Xu Hướng 9/2023 # Ngỡ Ngàng Trước Vẻ Đẹp Non Nước Mẫu Sơn – Lạng Sơn # Top 15 Xem Nhiều | Hgpc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ngỡ Ngàng Trước Vẻ Đẹp Non Nước Mẫu Sơn – Lạng Sơn # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ngỡ Ngàng Trước Vẻ Đẹp Non Nước Mẫu Sơn – Lạng Sơn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giới thiệu đôi nét về Mẫu Sơn

Mẫu Sơn là một dãy núi hùng vỹ trải dài trên địa bàn 2 huyện là Cao Lộc và Lộc Bình của tỉnh Lạng Sơn. Địa danh này nằm cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 30 km về phía Đông và cách thủ đô Hà Nội khoảng 180 km. Mẫu Sơn cũng được xem là vùng núi cao nhất của tỉnh Lạng Sơn với độ cao trung bình từ 800 mét đến 1000 mét so với mực nước biển.

Mẫu Sơn là một dãy núi hùng vỹ tuyệt đẹp của Lạng Sơn. Ảnh: Blog Adayroi.

Trước đây, dưới thời Pháp thuộc, Mẫu Sơn từng là một khu nghỉ dưỡng cao cấp chuyên phục vụ cho quan chức và binh lính Pháp sống tại Việt Nam.

Kinh nghiệm du lịch Mẫu Sơn Thời tiết và khí hậu tại Mẫu Sơn như thế nào?

Bạn nên đến du lịch Mẫu Sơn vào mùa đông hoặc mùa hè. Ảnh: Wikipedia.

Cách di chuyển đến Mẫu Sơn

Để đến được Mẫu Sơn, đầu tiên các bạn phải di chuyển lên thành phố Lạng Sơn. Tại bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát mỗi ngày luôn có rất nhiều chuyến xe khách chạy tuyến Hà Nội – Lạng Sơn với giá vé khoảng 100,000 đồng / 1 lượt.

Sau khi lên đến thành phố, bạn nên thuê xe máy và đi lên Mẫu Sơn. Quãng đường chỉ rơi vào khoảng 30 km.

Ở đâu khi du lịch Mẫu Sơn?

Nhà nghỉ Chín Gian: điện thoại 0913299388

Nhà nghỉ Yến Yến: điện thoại 0394089276

Khách sạn Hương Sơn: điện thoại 035.350468.

Những trải nghiệm không nên bỏ qua khi đến du lịch Mẫu Sơn Tham quan núi Phật Chỉ

Một trong những điểm tham quan bạn không nên bỏ qua trong tour du lịch Mẫu Sơn đó chính là núi Phật Chỉ. Đây là một ngọn núi vô cùng linh thiêng và có ý nghĩa quan trọng đối với người dân tộc Dao. Trên núi có một số ngôi đền cổ, người Dao thường xuyên lên đây để cầu nguyện. Khung cảnh thiên nhiên của núi Phật Chỉ vô cùng hoang sơ, thoáng đãng và không kém phần thơ mộng. Tại đây bạn sẽ có cơ hội được khám phá những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp với nhiều loài hoa quý, cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Khám phá suối Long Đầu

Suối Long Đầu tại Mẫu Sơn. Ảnh: chúng mình.

Tham quan khu linh địa cổ Mẫu Sơn

Tham quan khu linh địa cổ Mẫu Sơn. Ảnh: Thegioidisan.

Không chỉ vậy, đến với linh địa cổ Mẫu Sơn, bạn còn có cơ hội được tham quan khu đền cổ cùng hệ thống hầm mộ đá quy mô lớn.

Tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của người Dao

Mẫu Sơn là địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc Dao. Họ có rất nhiều những phong tục, tập quán độc đáo và thú vị để chúng ta có thể khám phá. Một trong những bản người Dao thu hút đông du khách nhất tại Mẫu Sơn đó chính là bản Khuổi Cấp.

Tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của người Dao. Ảnh: Dulich24.

Ăn gì khi du lịch Mẫu Sơn?

Không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, khi đến với Mẫu Sơn, du khách còn có cơ hội được thưởng thức rất nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Một số món bạn không nên bỏ qua như ếch hay cá hồi Mẫu Sơn. Bên cạnh đó, rượu cũng là một loại đặc sản được nhiều du khách yêu thích khi đến với nơi đây.

Phan Hoàng (Tổng hợp)

Đăng bởi: Nguyễn Hoài Linh

Từ khoá: Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp non nước Mẫu Sơn – Lạng Sơn

Đặc Sản Gia Truyền Lạng Sơn

1. Các loại thịt heo quay

Mỗi món thịt heo quay lại có thể biến tấu ra hàng mấy món ngon khác, đảm bảo nên được sự đa dạng của hương vị mà không phải ai cũng biết như: heo quay kho dưa cải, heo quay hầm thuốc bắc, thịt heo quay kho trứng, lẩu mắm thịt quay, chè heo quay, thịt heo quay kho tương, ….

2. Thưởng thức hương vị thịt heo lá mắc mật ngon khó cưỡng

Heo quay được bày bán ở chợ

Heo quay xong cho màu sắc vô cùng bắt mắt với lớp da bóng vàng, mùi thơm tỏa ra ngào ngạt. Bì heo quay mắc mật không phồng như heo quay dưới xuôi mà giòn và mượt mắt lắm. Nhờ lớp bì đóng kín mà dưỡng chất cũng như nước thịt của con lợn được giữ hầu như nguyên vẹn bên trong.

Lợn do một phần được chọn cẩn thận, là lợn sữa nên không quá nhiều mỡ, mỡ hầu như đã được tiết ra trong quá trình nướng. Phần mỡ còn lại đóng như thạch, vừa đủ, ăn ngậy, thấm vị mà không hề ngán chút nào. Cho miếng mỡ vào miệng mà như tan ra vậy.

Nói đến phần thịt được âm lửa hơn 2 tiếng, mềm nhưng không mềm rục, không bở như lợn thường mà cũng không dai như lợn sề. Đĩa thịt vàng rộm thơm lừng mùi lá mắc mật, cắn miếng nào, trôi miếng đấy, đậm đà ngon lành không tả được.

