Xu Hướng 9/2023 # Món Ăn Vặt Ngon Hồng Treo Gió # Top 17 Xem Nhiều | Hgpc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Món Ăn Vặt Ngon Hồng Treo Gió # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Món Ăn Vặt Ngon Hồng Treo Gió được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tưởng chừng như việc tìm được một món ăn vặt tươi ngon, bổ dưỡng, không tác dụng phụ tăng cân là khó “hơn lên trời”. Chẳng qua là bạn như biết đến hồng treo gió – một đặc sản Đà Lạt trứ danh mà thôi.

Hồng treo gió ngọt, thơm tự nhiên làm món ăn vặt ngon bổ dưỡng!

Món ăn vặt hồng treo gió – Đặc sản Đà Lạt có hương vị đỉnh, dinh dưỡng dồi dào

Trái hồng là một loại quả quen thuộc ở Việt Nam. Đếm sương sương đã có đến chục loại quả hồng khác nhau. Nào là hồng trứng, hồng ngâm, hồng quả tròn, hồng quả dài, hồng quả vuông không hạt, hồng nhân hậu… Mỗi loại một hương vị nhưng điểm chung là khi chín chúng rất nhiều dinh dưỡng và vitamin. Dẫu vậy, nhiều người vẫn không thể ăn được chúng khi cơ thể đang gặp một số vấn đề nhỏ. Chẳng hạn, việc tiêu thụ quá nhiều hồng ngâm có thể làm tăng thêm tình trạng táo bón. Hồng chín thì ngọt thơm, giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, có thể chúng mềm nên một số người không có hứng thú với việc thưởng thức chúng.

Có một phiên bản đặc biệt từ trái hồng Đà Lạt chiều lòng được tất cả. Đó là hồng treo gió. Hồng treo gió có độ mềm vừa đủ, vị ngọt thanh tự nhiên không gây tăng cân, hương thơm dễ chịu và đặc biệt rất giàu chất xơ, vitamin và các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nó rất tốt cho hệ tiêu hóa, giàu vitamin A cho thị lực. Bổ máu, bổ gan, ngăn ngừa bệnh tim mạch…

Tận hưởng dinh dưỡng từ trái hồng, hãy lựa chọn hồng treo gió làm ăn vặt. Chúng không chỉ cho bạn trải nghiệm ẩm thực thú vị và còn cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Tìm hiểu cách làm hồng treo gió để có món ăn vặt được yêu thích

Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc, cách làm hồng treo gió như thế nào để có một món ăn vặt cuốn hút đến như vậy.

Cách làm hồng treo gió bắt đầu bằng công đoạn chọn hồng. Những trái hồng của mảnh đất Đà Lạt còn tươi, khoảng vài ngày thì chín sẽ được chọn làm hồng treo. Khi thu hoạch quả hồng, người ta sẽ giữ nguyên cuống của nó. Sau đó, hồng sẽ được rửa sạch nhiều lần với nước. Đôi khi, chúng được ngâm trong rượu trắng để khử trùng, rồi tiếp tục rửa sạch, để ráo nước.

Tiếp đến, hồng được gọt vỏ, cài dây và đem treo cao trong gió 30 ngày. Nơi treo gió phải thoáng, không dính mưa và không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Sau 7-10 ngày, khi chúng bắt đầu mềm thì người làm hồng sẽ tiến hành quá trình “mát – xa” cho hồng treo. Cứ cách ngày, vào buổi sớm, người làm hồng sẽ đeo găng tay và thực hiện thao nắn, bóp nhẹ quả hồng cho chúng mềm. Theo thời gian, chúng trở nên mềm dẻo, đồng thời kết tinh nên vị ngọt nhờ gió trời.

Cách làm hồng treo gió kể ra như vậy nhưng ở công đoạn nào cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỳ công. Cùng với việc hấp thụ gió trời, sản phẩm hồng treo – đặc sản Đà Lạt ngọt, thơm, mềm dẻo, giàu dinh dưỡng vô cùng. Có thể làm món ăn vặt ngon, làm quà tặng lý tưởng.

Mua đặc sản Đà Lạt hồng treo gió làm quà tặng, hay làm món ăn vặt ở đâu TP HCM?

Tại TP HCM, chúng tôi là chuyên trang bán đặc sản vùng miền uy tín, chất lượng. Trong đó có sản phẩm hồng treo gió Đà Lạt.

Hồng treo gió của chúng tôi là loại hồng treo có ứng dụng phương pháp và công nghệ Nhật Bản. Nghĩa là trong cách làm hồng treo gió, tất cả các công đoạn từ chọn nguyên liệu, phơi gió và “mát-xa” đều theo tiêu chuẩn Nhật Bản để cho ra đời thành phẩm có hương vị tươi ngon và giàu dưỡng chất nhất.

Sản phẩm được đóng gói đẹp mắt, sang trọng. Thích hợp làm quà biếu tặng cao cấp. Hoặc làm món ăn vặt ngon bổ dưỡng cho mọi nhà. Đặc biệt, món ăn vặt này không béo, không ngán, không gây tăng cân nên càng được yêu thích.

Bạn có thể đặt hàng trực tiếp trên website chúng tôi  hoặc nhắn tin, gọi điện (SMS, Zalo) tới số: 0901 486 486 để được giao hàng nhanh nhất.

Cách Bảo Quản Hồng Treo Gió Luôn Dẻo, Ngon Không Bị Hư Mốc

Cách bảo quản hồng treo gió

Thông thường các loại hồng treo gió sẽ không có chất bảo quản và được sấy khô bằng thủ công, nên việc bảo quản hồng treo gió vẫn ngon dẻo là điều cần thiết.

Bạn có thể bảo quản hồng treo gió trong ngăn cấp đông tủ lạnh để giữ được lâu, khi ăn thì lấy ra để bớt lạnh trong 5 đến 10 phút là được hoặc dùng trực tiếp. Vì vậy, bạn bảo quản hồng treo gió trong ngăn đá, để giữ được chất lượng và độ ngon nhất.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý việc chọn mua hồng treo gió, vì nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng của hồng treo gió khi bảo quản.

