ánh sáng laser có độ kết dính và chùm sáng cao.

Laser khí

– Laser bán dẫn: hay còn gọi là laser diot và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống như: đọc đĩa Compact, máy in laser, làm bút chỉ bảng , máy chống trộm,…

Loại laser này khác với laser bán dẫn ở chỗ laser rắn sử dụng năng lượng ánh sáng làm nguồn bơm còn laser bán dẫn sử dụng nguồn điện làm nguồn bơm. Hiện này, laser bán dẫn có chi phí rẻ, kích thước nhỏ gọn và tiêu thụ năng lượng thấp.

Laser bán dẫn

Tác dụng và tác hại của tia laser trong đời sống 4.1 Những ứng dụng của tia laser trong đời sống

Ứng dụng trong y học: Tia laser được sử dụng làm dao mổ trong phẫu thuật vì dễ điều khiển, kiểm soát độ sâu và có diện tích tiếp xúc nhỏ. Tia laser có thể dùng phục hồi thị giác cho các trường hợp cận thị, kết hợp với sợi quang học để có thể chữa các bệnh về võng mạc, chuẩn đoán ung thư,….

Ứng dụng trong thẩm mĩ: Trong lĩnh vực này tia laser cũng có những ứng dụng rộng rãi như tái tạo bề mặt da, làm săn chắc da, điều trị các tổn thương sắc tốc trên da ( tàn nhan, đồi mồi, mụt ruồi), xóa bỏ hình xăm,…

Ứng dụng trong các ngành khác: Các vật liệu cứng như thạch anh và thủy tinh đều có thể ứng dụng tia laser để cắt. Súng laser được sử dụng trong các ngành bán hàng như quét mã vạch, trong xây dựng để ứng dụng đo đạc trong các loại máy đo khoảng cách, máy cân bằng laser,…

Advertisement

Ứng dụng trong khoa học và công nghệ: Tia laser được ứng dụng để nghiên cứu chuyển động Brown của các hạt. Máy bắn laser có thể đo được các chất gây ô nhiễm trong không khí,…

Ứng dụng trong quân đội: Công cụ tìm phạm vi laser được sử dụng để xác định khoảng cách đế đối tượng, máy bắn tia laser được sử dụng như một đèn chiếu sáng bí mật để theo dõi đối tượng với độ chính xác cao khi trinh sát ban đêm,…

4.2 Những tác hại của laser

Mặc dù được ứng dụng rộng rãi nhưng laser cũng có những lưu ý vì nó có thể gây ra những tác hại vô cùng lớn đối với chúng ta.

– Không được chiếu thẳng tia laser vào mắt vì tia có khả năng làm hỏng võng mạc, tổn thương đến mắt.

– Không sử dụng những đồ chơi có tia laser chiếu sáng dành cho trẻ em.

– Kiểm tra thông tin của sản phẩm theo thông tin của nhà sản xuất có đúng với tiêu chuẩn của quốc tế về độ an toàn phù hợp của tia laser trong sản phẩm.

Walnuts Là Gì? Tác Dụng Của Walnuts Với Sức Khỏe

Đối với nhiều người việc lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh là cả một quá trình, hiện nay Walnuts đang dần trở thành một loại thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người lựa chọn bởi lợi ích mà nó mang lại.

Walnuts là gì?

Walnuts tên Việt Nam được gọi là hạt óc chó, chúng có nguồn gốc ở miền đông Bắc Mỹ và hiện nay chúng được trồng phổ biến ở các xứ lạnh như Mỹ, Nga, Úc, Trung Quốc,…

Các hạt được bao bọc trong vỏ tròn có màu nâu và rất cứng, bên trong là nhân hạt óc chó hình nhăn màu trắng được bao phủ bởi một lớp da mỏng màu nâu nhạt. Khi ăn có vị béo ngậy, bùi và mùi thơm đặc biệt, nhưng nếu ăn sống thì mùi vị không được hấp dẫn như hạt hạnh nhân hoặc hạt điều.

Hạt Walnuts thường được ăn một mình như một món ăn nhẹ nhưng có thể được thêm vào các công thức nấu ăn như món salad, mì ống, ngũ cốc ăn sáng, súp, món nướng… Bên cạnh đó chúng còn được dùng để làm sữa óc chó, yaourt…

Ngoài ra, hồ sơ dinh dưỡng của chúng vượt trên cả các loại hạt khác như chứa gần gấp đôi chất chống oxy hóa, protein chất lượng cao, omega-3, tinh dầu và các khoáng chất… rất có lợi cho sức khỏe cũng như sắc đẹp cơ thể.

Tác dụng của hạt Walnuts với sức khỏe

Advertisement

Tốt cho tim mạch

Các axit béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có trong Walnuts đã được chứng minh làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính, nhờ đó cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ và đau tim.

Quản lý cân nặng

Mặc dù hạt Walnuts đậm đặc calo, nhưng bạn có thể không hấp thụ tất cả lượng calo trong chúng. Ngoài ra, chúng thậm chí có thể giúp bạn kiểm soát sự thèm ăn và đói.

Tốt cho người tiểu đường

Ăn hạt Walnuts có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 và giảm các nguy cơ mắc bệnh này, vì hạt giúp kiểm soát cân nặng.

Tốt cho huyết áp

Do có chứa chất béo không bão hòa giúp giảm huyết áp. Nghiên cứu cho thấy ăn 5 hạt Walnuts mỗi ngày có thể giúp cải thiện huyết áp.

Tốt cho não bộ

Hạt Walnuts rất giàu chất chống oxy hóa, chất béo lành mạnh, polyphenol và vitamin E có thể giúp bảo vệ não khỏi bị tổn thương và hỗ trợ chức năng não tốt khi bạn già đi.

Tốt cho thai nhi và trẻ nhỏ

Nổi tiếng là loại hạt rất giàu omega-3, vitamin E, phốt pho và axit amin L-Arginine, giúp cho não bộ của thai nhi và trẻ nhỏ được phát triển toàn diện.

Xem đầy đủ các lợi ích của hạt óc chó trong bài viết: Những lợi ích tuyệt vời của quả óc chó đối với sức khỏe.

Lưu ý khi sử dụng hạt Walnuts

Trẻ em không nên tiêu thụ loại hạt này khi còn nguyên, hoặc nếu sử dụng nên được giám sát trong khi dùng, vì điều này có thể dẫn đến ngạt thở.

Những người bị dị ứng với các loại hạt nên tránh xa loại hạt này hoàn toàn.

Người đang bị tiêu chảy không nên ăn hạt Walnuts, một lượng tiêu thụ cao có thể khiến bệnh càng nặng hơn.

Chỉ nên sử dụng 6-7 hạt Walnuts/ngày, nên chia đều thành bữa nhỏ, nếu bạn đang ăn kiêng thì nên ăn trước bữa ăn và uống nhiều nước.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tác Hại Của Rau Ngót Và Ăn Rau Ngót Có Tác Hại Gì Với Sức Khỏe trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!