Heo quay nguyên con trong ngày lễ

Phàm những món quay hay nướng, ăn nhiều ắt dễ gây ngán ngấy. Vì thế mà người Lạng Sơn hay ăn heo quay lá mắc mật với dưa muối. Giống như ngày lễ lạt ăn bánh chưng, thịt đông với dưa góp đó. Dưa chua chua, ngọt nhẹ lại còn mát, một miếng thịt quay, đôi gắp dưa là trọn vị vẹn toàn lắm. Còn về phần lòng lợn thì cứ luộc sạch, thêm đôi bát tiết canh là nhâm nhi cả ngày cũng không hết thú. Đặc biệt không thể thiếu nước chấm tự pha theo công thức đặc biệt được. Các hàng quán ở Lạng Sơn mỗi người một kiểu, nhưng tựu chung thì không thể bỏ qua chút lá móc mật băm nhỏ, nêm trộn đều vào nước chấm.

Heo quay là món ăn sang trọng hay được sử dụng trong những ngày lễ đặc biệt như liên hoan, sinh nhật, cỗ bàn, … Dọc mấy chợ ở Lạng Sơn, hầu như đâu cũng có bán heo quay, chủ yếu là bán theo cân vì lẽ ngày thường, mấy ai mua nguyên con đâu. Nếu bạn muốn mua nguyên con, để cho chắc chắn, tốt nhất nên đặt trước. Hoặc cũng có thể tự mua heo về làm.

3. Cách làm heo quay tại nhà (lợn quay) cả con 3.1. Nguyên liệu

1 con lợn sữa khoảng dưới 40kg. Chọn lợn sữa vì thịt mềm, da nướng dễ giòn.

Lá mắc mật

Quả móc mật khô

Mật ong (mật ong hay được dùng để tăng màu sắc cho da lợn, tuy nhiên lại giảm độ giòn của da, bạn có thể cân nhắc dùng mật ong hoặc không dùng đều được)

Giấm

Hành, gừng, tỏi

Mắm muối, đường và các loại gia vị cần thiết

3.2. Sơ chế nguyên liệu

Lá mắc mật

Việc chọn lơn khi quay rất quan trọng, bạn nên nhớ, lợn quá nhỏ thì nướng xong sẽ vơi nhiều, lợn quá to thì khó ngấm gia vị, dễ trong sống ngoài cháy. Chọn lợn tầm 40kg là ngon nhất. Làm sạch lợn, rồi mổ bỏ nội tạng. Vết mổ chỉ nên bé thôi, khoảng 15 cm, có như thế thì khi khâu bụng lợn lại mới dễ dàng.

Lá mắc mật chọn lá bánh tẻ, rửa sạch bỏ cuộng, chần qua nước sôi để bớt mùi hắc.

Quả mắc mật khô, rửa sạch đun với nước cho sôi khoảng 2-3 phút rồi lấy ra nghiền nhỏ.

Hòa tan hỗn hợp mật ong, giấm, nước theo tỷ lệ 1:2:8, hỗn hợp này giúp màu da lợn sau khi quay rất đẹp mắt.

Hành tỏi, gừng băm nhỏ, xào với dầu ăn cho xém vàng.

3.3. Quan trọng: Cách ướp heo quay

Trộn đều bột quả mắc mật vừa xay với hành tỏi đã chiên vàng, thêm gia vị muối mắm, … cho vừa ăn. Cho thêm chút nước để hỗn hợp dễ trộn và quyện vào với nhau.

Hỗn hợp trên quết đều vào trong bụng lợn, xát đều tay để ngấm kỹ vào thịt. Vì quá trình quay khá là lâu, da lợn dày, quan trọng là lợn quay nguyên con nên việc ướp gia vị không hề đơn giản. Thế nên việc ướp gia vị cần “mạnh tay” một chút, đảm bảo gia vị thấm vào từng thớ thịt.

Tiếp đến nhồi hết lá mắc mật vào trong bụng lợn và khâu lại. Lá mắc mật có một mùi thơm cực kỳ đặc biệt, khi nướng âm trong lòng heo, lá sẽ giúp giữ lại chất ngọt từ thịt lợn tiết ra, đồng thời mang lại mùi vị đặc biệt, ngấm vào thịt heo. Đó là lý do tại sao heo quay lá mắc mật lại có hương vị cuốn hút người ăn đến vậy.

3.4. Lên màu cho heo quay lá mắc mật

fsda

Để đạt được thành phẩm lợn quay có màu sắc bắt mắt mà bạn vẫn nhìn thấy, đòi hỏi sự công phu trong khâu lên màu da. Màu ở đây là màu hoàn toàn tự nhiên, chứ không phải dùng phẩm màu như nhiều người vẫn nghĩ. Quy trình gồm 2 bước:

Lên màu sống: Đây là khâu quan trọng sau khi đã ướp thịt.

Dùng kim nhọn xăm lên da lợn, giúp da nhanh giòn mà còn tạo lỗ thoát khí, tránh da lợn bị nứt.

Lợn phải được lau khô da bên ngoài, xiên qua que tre từ đầu đến cuối, cho lên bếp quay vài vòng cho da lợn khô hoàn toàn, lợn càng khô thì màu càng đẹp, và lợn cũng sẽ ngon hơn. Dùng hỗn hợp mật ong, giấm, nước bôi đều lên da. Chú ý, cọ xát thật mạnh để hỗ hợp thấm qua những lỗ châm, làm càng mạnh tay càng tốt. Ở bước này, bạn có thể dùng khăn để dễ thao tác hơn.

Lên màu chín: Bước quan trọng trong cách làm heo quay

Trong quá trình quay, không được để lửa to, lợn sẽ bị cháy. Vừa quay vừa dùng khăn quấn vào que, nhúng vào hỗn hợp nước màu để chà lại lên da lợn. Chỗ nào ít nhiệt thì càng phải chà nhiều, làm liên tục cho tới khi lợn chín.

Heo quay trong vòng 2 giờ đến 2 giờ rưỡi là được.

