Bạn đang xem bài viết Rụng Tóc Là Bệnh Gì Và Dấu Hiệu Cần Lưu Ý? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rụng tóc là tình trạng tóc tự rụng do tóc chân tóc yếu hoặc rụng tóc theo chu kỳ. Đây là một quá trình bình thường khi tóc cũ già yếu rụng đi và tóc con mới mọc lên thay thế. Tóc rụng có thể được phát hiện khi gội đầu, khi chải tóc thậm chí sau khi ngủ dậy. Tần suất rụng nếu quá 100 sợi trên một ngày thì lúc này rụng tóc được coi là bệnh lý. Do là lượng tóc rụng quá nhiều nhưng tóc mọc lên thưa hoặc không có tóc mọc lên thay thế. Lúc này hãy xem xét nguyên nhân và tìm cách chăm sóc tóc của bạn.
Thực chất rụng tóc không hẳn là một căn bệnh mà là triệu chứng, dấu hiệu của những thay đổi trong cơ thể. Rụng tóc thường xuất hiện khi độ tuổi tăng lên nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác như:
Bệnh nội tiết tốNội tiết tố thay đổi có thể dẫn đến rụng tóc. Nhất là phụ nữ sau khi sinh, người trong giai đoạn mãn kinh. Không ít người bị stress lâu ngày cũng có thể làm thay đổi hệ nội tiết gây rụng tóc. Thay đổi lối sống, uống nhiều nước và chăm tập thể thao sẽ giúp bạn giảm rối loạn nội tiết.
Bệnh rụng tóc di truyềnVới rụng tóc có tính di truyền sẽ là vấn đề rất khó giải quyết. Nếu có bố mẹ ít tóc thì khả năng cao con cũng sẽ bị tình trạng rụng tóc nhiều. Và điều này sẽ nghiêm trọng hơn khi họ càng lớn tuổi. Thông thường rụng tóc do gen di truyền chỉ có thể giảm tốc độ rụng của tóc và họ có thể phải sử dụng các biện pháp cấy tóc để lấy lại diện mạo.
Thiếu chất hoặc tóc bị hư tổnThường xuyên tiếp xúc hóa chất như thuốc nhuộm, thuốc tẩy khiến tóc dễ bị khô, xơ và hư tổn. Đây cũng là nguyên nhân khiến tóc không được chắc khỏe và dễ bị rụng. Ngoài ra những người bị suy dinh dưỡng hoặc đang có vết thương hay đang điều trị bệnh cũng sẽ dễ bị thiếu vitamin và protein. Do vậy, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là cách đơn giản nhất để trị rụng tóc.
Các bệnh về da đầuRụng tóc có thể trực tiếp các vấn đề do da đầu. Việc không gội đầu thường xuyên hoặc đi ngủ khi tóc ướt là nguyên nhân gây nấm da đầu, chân tóc bị yếu và dễ bị rụng tóc.
Một số bệnh khácBệnh trầm cảm, tuyến giáp, buồng trứng đa nang, viêm nhiễm da đầu, bệnh đái tháo đường, bệnh tự miễn…. Các bệnh này thường gián tiếp gây rụng tóc do làm thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra việc sử dụng lâu dài thuốc điều trị các bệnh này cũng là nguyên nhân gây rụng tóc.
Không cần nói cũng thấy rõ hậu quả của bệnh rụng tóc đối với thẩm mỹ mỗi người. Rụng tóc lâu ngày không được điều trị dễ dẫn đến tóc thưa, mỏng thậm chí hói đầu. Rụng tóc cũng khiến bạn e ngại tạo kiểu khi tham gia các sự kiện. Lâu dần tạo thành bóng ma tâm lý, khiến bạn thiếu tự tin khi đến chỗ đông người. Dần dần họ trở nên ít giao tiếp hơn và giảm chất lượng cuộc sống.
Không chỉ vậy, mái tóc thiếu sức sống cũng ảnh hưởng đến công việc, đặc biệt các công việc yêu cầu về ngoại hình như diễn viên, giáo viên, MC, người dẫn chương trình,…
Ngoài ra, tóc thưa sẽ ảnh hưởng một số chức năng vốn có của tóc là che nắng. Để tia UV chiếu trực tiếp lên da đầu khiến bạn dễ bị cảm nắng, viêm da, ung thư da,… Có thể nói rụng tóc vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ và các mối quan hệ xã hội của bạn.
