Xu Hướng 10/2023 # Suy Giáp Sau Điều Trị Phóng Xạ Và Những Lưu Ý Cho Người Bệnh # Top 19 Xem Nhiều | Hgpc.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Suy Giáp Sau Điều Trị Phóng Xạ Và Những Lưu Ý Cho Người Bệnh # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Suy Giáp Sau Điều Trị Phóng Xạ Và Những Lưu Ý Cho Người Bệnh được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tuyến nội tiết này nằm ở ngay đường giữa cổ, có hình chữ H. Nó tiết ra những hormone cần thiết để vận hành nhiều cơ quan khác. Như giữ ấm cho cơ thể, điều hòa nhịp tim, điều tiết năng lượng nuôi dưỡng các cơ quan. Bất kỳ rối loạn miễn dụng cũng như môi trường sẽ làm biến động quá trình này. Nó làm suy giảm số lượng và chất lượng hormon tuyến giáp. Hiện tượng này gọi là suy giáp.

Xạ trị là một trong những phương pháp dùng điều trị ung thư hiện nay. Liệu pháp này phá hủy những tế bào ung thư nhưng cũng làm ảnh hưởng đến một số cơ quan lân cận. Đối với ung thư vùng đầu mặt cổ, tuyến giáp là vùng dễ bị tổn thương do tia xạ nhất. Vì thế nguy cơ suy giáp sau điều trị phóng xạ sẽ khá cao.

Có hai cơ chế suy giáp sau khi điều trị phóng xạ. Đó chính là do viêm tuyến giáp tự miễn và do teo tuyến giáp.

Viêm tuyến giáp tự miễn

Đây là nguyên nhân hay gặp nhất của suy giáp sau xạ trị. Những minh chứng điển hình trong lịch sử như thảm họa lò phản ứng Chernobyl cho thấy hệ quả của tia xạ. Sự tiếp xúc với nguồn năng lượng này đã gây biến đổi những tế bào tuyến giáp lành tính.

Trong y học, liều phóng xạ đã được tối thiểu tối đa để ứng dụng vào chữa trị bệnh. Những liệu pháp thường sử dụng ngày nay là xạ trị bề mặt (EBRT), iod-131… Tuy vậy, cơ chế phản ứng của cơ thể vẫn khá nhạy cảm. Chúng có thể dẫn đến suy giáp sau điều trị phóng xạ và sự miễn dịch của tuyến giáp.

Teo tuyến giáp

Theo WHO 2023, teo tuyến giáp là một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến suy giáp. Quá trình sử dụng phóng xạ lâu dài và đôi khi tăng liều trên ngưỡng là nguyên nhân chính. Hai tác động này sẽ gây bất hoạt chức năng tuyến giáp. Từ đó, chúng gây teo tuyến giáp. Dẫu vậy, đây vẫn là nguyên nhân khá hiếm gặp trên dân số chung.

Suy giáp có thể được xem là một tác dụng phụ không mong muốn của điều trị phóng xạ. Hệ quả này có thể diễn ra khá muộn. Hầu hết các trường hợp sẽ gặp suy giáp cận lâm sàng. Sau đó, nó mới tiến triển thành suy giáp lâm sàng. Nghiên cứu đã cho thấy khoảng 5-20% bệnh nhân sẽ khởi khát suy giáp lâm sàng mỗi năm.

Như đã nói, nhiều bệnh nhân sẽ mắc suy giáp cận lâm sàng trước khi bị suy giáp thật sự. Những rối loạn chức năng tuyến giáp dưới lâm sàng sẽ được phát hiện bằng các xét nghiệm. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không nhận biết được điều này. Bởi vì họ không tầm soát nồng độ hormon tuyến giáp thường xuyên. Những dấu hiệu suy giáp cận lâm sàng khá tiềm ẩn. Chúng có thể là những bất ổn tại tim thầm lặng như xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu…

Biểu hiện của suy giáp lâm sàng sẽ có biểu hiện mang tính hệ thống toàn cơ thể. Như chậm phát triển, bệnh trầm cảm, suy nhược tinh thần, tăng cân dù ăn kém. Bệnh biểu hiện bất thường tai đường tiêu hóa: táo bón, chướng bụng,… Nghiêm trọng hơn chúng gây những biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, suy tim,…

Suy giáp sau điều trị phóng xạ thường gây  biến chứng khá muộn. Vì thế người bệnh thường chủ quan trước nguy cơ này. Cần biết rằng những bệnh nhân điều trị phóng xạ sẽ có hệ miễn dịch dễ bị tấn công. Họ khá nhạy cảm trước những tác động của môi trường thậm chí là có thể hình thành cơ chế tự miễn. Chẩn đoán và điều trị bệnh sớm là điều rất cần thiết.

