Xu Hướng 9/2023 # Làm Gì Khi Bị Viêm Xương Sụn Bóc Tách? # Top 10 Xem Nhiều | Hgpc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Làm Gì Khi Bị Viêm Xương Sụn Bóc Tách? # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Làm Gì Khi Bị Viêm Xương Sụn Bóc Tách? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tuỳ thuộc vào khớp bị tổn thương mà triệu chứng có thể là:

Đau. Là triệu chứng phổ biến nhất. Gây ra do các hoạt động như đi cầu thang, leo núi hoặc chơi thể thao.

Sưng đau. Vùng da quanh khớp có thể sưng và đau khi ấn vào.

Khớp kêu hoặc khoá khớp. Khớp có thể kêu khi cử động hoặc cố định ở một vị trí nếu mảnh vỡ bị kẹt giữa hai đầu xương khi cử động.

Yếu khớp. Cảm giác khớp đang yếu dần

Giảm biên độ vận động. Không duỗi thẳng chi được hoàn toàn.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ. Lưu lượng máu giảm ở đầu xương có thể do chấn thương lặp đi lặp lại. Chẳng hạn như chấn thương nhẹ, khó nhận biết lặp lại nhiều lần có thể gây tổn thương xương. Cũng có thể do yếu tố di truyền khiến cho cơ thể nhạy cảm hơn với bệnh.

Yếu tố nguy cơ

Viêm xương sụn bóc tách thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 10 đến 20 tuổi, hoạt động thể thao nhiều.

Viêm xương sụn bóc tách có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp ở khớp bị tổn thương.

Thanh thiếu niên tham gia các hoạt động thể thao có tổ chức có thể được giáo dục về các nguy cơ chấn thương khớp. Luyện tập đúng các kỹ thuật của các môn thể thao, sử dụng đồ bảo hộ phù hợp và rèn luyện sức mạnh, sức bền giúp làm giảm nguy cơ chấn thương.

Khám lâm sàng, đặc biệt là khám khớp để tìm điểm sưng đau, kiểm tra dây chằng. Khảo sát tầm vận động khớp để kiểm tra sự hạn chế vận động của khớp.

Hình ảnh học

X-quang. X-quang có thể khảo sát các bất thường của đầu xương.

Cộng hưởng từ (MRI). Dùng sóng radio và từ trường để cung cấp hình ảnh chi tiết của mô xương và sụn. Nếu X-quang bình thường nhưng triệu chứng vẫn còn, có thể làm MRI.

Chụp cắt lớp vi tính (CT). Giúp khảo sát xương chi tiết hơn, xác định vị trí mảnh vỡ bên trong khớp.

Phân giai đoạn bệnh tuỳ thuộc vào kích thước tổn thương, mảnh vỡ tách rời hay dính, có cố định hay không.

Mục tiêu điều trị là phục hồi chức năng bình thường của khớp và giảm đau, cũng như giảm nguy cơ viêm xương khớp. Không có điều trị đơn lẻ nào hiệu quả với tất cả mọi người. Ở trẻ em xương đang phát triển, có thể tự lành nếu nghỉ ngơi và bảo vệ tốt.

Trị liệu

Thư giãn khớp. Tránh các hoạt động làm tăng áp lực lên khớp, chẳng hạn như nhảy hoặc chạy bộ khi đầu gối bị thương. Bạn có thể phải dùng nạng nếu đi khập khiễng hoặc đeo nẹp để bất động khớp trong vài tuần.

Vật lý trị liệu. Bao gồm các bài tập kéo giãn, tăng tầm vận động và rèn luyện sức mạnh cơ. Vật lý trị liệu thường được chỉ định sau phẫu thuật.

Phẫu thuật

Nếu trong khớp có mảnh vỡ, tổn thương vẫn còn sau khi xương đã ngừng phát triển hoặc nếu điều trị bảo tồn không hiệu quả sau 4 đến 6 tháng, khi đó có thể cần phải phẫu thuật. Lựa chọn phương pháp phẫu thuật tuỳ thuộc vào kích thước và giai đoạn tổn thương và mức độ phát triển của xương.

