Bạn đang xem bài viết Loài Rau Thân Quen Với Nhiều Công Dụng Chữa Bệnh được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rau lang là phần lá và thân con của cây khoai lang. Cây khoai lang còn có tên gọi là Mẳn van, Phiên chư, Cam thự. Cây có tên khoa học là Ipomoea batatas (L.) Poir., họ Convolvulaceae (Bìm bìm).
Khoai lang là loại cỏ sống lâu năm. Thân mọc bò, dài từ 2-3m. Rễ mẫm thành củ, màu đỏ, trắng hay vàng. Lá thường hình tim có xẻ 3 thùy, cuống dài. Hoa màu trắng, tím nhạt, mọc thành xim ở đầu cành
Khoai lang được trồng rộng khắp khu vựa nhiệt đới và ôn đới ấm. Bộ phận dùng: lá và thân non của khoai lang.
Ngăn ngừa bệnh lý tim mạch, đột quỵCác bệnh lý về tim mạch, đột quỵ ngày càng tăng. Một trong những nguyên nhân là xơ vữa động mạch, và đặc biệt nồng độ homocystein là một dấu chỉ cho các bệnh này. Betain chiết xuất từ rau lang giúp chuyển hóa homocystein thành methionine (một chất vô hại), giúp giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh mạch vành.
Ngăn ngừa thiếu máuSắt là khoáng chất tham gia vào quá trình tạo máu. Tổng lượng sắt trong cơ thể khoảng 3-5gr. Bổ sung sắt đầy đủ sẽ hạn chế được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Theo các nghiên cứu, hàm lượng khoáng chất, đặc biệt là sắt được tìm thấy trong loại rau này với tỷ lệ cao hơn so với các loại rau khác. Vì vậy tăng cường chế độ ăn với thực phẩm giàu sắt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Giảm cânBetain là một axit amin có nhiều lợi ích cho cơ thể. Nhờ khả năng thúc đẩy tổng hợp protein trong cơ thể mà betain giảm lượng mỡ thừa. Dây khoai lang chứa adenin, betain, cholin theo Garcia F (1944, Philip. J. Sci., 76:7-8). Do đó rau khoai lang được lựa chọn để giảm cân, giúp kiểm soát calo, thúc đẩy đốt cháy mỡ thừa.
Tất cả các bộ phận của khoai lang đều giàu chất xơ và đặc biệt, lá chứa chất xơ hòa tan và thân cây chứa chất xơ không hòa tan. Lượng chất xơ dồi dào vừa thúc đẩy trao đổi chất, vừa cảm giác no lâu, giúp sở hữu vóc dáng thon gọn. Lá chứa một lượng lớn protein và nguồn axit amin dồi dào nên dù giảm cân nhưng vẫn bù đắp lại năng lượng.
Chống oxy hóa, ngừa lão hóaLá cũng chứa nhiều vitamin như caroten, vitamin B2, vitamin C và vitamin E. Caroten giúp chống nhiễm khuẩn, sáng mắt, đẹp da, thúc đẩy sữa chữa mô. Rau lang chứa hàm lượng lớn alpha-tocopherol ( khoảng 25mg /100gr chồi khoai lang). Các vitamin C, E tham gia hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, ngừa lão hóa.
Rau lang non chứa nống độ phenol và hoạt tính chống oxy hóa cao nhất. Hoạt tính chống oxy hóa của anthoxyanins từ rau tím mạnh hơn so với bắp cải đỏ, vỏ nho, ngô tím. Hàm lượng polyphenol trong lá cũng tương đối cao, ngăn chặn tổn thương do oxy hóa, giảm huyết áp. Vì vậy loại rau này là thực phẩm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe rất tốt.
Hoạt tính kháng viêm
Ipomotaosides A-D (1-4), các glycoside nhựa được phân lập từ thân và lá khoai lang được phát hiện có hoạt tính ức chế chống lại COX-1 và COX-2. Can thiệp vào ức chế quá trình viêm nên rau lang có tác dụng kháng viêm, giảm đau.
Nhuận tràngLá khoai lang chứa chất nhựa tẩy, khoảng chừng 1.95-1.97% (Đỗ Tất Lợi và Bùi Tá Hoan, 1961) nên có thể làm mềm phân, trơn nhuận đường tiêu hóa dưới. Lại thêm tính vị ngọt mát, nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, ngừa táo bón.
Rau lang có tính bình, vị ngọt, không độc. Tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh can, lợi mật, rối loạn kinh nguyệt. Củ và rau khoai lang còn có tên gọi là “sâm nam”.
Đau lưng mỏi gối do thận âm hư:
Rau khoai lang 30g sắc cùng mai rùa, sắc kỹ lấy nước uống.
Thanh nhiệt giải độc
Dùng luộc ăn chung với bữa cơm hoặc chế biến thành món canh.