Chẩn đoán bệnh

Suy giáp sẽ được chẩn đoán bằng lâm sàng và cận lâm sàng. Trong đó cận lâm sàng là xét nghiệm hormon tuyến giáp TSH và fT4. Những giá trị này thấp hơn hẳn mức bình thường. Đồng thời, kết hợp các dấu hiệu lâm sàng ở trên, bạn có thể bị suy giáp.

Điều trị bệnh suy giáp sau điều trị phóng xạ

Theo phác đồ điều trị hiện nay, điều trị suy giáp là thay thế hormon tuyến giáp của bạn bằng đường uống. Toa thuốc thường là một viên thuốc uống vào mỗi buổi sáng. Liều dùng sẽ được tính toán trên cơ sở: cân nặng và cơ địa của người bệnh. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các thuốc trong các bài viết của YouMed.

Song song với việc điều trị, người bệnh cũng cần thực hiện các lần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, bạn cũng cần duy trì lối sống lành mạnh. Sự hài hòa của chế độ dinh dưỡng và luyện tập sẽ giúp bạn tăng cường miễn dịch cơ thể. Từ đó, nó giúp đẩy nhanh hiệu quả của thuốc.

Suy giáp sau điều trị phóng xạ thường khởi phát khá muộn. Nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan trước nguy cơ này. Nhận thức được sự tiềm tàng của nó, người bệnh cần theo dõi thể trạng của mình thường xuyên. Tuân thủ phác đồ điều trị và tái khám định kỳ ít nhất mỗi 6 tháng để phát hiện sớm không chỉ suy giáp mà còn các nguy cơ khác.

Dinh Dưỡng Cho Người Mắc Bệnh Thận Mạn Cần Lưu Ý Điều Gì?

NKF – KDOQI 2002 phân bệnh thận mạn thành 5 giai đoạn dựa vào GFR

Giai đoạn Mô tả Mức lọc cầu thận (ml/phút/1.73m² da)

1 Thận bị tổn thương với mức lọc cầu thận bình thường ≥ 90

2 Thận bị tổn thương với mức lọc cầu thận 60 – 89

3 Mức lọc cầu thận giảm trung bình 30 – 59

4 Mức lọc cầu thận giảm nặng 15 – 29

5 Bệnh thận mạn giai đoạn cuối

Bệnh thận mạn (Nguồn: Internet)

Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng trong bệnh thận mạn

Ngăn chặn tiến triển bệnh thận mạn bao gồm kiểm soát bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường,…

Phòng ngừa suy dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng cho người mắc bệnh thận mạn Năng lượng

Dưới 60 tuổi: 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày

Trên 60 tuổi: 30 – 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày

Chạy thận nhân tạo: 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày

Lọc màng bụng: 30 – 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày

Protein

Giai đoạn 1 – 2: 0.8 – 1g/cân nặng lý tưởng/ngày

Giai đoạn 3: 0.6g/cân nặng lý tưởng/ngày

Giai đoạn 4:

Không lọc máu: 0.6g/cân nặng lý tưởng/ngày

Chạy thận nhân tạo: 1.2g/cân nặng lý tưởng/ngày

Lọc màng bụng: 1.2 – 1.5g/cân nặng lý tưởng/ngày

Ghép thận:

4 – 6 tuần sau ghép thận: 1.3 – 2g/cân nặng lý tưởng/ngày

Sau 6 tuần ghép thận: 1g/cân nặng lý tưởng/ngày

Lipid

20 – 30% tổng nhu cầu năng lượng

Các chất khác

Lượng chất lỏng phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng như: Mức độ phù, lượng nước tiểu, huyết áp, giá trị điện giải đồ,… Nhu cầu dịch có thể được tính như sau: Nhu cầu dịch = Lượng nước tiểu + 500ml/ngày

Canxi: 1000 – 1200mg/ngày

Phospho: 800 – 1200mg/ngày hoặc 8 – 12mg/cân nặng lý tưởng/ngày. Chức năng thận suy giảm làm bài tiết phospho, do đó bệnh nhân suy thận mạn cần hạn chế thực phẩm giàu Phospho

Vitamin D: Mất chức năng thận làm giảm sự sản xuất dạng hoạt động của vitamin D từ thận. Chính vì vậy, bệnh nhân bệnh thận mạn cần được bổ sung vitamin D dạng hoạt hóa khi nồng độ vitamin D huyết thanh

Vitamin K: Bệnh nhân sử dụng thuốc kháng đông như Warfarin cần thận trọng với thực phẩm giàu vitamin K

Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân bệnh thận mạn Mẹo hạn chế Kali trong khẩu phần

Thực phẩm giàu Kali (Nguồn: Internet)

Không ăn vượt quá nhu cầu protein trong khẩu phần

Không sử dụng phụ gia thay thế muối chứa Kali

Rửa thật sạch trái cây và rau trước khi ăn

Những thực phẩm chứa nhiều Kali cần phải hạn chế

Ngũ cốc: Khoai tây, khoai lang, bí đỏ, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, bánh mì đen,…

Trái cây: Chuối, dưa lưới, kiwi, cam, trái bơ, nho khô, chà là,…

Rau: Các loại rau xanh, nấm,…

Những thực phẩm chứa ít Kali mà bệnh nhân bệnh thận mạn nên ăn

Ngũ cốc: Bắp, ngũ cốc tinh chế như gạo trắng, bánh mì trắng,…

Trái cây: Táo, các loại trái cây họ berry, nho, bưởi, xoài, đu đủ, thơm, lê,…

Rau: Bắp cải, cà rốt, bông cải trắng, cần tây, củ hành trắng, dưa leo, cà tím, đậu bắp, dưa leo, sà lách,…

Mẹo hạn chế Phospho trong khẩu phần

Không ăn vượt quá nhu cầu protein trong khẩu phần vì Phospho hiện diện nhiều trong các loại thực phẩm giàu đạm như thịt/cá/sữa/đậu,…

Tránh ăn những thực phẩm chế biến sẵn có bổ sung Phospho bằng cách đọc thành phần nguyên liệu trên bao bì không có chữ “PHOS”

Thực phẩm giàu Phospho (Nguồn: Internet)

Hãy tiếp tục theo dõi chúng mình để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

Bộ Y tế (2023). Dinh dưỡng trong điều trị bệnh thận mạn ở người trưởng thành. Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học Hà Nội, 148 – 152.

Bộ Y tế (2023). Bệnh thận mạn. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận – tiết niệu, Hà Nội, 129 – 138.

Đăng bởi: Thái Hà

Từ khoá: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh thận mạn cần lưu ý điều gì?

Khi Nào Nên Cho Trẻ Ăn Dặm Và Những Điều Mẹ Cần Lưu Ý

1.2 Những điều nên tránh

Cho bé ăn thức ăn thừa.

Đun nấu quá lâu rau củ (vì sẽ hủy hết vitamin).

Khi chế biến thức ăn với khối lượng lớn, đừng để nguội thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh (vì vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi) mà hãy đặt thức ăn nóng vào đĩa lạnh, đậy kín nắp lại và cho vào tủ lạnh.

Dùng nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ).

Dùng nhiều muối, đường.

Khi mới tập ăn, không nên cho bé ăn phô-mai mềm, lòng đỏ trứng, đậu phộng tán nhuyễn sẽ làm bé dễ bị sặc.

Ăn dặm là bữa ăn đầu đời của trẻ, quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của trẻ, mà còn giới thiệu thế giới muôn ngàn mùi vị của thức ăn. Những bữa ăn đầu đời này sẽ định hướng cảm nhận ẩm thực, thói quen ăn uống cho trẻ.

Các mẹ không nên cho trẻ ăn thực phẩm thừa – Ảnh Internet

Tùy thể trạng từng bé, bạn có thể tập cho con nhỏ ăn đặc (ăn dặm) từ từ, bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi. Gọi là ăn dặm vì đây là những bữa ăn tập dần cho trẻ làm quen với thức ăn đặc. Các mẹ cần nhớ rằng bữa ăn dặm không thể thay thế được sữa mẹ hoặc sữa bột ngay tức thời, mà phải xen kẽ. Thoạt đầu, mẹ chỉ cần cho trẻ ăn vài muỗng bột để làm quen. Nhưng khi con đã khoái khẩu rồi và hệ tiêu hóa của trẻ cũng đã làm quen với thức ăn, thì bạn tăng dần thành bữa chính.

2. Khi nào nên cho trẻ ăn dặm

Nếu mẹ đủ sữa, trẻ tăng cân tốt (500 – 600 g/tháng) và mẹ có điều kiện thì hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chỉ cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.

Chỉ cho bé ăn dặm từ 4 – 6 tháng tuổi trong trường hợp:

– Mẹ phải đi làm sớm, không có điều kiện cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

– Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn và đúng cách nhưng không tăng cân tốt

– Trẻ bị đói sau khi cho bú, nhưng lại từ chối sữa

– Trẻ thức dậy nhiều lần vào ban đêm và đòi bú, thời gian giữa các cữ bú ngắn dần.