Viêm xương sụn bóc tách xảy ra sau chấn thương hoặc hoạt động thể thao áp lực cao. Ở trẻ em, xương có thể tự lành nếu còn trong giai đoạn phát triển. Điều trị phẫu thuật khi mảnh vỡ không cố định và bị kẹt trong khớp hoặc đau khớp dai dẳng. Nếu bạn có các triệu chứng đau dai dẳng hoặc khó chịu vùng gối, khuỷu tay hoặc các khớp khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Ths.BS Vũ Thành Đô

Khi Bị Viêm Họng Nên Ngậm Gì Cho Nhanh Khỏi?

Khi bị viêm họng nên ngậm gì cho nhanh khỏi?

Thứ Năm ngày 26/04/2023

Để chữa trị viêm họng thì có rất nhiều cách theo đông y hoặc tây y. Trong cuộc sống hiện đại với thời gian eo hẹp thì phương pháp chữa viêm họng bằng ngậm nhanh gọn được nhiều người sử dụng. Vậy viêm họng nên ngậm gì để nhanh khỏi?

1. Viêm họng nên ngậm gì theo dân gian?

Từ các kinh nghiệm của ông cha trong đời sống đúc rút ra một số bài thuốc trị bệnh viêm họng an toàn, hiệu quả bằng những nguyên liệu tự nhiên trong đó có các bài thuốc ngậm.

– Ngậm muối

Công dụng của muối không chỉ là gia vị cho các bữa ăn mà còn có rất nhiều tác dụng khác nhờ khả năng diệt khuẩn hiệu quả. Bạn có sẽ ngậm muối trực tiếp hay ngậm nước muối pha loãng cũng rất hiệu quả. Lúc đầu tuy hơi khó ngậm nhưng để một lúc sau muối sẽ tan và bạn sẽ quen dần. Khi bị viêm họng nên ngậm muối bất cứ khi nào có thể  sẽ giúp giảm đau viêm họng và nhanh chóng khỏi bệnh.

Bị viêm họng có thể ngậm muối để nhanh khỏi

Bị viêm họng có thể ngậm muối để nhanh khỏi

– Ngậm chanh tươi và muối

Thay vì ngậm muối không, bạn có thể kết hợp cùng với một vài lát chanh mỏng. thấm đều muối vào 2 mặt lát chanh rồi ngậm. Cả chanh và muối đều có tính diệt khuẩn tốt cũng như trị viêm nhiễm nên bạn yên tâm khi áp dụng.

Ngậm chanh và mật ong, đường phèn, đây là bài thuốc ngậm mà vô cùng hiệu quả được áp dụng rất nhiều hiện nay. Nhiều nhà có những hũ chanh, mật ong, đường phèn nên bất cứ khi nào bị viêm họng, ho đều lấy ra sử dụng.

– Ngậm mật ong và gừng

Viêm họng nên ngậm gì? Mật ong rất tốt cho cổ họng cũng như cơ thể con người. Do đó mật ong là thành phần quan trọng trong nhiều vị thuốc chữa ho, viêm họng, viêm phế quản rất hiệu quả. Còn gừng có tác dụng làm ấm nên có thể trị các bệnh cảm, nhiễm lạnh mà thường kéo theo bệnh viêm họng. Bạn chỉ cần dập gừng nhỏ sau đó trộn với 1 thìa mật ong và ngậm trong miệng, không nên nuốt vội và để càng lâu, hỗn hợp càng thấm giúp bệnh mau khỏi hơn. Đây được xem là một sự kết hợp hoàn hảo trong điều trị viêm họng.