Mụn nhọt
Rau lang, đậu xanh, thêm xíu muối và giã nhuyễn, bọc vào vải đắp lên vết mụn.
Táo bón
Rau khoai lang tươi 60-100gr, sắc nước uống. Hoặc dùng đun sôi, luộc chín để dùng.
Giảm cân
Rau lang rửa sạch, đun sôi cùng ít muối để sử dụng.
Sản phụ sau sanh thiếu sữa
Rau khoai lang 250gr xào với thịt cho chín mềm, ăn cùng với cơm. Hoặc dùng rau luộc ăn kèm thịt cá.
Quáng gà
Lá rau khoai lang non xào với gan gà hoặc gan lợn, ăn thường xuyên hỗ trợ cải thiện chứng quáng gà.
Mặc dù có nhiều lợi ích song bạn vẫn nên lưu ý một số điều sau khi sử dụng rau lang:
Không dùng rau lúc đang đói vì có thể gây hạ đường huyết quá mức.
Đối với mục đích nhuận tràng nên dùng rau lang luộc chín, không dùng rau còn sống vì có tác dụng ngược là gây táo bón.
Nên ăn rau lang kèm với thực phẩm chứa đạm động vật, thực vật khác để cân bằng dưỡng chất.
Khi luộc rau để ăn hoặc chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì lấy nước thứ 2 vì nước nhất thường chát và hăng.
Tác Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Lá Lốt
Lá lốt có vị nồng, hơi cay và tính ấm vì thế giúp chữa được nhiều bệnh như giảm đau, tay chân lạnh, đầy hơi, khó tiêu,…
Là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon như các món canh, nướng, xào.
Với người hay đổ mồ hôi tay, chân dùng lá lốt nấu nước ngâm rất tốt.
Ngoài lá thì cành và cây lá lốt cũng có tác dụng chữa đau răng, say nắng, giải độc.
Chữa đau nhức cơ thểTheo đông y lá lốt có mùi thơm, vị cay nhẹ có công dụng bổ máu và trị chứng đau nhức xương khớp rất hiệu quả, có thể dùng chế biến món ăn hoặc sắc nước uống.
Dùng 600g lá lốt với 100g thịt cắt miếng nhỏ và ướp gia vị vừa ăn rồi xào, ăn tuần 3 lần.
Hoặc dùng 300g lá lốp với 2 chén nước cho vào ấm sắc cạn còn khoảng nửa chén nước rồi uống sau bữa ăn tối.
Đây là 2 cách giúp chữa bệnh đau nhức được nhiều người áp dụng và có hiệu quả cao.
Trị mụn nhọtVới những chiếc mụn, nhọt có mũ và sưng to hãy thực hiện cách sau đây trong 3 ngày thì mụn sẽ biến mất.
Lá lốt kết hợp với lá chanh, lá ráy và lá tía tô mỗi loại lá 15g phơi khô rồi giã nhuyễnđắp vào chỗ có mụn, nhọt rồi băng lại, mỗi ngày đắp 1 lần.
Trị ra mồ hôi tay và chânDùng 30g lá lốt rửa sạch cho vào nồi cùng với 1 muỗng cà phê muối và 1 chén nước đun sôi. Đợi nước còn ấm ấm thì ngâm tay và chân khoảng 20 phút. Thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ giảm hẳn tình trạng ra mồ hôi tay, chân.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnhSử dụng 20g lá lốt tươi rửa sạch, cho 3 chén nước và đun cho sắc xuống còn khoảng 1 chén uống trước bữa ăn tối khi nước còn ấm ấm.
Chữa đau, sưng đầu gốiCho lá lốt, ngải cứu mỗi loại khoảng 20ggiã nát rồi cho thêm ít giấm chưng nóng lên, sau đó đắp vào chỗ đầu gối đau sưng sẽ giúp giảm bớt đau và sưng. Đặc biệt lá lốt dùng nấu canh với thịt và cá rất tốt cho xương, khớp người già.
Chữa bệnh tổ đĩaĐối với những người bệnh tổ đĩa thì dùng 30g lá lốt tươi giã nát rồi cho vào khoảng 100 đến 200ml nước, vắt lấy nước cốt uống. Phần bã còn lại đem nấu với 3 chén nước đun sôi trong 5 phút, phần nước thì dùng để rửa chỗ có tổ đĩa, phần bã thì dùng để đắp và băng lại. Mỗi ngày thực hiện 1 đến 2 lần tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
Giải độc khi bị rắn cắn, say nấmLá lốt có thể giúp giải độc tạm thời khi bị rắn cắn hoặc khi bạn bị say nấm. Để thực hiện, bạn giã nát 50g lá lốt, 10g lá đậu ván trắng và 50g lá khế và gạn lấy phần nước để uống.