Cách chọn heo ngon

Than để quay heo cần gạt ra phía đầu và phía cuối con lơn. Không nên trải than quá nhiều, vì lượng nhiệt lớn sẽ làm heo cháy ngoài sống trong.

4. Cách pha nước chấm thịt lợn quay lá mắc mật thơm ngon, hấp dẫn

Có 2 cách làm nước chấm. Cách thứ nhất là nước chấm theo chuẩn người Lạng Sơn, hai là cách mọi người vẫn làm khi quay thịt heo, loại nước chấm này có thể sử dụng với bất cứ món thịt nướng nào.

Cách thứ nhất: Đơn giản – đúng chuẩn Lạng Sơn

Có thể nói, lá mắc mật là loại lá cực kỳ quan trọng trong văn hóa ẩm thực vùng núi rừng. Loại lá này có thể xuất hiện bất cứ đâu, từ món ăn cho đến khâu làm nước chấm. Để làm nước chấm chuẩn vị Lạng Sơn bạn cần:

Lá móc mật tươi

Nước tương

Chút nước thịt tiết ra trong bụng heo quay

Gừng, hành, tỏi ớt

Đường, mỳ chính

Đun sôi nước, thả quả móc mật khô vào tầm 3 phút, bỏ quả móc mật tra nghiền cho nhuyễn. thêm nước tương và vài thìa nước thịt trong bụng lợn vào, hòa thêm muối, một nêm, mỳ chính. Nhớ là quả móc mật có vị chua nhẹ, chỉ nên cho một lượng ít nếu không sẽ làm hỏng cả thứ nước chấm bạn dày công chuẩn bị.

Hành tỏi, gừng được bỏ vỏ, băm nhuyễn. Đảo qua với dầu nóng cho dậy mùi thơm rồi đổ tất cả các nguyên liệu bên trên và nước tương đã chuẩn bị vào. Đun sôi thì cho lá mắc mật thái chỉ vào đảo chung tầm 1 phút rồi tắt bếp.

Đổ ra chén là ta đã có loại nước chấm thần thánh đúng chuẩn để chấm thịt heo quay lá mắc mật Lạng Sơn rồi.

Cách thứ hai: Áp dụng cho tất cả các món thịt quay

Nguyên liệu cần có:

Nước lọc

Tỏi, hành khô (có thể tận dụng lượng còn dư khi sơ chế nguyên liệu làm thịt heo quay)

Chanh, ớt

Dầu ăn, mỳ chính, muối

Hạt tiêu, bột năng

Nước tương và đường

Tỏi, hành bóc vỏ sạch, băm nhuyễn. Ớt rửa sạch bỏ ruột rồi cùng bằm nhuyễn, các loại gia vị này, càng băm nhuyễn thì nước chấm sẽ càng ngon hơn.

Khi ăn thì hãy nên vắt chanh, vì nước chanh khi cho vào hỗn hợp nóng dễ gây ra vị nhặng đắng. Loại nước chấm này ăn khá ngon, thậm chí bạn có thể dùng để chấm vịt quay nữa.

5. Giá heo sữa quay, heo quay mắc mật, thịt quay giòn bì

Nhìn chung thì nếu cảm thấy làm thịt heo quay tại nhà quá mất thời gian. Thường thì khi nhà có đám cưới, đám hỏi người ta sẽ đặt trước tại các quán nổi tiếng để quay. Vậy giá thịt heo quay mắc mật, heo sữa quay hay thịt quay giòn bì như kiểu miền Bắc là bao nhiêu?

Nếu bạn mua heo quay bán theo cân ở ngoài chợ, mức giá khá rẻ, dao động từ 20.000đ – 30.000đ/kg cho tất cả các loại heo quay. Còn muốn mua nguyên con, thường phải đặt trước, mà có khi khá khó khăn vì thường họ sẽ bán theo kiểu nhỏ lẻ. Mà mua thịt heo quay ngoài chợ chưa chắc đã đảm bảo hương vị và vệ sinh.

Nhiều người tìm mua thịt heo quay tại các nhà hàng chuyên làm. Đương nhiên mức giá tại các nhà hàng đảm bảo chất lượng sẽ khác, cao hơn nhưng độ đảm bảo thì khá chắc chắn.

Heo sữa quay truyền thống: giá cho 1 con heo khoảng 2kg là 1 triệu, 3 kg giá 1,4 triệu.

Heo quay nguyên con: con nặng 5 kg giá tầm 1,8 triệu; loại nặng tầm 10kg thì mức giá là 3,4 triệu. Còn dùng cho đám lớn, một con 15 kg giá chỉ 4,5 triệu.

Đăng bởi: Hưng Trương

Từ khoá: Heo quay mắc mật – đặc sản gia truyền Lạng Sơn

Thiết Kế Kiến Trúc Biệt Thự Lạng Sơn

ĐỊA CHỈ : LẠNG SƠN

Ngôi nhà này khá đẹp chỉ với hai tầng nhưng được các kiến trúc sư của công ty chúng tôi chăm chút rất kỹ lưỡng. Nét đặc biệt của của thiết kế kiến trúc biệt thự này là kiến trúc quy hoạch xanh, ngoài phần chính của ngồi nhà thì các phần bao quanh phía bên trong tường được thiết kế với các khu tiểu cảnh sân vườn nhỏ, cây xanh đá và nước tạo những khoảng xanh mát cho căn nhà. Ai cũng biết được tác dụng của một khu tiểu cảnh sân vườn ở trong hay ngoài nhà là như thế nào, vì vậy có thêm một khoảng xanh trong nhà không bao giờ là thừa cả.

Dù là phòng khách, phòng bếp, khu bàn ăn hay hành lang giữa các khoảng thông phòng đều có những cửa sổ kính lớn, với kích thước từ 1,6m đến 2m nhìn ra các khu tiểu cảnh bên ngoài. Nhưng cửa sổ kính trong phòng khách không chỉ có tác dụng là như vậy, cửa sổ kính giúp đưa ánh nắng tự nhiên vào phòng vừa tiết kiệm chi phí cho chiếu sáng vừa cung cấp một lượng ánh sáng thừa và đủ cho căn phòng. Phòng khách này sử dụng các gam màu trầm như nâu, nâu đen, màu cafe, chúng tạo cảm giác khá tự nhiên và dễ chịu.