– Nếu trẻ 4 tháng tuổi tăng 200g mỗi tuần thì có thể lùi thời điểm ăn dặm đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Nếu không đạt mức tăng trường như vậy, trẻ cần được tập ăn dặm, vì có thể sữa mẹ lúc này không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Thời điểm để tập cho trẻ ăn dặm tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Các mẹ không nên để đến khi trẻ được 7 – 8 tháng tuổi mới cho ăn dặm vì lúc này trẻ đã quá quen với việc bú sữa, khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc, loãng khác sữa, cũng không quen với việc ăn bằng thìa. Và như thế, việc cho trẻ ăn dặm sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thời điểm ăn dặm hợp lý là khi trẻ được 6 tháng tuổi – Ảnh Internet

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và mẹ cần lưu ý những gì để chế biến những bữa ăn dặm thật tốt cho con – câu hỏi này đã được giải đáp khá cụ thể thông qua những chia sẻ ở trên. Hy vọng rằng các mẹ có thể tạo ra những bữa ăn dặm hoàn hảo cho trẻ để trẻ phát triển khỏe mạnh.

Hạnh Sử tổng hợp

Bệnh Chàm, Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thuật ngữ y khoa: Chàm – Eczema

Tên thường gọi: Chàm

Chuyên khoa: Da liễu

Đối tượng bệnh nhân: Mọi đối tượng

Bệnh chàm là gì?

Chàm là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do phản ứng với các tác nhân nội và ngoại sinh, tiến triển từng đợt hay tái phát, biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa. Nếu bị bệnh chàm, bạn có thể phải đối mặt với các triệu chứng như ngứa nghiêm trọng (đặc biệt vào ban đêm), da khô và có vẩy màu đỏ đến nâu nhạt, các vết bớt nhỏ gây chảy nước nếu bị trầy xước. Những triệu chứng này có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông.

Chàm chiếm 1/4 trên tổng số các bệnh ngoài da và có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và thẩm mỹ người mắc bệnh.

Bệnh này có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, thường gặp nhất ở đầu gối, khuỷu tay hoặc cẳng tay, cũng như mặt, cổ, cổ tay, da đầu, cánh tay, chân, ngực và lưng.

Triệu chứng của bệnh chàm

Giai đoạn tấy đỏ: Bắt đầu ngứa hay là cảm giác nóng rồi trở thành đỏ phù và nóng. Có thể phù ở những vùng da lỏng lẻo như mi mắt, bao quy đầu. Trên bề mặt xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng mà sau này sẽ tạo thành mụn nước.

Giai đoạn nổi mụn nước: Ban đầu, da đỏ lên và các mụn nước li ti được hình thành và lan rộng ra các vùng da lành khác. Mụn nước có chứa dịch trong, xuất hiện dày đặc gây cảm giác ngứa, rát.

Giai đoạn chảy nước: Mụn nước có thể vỡ đi do bệnh nhân gãi hoặc vỡ dập tự nhiên, nước vàng chảy ra, khi thì từng giọt, khi thì dính vào quần áo. Đến giai đoạn này, mảng chàm lổ chổ nhiều vết hình tròn còn gọi là giếng chàm (giai đoạn này dễ bị bội nhiễm). Huyết thanh thấm ra ngoài, nếu lấy một vật gì đậy lại thì sau một thời gian huyết thanh sẽ tạo thành một mảng dày.

Giai đoạn da nhẵn: Đó là khi sau một thời gian lớp vảy của huyết thanh đọng trên da bị bong ra và để lại lớp da mỏng, nhẵn bóng.

Giai đoạn bong vảy da: Lớp da mỏng trên rạn nứt và bong vảy sau đó tăng sắc tố da và dày hơn. Sau thương tổn da sẽ trở lại bình thường và không dể lại sẹo trên da.

Nguyên nhân gây bệnh chàm

1. Cơ địa

2. Dị ứng nguyên

Các thuốc hay gây phản ứng: lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocit, penicillin, streptomycin.

Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp: xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm,…Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng: vi khuẩn, nấm, siêu vi.

Yếu tố vật lý: ánh sáng, độ ẩm, sự cọ sát, gãi và các tổn thương khác.

Quần áo, đồ dùng, giày dép cao su, nylon, khăn len, bút máy, phấn sáp, kem bôi mặt, thuốc nhuộm tóc.

Nhiều loại cây có những thành phần gây ra bệnh chàm cho người bệnh như: rau tía tô, cỏ hoang, rau đay, cúc tần, sơn.