Hãy tìm hiểu các biện pháp ngăn ngừa rụng tóc ngay cả khi bạn đang sở hữu một mái tóc đẹp. Bởi việc giữ gìn mái tóc đen dày, bóng mượt sẽ đơn giản hơn nhiều việc điều trị rụng tóc. Hãy thường xuyên để ý lượng tóc rụng mỗi ngày, nhất là sau khi gội đầu và ngủ dậy. Nếu bắt đầu thấy tóc rụng nhiều, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt càng sớm càng tốt. Duy trì thói quen ngủ sớm, uống nhiều nước, ăn đủ chất và có thời gian thư giãn. Nếu số lượng tóc rụng hơn 100 sợi trên ngày, bạn cần suy tính đến các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn. Nếu không thể điều trị bằng các biện pháp thông thường, có thể bạn sẽ cần áp dụng các công nghệ hiện đại như chiếu laser, cấy tóc,…
Để ngăn rụng tóc cần để cơ thể khỏe mạnh từ bên trong. Do đó cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng như protein, vitamin và uống đủ nước. Ngoài ra cần hạn chế các thói quen gây ảnh hưởng xấu cho tóc. Ví dụ buộc tóc quá chặt, không thả tóc khi ngủ, thường xuyên nhuộm, uốn. Tránh để tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài. Bạn cũng nên lựa chọn các loại dầu gội có pH và thành phần dưỡng chất phù hợp. Quan trọng nhất nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, hạn chế rượu bia, tập thể dục thường xuyên và giữ tinh thần luôn vui vẻ.
Bài viết trên là những chia sẻ về rụng tóc là bệnh gì cũng như dấu hiệu cảnh báo. Tóc là một phần không thể thiếu trong quá trình tạo kiểu làm đẹp. Hãy quan tâm chăm sóc tóc của mình ngay cả khi tóc bạn vẫn đang khỏe mạnh để có mái tóc đen khỏe, óng mượt.
Tê Bì Chân Tay Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị
Tê bì chân tay có thể là biểu hiện của một vài bệnh nguy hiểm. Để trị tê bì chân tay, bạn nên tập luyện thể dục, không vận động quá sức.
Tê bì chân tay khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đối tượng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên và liên tục, bạn nên tìm gặp đến bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Theo thông tin từ trang website của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, tê bì chân tay là triệu chứng các dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến cảm giác bị tê tay hoặc chân, đặc biệt là ở các ngón trỏ và ngón giữa.
Khi bị tê bì chân tay, thông thường người bệnh sẽ tê ở cánh tay trước, cảm giác như bị kim đâm hoặc nặng hơn là mất cảm giác, sau đó lan sang cổ tay, ngón tay, ngón chân, gây khó vận động, di chuyển, cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.
Sau một thời gian sẽ hết tê nhưng bạn cũng không nên bỏ qua bệnh lý này. Tê bì chân tay cần được điều trị sớm để việc đi đứng, cầm nắm của người bệnh về sau được thuận tiện, dễ dàng hơn.
Những dấu hiệu thường gặp của người bị tê bì chân tay mà các bạn có thể nhận thấy và nên đến gặp bác sĩ để xin tư vấn cũng như biện pháp điều trị:
Cảm giác kim đâm, kiến bò, châm chích: Thường thấy nhất ở người bị tê bì chân tay. Lan từ cánh tay xuống các ngón tay, ngón chân, triệu chứng tê xuất hiện khi ta để yên tay chân ở vị trí nào đó trong một khoảng thời gian dài.
Mất cảm giác ở tay chân: Dấu hiệu này thường gặp khi về đêm, nhất là khi thời tiết trở lạnh.
Đau mỏi vai gáy, nửa người.
Chuột rút tay, chân.
Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng tê bì chân tay, được chia thành hai nhóm là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý:
Nguyên nhân sinh lý
Tê bì chân tay có thể xảy ra do trong lúc hoạt động, làm việc hay sinh hoạt thường ngày mà mặc đồ quá bó, đứng, ngồi hoặc làm một việc gì đó quá lâu, sai tư thế. Lúc này, máu sẽ không được lưu thông dễ dàng, dẫn đến việc tê tay và chân.
Bên cạnh đó, nguyên nhân này cũng đến từ việc lo âu, mệt mỏi, hay khó thích ứng với thời tiết bị biến đổi đột ngột, ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn làm các tế bào thần kinh căng thẳng, dễ bị tê liệt.
Nguyên nhân bệnh lý
Thoát vị đĩa đệm: Giống như tên gọi, đĩa đệm sẽ bị lệch khỏi vị trí ban đầu và tràn ra khỏi bao xơ, chèn ép các dây thần kinh đốt sống gây tê bì chân tay.
Thoái hóa đốt sống: Sự lưu thông máu bị xảy ra khó khăn do các dây thần kinh và động mạch đốt sống bị chèn ép. Nếu không điều trị sớm thì không chỉ tê bì chân tay, mà có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn như liệt hay teo tay chân.