Với những thiết kế nội thất phòng khách liên thông với bếp cần chú trọng sự hài hòa, tạo nên không gian hiện đại, bạn sẽ có được một không gian thống nhất. Điều chú ý khi thiết kế phòng khách thông với phòng bếp là vấn đề khử mùi để giữ cho không khí trong phòng luôn sạch sẽ.

Tủ bếp chữ U này được thiết kế chính xác với tam giác công năng cho một nhà bếp tiêu chuẩn từ tủ lạnh, đến bồn rửa và cuối cùng là bếp nấu. Kiểu tủ bếp chữ U này thường sử dụng cho không gian nhà bệp rộng rãi. Kiểu bếp này cho bạn rất nhiều không gian lưu trữ và tất nhiên việc sắp đặt mọi thứ thật dễ dàng.

Ngày nay, tất cả mọi người đều cảm thấy bận rộn với cuộc sống hằng ngày, với công việc. Sau những lúc đó, mọi người đều muốn trở về với ngôi nhà của mình được thư giãn trên chiếc giường của mình. Thiết kế phòng ngủ sao cho nó phải tạo được một cảm giác cực kỳ an toàn và thoải mái ngay khi bước vào trong phòng, để phòng ngủ nơi duy nhất có thể tự do thể hiện phong cách sống của mỗi người mà không ảnh hưởng tới các thành viên nào khách trong gia đình.

Nhà tắm sử dụng chất liệu ốp tường là gạch prime cao cấp, ưu điểm của loại gạch này là nếu nhìn bề ngoài, các sản phẩm gạch kỹ thuật số có thể mô tả tuyệt đối giống các vật liệu tự nhiên về bề mặt và hoạ tiết như gỗ, đá, thảm, . . . Ngoài ra phòng tắm có diện tích khá hẹp vậy nên sử dụng vật liệu như gương hay kính để cho phòng thêm rộng mà vẫn cần tạo cẩm giác an toàn cho phòng.

DỊCH VỤ LIÊN QUAN:

“Ảnh Nền Giọt Nước 3D Đẹp Đến Ngỡ Ngàng”

Advertisement

Nước là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi loài vật. Nếu bạn đang cần tìm những hình ảnh nước 3D để sưu tầm hoặc dùng để thiết kế ảnh thì bài viết này sẽ mang đến cho bạn những ý tưởng tuyệt vời.

Ảnh nền background giọt nước 3D

Ảnh nền dòng nước 3D

Ảnh nền giọt nước 3D cực đẹp

Ảnh nền giọt nước 3D cho laptop

Ảnh nền giọt nước 3D cho máy tính

Ảnh nền giọt nước 3D Desktop

Ảnh nền giọt nước 3D đen trắng

Ảnh nền giọt nước 3D đẹp cho PC

Tham Khảo Thêm:

 

Hay ảnh chế về việc bỏ rượu

Ảnh nền giọt nước 3D đẹp

Ảnh nền giọt nước 3D đọng trên lá

Ảnh nền giọt nước 3D độc đáo

Ảnh nền giọt nước 3D Full HD đẹp cho PC

Ảnh nền giọt nước 3D Full HD đẹp

Ảnh nền giọt nước 3D Full HD

Ảnh nền giọt nước 3D Full HD

Ảnh nền giọt nước 3D HD 1080p đẹp

Ảnh nền giọt nước 3D HD 1080p

Ảnh nền giọt nước 3D long lanh

Ảnh nền giọt nước 3D nghệ thuật

Ảnh nền giọt nước 3D rơi

Ảnh nền giọt nước 3D tuyệt đẹp

Ảnh nền giọt nước 3D trên kính

Ảnh nền giọt nước 3D trên lá

Ảnh nền giọt nước sương 3D

Ảnh nền máy tính giọt nước 3D

Ảnh nền nước 3D

Ảnh nền PC giọt nước 3D

Ảnh nền PowerPoint giọt nước 3D đẹp

Ảnh nền PowerPoint giọt nước 3D

Ảnh nền Slide giọt nước 3D

Hình nền điện thoại giọt nước 3D

Hình nền điện thoại giọt nước 3D

Hình nền giọt nước 3D 2K đẹp

Hình nền giọt nước 3D 2K

Hình nền giọt nước 3D 4K

Hình nền giọt nước 3D cho máy tính

Hình nền giọt nước 3D cho PC

Hình nền giọt nước 3D cho smartphone

Hình nền giọt nước 3D đang rơi

Hình nền giọt nước 3D đẹp cho máy tính

Hình nền giọt nước 3D đẹp nhất

Hình nền giọt nước 3D đẹp

Hình nền giọt nước 3D độc đáo

Hình nền giọt nước 3D Full HD đẹp

Tham Khảo Thêm:

 

Hà Mã đáng yêu nhất – Một tấm hình độc đáo!

Hình nền giọt nước 3D HD 1080p đẹp

Hình nền giọt nước 3D lấp lánh

Hình nền giọt nước 3D rơi

Hình nền giọt nước 3D sắc màu

Hình nền giọt nước 3D trên cành cây

Hình nền giọt nước 3D trên lá

Hình nền giọt nước tinh khiết 3D

Hình nền HD giọt nước 3D

Hình nền máy tính giọt nước 3D

Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: 

10. Quyến rũ và ấn tượng.

Advertisement

Đầm Nước Xanh Ngắt Đẹp Ngỡ Ngàng Ở Lào

Không chỉ hớp hồn du khách với màu nước xanh ngọc bích tuyệt đẹp mà đầm Blue Lagoon Lào còn biết cách níu đôi chân của kẻ lữ hành bởi nhiều trải nghiệm thú vị.

Đôi nét về đầm Blue Lagoon

Đầm Blue Lagoon hay còn được gọi là đầm xanh biếc nằm cách Vang Vieng tầm 7km. Đây là một quần thể thiên nhiên gồm những đầm phá sâu với dòng nước xanh biêng biếc. Tới đây, du khách sẽ có cơ hội đắm mình vào thiên nhiên đẹp như tranh với các ngọn thác nhỏ nhiều tầng lớp nằm giữa lưng chừng đồi trong không gian mát dịu, thanh tĩnh.