– Ngậm cam thảo

Cam thảo có vị ngọt, được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y nên không còn xa lạ gì khi được sử dụng trong điều trị viêm họng. Bạn có thể mua ở nhiều hiệu thuốc Đông y. Bệnh nhân chỉ cần ngậm 1 – 2 lát mỏng cam thảo để nó thấm và mềm dần lẫn nước bọt trong miệng sẽ giúp làm dịu cổ họng nhanh chóng.

Chữa viêm họng bằng cách ngậm cam thảo

Chữa viêm họng bằng cách ngậm cam thảo

2. Viêm họng nên ngậm gì theo tây y

Theo Tây y hiện nay áp dụng các bài thuốc dân gian của cha ông để bào chế ra một số loại thuốc giúp chữa trị bệnh viêm họng trong đó có các loại thuốc ngậm khá hiệu quả. Vậy viêm họng nên ngậm gì và đó là những thuốc ngậm nào.

– Viên ngậm kẹo

Trên thị trường hiện nay có cực kỳ nhiều loại viên kẹo ngậm giúp chữa trị bệnh viêm họng khá hiệu quả. Bạn có thể mua tại hầu hết các quầy thuốc các loại kẹo ngậm ho có nhiều vị, tinh dầu bạc hà như strepsils, eugica…

– Ngậm viên siroLoại này được bào chế từ các thành phần, công thức chữa viêm họng học tập dân gian đó là một số thành phần thảo dược từ thiên nhiên. Trên thị trường có những loại viên ngậm như thuốc ho Bảo Thanh, hay dạng siro như Siro ho Bối Mẫu có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh viêm họng một cách đáng kể.

Siro ho bối mẫu chữa viêm họng hiệu quả

Siro ho bối mẫu chữa viêm họng hiệu quả

Viêm họng nên ngậm gì còn dựa trên tình trạng bệnh của mỗi người mà có thể lựa chọn các loại thuốc ngậm kể trên. Hi vọng các kiến thức về những loại thuốc ngậm kể trên, bạn đã lựa chọn được cách giúp điều trị bệnh viêm họng của mình một cách thích hợp và hiệu quả nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bị Trúng Gió Nên Làm Gì? Cách Xử Trí Khi Bị Trúng Gió

Trúng gió là hiện tượng cơ thể cảm thấy ớn lạnh, sốt, chóng mặt, nhức mỏi, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, uể oải,… Việc thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể không kịp thích ứng là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này. Những người có sức đề kháng yếu thường dễ bị trúng gió hơn.

Cách chữa trúng gió theo Đông y

Đông y có những bài thuốc rất đơn giản để chữa trị trúng gió mà bạn có thể thực hiện tại nhà, một trong số đó có thể kể đến như:

Uống trà gừng hoặc uống nước ấm pha gừng tươi giã nát để làm ấm cơ thể.

Ăn cháo thêm hành hoặc tía tô.

Thoa dầu nóng ở các vị trí lòng bàn chân, thái dương, đầu mũi, sau tai, cổ và huyệt nhân trung.

Cạo gió, giác hơi. Tuy nhiên, bạn lưu ý phương pháp này không dành cho người cao huyết áp và phụ nữ mang thai.

Cách chữa trúng gió theo Tây y

Để chữa trúng gió theo Tây y, bạn nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế và sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ như: Paracetamol, panadol… hoặc các loại thuốc làm giảm các triệu chứng trúng gió như: Thuốc giảm đau, hạ sốt và tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin C.

Cách sơ cứu người bị trúng gió

Đối với trường hợp trúng gió thể nhẹ, bạn có thể sơ cứu như sau:

Bước 1 Đặt bệnh nhân nằm phần đầu thấp hơn chân để tăng lượng máu lên não, nên để bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một phía để tránh bị tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi.

Bước 2Đắp chăn ấm cho bệnh nhân để tránh bị nhiễm lạnh.

Bước 3 Cho bệnh nhân uống trà gừng hoặc uống nước gừng tươi giã nát. Thoa dầu nóng vào gan bàn chân, hai bên thái dương và huyệt nhân trung. Mục đích là để làm ấm cơ thể.