Thứ nhất, bạn tránh mua hồng treo gió dễ bảo quản ngoài trời hay để trong ngăn mát hơn 2 tuần mà không bị chảy nước, lên men đường. Những loại hồng treo gió chất lượng khi để trong tủ lạnh 5 đến 10 ngày là chảy nước đường hay len men rồi, chứng tỏ đây là sản phẩm của Trung Quốc chứa nhiều chất bảo quản.

Thứ hai, để giữ được hồng treo gió lâu nhất bạn nên giữ nguyên tai (cuống) hồng rồi bảo quản sản phẩm trong túi hút chân không hoặc hộp kín, rồi mới để ngăn đá tủ lạnh để giữ được lâu, dùng dần hoặc trong ngăn mát để dùng trực tiếp nhưng chỉ giữ được vài ngày.

Ngoài ra, hồng treo gió Trung Quốc thường sẽ không dán mác “made in China”, để kiểm tra bạn chỉ cần bóc đi lớp sticker trên sản phẩm thì bên dưới sẽ lộ ra xuất xứ của sản phẩm.

Hồng treo gió có lớp phấn trắng có ăn được không?

Thông thường hồng treo gió khi mua về sẽ xuất hiện lớp men trắng xung quanh, bạn chắc hẳn sẽ nghĩ hồng bị nổi mốc và hư. Không đâu! Đây chỉ là lớp bột đường đấy, do khi được sấy và treo lên để hong khô gió, những trái hồng này lâu lâu sẽ được massage, nắn bóp kĩ khoảng 1 lần/5 ngày, để hồng được trở nên dẻo mềm và khô nhanh.

Lưu ý khi dùng hồng treo gió Cẩn thận mua nhầm hồng sấy

Hồng treo gió sẽ cho ra màu nâu thẫm còn loại hồng có màu đen là hồng sấy. Vì hồng được sấy khô thì chỉ mất khoảng vài ngày so với hồng treo gió cần có thời gian dài. Cho nên khi chọn mua hồng treo gió nhớ nhìn kĩ màu sắc để mua đúng loại đặc sản mình mong muốn.

Hồng treo gió ngon là hồng có màu ngả nâu thâm thẫm

Những trái hồng đạt chuẩn phải có độ chín nhất định và giữ được độ cứng, khi treo hong gió khoảng 3 đến 4 tuần thì hồng sẽ ngả màu nâu thẫm, khi đạt chất lượng thì hồng sẽ có độ ngọt ngào và để vài ngày sẽ lên men đường.

Còn nếu trái hồng để dùng làm hồng treo gió chưa chín tới hay quá mềm khi làm sẽ không có đủ độ đường, thành phẩm sẽ bị cứng, hơi cam và có vị chát.

Chọn mua hồng còn cuống

Khi mua nên chọn hồng treo gió còn cuống (tai) để đảm bảo độ ngon và chất lượng, có thể giữ hồng được lâu. Vì trong quá trình sản xuất, hồng treo gió sẽ không bị mất phần cuống. Nhưng nếu mất, người ta sẽ loại đi vì không đảm bảo chất lượng đầu ra.

Nếu bạn mua hàng mà sản phẩm bị mất cuống thì đây là hàng kém chất lượng. Hồng không có cuống thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong dễ dàng và trái hồng không an toàn vệ sinh.

Nên mua hồng treo đủ ngày

Advertisement

Hồng treo gió chuẩn nhất là treo đủ 3 đến 4 tuần, lúc này quả hồng không chỉ tươi ngon bên trong mà vị đặc trưng không bị mất. Còn nếu hồng treo quá 12 ngày thì dễ bị chai cứng do không được xoa bóp kĩ nên hồng không đủ dẻo và ngon. Vì vậy nên mua hồng treo đủ ngày để thưởng thức hồng chất lượng.

Tránh dùng hồng treo gió đã hết hạn sử dụng và có mùi lạ

Món Ăn Vặt Ngon Làm Quà Du Lịch

Bánh tráng mắm ruốc với hương vị đậm đà chất Việt, giòn dai thơm ngon đã khiến không ít tín đồ ẩm thực “gục ngã”. Đặc biệt, món ăn này còn rất dễ chế biến tại gia chỉ với vài nguyên liệu đơn giản.

Bánh tráng mắm ruốc là món ăn nổi tiếng tại Sài Gòn, gây ấn tượng với nhiều thực khách bởi mùi hương quyến rũ đặc biệt được hòa quyện từ lớp nhân bên trong cho tới phần vỏ bánh giòn rụm bên ngoài. Bên cạnh đó, món ăn này còn rất kích thích vị giác, khiến bạn muốn ăn mãi không ngừng.

1. Hướng dẫn 2 cách làm bánh tráng mắm ruốc

Bánh tráng mắm ruốc là món ăn vặt được yêu thích ở nhiều tỉnh thành. Chúng ta có thể kể đến như bánh tráng mắm ruốc Ninh Thuận, Đà Lạt, bánh tráng mắm ruốc Bình Thuận, bánh tráng mắm ruốc Quảng Ngãi,… Tuy nhiên, có lẽ thức quà vặt này nổi tiếng hơn cả ở vùng đất sôi động, nhộn nhịp là Thành phố Hồ Chí Minh. Du lịch Sài Gòn mà bạn chưa thưởng thức bánh tráng mắm ruốc thì thực sự là một thiếu sót lớn.

1.1. Cách làm bánh tráng mắm ruốc bằng chảo chống dính

Số lượng khẩu phần: 2-3 người

Thời gian chuẩn bị: 30 phút

Mức độ chế biến: Dễ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

20 miếng bánh tráng

120gr mắm ruốc

100gr thịt băm

20 quả trứng cút

50gr bơ, 100gr pate, 3 cây hành lá

1 chén tương ớt, 3 muỗng canh sốt tương đen, tỏi, hành tím, ớt bột, muối, đường,…

Dụng cụ sử dụng:

1 chảo chống dính

Tô lớn, bát nhỏ, đũa

Cách chế biến:

Băm nhỏ hành lá, tỏi, hành tím

Xào thịt băm cùng tỏi, hành tím băm nhuyễn, nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi chín thì cho ra đĩa lớn

Phi thơm mắm ruốc cùng dầu ăn, 2 thìa cà phê đường, nửa trái chanh, 1 thìa cà phê ớt bột cho tới khi sệt lại.