Lưu ý là cách này chỉ làm chậm ảnh hưởng của độc rắn và độc nấm tới các cơ quan trong cơ thể, bạn vẫn phải liên hệ ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Chữa bệnh phù thũngPhù thũng là bệnh thường lặp đi lặp lại và gây khó chịu, bất tiện cho người mắc phải. Để chữa dứt điểm bệnh phù thũng, bạn thực hiện theo cách sau:
Sắc nước uống gồm: 12g lá lốt, 12g rễ cà gai leo, 12g rễ mỏ quạ, 12g rễ gai tầm xoọng, 12g lá đa lông, 12g mã đề. Để trong bình và uống dần trong ngày đến khi bệnh thuyên giảm.
Lá lốt có tên khoa học là Piper sarmentosum, là một loại cây thân thảo thuộc họ Hồ Tiêu (gồm có trầu không, hồ tiêu). Tên gọi của lá lốt có thể thay đổi tùy theo từng địa phương, có nơi gọi là ‘nốt’, có nơi gọi là ‘lá lốp’.
Lá lốt có chiều cao khoảng 30 – 40cm. Khi còn nhỏ, cây sẽ mọc thẳng, tới chiều cao nhất định, cây sẽ bò trườn dài trên mặt đất. Lá lốt là lá đơn, lá hình tim, mọc so le và mặt lá láng bóng.
Lá lốt rất dễ sinh trưởng, bạn có thể trồng bằng cách giâm cành ở những nơi ẩm ướt, dọc bờ nước là cây đã có thể phát triển mạnh mẽ rồi.
Công Thức Nấu Món Canh Atiso Bổ Dưỡng Với Nhiều Công Dụng Cho Gia Đình
Nội dung chính
Giá trị dinh dưỡng của món canh Atiso Atiso
Atiso được biết đến là một loại thảo dược và được trồng ở các vùng có khí hậu mát như Đà Lạt, Sapa… Atiso chứa nhiều chất xơ cùng các khoáng chất mang lại nhiều công dụng tốt cho cơ thể:
Chống vấn đề tăng cholesterol trong máu, xơ vữa động mạch.
Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, trị khó tiêu.
Ngừa ung thư, các bệnh về tim mạch.
Cải thiện chức năng cho não.
Thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, giảm cân.
Atiso. Nguồn: Internet
Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng Atiso quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu:
Bệnh lý về gan: nhuận gan quá mức dẫn đến mất cân bằng chất và mắc bệnh về gan.
Gây chướng bụng: mặc dù Atiso hỗ trợ tiêu hóa nhưng lạm dụng sẽ làm cho túi mật và toàn bộ đường tiêu hóa bị co thắt.
Chán ăn: Tương tự vậy, Atiso cũng có thể gây chán ăn bởi trong loại thảo dược này chứa nhiều chất sắt nên sẽ gây ra tình trạng nhiều sắt nhưng lại thiếu hụt các chất khác dẫn đến mệt mỏi, không muốn ăn,…
BắpCó thể nhiều người chưa biết bắp (ngô) ngoài là loại lương thực quan trọng trong đời sống thì chúng còn có nhiều công dụng bổ ích tương tự Atiso khi trong bắp chứa nhiều chất xơ, protein cũng như vitamin và khoáng chất có ích.
Bắp. Nguồn: Internet
Tăng cường tiêu hóa: Trong bắp giàu chất xơ nên thúc đẩy việc tiêu hóa.
Hỗ trợ tim mạch, tình trạng thiếu máu: Lượng Folate giúp giảm nồng độ axit amin hỗ trợ hạn chế được các vấn đề về mạch máu.
Cải thiện trí nhớ: Vitamin B1 có trong bắp cũng giữ cho đầu óc tỉnh táo và tăng cường trí nhớ.
Táo mậtTáo mật từ xưa đã được biết đến như 1 vị thuốc trong Đông y vì mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể:
Bổ phổi và gan
Giúp hạ nhiệt, hạ huyết áp
Thanh nhiệt, giúp làm đẹp da, chậm quá trình lão hóa
Bên cạnh đó còn giúp bổ não, giảm tình trạng ù tai, chóng mặt, hoa mắt…
Nguyên liệu nấu canh Atiso
80 gram Atiso khô
1 trái bắp Mỹ
4 trái táo mật
400 gram thịt heo
Sơ chế nguyên liệu
Cho 80 gram Atiso khô vào thau và cho nước vào ngâm 10 phút sau đó đem đi rửa sạch.
Bắc nước lên bếp, cho 1 muỗng nhỏ muối và cho 400 gram thịt heo vào. Đến khi nước sôi thì tắt bếp, nhấc xuống đem thịt đi rửa sạch.
Cắt bắp thành khúc 3cm, sau đó cắt tiếp mỗi khúc thành 4 phần.