Đối với trường hợp trúng gió thể nặng, bệnh nhân rơi vào hôn mê, bất tỉnh, tay chân lạnh và co cứng,… tốt nhất bạn nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Người bị trúng gió nên ăn gì để mau khỏe?

Gừng

Người bị trúng gió nên uống trà gừng hoặc uống nước gừng pha với mật ong chanh. Việc này giúp lưu thông mạch máu, kháng viêm, giảm đau và làm ấm cơ thể.

Cam

Cam chứa nhiều vitamin C giúp cường sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, người bị trúng gió nên ăn cam hoặc uống nước cam ép để cơ thể tăng miễn dịch và sớm phục hồi sức khoẻ.

Cháo hành, cháo tía tô nóng

Người bị trúng gió nên ăn cháo hành hoặc cháo tía tô nóng để phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, hành lá và tía tô là những thực phẩm có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho người bị trúng gió.

Người bị trúng gió nên kiêng làm gì?

Nếu bị trúng gió, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Không nên tiếp xúc với sương và gió lạnh vào ban đêm.

Tránh di chuyển nhiều từ phòng máy lạnh ra ngoài khu vực nắng nóng vì dễ bị sốc nhiệt. Ngoài ra, lưu ý không để hơi lạnh của điều hòa phả vào gáy.

Hạn chế tắm nước lạnh và không nên tắm quá khuya.

Không nên bước xuống giường ngay khi ngủ dậy mà nên nằm trên giường một lát để cơ thể tỉnh táo dần.

Không để gió lùa vào phòng kẻo bị nhiễm lạnh.

Luyện tập thể dục thường xuyên.

Khi trời lạnh, bạn cần mặc đủ ẩm và chú ý giữ ấm phần tai, cổ và đầu.

Ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng.

Ngủ đủ giấc. Khi trời lạnh, bạn nên ngủ nơi kín gió để không bị nhiễm lạnh.

Sau khi tắm xong cần lau khô cơ thể, không nên tắm khuya hoặc tắm khi đang say rượu bia.

Cách phân biệt trúng gió và đột quỵ?

Trúng gió là hiện tượng mạch máu não giãn nở ra, huyết áp hạ xuống, hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động quá nhiều. Nguyên nhân gây trúng gió thường là do thời tiết thay đổi thất thường và hệ miễn dịch yếu.

Trong khi đó, đột quỵ là hiện tượng dòng máu cung cấp lên não bộ đột ngột bị tắc do tác động của mạch máu não. Đột quỵ não rất nguy hiểm và có thể gây các biến chứng khó lường như: Liệt, khó nói, giảm thị lực, mất thăng bằng,…

Để nhận biết bệnh nhân bị đột quỵ, chúng ta có thể áp dụng một số cách cơ bản như sau:

Yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài động tác như: Cười, nói hoặc giơ 2 tay. Nếu bệnh nhân không thể cười, nói không rõ tiếng hoặc không nâng 2 cánh tay lên được thì khả năng cao bệnh nhân đã bị đột quỵ.

Người khỏe mạnh đột nhiên ngã nằm xuống, sờ người thấy nóng sốt thì có thể bệnh nhân bị trúng gió, nếu thấy bình thường hoặc lạnh thì nguy cơ bị đột quỵ.

Advertisement

Nếu phát hiện có dấu hiệu đột quỵ, bạn cần ngay lập tức đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, bạn cần thực hiện một số biện pháp sơ cứu cơ bản như giữ bệnh nhân nằm yên, đầu hơi nâng lên và thực hiện các biện pháp khai thông đường thở. Bạn tuyệt đối không xoa dầu, cạo gió hay di chuyển bệnh nhân.

Khi bị trúng gió nặng cần phải làm gì?

Các dấu hiệu bị trúng gió nặng bao gồm: Hôn mê, sốt cao, tay chân lạnh,… Nếu bị trúng gió nặng, bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khó lường.