Sau đó, bạn hãy làm nóng chảo chống dính trước, rồi cho bánh tráng vào

Tiếp theo, hãy nhanh tay dùng thìa phết bơ đều lên mặt bánh, rồi đập trứng cút vào. Sau đó, bạn dàn đều pate, thịt băm, mắm ruốc, tương ớt, tương đen lên mặt bánh, rồi cuộn tròn lại. 

Trở đều hai mặt bánh trên chảo sao cho vàng đều là đã có thể thưởng thức được rồi.

1.2. Cách làm bánh tráng mắm ruốc nướng bằng bếp than

Số lượng khẩu phần: 2-3 người

Thời gian chuẩn bị: 35 phút

Mức độ chế biến: Dễ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

10 miếng bánh tráng

50gr mắm ruốc

50gr tôm khô

100gr thịt băm

7 quả trứng gà

50gr bơ, 100gr pate, 3 cây hành lá

Tỏi, hành tím, ớt bột, muối, đường,…

Dụng cụ sử dụng:

Bếp than, than, vỉ nướng

Tô lớn, bát nhỏ, đũa, dĩa, thìa

Cách chế biến:

Ngâm tôm khô trong nước 15 phút, rồi rửa sạch lại lần nữa

Băm nhỏ sả, hành khô, tỏi và hành lá

Xào thịt heo băm cùng hành khô, rồi nêm nếm với bột canh, nước mắm sao cho vừa ăn

Tiếp theo, xào tôm khô cùng tỏi băm nhuyễn đến khi chín đều rồi cho vào cối giã nhuyễn. Để riêng thịt heo và tôm đã chín thành hai phần riêng biệt.

Phi thơm mắm ruốc cùng dầu ăn, 2 thìa cà phê đường, nửa trái chanh, 1 thìa cà phê ớt bột cho tới khi sệt lại.

Sau đó, bạn hãy chuẩn bị bếp than hoa, rồi đặt bánh tráng lên trên vỉ nướng.

Tiếp theo, hãy nhanh tay dùng thìa phết bơ, trứng đều lên mặt bánh, dàn đều pate, thịt băm, mắm ruốc, tương ớt, tôm khô, hành lá lên mặt bánh, rồi cuộn tròn lại bằng đũa. 

Trở đều hai mặt bánh trên bếp than sao cho vàng đều các mặt, giòn rụm là đã có thể thưởng thức được rồi.

2. Những lưu ý khi làm bánh và cách thưởng thức bánh tráng mắm ruốc 

Khi làm bánh tráng mắm ruốc tại nhà, bạn nên chú ý tới nhiệt độ của bếp. Nếu dùng chảo chống dính thì hãy để lửa thật nhỏ, dùng bếp than thì không được để than quá nóng. Bởi như vậy sẽ rất dễ làm cháy bánh và lớp vỏ sẽ không giòn, thơm ngon.

Bên cạnh đó, khi chế biến, bạn cũng phải thực hiện các thao tác thật nhanh. Nếu không mặt bánh tráng sẽ cong, không thể thực hiện cho các topping lên trên mặt. Trứng cũng chính rất nhanh nên bạn phải thật khéo léo để chiếc bánh tráng của mình hoàn hảo nhất.

3. Gợi ý các địa chỉ bán bánh tráng nướng ngon “thần sầu” 3.1. Bánh tráng mắm ruốc Đà Lạt 

Bánh tráng nướng Bà Khùng – 61 Nguyễn Văn Trỗi, TP Đà Lạt

Bánh tráng Nhà Chung – Hẻm 1 đường Nhà Chung, TP Đà Lạt

Bánh tráng Cô Hoa – 56 Thông Thiên Học, TP Đà Lạt

Bánh tráng mắm ruốc Cô Phượng – 69C Nguyễn Văn Trỗi, TP Đà Lạt

Bánh tráng Dì Đinh – 26 Hoàng Diệu, TP Đà Lạt

3.2. Bánh tráng mắm ruốc Sài Gòn 

Bánh tráng nướng C002 – 61 Cao Thắng, Phường 3, quận Bình Thạnh, TP HCM

Bánh tráng Cao Thắng – 61 Cao Thắng, Phường 3, Quận 3, TP HCM

Đà Lạt quán – 214/19/19 Nguyễn Văn Nguyễn, Quận 1, TP HCM

Quán Cô Chín – 26 Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP HCM

Bánh tráng Phan Thiết – 164 Nguyễn Tri Phương, Phường 9, Quận 5, TP HCM

Ngoài bánh tráng nướng mắm ruốc, hành trình khám phá ẩm thực Sài Gòn còn vô vàn các món ăn vặt hấp dẫn khác như: bánh tráng mỡ hành, bánh tráng nướng, phá lấu, bột chiên, ốc các loại, bắp xào,… Tuy nhiên, để chuyến phiêu lưu ẩm thực này trở nên trọn vẹn, bạn nên lựa chọn địa điểm lưu trú trước chuyến đi.

Những khách sạn tọa lạc tại vị trí trung tâm thành phố như khách sạn Vinpearl Luxury Landmark 81 sẽ là nơi dừng chân tuyệt vời. Bởi không chỉ dễ dàng trong việc di chuyển do gần các địa điểm du lịch, quán ăn nổi tiếng,Vinpearl Luxury Landmark 81còn gây ấn tượng bởi view toàn thành phố tuyệt đẹp, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, đạt chuẩn chất lượng quốc tế. Đây chắc chắn sẽ là nơi lưu trú mang đến cho bạn một kì nghỉ thư giãn, thoải mái và tận hưởng trọn vẹn.

Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:

Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất

Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl

Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác

Bánh tráng nướng mắm ruốc là “món ăn vặt quốc dân” mà bạn không nên bỏ lỡ khi đặt chân tới Đà Lạt, Sài Gòn, Quảng Ngãi,… Tuy nhiên, với hai công thức cực kỳ dễ làm tại nhà trên, chắc hẳn giờ đây không cần chờ đến những chuyến du lịch thì bạn mới có thể thưởng thức món bánh tráng mắm ruốc chuẩn vị đúng không nào.

Đăng bởi: Hoàng Liêm

Từ khoá: Bánh tráng mắm ruốc Sài Gòn – món ăn vặt ngon làm quà du lịch

10 Món Ăn Vặt Ở Sài Gòn

Hủ tiếu gõ Sài Gòn

Hủ tiếu là món ăn phổ biến của Việt Nam, chỉ sau phở. Món hủ tiếu có thể dùng để ăn sáng, hoặc ăn trưa và tối đều được. Nhưng khi sơ chế, sợi hủ tiếu thường hay bị bở, không tơi ra mà bết dính lại, không được dai ngon. Những người nấu hủ tiếu phải thật khéo léo, kì công.

Du lịch Sài Gòn nếu không dành thời gian thưởng thức tô hủ tiếu gõ thì quả thực rất đáng tiếc. Nét đặc trưng của món hủ tiếu gõ Sài Gòn đó là âm thanh phát ra từ thanh tre, do người bán hủ tiếu gõ. Những âm thanh “cốc, cốc” đi khắp con đường, ngõ hẻm Sài Gòn. Cứ mỗi lần nghe thấy tiếng là mọi người chạy ngay ra mua bát hủ tiếu. Chỉ vài phút sau là bạn đã có ngay môt bát hủ tiếu gõ Sài Gòn ngon với vài ba lát thịt, giá, hẹ, hành khô và không thể thiếu chút tóp mỡ bùi bùi.

Cơm cháy chà bông Sài Gòn

Hủ tiếu gõ Sài Gòn

Cơm cháy chà bông Sài Gòn trải qua bao thăng trầm, nó đã đồng hành cùng những người dân nơi đây. Từ thuở ấu thơ cho đến khi cắp sách đến trường, khiến từng hương vị của hạt gạo, cọng hành, mắm ớt, chà bông.. cứ thế dần dần trở thành quen thuộc và đọng lại trong lòng người dân một dấu ấn khó phai. Nó trở thành món đặc sản Sài Gòn nổi tiếng, không chỉ trong mà còn lan xa tận ngoài nước.

Hương vị của cơm cháy Sài Gòn nếu ai đã một lần nếm thử thì rất khó quên. Cơm cháy có vị mằm mặn của chà bông, ngậy của mỡ hành và giòn tan của cơm cháy. Cơm cháy chà bông là món ngon đặc sản Sài Gòn, bạn có thể mang về làm quà cho người thân. Bởi cơm cháy chà bông có thể bảo quản cả tháng mà ăn vẫn ngon và đóng gói rất tiện.

Cơm cháy chà bông Sài Gòn

Chè Sài Gòn

Chè ngày càng phổ biến như một món ăn lý tưởng cho khí hậu nóng bức ở Sài Gòn. Bạn có thể thấy chè ở bất kỳ đâu, đó có thể là những quán chè vỉa hè, quán chè trong chợ hay là những quán chè có thương hiệu. Hiện nay chè là món ăn không còn xa lạ với giới trẻ. Song chè Sài Gòn có vị ngọt thanh rất khác với chè Huế và chè Bắc( thường có vị ngọt ngắt).

Chè Sài Gòn có hương vị đặc trưng của nước cốt dừa và đá bào. Gọi là chè nhưng cơ bản nó là dạng rau câu, được biến tấu nhiều về thành phần nguyên liệu. Thành phần chính của món chè ngon đặc biệt này là những miếng khúc bạch được ướp lạnh với vị dẻo thơm. Nó cũng rất giống với một loại chè trái cây, vì có rất nhiều trái cây và các loại hạt khác ăn kèm. Quán chè ngon nổi tiếng Sài Gòn như: chè Hiển Khánh, chè Hà Ký, chè Chảnh, chè Khánh Vy…

Chè Sài Gòn

Bò bía Sài Gòn

Món bò bía được chế biến theo hai dạng. Đó là bò bía mặn và bò bía ngọt. Ở Việt Nam, bò bía mặn được chế biến từ các nguyên liệu gồm: lạp xưởng, trứng gà ráng, cà rốt, rau xà lách, củ sắn hay su hào, tôm khô, rau thơm… Tất cả gia vị được thái thành sợi dài, mỏng và cuộn lại bằng bánh tráng cuốn. Tuy nhiên, bò bía truyền thống được cuốn bằng bánh tráng từ bột mỳ và loại này khó tìm thấy ở Việt Nam. Nước chấm dùng kèm là tương ớt trộn với lạc rang giã nhỏ phi bằng dầu ăn với hành khô.

Đối với loại bò bía ngọt, nguyên liệu đơn giản hơn. Bánh gồm một thanh kẹo mạch nha hay thay đường, cuốn cùng dừa nạo. Bò bía Sài Gòn được chấm với nước tương hột chưng lên. Nếu lần đầu bạn ăn bò bía Sài Gòn thì sẽ thấy hơi lạ, nhưng đã ăn rồi thì khó quên được hương vị lắm đấy. Món bò bía được bán ở nhiều nơi, song Bình Thạnh, Thủ Đức, quận 4 là ba quận nổi tiếng với món ăn vặt này.

Bò bía Sài Gòn

Bột chiên

Bò bía Sài Gòn

Bột chiên là món ăn của người Hoa. Trải qua nhiều thời gian, người Việt dần dần thích món ăn này hơn và cũng chế biến khác so với bản gốc lúc ban đầu. Miếng bột được chiên giòn và ăn kèm với đu đủ bào sợi, kết hợp dùng nước tương pha thêm chút đường ngọt ngọt. Món bột chiên được dùng với nước tương được pha chế như vậy thì làm sao có thể từ chối được.