Đầm Blue Lagoon (Ảnh: latthidalinda)

Đầm Blue Lagoon Lào sở hữu địa thế khắc biệt, phù hợp để phát triển các loại hình trò chơi cảm giác mạnh. Khi tới đây, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác nhảy lộn nhào từ trên cao xuống hay đu dây zipline đầy kích thích. Trên khu vực đồi đá bao bọc quanh đầm có những chiếc ghế treo đung đưa từ trên cây, du khách có thể ngồi ở đây thư giãn và ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên trữ tình mà hùng vĩ.

Nước ở đây có màu xanh rất đặc biệt (Ảnh: aos.explores)

Đầm Blue Lagoon là thiên đường màu xanh nổi tiếng hàng đầu ở đất nước Lào khi sở hữu màu nước xanh biêng biếc rất hút mắt. Cảnh sắc ấy chả khác gì chốn tiên cảnh nào đó khiến bao người phải ngất ngây. Được đắm mình trong làn nước mát, bơi lội tung tăng trong sự thanh khiết, thỏa thích ngồi trên chiếc bè gỗ ngắm nhìn thiên nhiên. Đó đều là những trải nghiệm thú vị và rất đáng nhớ.

Đu dây zipline (Ảnh: franrombauts)

Từ thị trấn Vang Vieng, bạn có thể thuê xe máy, xe đạp hoặc xe lam để đi tới đầm với mức giá khoảng 10.000 kip (25k). Ở đây mở cửa từ 8h00 và đóng vửa lúc 18h00 mỗi ngày. Con đầm này thu hút rất nhiều khách du lịch. Hầu như ở trong thị trấn có bao nhiều khách là sẽ có từng đấy người tới Blue Lagoon.

Hành trình đến đầm Blue Lagoon Lào

(Ảnh: Lagoon3-n.neww9)

Để đến được đầm Blue Lagoon bạn phải vượt qua một con đường mòn trên ngọn đồi xuyên rừng dẫn đến cửa hang Phu Kham. Hang động này cao 200m có nhiều đoạn dốc trơn trượt. Tuy được lắp đặt hệ thống các tay vịn ở một vài nơi nhưng khi đi du khách cũng phải cẩn thận tránh để bị trượt chân, té ngã. Bên trong động Phu Kham giống hệt như một mê cung của các hốc, ở các khe hở và khoảng tối chứa nhiều thạch nhũ và tượng đá với hình thù hết sức đa dạng. Kèm theo đó là luồng không khí lạnh và ẩm. Đây là nơi mang đến cho du khách cảm giác mạo hiểm và kích thích khám phá đấy!

Động Phu Kham

Ở cuối con đường mòn dẫn vào hang động chính là đầm Blue Lagoon, một hồ bơi thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Làn nước mát lạnh màu xanh ngọc lam giúp bạn được hạ nhiệt và rửa bụi ngay sau hành trình tham quan hang động trước đó.

Vẻ đẹp của đầm Blue Lagoon

Đi hết con đường mòn trong động là bạn tới được đầm Ble Lagoon

Blue Lagoon được chia thành 2 hồ. Nếu bạn đứng từ trân cây cầu ở cổng soát vé thì hồ bên phải là nơi dành cho những ai yêu thích sự yên tĩnh và bơi lội bởi nước bên này cạn hơn. Còn hồ bên trái là nơi tụ tập của nhiều du khách tham gia các hoạt động cảm giác mạnh như lộn người xuống hồ từ trên cao, đu dây,…

Màu nước xanh biêng biếc ở đầm Blue Lagoon

Blue Lagoon có làn nước trong xanh như ngọc bích, nó trong veo đến nỗi bạn có thể nhìn thấy rõ ràng từng đàn cá đang tung tăng bơi lội dưới đáy. Mấy chú cá ở đây chắc hẳn đã quen với những sự ồn ào nên dù có người rơi tõm xuống, nước bắn hết cả lên, hồ nước khuấy động thì chúng vẫn thong dong bơi lội rất bình thản.

(Ảnh: kimssangmin)

Xung quanh đầm Blue Lagoon là các ngọn núi đá vôi, lúc thì thưa thớt lúc lại san sát nhau nhưng khi nào chúng cũng xanh mơn mởn. Cảnh vật ở đây vốn đã nhẹ nhàng, bình yên nay lại thêm sự kỳ vĩ của núi rừng khiến cho cá không thêm thêm phần quyến rũ. Ở hai bên đầm có một số làng mạc nhỏ và vài cửa hàng phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên tất cả đều chứa đựng sự đơn giản, bình dị đúng bản sắc Lào. Điều đó khiến các du khách thích thú và tìm đến địa danh này ngày một nhiều hơn.

Những trải nghiệm thú vị ở đầm Blue Lagoon

(Ảnh: nikolesimons)

Đầm Blue Lagoon mang đến cho du khách bầu không khí hết sức dễ chịu, thoải mái, vừa sôi động lại vừa yên tĩnh. Bạn có thể hò hét, nhảy nhớt, bơi lội thỏa thích. Khi cảm thấy thấm mệt có thể thuê lều trại, tổ chức ăn uống, ngủ một giấc thật ngon. Chiều dậy đạp xe về Vang Vieng. Như thế là kết thúc một ngày chơi trọn vẹn.

(Ảnh: travelhj_)Thỏa thích bơi lội trong làn nước mát (Ảnh: jovana_kvrzic)

Người Lào tạo nên các bè gỗ ở đầm để du khách có thể ngồi ra giữa đầm để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời. Đây là hình thức du lịch cực kỳ thú vị được nhiều du khách ưa thích. Không cần quá phô trương với các du thuyền sang chảnh, chỉ cần một chiếc bè gỗ thôi cũng đủ để khiến bao người phải đắm say trước vẻ đẹp đầy ảo mộng này. Khung cảnh ấy khi được lên ảnh thì sang chảnh miễn bàn. Bên cạnh bè gỗ thì nhiều người còn dùng một chiếc lốp xe để làm nên một con thuyền bơi trên đầm nước trong xanh.