Thoái hóa khớp: Các khớp tay, đầu gối, khớp háng bị tổn thương dẫn đến tê bì chân tay, ảnh hưởng đến vận động trong đời sống.
Tim mạch: Máu sẽ không lưu thông tốt nếu tim hoạt động kém.
Xơ vữa động mạch: Tê bì chân tay sẽ xảy ra do hiện tượng hẹp động mạch dẫn đến sự chèn ép các dây thần kinh.
Đa xơ cứng: Tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương do rối loạn tự miễn.
Hẹp ống sống: Bệnh bẩm sinh do hiện tượng thu nhỏ của cột sống làm các rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê tay, chân.
Viêm đa rễ thần kinh: Hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương gây rối loạn hoặc mất cảm giác.
Viêm đa khớp dạng thấp: Người bệnh khi đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ xảy ra tình trạng các khớp tay, chân bị viêm nhiễm gây tê bì chân tay.
Ngoài ra, khi sử dụng một số loại thuốc sẽ có các tác dụng phụ cũng gây ra triệu chứng tê bì chân tay, cần đưa bệnh nhân đến phòng khám kịp thời để hỏi ý kiến của bác sĩ.
Tê bì tay chân do bệnh lý nếu không được điều trị sớm thì không những khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động thường ngày mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của họ.
Một trong những phương pháp điều trị đơn giản nhất mà lại không tốn quá nhiều chi phí đó là tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và tăng cường lưu thông máu.
Tuy nhiên, bạn cần phải tìm được một cường độ tập luyện phù hợp, không quá mạnh cũng không quá nhẹ, tránh đứng yên hay ngồi một chỗ quá lâu gây ảnh hưởng đến chất lượng luyện tập. Bên cạnh đó hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.
Tuy nhiên, đối với tình trạng tê bì tay chân lâu dài hoặc các triệu chứng bất thường khác thì người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ để được chỉ dẫn và điều trị kịp thời.
Tê bì chân tay có phải là dấu hiệu của bệnh không?Khi bị tê bì chân tay, rất nhiều câu hỏi được đặt ra liệu đó là dấu hiệu của bệnh gì và có nguy hiểm hay không? Tuy nhiên, bạn cần biết rằng không phải bất cứ trường hợp tê bì chân tay nào cũng là một triệu chứng bệnh, đôi khi nó chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và không gây hại cho sức khỏe.
Ngủ hay bị tê tay chân là dấu hiệu của bệnh gì?Sau khi ngủ dậy bị tê tay chân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như nằm sai tư thế, đè lên các dây thần kinh ở tay,… Bên cạnh đó cũng có khả năng là do mắc phải các bệnh lý như tiểu đường, xương khớp, tim mạch, hệ thần kinh,… Để biết được nguyên nhân do đâu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Bị tê bì chân tay là thiếu chất gì?
Canxi
Nói tới các bệnh lý xương khớp không thể nào bỏ qua nguồn khoáng chất canxi bởi nó chiếm tới 99% ở xương và răng. Thiếu canxi là nguyên nhân chính dẫn tới các chứng đau nhức, thoái hóa, loãng xương. Triệu chứng điển hình của các bệnh lý xương khớp chính là tê bì chân tay, dễ bị gãy xương và thậm chí khó hồi phục cơ xương khớp.
Do đó, để cải thiện tình trạng tê chân tay, người bệnh cần bổ sung ngay canxi vào chế độ dinh dưỡng. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như đậu trắng, rau chân vịt, hạnh nhân, bông cải xanh,…
Vitamin nhóm B như B1, B9 (Acid Folic) và B12
Thiếu vitamin B1 là nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút của hoạt động các tế bào trong cơ thể và cũng là chất có chức năng thúc giúp đẩy hình thành năng lượng. Người bị thiếu vitamin B1 có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, chân tay tê nhức, cứng khớp như bị kim châm,…
Tiếp theo là chất dinh dưỡng acid folic hay vitamin B9, đây là chất quan trọng có vai trò sản xuất tế bào mới cho cơ thể, trong đó có bạch cầu, tiểu cầu. Bên cạnh đó, Acid folic cũng giúp chống lại bệnh thiếu máu và tham gia vào quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh, phù hợp cho những bệnh nhân bị tê bì chân tay thuộc mọi đối tượng.
Nói tới tê bì chân tay do thiếu máu thì không thể không nhắc đến vitamin B12, có đặc tính tan trong nước, rất cần thiết cho quá trình sản xuất tế bào máu đỏ, thúc đẩy chức năng thần kinh, giúp tổng hợp DNA và chất béo,… Người bị thiếu vitamin B12 sẽ không sản xuất đủ lượng máu cho cơ thể, trầm trọng hơn là suy giảm chức năng nhận thức gây ra tê bì chân tay.