Căt khúc bắp. Nguồn: YouTube Món Ngưới Hoa
Cách làm canh Atiso Bước 1: Nấu canhNấu sẵn 3,5 lít nước trong nồi. Cho lần lượt 80 gram Atiso đã rửa, 4 trái táo mật, bắp Mỹ đã cắt khúc và thịt heo vào nồi và nấu từ 1,5 đến 2 tiếng.
Cho các nguyên liệu vào nồi nấu. Nguồn: YouTube Món Ngưới Hoa
Sau thời gian nấu xong, nêm vào canh nửa muỗng canh muối và nấu thêm 10 phút nữa. Vậy là chúng ta đã hoàn thành món canh Atiso vô cùng bổ dưỡng mà lại đơn giản vô cùng!
Khi canh đươc nấu xong. Nguồn: YouTube Món Ngưới Hoa
Thành phẩm và thưởng thứcCanh Atiso bổ dưỡng nấu xong có màu vàng nâu óng ánh trong với hương vị thanh mát của Atiso, táo mật, bắp Mỹ cùng thịt tiết ra những chất dinh dưỡng bồi bổ cho cơ thể. Húp một ngụm canh vào và có thể cảm nhận.
Hoàn thành. Nguồn: YouTube Món Ngưới Hoa
Lưu ý khi nấu canh Atiso
Khi nêm canh không cần cho thêm bột ngọt vì đã có atiso, bắp và táo mật giúp tạo ngọt.
Nếu nấu bằng nồi áp suất thì bạn có thể nấu trong 60 phút.
Vừa rồi chúng mình đã giới thiệu đến bạn công thức nấu món Canh Atiso bổ dưỡng cho gia đình. Hy vọng đã mang đến một món ăn ngon miệng và đầy chất dinh dưỡng cho gia đình bạn.
Đăng bởi: Thủy Lê Bích
Từ khoá: Công thức nấu món canh Atiso bổ dưỡng với nhiều công dụng cho gia đình
Thạch Sùng: Loài Bò Sát Quen Thuộc Làm Thuốc
Đặc điểm của Thạch sùng
Thạch sùng có tên khoa học Hemidactylus frenatus Schlegel, thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae). Một số nơi còn gọi nó là “Thằn lằn”. Tuy nhiên trên thực tế, Thằn lằn thuộc nhóm động vật bò sát, và gồm có nhiều loại Thằn lằn.
Đây cũng là một loài động vật bò sát, thường sống trên tường nhà. Con trưởng thành toàn thân nó có thể dài từ 8 – 12cm. Chúng ta thường thấy hình ảnh lưỡi thè ra khỏi miệng để bắt các loài sâu bọ, côn trùng, ruồi muỗi làm thức ăn. Thạch sùng thường săn mồi vào ban đêm. Chúng hay hoạt động ở những khu vực có ánh đèn (do đó là những nơi thu hút côn trùng).
Thân của loài vật này nhẵn, hơi có vảy rất nhỏ. 4 chân của chúng có màng giúp bám dính chắc lên tường. Khi bị săn đuổi, nó có thể tự rụng đuôi để chạy trốn. Một thời gian sau, đuôi của nó sẽ tự mọc lại.
Tuy gây khó chịu cho nhiều người, nhưng đây lại là một phần rất có ích trong một không gian khép kín. Vì nó giúp hạn chế lượng côn trùng, nhện, ruồi muỗi,…
Phân bốThạch sùng là loài bò sát bản địa Đông Nam Á. Nhưng sau này nhờ các hoạt động giao thương, đi lại, nó đã di thực đến nhiều nơi trên thế giới như châu Mỹ, châu Úc, châu Phi, Trung Đông, các nước khác châu Á,…
Bộ phận dùngDùng toàn con, lấy cả ruột. Chú ý khi săn bắt phải cố gắng giữ được đuôi của nó.
Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát. Có thể bỏ bịch kín cột treo lên cao. Tránh nơi ẩm thấp là mốc, hư hại thuốc.
Thành phần hóa học trong dược liệuTheo nghiên cứu trong con non có chất béo chiếm tỉ lệ 11,92% 15,38% trong con đực trưởng thành và 15,97% trong con cái trưởng thành.
Thành phần của chất béo đó gồm: lexitin, lyzolexitin, sphingomyelin và xephalin, cardiolipin, photphatidyl serin và photphatidylinontola.
Tác dụng của Thạch sùngTheo Y học cổ truyền, Thạch sùng có vị mặn, tính hàn, và loài này hơi có độc. Nó có tác dụng:
Trừ phong thấp, chữa trúng phong.
Chữa đau các khớp xương.
Trị cam lỵ ở trẻ con.
Làm tiêu hòn cục trong cơ thể.
Chữa động kinh, co giật.
Chữa tràng nhạc (lao hạch).