Lên ảnh chanh sả quá rồi!

Du lịch Lào, bạn nhất định phải tham quan những điểm đến tự nhiên nổi tiếng để trầm trồ trước những kiệt tác mà tạo hóa đã ban tặng và đầm Blue Lagoon chính là một ví dụ điển hình không thể bỏ lỡ.

Ảnh: Internet

Đăng bởi: Trương Thảo

Từ khoá: Đầm Blue Lagoon – đầm nước xanh ngắt đẹp ngỡ ngàng ở Lào

12+ Lễ Hội Lạng Sơn Truyền Thống Nổi Tiếng Bậc Nhất Xứ Lạng

Lễ Hội Lạng Sơn là dịp lý tưởng để bạn thực hiện hành trình du lịch đến mảnh đất biên thuỳ Tổ Quốc. Chuyến đi sẽ giúp bạn hiểu hơn về những nét phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc tại xứ Lạng và thu về thật nhiều trải nghiệm đáng nhớ.

1. Lễ hội chùa Tam Thanh – Lễ hội Lạng Sơn đặc sắc đầu năm

Địa điểm: Chùa Tam Thanh, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn

Thời gian diễn ra: Ngày rằm tháng giêng (15/1) âm lịch hàng năm

Trong các lễ hội ở Lạng Sơn đặc sắc đầu năm phải kể đến lễ hội chùa Tam Thanh. Đây là lễ hội Lạng Sơn nổi tiếng được tổ chức tại chùa Tam Thanh với ý nghĩa cầu mong một năm mới bình an, mạnh khỏe.

Lễ hội được diễn ra với các hoạt động tụng kinh, gõ mõ vào sáng sớm. Sau đó, các đội sư tử lên chùa múa lễ, người dân theo sau thắp hương, lễ phật. Quy trình tế lễ tương tự như ở các đình chùa khác, gồm: tuần hương, hoa, trà, tửu, đọc chúc văn, hóa vàng.

Kế đến là phần hội với những hoạt động sôi nổi như đấu cờ người, ném còn, thi múa võ… Các tiết mục nghệ thuật cũng được trình diễn như: quan họ, làn điệu sli, then, lượn, chèo hòa theo tiếng đàn then, đàn nhị… Tất cả tạo nên ngày hội đầy hào hứng, thu hút đông đảo người dân địa phương và khách du lịch tham gia trong dịp đầu xuân.

2. Lễ hội Ná Nhèm – Lễ hội rước của quý ở Lạng Sơn độc lạ

Địa điểm: Xã Trấn Yên, Bắc Sơn, Lạng Sơn

Thời gian diễn ra: Ngày rằm tháng giêng (15/1) âm lịch hàng năm

Lễ Hội Ná Nhèm Lạng Sơn được tổ chức với mục đích cúng tế Thành Hoàng và tục hèm đánh trận mô tả lại quá trình chống giặc giữ làng của người dân. Các thành viên trong lễ hội sẽ bôi nhọ lên mặt để tái hiện hình ảnh của khuôn mặt giặc “Sấc Tài Ngàn”. Đây là quan niệm của đồng bào về linh hồn và thế giới tâm linh để đánh lạc hướng những linh hồn ma giặc.

Đặc biệt, lễ hội còn diễn ra với nhiều nghi thức quan trọng, gồm nghi thức rước kiệu cung tiến lễ vật là tàng thinh (của quý nam) và mặt nguyệt (sinh thực khí nữ) với mong ước sinh sôi, con đàn cháu đóng.

Chính sự độc đáo này đã tạo sự tò mò và thu hút rất đông du khách tham dự. Khuôn khổ lễ hội Lạng Sơn nổi tiếng này còn có các hoạt động văn hóa cùng nhiều trò chơi, trò diễn của người Tày tại địa phương.

3. Lễ hội chùa Tiên

Địa điểm: Chùa Tiên, lòng núi Đại Tượng, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn

Thời gian diễn ra: Ngày 18 tháng 1 âm lịch hàng năm

Lễ hội chùa Tiên được hình thành do tín ngưỡng thờ đá và thờ nguồn nước của người dân nông nghiệp. Đây là ngày hội đông vui, nhộn nhịp được tổ chức hàng năm ở Lạng Sơn với ý nghĩa cầu tài, cầu lộc và là dịp du xuân vãn cảnh.

Phần lễ gồm các nghi thức thờ Phật, khai hội và lễ tế. Lễ hội còn là dịp gặp gỡ của các đồng bào dân tộc Lạng Sơn để cùng tham gia các trò chơi, diễn xướng dân gian như: đánh cờ người, hát lượn, múa sư tử, hát sli… cùng nhiều hoạt động mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống xứ Lạng.

Tham gia lễ hội Lạng Sơn nổi tiếng này, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí nhộn nhịp, sôi động mà còn có cơ hội tham quan chùa Tiên – danh lam thắng cảnh đẹp bậc nhất xứ Lạng.

4. Lễ hội chùa Bắc Nga Lạng Sơn

Địa điểm: Chùa Bắc Nga, thôn Bắc Nga, Xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Thời gian diễn ra: Rằm tháng giêng (15 tháng 1 âm lịch) hằng năm

Đây là lễ hội Lạng Sơn có từ lâu đời, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến tham gia. Lễ hội là dịp đáp ứng nhu cầu tâm linh, du xuân, ngắm cảnh, vui chơi giải trí và thưởng thức các món ngon đặc sản nơi đây. Phần lễ được chuẩn bị chu đáo gồm nhiều lễ vật như: xôi, gà, lợn quay, mâm ngũ quả để dâng hương cầu khấn âm dương, trình Thánh, trình Tiên cho dân làng được tài lộc, sức khỏe, an lành.