Món bánh dân dã, đơn giản mà ai cũng có thể dễ dàng làm được lại rất ngon miệng. Đây là món ăn khá nổi tiếng ở Sài Gòn. Bột chiên thực chất là một miếng bột chín được chiên vàng hai mặt, có lớp vỏ giòn rụm nhưng lớp ruột lại mềm mịn. Bột chiên nóng hổi, giòn giòn với vị béo của trứng, cùng mùi hành phi thơm và vị chua cay mặn ngọt hài hòa của nước tương khiến ai cũng muốn ăn thật nhiều. Không mất nhiều thời gian vào bếp là bạn đã có món bột chiên trứng vàng ươm để thưởng thức, bởi cách làm cực kì đơn giản rất dễ làm. Bạn có thể tìm quán bột chiên ngon như: bột chiên Đạt Thành 277, Võ Văn Tần- Q.3; bên hông nhà thờ Tân Phước; đường Nguyễn Thị Nhỏ- Q.11.

Cơm sườn

Bột chiên

Cơm là món ăn quen thuộc trong các bữa ăn truyền thống của người Việt. Để thay đổi khẩu vị, người Hà Nội đã sáng tạo ra vô vàn những món cơm ngon như: cơm niêu, cơm gà, cơm tấm… Cơm sườn cũng là món ăn được nhiều người ưa chuộng vì dễ ăn và bổ dưỡng.

Mỳ ốc hến

Cơm sườn

Thời tiết giao mùa bỗng chốc trở nên lạnh hơn. Thưởng thức một tô mỳ ốc hến chua chua, cay cay cùng với gia đình trong bữa cơm cuối ngày thì còn gì hạnh phúc hơn nữa. Món này hiện tại rất mới với một số bạn Sài Gòn. Món mỳ ốc hến hiện tại chỉ có một địa chỉ bên Q.4 nằm trên đường Ngô Văn Sỉ. Quán rất nổi tiếng với món ăn này, tuy không gian quán không được đẹp nhưng món ăn rất ngon. Một tô mỳ ốc hến lúc nào cũng đầy ắp ốc và hến khiến bạn không ngừng xuýt xoa.

Được mệnh danh là mì cay phiên bản Việt, những tô mì ốc hến thơm mùi bơ, cay nồng nàn vị sả ớt, khiến bạn cứ mãi thèm thuồng.Trời lạnh, có tô mì ốc hến nghi ngút khói, chan thêm chút nước me chua chua thì còn gì bằng. Nếu bạn không muốn ăn mỳ, bạnhãy dùng sợi phở để thay thế, nó cũng không làm giảm chất lượng của món ăn đâu!

Mỳ ốc hến

Phá lấu bò

Mỳ ốc hến

Phá lấu bò là một trong những món ăn được những người bán hàng bày trước các cổng trường học, ven đường phố. Với những nồi nước dùng nóng hổi, bốc khói nghi ngút và có chút thoang thoảng mùi thơm vô cùng đặc trưng của ngũ vị hương + nước cốt dừa. Món ăn này đã để lại ấn tượng trong nhiều thực khách. Đặc biệt món ăn này đã khiến rất nhiều các thế hệ học sinh, sinh viên Sài Gòn hằn sâu trong ký ức, và nôn nao mỗi khi nhớ đến nó.

Phá lấu bò được làm từ nội tạng của bò. Nhưng được người bán nấu ướp và cho gia vị rất ngon, nên món ăn này trở nên rất quen thuộc với người dân Sài Gòn. Phá lấu được ăn chung với vắt mì gói hoặc bạn có thể gọi một tô phá lấu bánh mì. Địa chỉ ăn phá lấu ngon như: nằm trên đường Tôn Thất Thuyết; Q.4 trước cổng nhà thờ; hẻm 565 Nguyễn Trãi Q.5….

Bánh tráng nướng

Bánh tráng nướng

Bánh tráng trộn

Bánh tráng trộn không còn xa lạ nữa rồi đúng không nào? Bởi bánh tráng trộn là món ăn vặt đã từng làm điên đảo giới trẻ. Vị dai dai của bánh tráng, chua thanh của xoài, đậm vị bò khô, tép rang và thơm của hành, rau răm… tất cả quyện vào nhau tạo nên một món ăn ngon khó cưỡng.

Tuy món này chỉ mới xuất hiện khoảng 7-8 năm trở lại đây thôi, nhưng món bánh này rất vừa túi tiền và còn rất ngon nữa. Vì vậy, nó đã được rất nhiều bạn trẻ làm món ăn vặt khi đi ra ngoài chơi. Bạn chỉ cần mua bánh rồi xách đi tới nơi khác ăn, không cần phải ngồi ăn tại chỗ như những món khác. Những địa điểm mua bánh tráng trộn ngon như: trước cổng trường Hòa Bình; trường đại học kinh tế Nguyễn Tri Phương; trước trường Nguyễn Bỉnh Khiêm…

Bánh tráng trộn

Đăng bởi: Tùng Hoàng Sơn

Từ khoá: 10 Món ăn vặt ở Sài Gòn

Cách Làm 2 Món Ăn Vặt Từ Me Ngon Không Thể Chối Từ

Những lợi ích tuyệt vời của quả me đối với sức khỏe

Trong me có chứa nhiều vitamin A,B, kali, chất xơ, các chất chống ung thư và oxi hóa vì thế mà giúp ngăn ngừa ung thư, giảm cholesterol, điều trị táo bón, chống nhiễm trùng, tốt cho tim mạch và huyết áp,.. Và đặc biệt chất chống oxi hóa có trong quả me có tác dụng lớn trong việc làm đẹp da.