Nguồn: hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Chuẩn Bị Gì Khi Bắt Đầu Chạy Bộ?

Chạy bộ là bộ môn được yêu thích nhất đối với các bạn trẻ đam mê thể dục vì dễ thực hiện và đem lại hiệu quả nhanh. 1 giờ chạy bộ trên máy, bạn có thể đốt cháy từ 450 – 600kcal tùy theo cường độ tập luyện, giúp tăng cường hệ tim mạch, sức bền và sức mạnh cơ bắp.

Nắm vững các bước khởi động cơ bản

Có thể nói khởi động là giai đoạn thường bị các bạn trẻ bỏ qua vì chưa hiểu được tầm quan trọng và những tác hại đến sức khỏe. Theo tiến sĩ Andrea Fradkin, chỉ cần khoảng 3 phút khởi động là bạn đã có thể tăng cường hoạt động lưu thông máu, cải thiện tinh thần tập luyện và giảm nguy cơ chấn thương. Đặc biệt với bộ môn chạy bộ, năm chắc 3 bước sau đây sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tạo hiệu quả không ngờ:

Bước 1: Thực hiệc động tác khởi động chính xác

Bước 2: Chú ý đến tình trạng cơ thể và cơ bắp để điều chỉnh bài tập

Bước 3: Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trước khi chạy.

Bình tĩnh xử lý các tình huống chấn thương

Trong quá trình luyện tập, chạy bộ không tránh khỏi việc gặp các chấn thương đáng tiếc xảy ra. Ví dụ các trường hợp chuột rút, dãn cơ… thường xảy ra do cơ thể thiếu nước và khởi động không đúng kỹ thuật Do đó, một số kiến thức cơ bản để chữa lành các vết thương thường gặp là vô cùng cần thiết.

– Bước 1: Giữ bình tĩnh và tránh hoảng sợ để tìm vị trí phù hợp và ngồi xuống

– Bước 2: Thực hiện các động tác giãn cơ đơn giản trong 10 phút

– Bước 3: Duỗi thẳng chân và thả lỏng cơ bắp

– Bước 4: Kéo ngón chân về phía cơ thể và nhẹ nhàng xoa bóp

– Bước 5: Bổ sung nước kịp thời và tiếp tục đi bộ với vận tốc tăng dần.

Bổ sung đúng chất dinh dưỡng

– Chất hữu cơ: hoa quả và rau củ như chuối, dưa hấu, bơ, cam… cũng như bột yến mạch, gạo lức..

– Chất đạm: Trứng, thịt thăn bò, cá hôi, cá ngừ, cá mòi và cả thịt gà.

– Chất béo: Cá, quả hạch, bơ, các loại hạt và dầu ô liu

– Nước và các ion cần thiết: trong thức uống bổ sung ion Pocari Sweat

– Vitamin: các loại trái cây

Ngoài ra, các dưỡng chất nên được thu nạp với lượng vừa phải để hỗ trợ tối đa việc trao đổi chất và săn chắc cơ bắp.

Phục hồi sức khỏe đúng cách

Đam mê thể thao nói chung và chạy bộ nói riêng là một thói quen tốt nhưng để giữ vững thói quen đó một cách khoa học nhất, cũng như việc phục hồi lại sức lức đã mất đi trong quá trình luyện tập cũng đòi hỏi sự hiểu biết nhất định. Sau khi kết thúc quá trình luyện tập, bạn nên vận động nhẹ nhàng, tránh việc nằm hoặc ngồi một chỗ ngay khi vừa tập xong.

Bên cạnh việc giữ tinh thần luôn tích cực và tràn đầy năng lượng, đảm bảo giấc ngủ là cũng phương cách đơn giản nhất nhưng cũng vô cùng hiệu quả. Trước khi ngủ, bạn cần đảm bảo chăn gối ở vị trí dễ chịu cho cơ thể, tắt đèn và tránh xa các thiệt bị điện tử để tránh bị ảnh hưởng sóng từ.