Bạn hãy bổ sung các vitamin nhóm B từ các thực phẩm như: Cá hồi, gan và nội tạng động vật, thịt bò, thịt gà, trứng sữa, các loại rau xanh, các loại đậu…
Kali
Kali là một khoáng chất có vai trò quan trọng trong hoạt động chức năng của hệ tim mạch và tiêu hóa. Kali tác động tới não bộ và hàm lượng oxy có trong máu.
Nếu máu không cung cấp đủ tới não và các dây thần kinh trung ương và toàn bộ cơ thể dễ dẫn tới tê bì chân tay. Kali có nhiều trong: Đậu nành, chuối, củ dền, dưa hấu, đậu đen,…
Magie
Magie đóng vai trò kiểm soát các xung thần kinh của hệ thần kinh. Ngoài ra, cũng giống canxi, magie giúp hình thành xương và năng lượng cho cơ thể. Nếu lượng magie không đủ cho cơ thể có thể dẫn tới tê bì chân tay.
Magie có nhiều trong các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, giá, bơ, socola đen…
Khi nào cần gặp bác sĩ khi bị tê bì chân tay?Bạn có thể sẽ cần phải gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau đây vì nó có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý nguy hiểm:
Đau đầu dữ dội.
Chóng mặt.
Khó thở.
Hay quên.
Tê bì tay chân kéo dài trên 6 tuần.
Tê chân kèm theo sự thay đổi màu sắc, nhiệt độ của chân, bàn chân.
Co giật.
Mất kiểm soát bàng quang, ruột.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
7-Dayslim
Dinh Dưỡng Cho Người Mắc Bệnh Thận Mạn Cần Lưu Ý Điều Gì?
NKF – KDOQI 2002 phân bệnh thận mạn thành 5 giai đoạn dựa vào GFR
Giai đoạn Mô tả Mức lọc cầu thận (ml/phút/1.73m² da)
1 Thận bị tổn thương với mức lọc cầu thận bình thường ≥ 90
2 Thận bị tổn thương với mức lọc cầu thận 60 – 89
3 Mức lọc cầu thận giảm trung bình 30 – 59
4 Mức lọc cầu thận giảm nặng 15 – 29
5 Bệnh thận mạn giai đoạn cuối
Bệnh thận mạn (Nguồn: Internet)
Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng trong bệnh thận mạn
Ngăn chặn tiến triển bệnh thận mạn bao gồm kiểm soát bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường,…
Phòng ngừa suy dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng cho người mắc bệnh thận mạn Năng lượng
Dưới 60 tuổi: 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
Trên 60 tuổi: 30 – 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
Chạy thận nhân tạo: 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
Lọc màng bụng: 30 – 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
Protein
Giai đoạn 1 – 2: 0.8 – 1g/cân nặng lý tưởng/ngày
Giai đoạn 3: 0.6g/cân nặng lý tưởng/ngày
Giai đoạn 4:
Không lọc máu: 0.6g/cân nặng lý tưởng/ngày
Chạy thận nhân tạo: 1.2g/cân nặng lý tưởng/ngày
Lọc màng bụng: 1.2 – 1.5g/cân nặng lý tưởng/ngày
Ghép thận:
4 – 6 tuần sau ghép thận: 1.3 – 2g/cân nặng lý tưởng/ngày
Sau 6 tuần ghép thận: 1g/cân nặng lý tưởng/ngày
Lipid20 – 30% tổng nhu cầu năng lượng
Các chất khác
Lượng chất lỏng phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng như: Mức độ phù, lượng nước tiểu, huyết áp, giá trị điện giải đồ,… Nhu cầu dịch có thể được tính như sau: Nhu cầu dịch = Lượng nước tiểu + 500ml/ngày
Canxi: 1000 – 1200mg/ngày
Phospho: 800 – 1200mg/ngày hoặc 8 – 12mg/cân nặng lý tưởng/ngày. Chức năng thận suy giảm làm bài tiết phospho, do đó bệnh nhân suy thận mạn cần hạn chế thực phẩm giàu Phospho
Vitamin D: Mất chức năng thận làm giảm sự sản xuất dạng hoạt động của vitamin D từ thận. Chính vì vậy, bệnh nhân bệnh thận mạn cần được bổ sung vitamin D dạng hoạt hóa khi nồng độ vitamin D huyết thanh
Vitamin K: Bệnh nhân sử dụng thuốc kháng đông như Warfarin cần thận trọng với thực phẩm giàu vitamin K
Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân bệnh thận mạn Mẹo hạn chế Kali trong khẩu phầnThực phẩm giàu Kali (Nguồn: Internet)
Không ăn vượt quá nhu cầu protein trong khẩu phần
Không sử dụng phụ gia thay thế muối chứa Kali
Rửa thật sạch trái cây và rau trước khi ăn
Những thực phẩm chứa nhiều Kali cần phải hạn chế
Ngũ cốc: Khoai tây, khoai lang, bí đỏ, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, bánh mì đen,…
Trái cây: Chuối, dưa lưới, kiwi, cam, trái bơ, nho khô, chà là,…
Rau: Các loại rau xanh, nấm,…
Những thực phẩm chứa ít Kali mà bệnh nhân bệnh thận mạn nên ăn
Ngũ cốc: Bắp, ngũ cốc tinh chế như gạo trắng, bánh mì trắng,…
Trái cây: Táo, các loại trái cây họ berry, nho, bưởi, xoài, đu đủ, thơm, lê,…
Rau: Bắp cải, cà rốt, bông cải trắng, cần tây, củ hành trắng, dưa leo, cà tím, đậu bắp, dưa leo, sà lách,…
Mẹo hạn chế Phospho trong khẩu phần
Không ăn vượt quá nhu cầu protein trong khẩu phần vì Phospho hiện diện nhiều trong các loại thực phẩm giàu đạm như thịt/cá/sữa/đậu,…
Tránh ăn những thực phẩm chế biến sẵn có bổ sung Phospho bằng cách đọc thành phần nguyên liệu trên bao bì không có chữ “PHOS”
Thực phẩm giàu Phospho (Nguồn: Internet)
Hãy tiếp tục theo dõi chúng mình để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.
Bộ Y tế (2023). Dinh dưỡng trong điều trị bệnh thận mạn ở người trưởng thành. Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học Hà Nội, 148 – 152.
Bộ Y tế (2023). Bệnh thận mạn. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận – tiết niệu, Hà Nội, 129 – 138.
Đăng bởi: Thái Hà
Từ khoá: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh thận mạn cần lưu ý điều gì?
Bệnh Trầm Cảm Ở Tuổi Dậy Thì: Dấu Hiệu Và Nguyên Nhân
Về mặt y học, bệnh trầm cảm ở tuổi teen không khác biệt với chứng trầm cảm ở người lớn. Tuy nhiên, cách biểu hiện triệu chứng ở tuổi thanh thiếu niên lại khác với người lớn.1
Việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng. Bởi việc kéo dài tình trạng trầm cảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực và làm gián đoạn cuộc sống của trẻ ở tuổi dậy thì.2
Những thay đổi về cảm xúcKhi mắc trầm cảm tuổi dậy thì, trẻ thường có những thay đổi cảm xúc sau:3
Cảm giác buồn bã, ủ rũ là dấu hiệu rõ ràng nhất. Tình trạng này có thể kéo dài và trẻ có thể khóc mà không có lý do rõ ràng.
Thất vọng về bản thân, cảm giác vô dụng, tội lỗi.
Cảm thấy tuyệt vọng, trống rỗng.
Dễ khó chịu, bực bội, dễ tức giận ngay cả với những việc nhỏ.
Mất hứng thú, mất niềm vui trong các hoạt động yêu thích thường ngày.
Mất niềm vui hoặc dễ xung đột với gia đình và bạn bè.
Tự đổ lỗi, tự phê bình nặng nề cho những thất bại trong quá khứ.
Sự nhạy cảm tăng lên theo hướng tiêu cực.
Khó suy nghĩ, mất tập trung. Việc đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ trở nên khó hơn.
Cảm giác cuộc sống và tương lai u tối, ảm đạm.
Thường xuyên nghĩ đến cái chết, sắp chết hoặc tự tử.
Những thay đổi về hành viKhi bị bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì tấn công, hành vi của trẻ cũng có những thay đổi:3
Thường xuyên ở trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức dù nghỉ ngơi đầy đủ.
Xa lánh tập thể, bạn bè và cả người thân trong gia đình.
Chán ăn hoặc trở nên cuồng ăn hơn.
Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
Khả năng tập trung và suy nghĩ lúc này cũng kém đi và do đó, kết quả học tập cũng giảm sút.
Ít khi chú ý đến vệ sinh cá nhân và ngoại hình.
Có hành vi tự hại bản thân, lên kế hoạch hoặc cố gắng tự sát.