Me có nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp da – ảnh: internet

Ốc xào me Nguyên vật liệu của món ốc xào me

Ốc nhồi (ốc hương, ốc mít): 1kg

Me chua chín: 6 quả

Ớt: 2 quả

Tỏi, sả: mỗi thứ 2 nhánh

Gia vị: ớt bột, dầu ăn, muối, đường, hạt nêm

Sơ chế nguyên liệu

Ốc khi các bạn mua về rửa sạch, tốt nhất nên ngâm trong nước vo gạo có bỏ thêm chút muối và vài lát ớt để ốc nhả hết bẩn. Khoảng 2-3 tiếng sau bạn đem ốc rửa sạch lại với nước, cho ra rổ để ráo.

Tỏi băm, sả: 1 củ băm nhỏ, 1 củ thái lát, ớt thái lát

Me rửa sạch, luộc chín, lấy ra bóc vỏ, thêm chút nước và tán nhuyễn, cho vào rây lọc bỏ bã lấy nước cốt.

Nước cốt me – ảnh: internet

Các bước thực hiện món ốc xào me Bước 1: Làm nước sốt me

Bắt chảo lên bếp, cho chút dầu ăn, tỏi băm, sả băm vào phi thơm. Sau đó đổ nước cốt me vào, thêm muối, đường, ớt bột vào nêm.

Nước sốt me – ảnh: internet

Bước 2: Xào ốc với nước sốt me

Nước me sôi thì bạn bắt đầu cho ốc vào xào, để lửa nhỏ. Đến khi nước me sánh sệt lại, ốc chín tới thì bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.

Cho ốc xào me ra đĩa – ảnh: internet

Trình bày và thưởng thức món ốc xào me

Ốc đã chín, bạn cho ra đĩa và trang trí thêm với vài lát ớt, sả và thưởng thức ngay khi món còn nóng.

Món ốc xào me thành phẩm – ảnh: internet

Yêu cầu món ốc xào me

Nước sốt có vị vừa ăn, không quá chua, không quá ngọt, ốc giòn sần sật để hòa quyện vào nhau tạo nên món ăn lạ miệng, hấp dẫn.

Lưu ý đối với món ốc xào me

Chọn ốc tươi ngon để mua: những con ốc có mày sát vào thành vỏ là ốc ngon, những con ốc có mày thụt sâu vào bên trong là ốc đã để lâu hoặc bị chết.

Lưu ý đến độ chua ngọt của me và các gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị, nước sốt me đủ độ vừa phải cũng như màu sắc và hương vị của món ăn phải vừa chín tới.

Trứng cút lộn sốt me Nguyên vật liệu cần có của món trứng cút lộn sốt me

Trứng cút lộn: 30 quả

Rau răm: 1 mớ nhỏ

Me chín: 4 quả

Hành, tỏi khô: 1 củ

Ớt: 2 quả

Lạc rang sẵn: 50g

Bột chiên giòn: 30g

Gia vị: hạt nêm, nước mắm, đường, dầu ăn, ớt bột, tiêu xay

Các bước tiến hành món trứng cút lộn sốt me Bước 1: Luộc trứng cút lộn

Trứng cút lộn cho vào nồi, cho thêm chút muối, bắc lên bếp và luộc chín. Khoảng 3-5 phút trứng chín thì vớt ra cho vào nước lạnh, bóc vỏ khéo để trứng còn nguyên quả và giữ lại nước trong trứng.

Trứng cút lộn đã bóc vỏ – ảnh: internet

Bước 2: Chiên trứng

Lăn trứng đã bóc vỏ qua bột chiên giòn và chiên qua cho trứng săn lại để tạo độ thơm và giòn hơn cho trứng.

Trứng cút lộn sau khi chiên – ảnh: internet

Bước 3: Làm nước sốt me

Me rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ, cho chút nước vào đánh nhuyễn, lọc qua rây bỏ bã lấy nước cốt.

Hành, tỏi băm, gừng thái sợi cho vào phi thơm với chút dầu ăn. Sau đó, cho nước cốt me, nước trứng, hạt nêm, ớt bột và chút nước vào và đun sôi.

Bước 4: Sốt me với trứng cút lộn

Trứng cút lộn sau khi chiên cho vào chảo nước sốt me đun sôi và tiếp tục đun lửa liu riu trên bếp. Nhẹ tay lạt trứng cho ngấm đều nước sốt me, chừng 3-4 phút là được.

Bày trí và thưởng thức món trứng cút lộn sốt me

Sau khi nấu xong, cho ra đĩa, trang trí món ăn với chút tiêu xay hoặc vài lát ớt thái mỏng, rau răm và lạc rang. Thưởng thức món trứng cút lộn sốt me khi còn nóng.

Hoàn thành món trứng cút lộn sốt me – ảnh: internet

Yêu cầu món trứng cút lộn sốt me

Trứng cút còn nguyên vẹn quả, không bị vỡ vụn, trứng săn và giòn, ngấm đều nước sốt me.

Món ăn có độ chua ngọt vừa phải của me và các gia vị, kết hợp với độ ngon giòn của trứng, vị cay tê tê của ớt, vị thơm bùi của lạc và vị đặc trưng của rau răm.

Lưu ý khi làm trứng cút lộn sốt me

Nếu thích, bạn có thể thay trứng cút lộn bằng trứng vịt lộn cũng được;

Cần tách vỏ trứng ra nhẹ tay để không làm vỡ phần trứng bên trong, khi đó món ăn sẽ kém ngon và bắt mắt;

Phần nước của trứng cút lộn sẽ giúp nước sốt me của bạn ngon ngọt hơn, tùy khẩu vị nếu ai không thích cũng có thể bỏ qua;

Khi chiên trứng đảo đều tay kẻo trứng bị nát, chiên lửa vừa để không bị cháy đen, khét (khê).

Cách chọn me ngon

Nên chọn những quả chín, to vừa phải, trái nhỏ có mắt thắt lại ở giữa thì me sẽ ngọt, hạt me nhỏ. Khi mua me các bạn bóc thử phần vỏ bên ngoài nếu thấy phần thịt me bên trong hơi ướt, không bị mốc trắng là me ngon.