Phân tích căn nguyên đi kèm với việc phát sinh ra bệnh chàm thì thấy ngoài một số yếu tố ngoại lai ra, nhiều bệnh nhân có tình trạng cấp tính hay mạn tính, xúc cảm mạnh, chấn thương tinh thần, mâu thuẫn trong gia đình hay trong xã hội gây ra những điều kiện thuận tiện dễ sinh ra bệnh chàm.Một nguyên nhân gây bệnh chàm phổ biến nữa đó là do đề kháng cơ thể của bệnh nhân yếu, việc ăn uống không lành mạnh cũng là tác nhân quan trọng gây ra bệnh.

Sức khỏe và khả năng đề kháng của bạn hạn chế là nguyên nhân khiến bệnh dễ phát sinh và nhanh chóng lây lan trên diện rộng của bề mặt da.

Biến chứng khi mắc bệnh chàm

1. Nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh chàm. Tình trạng này chủ yếu do nhiễm liên cầu khuẩn hay nhiễm tụ cầu khuẩn gây ra. Người mắc bệnh chàm thường sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch giảm lại vệ sinh da không sạch, nên dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công.

Hành động gãi khi ngứa khiến da bị tổn thương nặng gây ra tình trạng viêm nhiễm, gây nhiễm trùng da. Nếu người bệnh không có cách xử lý kịp thời có thể khiến bệnh nặng hơn, thậm chí gây nhiễm trùng máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, thậm chí có trường hợp gây tử vong.

2. Nhiễm virus

Nhiễm virus là biến chứng dễ gặp nhất ở bệnh chàm do virus gây mụn rộp và virus sinh dục Herpes gây nên, còn gọi là Herpes Simplex virus. Loại virus này nếu không được chữa trị sớm có thể lây lan và phát triển trên diện rộng, khiến bện ngày càng nặng hơn. Các triệu chứng kèm theo khi Herpes Simplex virus hoạt động đó là trên da xuất hiện các nốt phồng rộp, lớp vảy và người bệnh có hiện tượng sốt. Do đó, khi bị nhiễm virus, bệnh nhân nên dùng thuốc kháng virus theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh.

3. Bệnh chàm gây biến chứng ở mắt

Bệnh eczema khi biến trở nặng sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm cho mắt như đục thủy tinh thể, xuất hiện một nếp gấp da do mí mắt dưới bị phù nề. Bên cạnh đó, bệnh còn gây kích thích giác mạc, rối loạn giác mạc do sự thoái hóa và suy yếu giác mạc.

Điều trị bệnh chàm

Do chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh nên việc điều trị cũng khó có thể trị dứt điểm, các phương pháp điều trị hiện nay kiểm soát các triệu chứng và phòng tránh bệnh tái phát. Cách điều trị chủ yếu là dùng cách thuốc bôi bên ngoài như thuốc chống viêm, dưỡng ẩm.

Điều trị bệnh chàm chủ yếu nhằm kiểm soát các cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa hoặc trị liệu tình trạng bội nhiễm (nếu có) và làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da. Bệnh được điều trị tùy theo độ tuổi và tình trạng của bệnh.

Các loại thuốc bôi tại chỗ gồm: Dung dịch sát khuẩn mạnh như xanh metylen, milian… Hoặc bạn cũng có thể dùng kháng sinh dạng mỡ như cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin. Lưu ý, bạn không nên dùng các loại thuốc mỡ chứa corticosteroid trong các trường hợp bị chàm nhiễm khuẩn.

Trong trường hợp chàm có viêm da mủ cần phải được điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh, chống dị ứng (amoxicilin, cephalosporin…).

Do bệnh chàm là một bệnh mãn tính vì thế thời gian điều trị rất dai dẳng, vì thế ngoài các loại thuốc của y học hiện đại, các loại thuốc đông y cũng được áp dụng bởi độ lành tính, ít tác dụng phụ.

Phòng tránh bệnh chàm hiệu quả

1. Chú ý dưỡng ẩm da

Khô da là một trong những yếu tố rất có hại cho da và là điều kiện thuận lợi giúp cho nhiều bệnh ngoài da bùng phát, trong đó có các bệnh ngoài da như chàm. Chính vì vậy việc giữ độ ẩm trên da là rất cần thiết để ngăn ngừa bệnh chàm da bùng phát.

Thời điểm tốt nhất để dùng các sản phẩm dưỡng ẩm là sau khi tắm. Đây là thời điểm mà da của bạn dễ giữ được độ ẩm tự nhiên. Ngoài thời điểm sau khi tắm, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm và bất cứ khi nào bạn cảm thấy da có dấu hiệu khô. Đặc biệt nên chú ý bổ sung độ ẩm cho da vào những thời điểm giao mùa, không khí khô và lạnh.

2. Tránh các yếu tố dễ gây kích ứng da

Nguy cơ bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm cơ địa có thể đến từ nhiều yếu tố trong cuộc sống. Điển hình là một số yếu tố thường gặp như:

– Các loại thực phẩm dễ gây kích ứng da.