Sự chênh lệch của các chất dẫn truyền thần kinh trong nãoCác chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng và hành vi. Trong đó, điển hình nhất là các chất như serotonin, dopamine và norepinephrine. Các nghiên cứu cho thấy khi các chất này ở mức độ thấp có thể gây ra bệnh trầm cảm.4 5
Sự thay đổi của nội tiết tố3 Tác động của những sự kiện đau thương1 3Trẻ em không có khả năng đương đầu với các sự kiện đau thương. Do đó, nếu những sự kiện này xảy ra, chúng có thể dẫn đến những tổn thương lâu dài trong não bộ. Đến một thời điểm thích hợp, chúng có thể bộc phát và dẫn đến trầm cảm. Cha mẹ ly hôn, trẻ bị lạm dụng, mất mát người thân,… đều là những sự kiện có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ.
Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể do di truyền1 3Đã có nghiên cứu cho thấy, trầm cảm có một thành phần sinh học.6 Nó có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Đứa trẻ lớn lên trong gia đình có người từng bị trầm cảm cũng dễ mắc căn bệnh này hơn. Mối quan hệ giữa người bị trầm cảm với trẻ càng gần gũi thì nguy cơ càng cao.
Ảnh hưởng bởi các suy nghĩ tiêu cực1 3Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể khởi phát từ những suy nghĩ tiêu cực mà trẻ bị ảnh hưởng. Những suy nghĩ này có thể đến từ bên trong gia đình và trẻ học được từ người thân. Khi đó, trẻ không học được cách đương đầu và vượt qua thử thách. Thay vào đó, trẻ cảm thấy bất lực với các vấn đề gặp phải và không tìm cách giải quyết chúng.
Những căng thẳng trong cuộc sống3Trẻ vị thành niên phải đối mặt với những áp lực học hành, các mối quan hệ. Các vấn đề này thường trở nên khắt khe hơn khi trẻ đã bước vào giai đoạn dậy thì. Sự căng thẳng đó có thể tạo ra áp lực và khiến trẻ phát bệnh. Tình trạng trầm cảm ở học sinh phần lớn cũng đến từ nguyên nhân này.
Nếu các triệu chứng trầm cảm xuất hiện và kéo dài, trẻ cần được đưa đến gặp người có chuyên môn. Tại đây, trẻ sẽ được thăm khám sức khỏe, làm các bài kiểm tra, xét nghiệm và đánh giá tâm lý để xác định mức độ trầm cảm. Từ đó, bác sĩ sẽ đề xuất hướng điều trị tùy vào tình trạng của người bệnh.3
Trẻ có thể được uống thuốc và tham gia các buổi trị liệu tâm lý. Dù chữa trị bằng cách nào, trẻ cũng cần được theo dõi sát và chăm sóc kỹ lưỡng. Điều này sẽ giúp trẻ có thêm động lực vượt qua bệnh tật. Thay đổi lối sống cũng giúp giảm các triệu chứng trầm cảm tuổi dậy thì. Trẻ mắc trầm cảm nên tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và tránh xa caffeine, rượu, bia. Ngoài ra, việc quan tâm kỹ lưỡng cũng giúp phòng ngừa nguy cơ trẻ tự tử.1
Du Lịch Fansipan Có Gì Cần Lưu Ý?
Fansipan ở đâu?
Fansipan được biết đến là núi cao nhất Việt Nam và 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Vì vậy còn được gọi là ‘nóc nhà Đông Dương’. Ngọn núi Fansipan cao đến 3.143m (số liệu năm 1909) nhưng theo như số liệu năm 2023 là 3.147,3m.
Đỉnh Fansipan
Fansipan nằm ở dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách trung tâm Thị trấn Sapa 9km về hướng Tây Nam, giáp 2 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam. Trước đây, khách du lịch chỉ có thể đi bộ đường dài và leo núi để chinh phục đỉnh Fansipan. Tuy nhiên song hành với nhu cầu du lịch, check-in ngày càng nhiều nên các tuyến cáp treo, tàu hỏa đã được xây dựng để phần đông khách đi tour du lịch Sapacó thể chạm được đến cột mốc đỉnh núi kỳ vĩ này.
Vị trí Fansipan
Từ thị trấn Sapa lên Fansipan như nào?Vị trí Fansipan
Như đã nói trên, bạn có thể đến Fansipan bằng cáp treo hoặc đường đi bộ, tùy vào sức khỏe, sở thích hay bạn có thể ở Sapa trong bao lâu. Khách du lịch Sapa có thể trải nghiệm đi lên leo núi và đi xuống theo đường cáp treo cho đỡ mệt cũng được.
Trekking FansipanCon đường theo tour trekking Sapa (leo núi) có thể dao động từ 1 tới 4 ngày tùy sức khỏe của bạn. Nếu chỉ đi trong 1 ngày thì du khách cần đi từ sáng sớm, có hành trang đầy đủ và sức khỏe tốt. Thường du khách chọn thời gian khoảng 2 ngày để vừa thong thả di chuyển, vừa có thể trải nghiệm, tận hưởng phong cảnh Fansipan cùng bạn bè. Bạn cũng có thể dành 3 – 4 ngày cho hành trình này nếu lâu không luyện tập thể thao, như vậy có thể đi thong thả, từ từ để cơ thể thích nghi dần.