Trị vết rắn cắn.
Ngày dùng 1 – 2 con, dùng sống hoặc sao khô, tán bột. Có thể đem sắc lên hay dùng ngoài. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
1. Bài thuốc chữa hen phế quảnBắt 1 con Thạch sùng, chú ý bảo quản đuôi, cho vào cối giã nhuyễn, thêm vào đó 1 quả trứng gà, trộn đều lên rồi cho vào chảo dầu chiên ăn. Ăn khi đói lúc sáng sớm, ngày ăn 1 lần.
2. Bài thuốc chữa chân tay tê dại, đi đứng đau mỏiThạch sùng, Cù túc xác, Nhũ hương, Một dược, Cam thảo, Trần bì tán bột sắc uống.
3. Bài thuốc chữa tràng nhạc mới phátThạch sùng (7 con nướng chín), Thiên nam tinh 50g, Bạch phụ tử 50g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, rồi tán và rây thành bột mịn. Luyện với mật ong, làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 7 viên với rượu hâm nóng.
4. Bài thuốc chữa chứng lở loét lâu ngày không khỏi hoặc có rò, đau nhứcThạch sùng sấy khô tán bột, trộn với dầu đem bôi vào vết loét. Trường hợp mủ nhiều thì 2 ngày thay thuốc 1 lần, còn mủ ít 4 ngày thay thuốc 1 lần.
Thạch sùng, loài động vật tưởng chừng như không có tác dụng gì lại là một vị thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần có sự thăm khám để chẩn đoán bệnh từ thầy thuốc. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn
Rau Đay Có Tác Dụng Gì? 10 Công Dụng, Cách Trồng Và Món Ngon Từ Rau Đay
Rau đay là một trong những loại rau chứa nhiều chất sắt, muối khoáng và vitamin. Vì có tính hàn cao, lành tính và vị ngọt đặc trưng nên rau đay hay được dùng để chế biến món canh vào mùa hè như canh cua rau đay, canh tôm rau đay,…
Sự khác biệt của rau đay so với các loại rau khác chính là tính nhớt của nó, chỉ cần bứt vài chiếc lá rồi vò lại bạn sẽ thấy tay mình rất trơn và nhớt.
Trong 100g rau đay có chứa hàm lượng những dưỡng chất sau:
Năng lượng
24kcal
Đạm
2.8g
Tinh bột
3.2g
Tro
1.1g
Canxi
182mg
Sắt
7.7mg
Nước
91.1g
Chất xơ
1.5g
Phốt pho
5.3mg
Carotin
4mcg
Vitamin C
77mg
Vitamin PP
1.1g
Vitamin B1
100mcg
Vitamin B2
300mcg
Rau đay giúp nhuận tràng, trị bệnh táo bónBác sĩ Yên Lâm Phúc (báo Sức khỏe và Đời sống) cho biết, trong rau đay có nhiều polysaccharid, vì nhiều polysaccharid nên sẽ làm tăng lưu chuyển ruột, chống ứ đọng phân.
Bên cạnh đó, trong rau đay có nhiều chất nhờn và đường sucrose và inositol, có công dụng kích thích ruột vận động, làm mềm phân trị táo bón cực kì hiệu quả.
Rau đay tốt cho tim mạchHạt của cây rau đay chứa nhiều glycosid khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid. Các chất này có hoạt chất giúp trợ tim cao, làm tăng sức co bóp của tim và giảm nhịp tim bằng với nhịp đập sinh học.
Rau đay giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thểRau đay vốn có nhiều nước lại có tính hàn cao nên rất tốt trong việc thanh lọc cơ thể, có tác dụng làm mát, trị các bệnh về nhiệt như nóng trong người, nhiệt miệng, chữa say nắng,… đặc biệt trong thời tiết nóng bức như hiện nay, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu, bức bối gây cảm giác chán ăn, khó ngủ.
Rau đay giúp tăng cường sữa cho mẹ bầuVì trong rau đay chứa nhiều nước nên làm tăng thể tích sữa, đặc biệt chất nhầy trong rau đay sẽ đẩy sữa về nhiều hơn. Sau khi sinh, bà mẹ nếu được ăn rau đay liên tiếp trong 4 tuần sẽ thấy rõ lượng sữa ngày một tăng lên đều đặn.
Rau đay chống còi xương, tốt cho trẻ đang ăn dặmRau đay là món ăn trong thực đơn không thể bỏ qua của các bé đang trong độ tuổi ăn dặm. Trong độ tuổi này, trẻ dễ mắc phải bệnh còi xương nên cần bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng và canxi là loại chất đặc biệt có nhiều trong rau đay.
Khi chế biến món ăn cho trẻ, các mẹ nhớ lưu ý bỏ cuống, chỉ lấy lá, thái nhuyễn và xay cùng bột cho bé ăn.