Lựa chọn me ngon – ảnh: internet

Ốc xào me và trứng cút lộn sốt me ngay tại nhà vừa đảm bảo an toàn vệ sinh, vừa tốt cho sức khỏe lại giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá nữa đấy.

Đăng bởi: Nguyễn Hiên

Từ khoá: Cách làm 2 món ăn vặt từ me ngon không thể chối từ

Tổng Hợp 15 Các Món Ăn Vặt Ngon Nhất Ở Miền Tây Sông Nước

1. Món ăn vặt đặc sản miền Tây – Bánh bò

Bánh bò là tên gọi đầu tiên trong danh sách các món ăn vặt đặc sản ở miền Tây mà Phượt muốn giới thiệu cho bạn. Bánh bò được làm từ hỗn hợp bột gạo, đường, men và nước. Sau khi hấp chín, bánh bò sẽ bông xốp và trên bề mặt sẽ xuất hiện nhiều lỗ khí. Tuy nguyên liệu và cách chế biến hoàn toàn giống như những nơi khác. Nhưng hương vị của món đặc sản bánh bò miền Tây này lại cực kỳ hấp dẫn người thưởng thức. Khi cắn miếng đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận ngay được vị ngọt thanh của bánh bò.

Bánh bò – một trong những ẩm thực quen thuộc của miền Tây Nam Bộ. (Hình ảnh: Internet)

Giá: từ 5.000 – 7.000 vnđ/cái.

2. Bánh tằm khoai mì

Bánh tằm khoai mì miền Tây. (Hình ảnh: Internet)

Giá: 10.000 – 15.000 vnđ/phần.

3.  Bánh chuối hấp

Món bánh đặc sản của miền Tây tiếp theo mà Phượt muốn giới thiệu cho bạn đó chính là bánh chuối hấp. Bánh chuối hấp được chế biến khá đơn giản, nhanh chóng. Và người dân miền Tây thường ăn kèm với nước cốt dừa. Sự kết hợp này sẽ giúp bạn cảm nhận được sự mềm dẻo, dai dai cùng vị ngọt đặc trưng của chuối và béo ngậy của nước cốt dừa. Bánh chuối hấp chắc chắn sẽ để lại cho bạn nhiều dư vị tuyệt vời trong hành trình du lịch miền Tây đấy!

Bánh chuối hấp, món ẩm thực hấp dẫn ở miền Tây Nam Bộ. (Hình ảnh: Internet)

Giá: 10.000 – 20.000 vnđ/phần.

4.  Bánh cam

Bánh cam là một trong những món bánh tuổi thơ của rất nhiều người ở miền Tây nói riêng và Việt Nam nói chung. Sở dĩ có tên gọi vậy là vì bánh được tạo hình tròn và có màu sắc giống quả cam. Nét nổi bật nhất của chiếc bánh cam chính là phần bên ngoài. Lớp vỏ bên ngoài của bánh cam được phủ một lớp đường mỏng. Sau khi chiên sẽ được rắt thêm mặt một ít mè rang để tạo hương thơm. Bánh cam còn có nhân đậu xanh được xay nhuyễn nên khi cắn vào sẽ có vị ngọt dịu. Bạn có thể tìm mua bánh cam ở các vỉa hè ven đường khi đi du lịch miền Tây.

Những chiếc bánh cam giòn, thơm. (Hình ảnh: Internet)

Giá: 3.000 – 5.000 vnđ/cái.

5.  Bánh da lợn – một trong các món ăn vặt đặc sản Miền Tây

Nhắc đến các món ăn vặt đặc sản của miền Tây, chắc chắc không thể nào bỏ qua món bánh da lợn. Bánh da lợn được làm chủ yếu từ bột năng, lá dứa, đường trắng cùng một số phụ liệu khác. Điều mà Phượt thích nhất ở bánh da lợn chính là phần nhân. Nhân bánh được làm từ khoai môn hoặc đậu xanh hấp. Và mang đi xay nhuyễn trộn thêm chút bột gạo cùng với đường. Có những nơi, bánh da lợn đã được cải tiến. Và cho thêm sầu riêng vào trộn chung để tạo nên vị ngon đặc trưng.

Bánh da lợn. (Hình ảnh: Internet)

Giá: 25.000 – 30.000 vnđ/ổ bánh.

6.  Bánh ống lá dứa

Bánh ống lá dứa miền Tây. (Hình ảnh: Internet)

Giá: 5.000 – 10.000 vnđ/phần.

7.  Bánh lá mít – một trong các món ăn vặt độc đáo của miền Tây

Để hành trình khám phá và thưởng thức ẩm thực miền Tây thêm phần thú vị. Chắc chắn bạn không nên bỏ lỡ món bánh lá mít độc đáo và ngon nức tiếng của miền Tây. Bánh lá mít hay còn được gọi là bánh nắn lá hoặc bánh lá mơ. Bánh được làm chủ yếu từ bột gạo pha với nước lá mơ. Và được gói bằng một chiếc lá mít còn nguyên cuốn. Người dân miền Tây thường ăn bánh lá mít chung với nước cốt dừa đặc sệt và béo ngậy. Sự kết hợp này đã cho ra lò một món ăn đặc sản xế chiều gây nhung nhớ cho người thưởng thức. Bạn có thể “đánh chén” bánh lá mít ở các hàng quán vỉa hè. Hoặc trong các khu chợ ở miền Tây.

Nguyên liệu để làm nên món bánh lá mít – ẩm thực nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. (Hình ảnh: Internet)

Giá: 10.000 – 15.000/phần.

8.  Bánh đúc lá dứa

Bánh đúc lá dứa. (Hình ảnh: Internet)

Giá: 15.000 – 20.000 vnđ/phần.

9.  Bánh cúng – một trong các món ăn vặt nổi tiếng miền Tây

Nếu đã có dịp đi tour du lịch đến miền Tây, bạn không nên bỏ qua việc thưởng thức món bánh cúng. Món bánh cúng thường được người dân miền Tây sử dụng để dâng lên bàn thờ trong những dịp lễ Tết. Nhưng bạn vẫn có thể tìm món ăn vặt này ở những hàng quán chuyên dụng bán các loại bánh ở miền Tây.