Có 3 đường mòn dẫn lên đỉnh Fansipan với độ cao và khoảng cách khác nhau: đường Trạm Tôn, Sín Chải và Cát Cát. Du khách thường được gợi ý nên đi đường Trạm Tôn hơn vì đây là đường lên nương rẫy của người dân, có khá nhiều người đã đi qua đây rồi. Đường mòn này bắt đầu ở trạm kiểm lâm trên đỉnh đèo Trạm Tôn, độ cao 1.500, bắt đầu hành trình leo núi xuyên qua những dãy núi và đường mòn. Tới độ cao khoảng 2.800m thì có trạm dừng để du khách cắm trại, nấu ăn và nghỉ ngơi qua đêm. Ngày hôm sau bạn xuất phát từ đó lên Fansipan ở độ cao 3.143m. Tổng quãng đường khoảng 11km. Sau khi tham quan ngắm cảnh tại đỉnh Fansipan, bạn có thể quay lại đường mòn về Trạm Tôn, hoặc đi cáp treo xuống cho đỡ mệt.
Đi theo đường Sín Chải thì ngắn hơn, tầm 9km thôi nhưng có nhiều nhánh nên du khách thường dễ đi lạc còn đường qua Bản Cát Cát thì dài đến 20km. Thế nên các hành trình trekking thường khuyến khích du khách đi theo đường Trạm Tôn hơn.
Nên lưu ý là đi leo núi cũng cần phải có hướng dẫn viên đi cùng hoặc người bản địa dẫn đường để hướng dẫn bạn nấu nướng, kiếm củi, nhóm bếp hay những lưu ý khác cho chuyến đi được an toàn hơn. Và chắc chắn nếu muốn leo núi thuận lợi thì bạn cần phải có sức khỏe tốt rồi. Các vật dụng như giày leo núi, lều, áo mưa, túi ngủ, kẹo ngậm tăng năng lượng và các loại thuốc cá nhân là những thứ gần như bắt buộc phải có. Những đồ dùng cá nhân lặt vặt hay nhiều quần áo thì không nên mang theo, giảm gánh nặng cho quá trình leo núi của bạn.
Cáp treo FansipanCáp treo Fansipan được xem là ‘cứu cánh’ với những người mê du lịch, tận hưởng cảm giác ngắm nhìn đất nước trên nóc nhà Đông Dương nhưng không đủ sức khỏe và thời gian cho hành trình leo núi.
Tàu hỏa leo núi Mường Hoa
Tàu hỏa leo núi Mường Hoa
Từ thị trấn Sapa thì bạn có thể đi Tàu hỏa leo núi Mường Hoa để đến ga cáp treo Fansipan, từ ga này mới lên cáp treo để đi lên đỉnh Fansipan. Ga tàu hỏa có điểm xuất phát nằm ở khách sạn De La Coupole, trung tâm thị trấn Sapa hay còn được biết đến là điểm du lịch Sun Plaza Sapa. Tuyến tàu đi vào hoạt động đã rút ngắn thời gian di chuyển từ 15-20 phút đi ô tô đường núi xuống chỉ còn khoảng 4 phút. Từ điểm dừng, khách Tour Sapa Hà Giang tiếp tục bắt cáp treo lên Fansipan.
Nên đi du lịch Fansipan mùa nào?Săn mây và mùa hoa tím ở Fansipan
Săn mây và mùa hoa tím ở Fansipan
Theo tour Hà Nội Sapa bạn có thể đi bất cứ mùa nào nhưng nếu muốn ngắm nhiều loài hoa đẹp thì nên đi vào mùa xuân. Mùa hạ có ‘tuyệt tác’ nước đổ ải đầy màu sắc trên những thửa ruộng bậc thang. Mùa thu có lúa cũng chín vàng ruộm. Còn khi mùa đông về, hoạt động ưa thích của du khách là đi ‘săn tuyết’. Nếu không có nhu cầu nào đặc biệt hoặc đi để nghỉ ngơi thôi thì bạn đi mùa nào cũng được, chỉ cần nhớ tránh đi vào ngày mưa hoặc quá nhiều mây. Mưa thì đường khá trơn trượt, khá nguy hiểm và khiến trải nghiệm của bạn bớt vui. Còn quá nhiều mây thì bạn có thể không chụp được toàn cảnh núi non Tây Bắc hùng vĩ, nhưng nếu bạn muốn ‘bắt’ được cảnh ‘mây mù giăng lối’ thì không sao, cứ xách balo lên đi thôi!