Người lớn bị loãng xương vôi hóa khớp, loãng xương, thoái hóa xương khớp cũng nên ăn rau đay đều đặn mỗi tuần để cải thiện triệu chứng bệnh.
Rau đay giúp lợi tiểu, phòng tránh viêm đường tiết niệuNhững người thường bị khó tiểu, tiểu rát thì rau đay là một bài thuốc không thể bỏ lỡ. Rau đây có hoạt chất vận động tim mạch tốt nên sẽ làm tăng số lượng nước tiểu giúp nước tiểu dễ dàng đi ra ngoài.
Ngoài ra rau đay còn có khả năng kháng viêm tự nhiên. Nếu dùng thường xuyên sẽ có tác dụng chống viêm, sưng ở các bộ phận như bàng quang, đường tiết niệu,…
Rau đay giúp sơ cứu vết thương, trị rắn cắnNghe có vẻ lạ tai nhưng sự thật đây là một trong những công dụng cực kì tuyệt vời của rau đay. Khi bị rắn cắn, bạn cần chọn ngọn rau đay, kết hợp với ngọn chuối tiêu, dây kim cang mỗi thứ một nắm, rửa sạch vẩy ráo nước. Sau đó thái nhỏ vắt lấy nước cốt để uống, còn bã thì đắp vào chỗ vết cắn.
Rau đay giúp kháng viêmTrong chất nhớt của rau đay có chứa những chất như:
Vanillic
Hydroxybenzoic
Ferulic
Coumaric
4 thành phần trên đều có tác dụng kháng viêm, tuy không mạnh bằng các loại thuốc tây (tân dược) nhưng giúp bạn phòng ngừa bệnh tật an toàn, ít tác dụng phụ.
Rau đay giúp chống hen suyễnHạt của cây đay có tác dụng tiêu đàm, chống phù thũng, giảm co thắt đường thở và hỗ trợ chặn đứng cơn hen suyễn.
Người bị hen suyễn lâu năm có thể trồng cây đay để lấy hạt pha nước uống thường xuyên để phòng bệnh, ngăn chặn triệu chứng rất hiệu quả.
Rau đay giúp ngăn ngừa thiếu máuTrong khoảng 100mg rau đay có chứa khoảng 7mg chất sắt, vì thế rau đay được xếp hàng đầu trong những loại rau củ bổ máu nhất.
Những phụ nữ sau sinh có thể dùng khoảng 200-300g rau đay/ngày là có thể đáp ứng đủ nhu cầu bổ sung chất sắt cho cơ thể.
Ngoài ra, người bị thiếu máu do thiếu sắt cũng nên thường xuyên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn để cải thiện triệu chứng thiếu máu.
Canh cua rau đayCanh cua ray đay là món ăn dân giã, cực kỳ phổ biến nhờ hương vị thơm ngon. Những ngày hè nóng bức mà có một chén canh cua rau đay ăn cùng chén mắm ớt thì thật là thơm ngon, mát lành.
Bên cạnh món canh cua rau đay truyền thống, nhiều người thường biến tấu thêm mồng tơi và mướp vào để tăng thêm hương vị và sự mới lạ cho món ăn.
Canh tôm rau đayBên cạnh riêu cua, tôm tươi cũng có thể kết hợp chung với rau đay để tạo thành một món ăn dân giã nhưng hương vị lại quá đỗi ngon miệng, canh tôm rau đay có người thêm cả mồng tơi để tạo thêm hương vị cho món ăn.
Rau đay có công dụng thanh nhiệt rất hữu hiệu, kết hợp cùng tôm ngọt và giàu chất dinh dưỡng tạo nên một món canh thơm ngon tròn vị khó cưỡng!
Canh rau đay nấu riêu tômNgoài tôm tươi, nhiều người còn dùng đầu tôm để làm riêu tôm nấu cùng rau đay. Món canh này rất phổ biến ở những làng quê nghèo, vì muốn tận dụng hết nguyên liệu nên người dân dùng đầu tôm để nấu canh rau đay, còn thịt dùng để chế biến những món ăn ngon khác.
Nguyên liệu làm canh rau đay nấu riêu tôm
1 bó rau đay
1 quả mướp
Đầu tôm (số lượng tùy thích)
Gia vị
Cách làm canh rau đay nấu riêu tôm
Bước 1: Rau đay và mướp bạn rửa sạch, để ráo. Riêng mướp cắt thành miếng vừa ăn.
Bước 2: Đầu tôm rửa sạch rồi giã nhuyễn cùng với một ít nước. Nếu có máy xay thì có thể dùng để tiết kiệm thời gian.
Bước 3: Lọc xác tôm qua rây, giữ lại phần nước.
Bước 4: Bắt một nồi nước sôi, cho phần nước tôm đã lọc vào nồi nấu cho đến khi nổi lên như riêu cua.