Bánh cúng – ẩm thực mang hương vị miền Tây Nam Bộ. (Hình ảnh: Internet)

Bánh cúng được làm từ các nguyên liệu cơ bản như bột gạo và hành lá. Sau khi trộn đều bột lên, bánh cúng sẽ được gói bằng khuôn lá chuối với hình ống thon dài. Tiếp đó, người làm sẽ cột bánh lại thành 1 chùm 10 cái và đem đi hấp chín. Thành quả bánh cúng sẽ có mùi thơm của lá chuối pha lẫn vị béo của nước cốt dừa. Và khi cắn sẽ hơi dai dai rất thú vị. Chính điều này càng làm cho món ăn vặt đặc sản bánh cúng của miền Tây thêm phần hấp dẫn hơn.

Giá: 20.000 – 30.000/chùm.

10. Bánh bò thốt nốt

Khi đã đi du lịch đến miền Tây sông nước, đặc biệt là An Giang. Bạn đừng bỏ qua cơ hội nếm thử hương vị của bánh bò thốt nốt. Bánh bò được làm từ những nguyên liệu cơ bản. Ví dụ như bột gạo nàng Nhen, nước cốt dừa, cơm rượu và không thể thiếu đường thốt nốt. Chính nhờ những nguyên liệu này đã làm cho chiếc bánh bò có màu vàng trông rất bắt mắt và ngon miệng. Khi thưởng thức bánh bò thốt nốt, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh vừa phải, mềm mịn và bông xốp. Chắc chắn, bạn sẽ “nghiện” với hương vị của món bánh bò thốt nốt đặc sản của An Giang này đấy!

Bánh bò thốt nốt – đặc sản ở An Giang. (Hình ảnh: Internet)

Giá: 7.000 -10.000vnđ/ cái.

11.  Bánh bầu – một trong những món đặc sản gây nhung nhớ ở miền Tây

Bánh bầu – món ẩm thực thơm ngon của miền Tây Nam Bộ. (Hình ảnh: Internet)

Giá: 20.000 – 30.000 vnđ/phần

12. Khoai mì hấp nước cốt dừa

Khoai mì hấp nước cốt dừa là một món ẩm thực nổi tiếng của miền Tây sông nước. Người chế biến sẽ chọn những quả khoai mì to và chất lượng. Sau đó, họ đem khoai mì đi rửa sạch và cho vào nồi hấp với nước cốt dừa. Sau khi chín, khoai mì sẽ có màu vàng nhạt, mềm mịn. Và mang hương vị thơm nồng của nước cốt dừa. Khi cho vào miệng thưởng thức, bạn có thể cảm nhận được sự ngọt bùi của khoai mì hòa quyện cùng vị béo của nước cốt dừa. Chắc chắn đây sẽ là món ăn tạo cho bạn những dư vị khó quên đấy!

Khoai mì hấp nước cốt dừa. (Hình ảnh: Internet)

Giá: 10.000 – 15.000/phần.

13. Chuối chiên – một trong các món ăn vặt đặc sản miền Tây

Chuối chiên là một món ăn vặt quen thuộc của rất nhiều người dân Việt Nam nói chung. Không những vậy, chuối chiên còn là một trong những món ăn vặt nổi tiếng ở miền Tây mà bạn không nên bỏ lỡ. Món ăn này có cách chế biến khá đơn giản, người làm chỉ cần các nguyên liệu như: chuối, bột mì và bột gạo. Sau khi trộn đều hỗn hợp, người bán sẽ làm cho quả chuối được bao bọc bởi một lớp bột mỏng. Tiếp đó, họ sẽ cho chuối vào chảo dầu sôi chiên lên là ra được thành phẩm vàng rụm với hương thơm ngào ngạt.

Chuối chiên, món ăn quen thuộc với người dân miền Tây. (Hình ảnh: Internet)

Giá: 5.000 – 10.000 vnđ/cái.

14. Bánh lọt

Bánh lọt thơm ngon, mát lạnh. (Hình ảnh: Internet)

Giá: 10.000 – 15.000/ly.

15. Bánh tai yến – Một trong các món ăn vặt đặc sản ở miền Tây

Nếu bạn là một người yêu thích những món đồ chiên, bạn không nên bỏ qua món bánh tai yến hấp dẫn của miền Tây. Lý giải cho cái tên này đó là vì bánh có hình dạng giống như tai yến trông rất thú vị. Bánh tai yến được làm bằng bột nếp và bột gạo pha lẫn thêm một ít nước cốt dừa. Sau khi được chiên chín, vành ngoài của bánh sẽ giòn rụm còn ở bên trong thì mềm dẻo. Tạo nên sự kích thích thèm ăn của thực khách. Món bánh tai yến này được bày bán ở khắp đường phố ở miền Tây. Thế nên, bạn sẽ rất dễ dàng thưởng thức được hương vị thơm ngon của món bánh tai yến khi đi du lịch miền Tây.

Bánh tai yến. (Hình ảnh: Internet)

Giá: 5.000 – 10.000/cái.

Kết luận

Đừng bỏ lỡ các tips du lịch tiết kiệm: 

Xem tại bài viết: Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch tự túc giá rẻ để biết các bí quyết lên kế hoạch, đặt vé máy bay, đặt tour và đặt khách sạn tiết kiệm nhất. Đặt tour du lịch tự túc Miền Tây giá rẻ hơn hoặc miễn phí bằng cách tham gia chương trình referral khi mời bạn bè đăng ký tài khoản và đặt tour tại Phuotvivu. Sau khi người mời hoàn tất bất kỳ hoạt động du lịch nào trên Phuotvivu, bạn sẽ nhận được 50k/ 1 người mời. Xem hướng dẫn

Đăng bởi: Việt Tuấn Đỗ

Từ khoá: Tổng hợp 15 các món ăn vặt ngon nhất ở miền Tây sông nước

Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ăn Vặt Ngon Hồng Treo Gió trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!