Phần hội được diễn ra với nhiều trò chơi dân gian sôi nổi, độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Đó là những trò chơi như: múa võ, múa sư tử, nhảy bao, tung còn, hát dân ca, hát then…

5. Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ Lạng Sơn

Địa điểm: Đền Kỳ Cùng, đền Tả Phủ, thành phố Lạng Sơn

Thời gian diễn ra: Ngày 22 tháng giêng hàng năm

Lễ hội đền Kỳ Cùng Lạng Sơn được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ Tuần Tranh – vị quan có công dẹp giặc nhưng bị oan khuất đã nhảy sông Kỳ Cùng tự vẫn. Ông được người dân tôn làm thần sông ngự tại đền Kỳ Cùng và sau này đã được vị quan nhà Lê là Thân Công minh oan.

Lễ hội Lạng Sơn đền Kỳ Cùng, Tả Phủ thực hiện các nghi lễ cầu cúng với mong ước đạt được ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp, may mắn với một năm no đủ, hạnh phúc. Đây còn là dịp để các dân tộc xứ Lạng gặp gỡ, vui chơi, ca hát và tham gia nhiều trò chơi, trò diễn đặc sắc.

Cách đền Kỳ Cùng và đền Tả Phủ chỉ vài phút di chuyển, Vinpearl Hotel Lạng Sơn là nơi lưu trú lý tưởng để bạn dễ dàng và thuận tiện đến tham gia lễ hội. Khách sạn tọa lạc tại trung tâm thành phố Lạng Sơn với phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi cùng nhiều dịch vụ, tiện ích đi kèm để bạn tận hưởng chuyến du lịch tuyệt vời và thoải mái nhất.

6. Lễ hội Phài Lừa – Lễ hội Lạng Sơn truyền thống lâu đời

Địa điểm: Xã Hồng Phong, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

Thời gian diễn ra: Ngày 4 tháng 4, tổ chức 3 năm 1 lần vào năm nhuận

Lễ hội Phài Lừa là lễ hội truyền thống của người dân xã Hồng Phong nhằm hồi tưởng câu chuyện truyền thuyết lâu đời mang tính nhân văn cao cả. Phần lễ diễn ra với nghi thức trang nghiêm.

Sau phần lễ là phần hội với các cuộc thi tài của các trai làng khắp thôn bản thông qua các môn thể thao thú vị như: đua thuyền, đua bè, thi bơi, lặn bắt vịt… Dân bản sẽ kéo xuống tập trung hai bên bờ sông để chứng kiến và cổ vũ các cuộc đua tài. Tham gia lễ hội Lạng Sơn nổi tiếng này, du khách còn được thưởng thức những câu hát Lượn, điệu Sli độc đáo và hấp dẫn.

7. Lễ hội Lồng Tồng Lạng Sơn

Địa điểm: Huyện Bình Gia, tỉnh Thanh Hóa

Thời gian diễn ra: Sau dịp tết nguyên đán hàng năm

Lễ hội Lồng Tồng mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, nhằm cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, tươi tốt, thóc đầy bồ, lợn gà đầy chuồng và dân làng được bình an, mạnh khỏe. Cùng với những cầu mong, các vị chức sắc và thầy cúng trong làng sẽ sắp đặt lễ vật và tiến hành dâng cúng.

Tiếp nối là phần hội với các điệu múa và tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc như: Dân ca, hát Sli, Then… Lễ hội Lạng Sơn này còn diễn ra các trò chơi dân gian vui nhộn, thú vị như: trò bịt mắt đập niêu, tung còn, nhảy bao, kéo co, đi cà kheo…

8. Hội đền Bắc Lệ

Địa điểm: Đền bà chúa Thượng Ngàn, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Thời gian diễn ra: Ngày 18, 19, 20 tháng 9 âm lịch hàng năm 

Hội đền Bắc Lệ được tổ chức hàng năm gồm các nghi lễ truyền thống như: lễ chính tiệc, lễ tắm ngai, lễ rước. Để thực hiện nghi lễ tắm ngai, người dân lấy nước suối từ đền Bắc Lệ về lau tượng bà chúa Thượng Ngàn và ngai vua cha Ngọc Hoàng.

Lễ chính tiệc trong hội đền Bắc Lệ luôn có cỗ tam sinh làm vật hiến tế gồm lợn, gà, cá. Đồ lễ còn có voi, ngựa, mũ, thuyền, hình nhân bằng giấy. Lễ rước diễn ra trong tiếng chiêng, trống rộn ràng đến làm lễ đại tế tại đền Bắc Lệ.

Lễ hội Lạng Sơn này được xem là cái tết lớn trong năm đối với người dân địa phương. Đền Bắc Lệ còn là điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân với niềm tin vào Tiên Thánh, Tiên Mẫu.

9. Lễ hội Bủng Kham Lạng Sơn

Địa điểm: Thôn Nà Phái, Đại Đồng, Tràng Định, Lạng Sơn

Thời gian diễn ra: Ngày 4 tháng 1 âm lịch hàng năm

Lễ hội Bủng Kham Lạng Sơn được tổ chức với ý nghĩa tỏ lòng biết ơn đối với thần linh và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt. Trọng tâm của lễ hội vô cùng ấn tượng với hoạt động gieo lộc và thụ lộc đầu năm. Cụ thể, thầy mo đóng vai thần nông đem bỏng thóc nếp tượng trưng cho thúng lộc rải từ trên cao.

Những người tham gia sẽ tranh nhau nhặt lộc, nhặt càng nhiều càng tốt. Bởi theo quan niệm của lễ hội Lạng Sơn này, nhặt càng nhiều lộc thì sang năm mới càng làm ăn phát đạt. Lễ hội càng thêm phần sôi động và náo nhiệt trong tiếng trống, kèn thúc giục.

10. Lễ hội đền vua Lê 

Địa điểm: Xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn

Thời gian diễn ra: Ngày 23 tháng 1 âm lịch hàng năm

Lễ hội đền vua Lê là một trong những lễ hội Lạng Sơn đặc sắc và có quy mô lớn nhất. Lễ hội được tổ chức hàng năm với ý nghĩa tưởng nhớ đến công ơn giữ nước, chống giặc ngoại xâm của vua Lê Thái Tổ và Lê Lợi. Đây là minh chứng rõ nhất cho truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội diễn ra nghi thức dâng hương thành kính lên 2 vị vua Lê và sau đó là các chương trình giao lưu văn nghệ cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí. Đến Lạng Sơn và tham gia vào lễ hội đền vua Lê, bạn sẽ được thưởng thức điệu múa sư tử cùng làn điệu hát then, đàn tính. Bạn cũng có thể tham gia vào các trò chơi thú vị như: đẩy gậy, đánh cờ… Cách xã Hoàng Đồng (nơi diễn ra lễ hội) chỉ 10 phút di chuyển, Vinpearl Hotel Lạng Sơn là nơi lưu trú lý tưởng mà bạn có thể lựa chọn.