Bước 5: Cho mướp, rau đay vào nấu thêm 5 phút, nêm nếm lại gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Canh cá rô nấu rau đayĐã bao giờ bạn thưởng thức món cá rô nấu cùng rau đay chưa? Món ăn này tuy không quá phổ biến nhưng nếu ai đã từng thử qua thì không thể nào quên đi được hương vị được.
Nguyên liệu làm canh cá rô nấu rau đay
1 bó rau đay
1 quả mướp
Cá rô (số lượng tùy thích)
Hành tím
Gia vị
Cách làm canh cá rô nấu rau đay
Bước 1: Cá rô làm sạch sau đó ướp cùng một ít hạt nêm, nước mắm và tiêu cho đậm đà.
Bước 2: Rau đay và mướp rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn.
Bước 3: Phi thơm hành trong nồi, sau đó cho cho cá vào, đổ thêm khoảng 1.5 lít nước vào luộc cá cho chín rồi lấy ra, để nguội và bóc thịt.
Bước 4: Nêm vào nồi nước luộc cá hạt nêm, bột ngọt.
Bước 5: Cho rau đay, mướp vào nấu chín, thêm thịt cá vào rồi nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Canh rau đay nấu tôm khôChẳng cần gì thịt cá cầu kỳ, chỉ với tôm khô và rau đay – 2 nguyên liệu dân giã, dễ tìm thôi mà cũng nấu thành một món canh thơm ngon tuyệt vời.
Nguyên liệu làm canh rau đay nấu tôm khô
1 bó rau đay
1 quả mướp
1 chén nhỏ tôm khô
Hành tím
Gia vị
Cách làm canh rau đay nấu tôm khô
Bước 1: Rau đay và mướp rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn.
Bước 2: Tôm khô ngâm cùng nước ấm cho mềm rồi chắt bỏ nước, sau đó cho vào cối giã nhuyễn.
Bước 3: Phi thơm hành sau đó cho tôm khô vào xào cho dậy mùi. Thêm vào nồi khoảng 1 lít nước, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa đun thêm khoảng 10 phút cho tôm ra chất ngọt.
Advertisement
Bước 4: Cho rau đay, mướp vào nấu thêm 5 phút cho chín, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Rau đay có 2 loại là rau đay trắng (thân có màu xanh) và rau đay đỏ (thân màu đỏ tím). Các loại rau đay rất dễ trồng và thu hoạch nên bạn hoàn toàn có thể trồng tại nhà để thu hoạch làm thực phẩm.
Hạt giống rau đay các bạn có thể tìm mua dễ dàng ở các cửa hàng bán nông sản, hạt giống.
Cách trồng rau đay đơn giản như sau:
Bước 1: Ngâm hạt giống rau đay trong nước ấm 40 độ trong 4-5 tiếng trước khi gieo hạt.
Bước 2: Gieo hạt xuống vùng đất tơi xốp. Sau khi gieo hạt, bạn cần phủ một lớp đất ẩm lên trên bề mặt khu vực vừa gieo.
Bước 3: Tưới nước mỗi ngày cho cây, chú ý lượng nước khi tưới phải vừa đủ (không quá ít hoặc quá nhiều), nếu tưới quá nhiều cây sẽ bị úng, nếu tưới quá ít thì cây sẽ không có đủ dinh dưỡng phát triển.
Bước 4: Khi cây nảy mầm, bạn hãy quan sát mật độ cây. Nếu quá dày, bạn hãy nhổ bớt để cây có không gian phát triển.
Lưu ý: Cây rau đay ít bị sâu hoặc các vi sinh vật khác phá hoại nên chỉ cần bắt sâu bằng tay, không nên dùng thuốc trừ sâu.
Rau đay không chỉ là nguyên liệu thơm ngon được nhiều bà mẹ tin dùng mà đây còn là bài thuốc thần kì cho sức khỏe. Qua bài viết này, hy vọng các mẹ sẽ có thêm lựa chọn giúp thực đơn bữa cơm gia đình không chỉ phong phú mà còn tốt cho sức khỏe.
Tham khảo một số món ăn ngon chế biến từ rau đay:
Cây Ổ Rồng: Công Dụng Của Loài Cây Có Hình Thù Kì Lạ
Ổ rồng còn có tên gọi khác là Ổ rồng lớn, Lan bắp cải, Lan tai tượng. Cây có tên khoa học là Platycerium grande J. Sm, thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Loài cây này thuộc loài thực vật sống phụ sinh và được trồng chủ yếu để làm cảnh. Ngoài ra thảo dược này còn là một vị thuốc với nhiều tác dụng như giảm ngứa, tiêu phù, làm liền xương nên còn được tận dụng để chữa mẩn ngứa, gãy xương và chứng phù thũng
Mô tả dược liệuCây Ổ rồng là loài thực vật sống phụ sinh và được trồng chủ yếu để làm cảnh. Cây có thân rễ nhỏ, không có vảy. Lá cây có hai loại: lá không sinh sản to, không cuống, mọc ốp vào nhau và hướng ngược. Gốc lá thắt lại, đầu xòe rộng, dài và rộng 40 – 900cm, có thùy sâu; các thùy xẻ đôi theo kiểu lưỡng phân, gân lá nổi rõ.