Cần chuẩn bị hành lý như nào khi đi Fansipan?Nếu bạn đi theo tour Sapa từ Hà Nội thì không cần lo lắng về việc mang gì đi vì bạn có thể đi Fansipan và về nơi lưu trú trong ngày. Thế nên bạn chỉ cần mang balo nhẹ, đem sạc dự phòng, điện thoại hoặc máy ảnh, ô nhỏ (hoặc áo mưa), và áo ấm nếu đi mùa lạnh vì lên đỉnh Fansipan nhiệt độ sẽ giảm khá sâu, thêm một ít đồ ăn vì hàng quán ở Fansipan khá ít, kèm vài đồ dùng cá nhân nhẹ khác.
Đăng bởi: Phước Đạt Mai
Từ khoá: Du lịch Fansipan có gì cần lưu ý?
Trị Rụng Tóc Nhiều Và Làm Tóc Nhanh Dài, Dày Siêu Đơn Giản
Mùa đông là thủ phạm gây ra nhiều căn bệnh, trong đó những bệnh về da đầu và tóc khá phổ biến như: gàu, tóc rụng, tóc khô, xơ, hư hỏng, thậm chí là nấm da đầu. Khi vào mùa thu, đông, các tuyến dầu giảm hoạt động, không khí khô hanh, độ ẩm thấp. Việc bạn liên tục di chuyển từ môi trường lạnh, không khí ẩm ướt hoặc khô hanh bên ngoài vào môi trường trong nhà được sưởi ấm khiến da và tóc khô, làm cho sợi tóc không có độ mềm mại, bị khô và xơ, dễ gãy rụng.
Trị rụng tóc nhiều – Tri rung toc và làm tóc nhanh dài, dày siêu đơn giản 1. Nguyên liệu:
2 đến 3 cây sả
1 chai dầu olive 500ml ( loại extra virgin oil)
2. Cách thực hiện:Bước 1: Đun nóng 500ml dầu olive , để sôi khoảng 10 phút rồi bắc xuống.
Bước 2: Thái nhỏ 1-2 cây sả rồi cho vào với dầu olive.
Bước 3: Để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
3. Áp dụng:Một tuần 1 lần dùng dầu này massage trên da đầu khoảng 10 phút, sau đó gội dầu và xả bình thường.
Hỗn hợp dầu này giúp điều trị và giảm các vấn đề về gàu, ngứa, giúp chân tóc khỏe và kích thích mọc tóc nhanh.
Có thể thêm vỏ cam/chanh/bưởi (phần vỏ xanh) để tăng hiệu quả kích thích mọc tóc. Nếu tóc rụng nhiều bạn nên cho thêm vỏ bưởi (lấy phần vỏ bưởi xanh thái nhỏ đun cùng sả với dầu olive).
4. Một số lưu ý: Trị rụng tóc nhiều – Tri rung toc và làm tóc nhanh dài, dày siêu đơn giảnNgoài việc sử dụng liệu pháp trên để chữa trị rụng tóc nhiều và làm tóc nhanh dài, dày còn có một thực đơn cũng giúp chữa rụng tóc mà chúng mình muốn chia sẻ với các bạn. Món ăn khá đơn giản và dễ thực hiện:
1. Nguyên liệu:
Thịt lợn ba chỉ cả bì(đã cạo sạch lông): 200g.
Lá dâu tằm ăn tươi chừng một nắm tay.
2. Các thực hiện:Nấu như nấu canh, chỉ nêm tiêu, muối không dùng hành lá, tỏi. 1 ngày ăn rồi nghỉ 1 ngày (ăn cách nhật), khoảng 10 lần trở lên thì dứt hẳn chứng rụng tóc.
Và cuối cùng để tăng thêm hiệu quả bạn nên kết hợp với việc lựa chọn một số loại dầu gội không chứa các chất gây kích ứng da đầu, loại này thường được chiết xuất từ một số thảo dược rất tốt cho tóc và hay được sử dụng như: hương nhu, mần trầu, núc nác, bồ kết, tang bạch bì… phối hợp với nhau sẽ tăng tuần hoàn dưới da đầu, làm da đầu khỏe, chân tóc chắc và nuôi dưỡng sợi tóc. Tóc nhờ đó sẽ giảm hiện tượng rụng nhanh chóng và không bị gầu.
Đăng bởi: Nguyễn Thị Minh Thùy
Từ khoá: Trị rụng tóc nhiều và làm tóc nhanh dài, dày siêu đơn giản
Cập nhật thông tin chi tiết về Rụng Tóc Là Bệnh Gì Và Dấu Hiệu Cần Lưu Ý? trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!