– Các yếu tố kích ứng dễ lan tỏa trong không khí như phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc, bụi,…

– Các động vật, côn trùng nhỏ, các kí sinh trùng có khả năng xâm nhập vào da.

– Một số loại hóa chất sử dụng trong sinh hoạt và công nghiệp.

– Kiểm tra các yếu tố kích ứng có thể xảy ra quanh nơi bạn sinh sống và cố gắng tránh tối đa là một trong những cách để giúp bạn hạn chế được nguy cơ bùng phát bệnh chàm da cũng như nhiều bệnh ngoài da khác.

3. Chú ý tắm đúng cách

– Tắm đúng cách có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh chàm da. Khi tắm, bạn cần chú ý thực hiện đúng 3 lưu ý sau:

– Không tắm với nước quá nóng, chỉ nên tắm với nước ấm vừa phải.

– Khi tắm cần tránh chà xát nhiều lên da vì sẽ dễ để lại tổn thương ngoài da.

Advertisement

– Sử dụng các loại xà phòng, sản phẩm vệ sinh da phù hợp để giúp tránh kích ứng da không mong muốn.

– Bổ sung độ ẩm cho da sau khi tắm để da giữ được sự mềm mại, giảm nguy cơ da khô và bong tróc.

4. Tránh gãi lên da

Gãi chỉ có thể giúp bạn giảm ngứa tạm thời khi bị ngứa da. Tuy nhiên khi bạn gãi có thể làm cho những tổn thương da nặng hơn. Gãi lên da cũng sẽ kích hoạt một vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – phát ban ngoài da. Đây cũng là yếu tố khiến cho tình trạng bệnh chàm có thể bùng phát. Thay vì gãi lên da, bạn nên áp dụng các biện pháp giảm ngứa khác như chườm mát để làm dịu da sẽ tốt hơn cho tình trạng da của bạn.

5. Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da và cơ thể

– Các sản phẩm chăm sóc da và cơ thể mà bạn sử dụng hằng ngày như mỹ phẩm, xà phòng, sản phẩm tóc, nước hoa, kem cạo râu,… có thể chứa một số thành phần gây kích ứng da. Do đó khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp có thể khiến cho tình trạng chàm da bùng phát.

– Cách tốt nhất để biết sản phẩm nào là tốt nhất cho làn da của bạn là dùng thử một ít các sản phẩm này trên một vùng da nhỏ để kiểm tra mức độ kích ứng trước khi sử dụng trên những vùng da khác. Với người có cơ địa nhạy cảm, bạn cũng nên chú ý lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho da nhạy cảm để tránh kích ứng

An Khang

Bệnh Addison: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Bệnh Addison là một căn bệnh hiếm gặp. Tỉ lệ xảy ra chỉ 1 trên 100.000 người. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở cả nam hay nữ. Những người mắc bệnh Addison vẫn có thể có cuộc sống bình thường miễn là họ dùng thuốc. Tổng thống John F. Kennedy cũng bị mắc tình trạng này. Vậy căn bệnh này là gì?

Một cách để cơ thể chúng ta giữ cân bằng là sử dụng các hormone để điều chỉnh các chức năng khác nhau. Ngay phía trên mỗi quả thận của bạn là một tuyến thượng thận nhỏ. Những tuyến này tiết ra các hormone cần thiết cho một cuộc sống khỏe mạnh. Khi tuyến này không tạo ra đủ các hormone sẽ gây ra bệnh Addison.

Bệnh Addison còn được gọi là suy thượng thận nguyên phát, suy tuyến thượng thận không tạo ra đủ một lượng hormone gọi là cortisol và aldosterone.

Chức năng quan trọng nhất của cortisol là giúp cơ thể bạn đáp ứng với căng thẳng. Nó cũng giúp điều chỉnh việc sử dụng protein, carbohydrate và chất béo của cơ thể. Đồng thời, nó giúp duy trì huyết áp và chức năng tim mạch; kiểm soát quá trình viêm.

Aldosterone giúp thận của bạn điều chỉnh lượng muối và nước trong cơ thể. Đây là cách chính giúp bạn điều chỉnh lượng máu và kiểm soát huyết áp. Khi nồng độ aldosterone giảm quá thấp, thận của bạn không thể giữ cân bằng lượng muối và nước. Do đó, huyết áp của bạn giảm.

Theo thời gian, bệnh Addison hay còn được gọi là suy thượng thận nguyên phát, sẽ dẫn đến các triệu chứng sau:

Mệt mỏi mãn tính và cảm giác yếu cơ.