Những lá này phát triển dần dần ra phía ngoài, những lá già bên trong lâu ngày khô héo biến thành lớp mùn. Lá sinh sản mảnh hơn, mọc thõng xuống, dài 1 – 2m, rộng 2 – 4cm. Phiến lá xẻ rất sâu cũng theo kiểu lưỡng phân.
Ổ túi bào tử ở kẽ rẽ đôi của phiến lá sinh sản, bào tử hình bầu dục hoặc hình thận, có màu vàng nhạt.
Phân bố sinh tháiỔ rồng phân bố chủ yếu ở một số nước trong vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á, bao gồm các nước như Ấn độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào.
Ở Việt Nam, cây chỉ được tìm thấy ở các tỉnh miền trung và nam như Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
Cây sống bám trên thân các cây gỗ ở rừng thưa, rừng rụng lá hay nửa rụng lá. Cây sinh trưởng phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới điển hình nóng và ẩm hoặc hơi khô, nhiệt độ trung bình từ 24 – 27 độ.
Ổ rồng không thấy ở các tỉnh phía bắc, một phần có lẽ là do cây không chịu được mùa đông lạnh kéo dài. Là một loại dương xỉ phụ sinh, nên lá của cây gần giống với một số loài Bổ cốt toái về chức năng dinh dưỡng và sinh sản. Lá dinh dưỡng đồng thời có chức năng để hứng mùn, còn loại lá sinh sản mang bào tử chỉ mọc ra trong một thời gian nhất định.
Ổ rồng có dạng sống đặc biệt trong rừng mưa nhiệt đới, gần đây được nhiều người ưa chuộng trồng làm cảnh như các loài lan.
Ổ rồng có hình thù kì lạ, sống bám trên thân các cây gỗ Bộ phận dùngCây Ổ rồng có thể dùng hết toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Dược liệu đã được nhân dân ứng dụng nhiều. Trong thời kỳ kháng chiến, đồng bào dân tộc Ê đê ở Đắc Lắc đã có kinh nghiệm dùng cây này để làm thuốc chữa gãy xương cho quân và dân trong vùng. Họ chỉ lấy những lá không sinh sản, sau đó rửa thật sạch, băm nát, dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá khác đắp vào vết thương rồi bó lại, nhưng hiệu quả liền xương tương đối tốt.
Ở Campuchia, người dân dùng lá Ổ rồng giã nát để chữa phù ở chân và tay. Ở Malaysia, người ta thường dùng tro của cây Ổ rồng nhỏ xát vào cơ thể bệnh nhân để chữa bệnh lách sưng to.
Bài thuốc trị ghẻ ngứa ngoài daDùng một ít lá của cây ổ rồng. Tất cả rửa sạch, để ráo nước sau đó thêm ít muối vào giã nát đắp lên vùng ghẻ ngứa. Hoặc cũng có thể dùng lá khô đốt thành tro rồi thoa trực tiếp lên nốt ghẻ để giảm ngứa và giúp vết lở loét mau liền lại.
Bài thuốc chữa phù thũngLá ổ rồng sắc uống. Đồng thời giã nát lá tươi, rồi đắp lên chân tay vùng phù.
Bài thuốc giúp làm liền xươngDùng thân, rễ và lá của cây ổ rồng. Tất cả rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng xương bị gãy. Sau đó dùng vải bó cố định lại và hạn chế vận động cho đến khi xương liền hoàn toàn.
Bài thuốc trị mẩn ngứa quanh ngườiDùng lá Ổ rồng tươi.Tất cả rửa sạch, sau đó nấu cho sôi rồi dùng nước tắm hằng ngày cho đến khi mẩn ngứa biến mất hoàn toàn.
Khi sử dụng dược liệu, người dùng cần tránh nhầm lẫn với cây tổ phượng. Cây tổ phượng cũng là loài thực vật sống phụ sinh nhưng thường mọc ở núi đá và những cây thân gỗ mục nát.
Bài viết trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin về cây Ổ rồng. Tuy nhiên liều lượng dùng của dược liệu này vẫn chưa được nghiên cứu kĩ, Quý độc giả trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến chuyên gia để đạt được hiệu quả cao nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Loài Rau Thân Quen Với Nhiều Công Dụng Chữa Bệnh trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!