11. Lễ hội Quỳnh Sơn – Bắc Sơn

Địa điểm: Xã Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Lạng Sơn

Thời gian diễn ra: Ngày 12, 13 tháng 1 âm lịch hằng năm

Lễ hội Quỳnh Sơn, Bắc Sơn được tổ chức nhằm tưởng nhớ vị quan Dương Tự Minh – người có công dẹp giặc, giúp quốc thái dân an vào thời nhà Lý. Lễ hội Lạng Sơn này còn là dịp để người dân tổ chức nghi lễ cầu mưa, mong thiên nhiên thuận hòa, mùa màng tươi tốt.

Nghi thức chính trong lễ hội là hoạt động rước kiệu và tiếp nối là phần hội với các trò chơi, hoạt động du xuân đầu năm mới như: đánh cờ tiên, đánh đu, ném còn, đầy gậy, gói bánh chưng đen…

12. Lễ hội Đền Mẫu Lạng Sơn

Địa điểm: Đền Mẫu, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc

Thời gian diễn ra: Mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm

Lễ hội Đền Mẫu Lạng Sơn được tổ chức với các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng, cầu mong người dân được an bình, thịnh vượng. Đây còn là dịp để gắn kết cộng đồng, giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc.

Vào ngày lễ hội Lạng Sơn này, hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách khắp nơi cùng đến dự lễ và tham gia các trò chơi cổ truyền như: võ dân tộc, múa sư tử, đẩy gậy, ném còn, kéo co. không chỉ thế, hoạt động ẩm thực của lễ hội còn cuốn hút mọi du khách với các món ăn đặc sản xứ Lạng như: vịt quay, lợn quay, khau nhục, phở chua…

13. Lễ hội đầu pháo Lạng Sơn

Địa điểm: Đền Tả Phủ, chợ Kỳ Lừa, xã Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn

Thời gian diễn ra: Từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng âm lịch hàng năm

Đây là lễ hội Lạng Sơn cực kỳ độc đáo và đặc sắc. Cụ thể, một dây pháo có vòng đồng đính ở đầu, dài khoảng 8 tấc, to khoảng 1.5 phân sẽ được đốt sau ngày khai hạ. Ai cướp được vòng đồng ở đầu pháo sẽ được nhận thưởng một con gà, một cân xôi, 1 cân rượu và gặp được nhiều may mắn, phát tài mạnh khỏe trong năm mới. Hoạt động này thu hút đông đảo mọi người tham gia với không khí vô cùng náo nhiệt.

Chương trình lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa còn diễn ra nhiều hoạt động như: lễ đón rước thổ công, thần thánh, thần sông Kỳ Cùng về dự hội.

Để thực hiện chuyến du lịch khám phá, tìm hiểu đặc trưng văn hóa xứ Lạng đặc sắc qua các lễ hội Lạng Sơn, bạn cần lựa chọn một nơi lưu trú tốt, đầy đủ tiện nghi và nhiều dịch vụ, tiện ích đi kèm. Vinpearl Hotel Lạng Sơn với nhiều ưu điểm nổi bật xứng đáng là nơi lưu trú hoàn hảo dành cho bạn.

Khách sạn tọa lạc tại trung tâm thành phố Lạng Sơn, ở số 2 đường Trần Hưng Đạo, phường Chi Lăng với 21 tầng cao cùng tầm nhìn bao quát thành phố, ôm trọn sông núi hữu tình. Vinpearl Hotel Lạng Sơn sở hữu thiết kế tân cổ điển hiện đại với hệ thống phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi, nội thất hài hòa sang trọng.

Lưu trú tại Vinpearl Hotel Lạng Sơn, bạn còn được tận hưởng nhiều dịch vụ và tiện ích hấp dẫn như:

Thưởng thức set menu ẩm thực xứ Lạng với các món đặc sản nổi tiếng như: nộm phở chua, rau bò khai, khâu nhục… tại hệ thống nhà hàng của khách sạn. 

Nhâm nhi thức uống yêu thích và ngắm nhìn toàn cảnh thành phố và dòng sông Kỳ Cùng thơ mộng trong không gian mở thoáng đãng tại Lounge 1509. 

Thư giãn trong làn nước mát lành của bể bơi 4 mùa.

Tái tạo năng lượng cùng dịch vụ massage, trị liệu tại Vincharm Spa. 

Vị trí khách sạn thuận lợi để khám phá nhiều địa danh nổi tiếng xứ Lạng như: Chợ Đông Kinh, Cửa khẩu Tân Thanh, Cửa khẩu Hữu Nghị, Núi Mẫu Sơn, Chùa Tam Thanh, đền mẫu Đồng Đăng, đền Kỳ Cùng… 

Lạng Sơn là điểm đến được nhiều du khách muôn phương lựa chọn du xuân hàng năm bởi rất nhiều lễ hội đặc sắc mang đậm văn hóa tín ngưỡng dân tộc. Không chỉ được hòa mình vào không khí sôi nổi, nhộn nhịp của các lễ hội Lạng Sơn, du khách còn được thưởng ngoạn quang cảnh thiên nhiên hữu tình cùng rất nhiều di tích nổi tiếng với kiến trúc độc đáo.Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức tinh hoa ẩm thực xứ Lạng cùng nhiều món đặc sản thơm ngon, đặc trưng của vùng đất xứ Lạng…

Đăng bởi: Trần Hường

Từ khoá: 12+ Lễ hội Lạng Sơn truyền thống nổi tiếng bậc nhất xứ Lạng

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngỡ Ngàng Trước Vẻ Đẹp Non Nước Mẫu Sơn – Lạng Sơn trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!