Mất cảm giác ngon miệng, không có khả năng tiêu hóa thức ăn và giảm cân.

Huyết áp thấp (hạ huyết áp) giảm nhiều hơn khi đứng. Điều này gây ra chóng mặt, đôi khi đến mức ngất xỉu.

Xuất hiện các vết nám, sạm đen và tàn nhang trên da.

Da sẫm màu đặc biệt xảy ra nhiều ở vùng trán, đầu gối và khuỷu tay hoặc dọc theo sẹo, nếp gấp da và nếp nhăn (như ở lòng bàn tay).

Bất thường lượng đường trong máu, như lượng đường trong máu thấp nguy hiểm (hạ đường huyết).

Buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

Không có khả năng đối phó với căng thẳng.

Tâm trạng buồn bực, khó chịu và trầm cảm.

Không thích nghi được với cảm giác nóng hoặc lạnh

Thèm đồ ăn mặn.

Vì các triệu chứng của bệnh Addison tiến triển chậm, chúng có thể không được nhận ra cho đến khi bị kích hoạt bởi một sự kiện căng thẳng về thể chất. Chẳng hạn như bị một bệnh khác, phẫu thuật hoặc tai nạn, làm cho các triệu chứng xấu đi nhanh chóng. Khi điều này xảy ra, nó được gọi là một cuộc khủng hoảng Addisonia. Cứ bốn người mắc bệnh Addison thì sẽ có một người phát hiện bệnh khi bị cuộc khủng hoảng Addisonia. Khủng hoảng Addisonia được xem là một cấp cứu y khoa vì nó có thể gây tử vong.

Với bệnh Addison mãn tính, các triệu chứng mơ hồ và không đặc hiệu. Do đó, bệnh Addison có thể khó chẩn đoán và thường phải mất nhiều năm để chẩn đoán được thực hiện. Có nhiều trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi vào một cuộc khủng hoảng Addisonia.

Đo nồng độ điện giải trong máu

Một số bất thường có thể thấy trên công thức máu của bệnh nhân Addison bao gồm: nồng độ natri thấp hoặc kali cao, thiếu máu (sắt thấp) hoặc mức độ bạch cầu ái toan cao (một loại tế bào bạch cầu). Thông thường, lần đầu tiên bệnh được phát hiện thông qua các xét nghiệm thường quy để kiểm tra nồng độ natri và kali. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng tăng sắc tố hoặc sẫm màu của da hoặc nướu, một dấu hiệu của bệnh Addison lâu dài.

Đo nồng độ hormone trong máu

Cách hiệu quả nhất để chẩn đoán tình trạng này là đo nồng độ hormone trong máu trước và sau khi cho ACTH. ACTH là một hormone trong não, khi được giải phóng thường làm tăng giải phóng cortisol từ tuyến thượng thận. Trong bệnh Addison, tuyến thượng thận không thể đáp ứng với kích thích ACTH và nồng độ cortisol vẫn ở mức thấp.

Đo nồng độ cortisol và ACTH có thể giúp xác định xem có phải suy tuyến thượng thận hay không. Và nếu có thì liệu vấn đề là ở tuyến thượng thận hay não.

Các xét nghiệm khác

Một đánh giá về bệnh Addison có thể bao gồm chụp CT tuyến thượng thận để tìm nhiễm trùng, ung thư hoặc chảy máu ở tuyến thượng thận. Một xét nghiệm bệnh lao cũng có thể được thực hiện bởi vì có tới 20% trường hợp là do bệnh lao. Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân là do bệnh tự miễn.

Bệnh Addison là do thiếu các hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Do đó, nó có thể được điều trị bằng cách thay thế các hormone đó. Điều này có thể được thực hiện với viên hydrocortisone, một loại hormone steroid, một lần hoặc hai lần mỗi ngày. Nếu cần thiết, aldosterone có thể được thay thế bằng một steroid tổng hợp, fludrocortisone acetate. Chúng được dùng bằng đường uống mỗi ngày một lần. Những loại thuốc này cần phải được tăng liều lên trong thời gian căng thẳng, nhiễm trùng, phẫu thuật hoặc chấn thương.

Điều trị bệnh gần như luôn luôn thành công. Khi được điều trị, những người mắc bệnh Addison có thể có một cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, vì đây là những loại hormone, sử dụng phải tuân thủ liều nghiêm ngặt, chỉ cần thiếu một lượng nhỏ cũng không được. Vì vậy, bạn cần sử dụng dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ.

Bệnh Leucosis Ở Gà (Leuco), Cách Thức Gây Bệnh Và Cách Điều Trị

Ở người có bệnh ung thư và ở gà cũng có. Trong bài viết trước, chúng ta đã nhắc đến một loại bệnh ung thư đó là bệnh Marek ở gà. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một bệnh ung thư khác ở gà gọi là bệnh Leucosis ở gà hay bệnh Leuco do virus cùng tên gây ra.

Bệnh Leucosis ở gà (bệnh Leuco trên gà)

Bệnh Leuco ở gà hay còn gọi là bệnh Leucosis là căn bệnh do virus Leuco gây ra. Bệnh tấn công vào hệ miễn dịch của gà sau đó hình thành các khối u trong nội tạng khiến các cơ quan nội tạng bị tăng sinh (phình to), hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến kế phát các bệnh truyền nhiễm khác gây ra tỉ lệ chết rất cao. Vì bệnh Leucosis ở gà tấn công vào hệ miễn dịch, phá hủy bạch cầu nên bệnh này còn được gọi là bệnh máu trắng ở gà.

Đặc điểm của bệnh Leucosis ở gà là bệnh này thường chỉ thấy đối với những con gà từ 14 tuần tuổi trở lên, thường gặp nhất khi gà được 24 – 40 tuần tuổi (gà đẻ, gà giống). Bệnh có thể lây qua các dụng cụ chăn nuôi, nước uống, thức ăn và không khí có chứa virus. Đặc biệt, bệnh có thể lây từ gà mái bị bệnh sang trứng khiến gà con ấp nở ra cũng bị nhiễm virus Leuco. Gà trống bị nhiễm virus khi đạp mái sẽ không truyền bệnh sang trứng nhưng sẽ lây bệnh sang gà mái và gà mái khiến trứng mang mầm bệnh bên trong.

Triệu chứng bệnh Leuco ở gà

Gà bị nhiễm virus Leucosis ban đầu sẽ có các dấu hiệu khá chung chung như ủ rũ, giảm ăn, gầy đi rất nhanh, tiêu chảy, mào tích nhợt nhạt. Đối với gà trong giai đoạn đẻ trứng sẽ thấy rất rõ sản lượng trứng sụt giảm đáng kể. Khi gà chuyển sang giai đoạn cấp tính bệnh sẽ phát triển nhanh gây ra tỉ lệ chết rất cao. Với các biểu hiện chung chung như vậy chúng ta rất dễ nhầm với bệnh tụ huyết trùng trên gà.

Để biết chính xác bệnh Leucosis ở gà, các bạn cần mổ khám để thấy bệnh tích. Bệnh tích của bệnh Leuco đặc trưng nhất là có các u cục xuất hiện trên các cơ quan nội tạng như gan, ruột, lách và thậm chí ở cơ tim. Túi fabricius ban đầu cũng sẽ xuất hiện tình trạng bị viêm có u cục sau đó teo nhỏ. Nhưng các bạn cũng nên lưu ý là không phải trường hợp nào gà bị Leuco cũng có u cục, lúc này bạn cần kiểm tra túi fabricius cùng với các triệu chứng lâm sàng để không bị nhầm lẫn với những bệnh truyền nhiễm khác.

Cách chữa bệnh Leuco trên gà

Bệnh Leucosis ở gà do virus gây ra, khi gà đã nhiễm bệnh thì không có cách chữa. Chính vì không có cách chữa và triệu chứng có u cục trong nội tạng nên bệnh này mới được gọi là bệnh ung thư ở gà. Khi các bạn phát hiện bệnh Leucosis ở gà thì đầu tiên cần cách ly những con gà bị bệnh sau đó nhanh chóng vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng để tránh bệnh lây lan. Những con gà bị bệnh nếu bị nặng thì nên tiêu hủy ngay và xử lý như khi gà bị cúm gia cầm.

Sau khi đã cách ly hết và khống chế được bệnh trên đàn gà, các bạn nên cho gà dùng thuốc giải độc gan thận và super vitamin để gà tăng sức đề kháng. Sau khi gà xuất chuồng, nên xử lý tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi cũng như các dụng cụ chăn nuôi. Để trống chuồng ít nhất 1 tháng mới được tái đàn lại đảm bảo chuồng nuôi không còn mầm bệnh.

Với các thông tin trên, có thể thấy bệnh ung thư trên gà hay còn gọi là bệnh Leucosis ở gà là một bệnh rất nguy hiểm gây thiệt hại kinh tế lớn vì không có thuốc chữa. Nếu các bạn thấy gà bị bệnh này thì nên cách ly ngay những con bị bệnh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi và tiêu hủy những con gà bị chết để tránh dịch bệnh lây lan.

Cập nhật thông tin chi tiết về Suy Giáp Sau Điều Trị Phóng Xạ Và Những Lưu Ý Cho Người Bệnh trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!