Bí quyết giảm cân nhờ chạy bộ như HHHV Phạm Hương:

Mia Trần

Đăng bởi: Nguyễn Thùy Trang

Từ khoá: Chuẩn bị gì khi bắt đầu chạy bộ?

Du Lịch Sapa Cần Chuẩn Bị Gì? Mua Gì Làm Quà?

Chuẩn bị gì khi đến Sapa?

Đỉnh Fansipan – Sapa

Tùy vào từng thời điểm mà khi đi du lịch Sapa bạn hãy chuẩn bị những trang phục phù hợp với thời tiết. Một ngày điển hình ở Sapa sẽ có sự thay đổi rõ rệt về khí hậu. Buổi sáng sớm và chiều tối có nhiều sương mù, thời tiết se lạnh nên bạn cần mang theo chiếc áo khoác mỏng. Trưa và chiều ở nơi đây thời tiết khá ấm áp, đôi khi có nắng nên đừng quên chuẩn bị thêm những chiếc áo phông.

Đặc biệt, ở Sapa, bạn có thể mua hoặc thuê những bộ quần áo, váy thổ cẩm dân tộc để thỏa sức “sống ảo”. Nếu ngay từ đầu bạn đã có ý định mua hay thuê những bộ đồ đó thì hãy mang ít quần áo đi.

Thuê đồ ở bản Cát Cát

Thuê đồ ở bản Cát Cát

Nếu bạn có kế hoạch leo núi Fansipan khám phá “nóc nhà Đông Dương” thì đừng quên mang áo ấm, găng tay, áo mưa, giày leo núi, khăn quàng cổ và một ít thức ăn nhẹ bởi khi càng lên cao, nhiệt độ ở đây càng giảm và có nhiều sương mù.

Để khám phá trọn vẹn miền đất xinh đẹp của núi rừng Tây Bắc này thì bạn sẽ phải đi bộ khá nhiều chính vì vậy hãy mang theo những đôi giày thể thao đế mềm, chống trơn để đi lại thoải mái hơn.

Ngoài ra, thiết bị kích sóng cũng là vật cần thiết bạn nên mang theo khi đi tour Hà Nội Sapa bởi nơi đây nằm ở vị trí khá cao so với mực nước biển, địa hình chủ yếu là đồi núi nên sóng điện thoại ở đây khá yếu, gây cản trở cho quá trình liên lạc và kết nối với các nhà mạng.

Để có thể khám phá hết các địa điểm du lịch sẽ mất khá nhiều thời gian trong ngày, bên cạnh đó, bạn sẽ muốn chụp ảnh, check-in rất nhiều khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở Sapa chính vì vậy hãy mang theo sạc dự phòng để chắc chắn điện thoại luôn đầy pin.

Một lưu ý khác nữa cũng không kém phần quan trọng khi đi du lịch Sapa đó là ở những nơi như quảng trường, chợ đêm sẽ có rất nhiều cô bé, cậu bé mặc trang phục của người H’Mông bán hàng rong mời bạn mua đồ. Tốt nhất là bạn không nên mua ở đây vì một khi đã mua thì sẽ có rất nhiều người khác chạy đến chỗ bạn để mời mua hàng và sẽ đi theo bạn đến khi nào bạn chịu mua đồ của họ thì thôi.

Đặc sản Sapa nào nên mua về làm quà? Thịt sấy Khăng Gai 

Chắc chắn nếu ai đã tới hoặc du lịch ở các vùng núi cao sẽ không xa lạ gì với món thịt gác bếp. Khói bếp sẽ hun nóng, sấy khô thịt có thể để lâu và dự trữ ăn dần. Thịt sấy Khăng Gai cũng vậy. Thịt được làm từ nhiều loại như trâu, bò, lợn, nai… nhưng gia vị để ướp thịt thì lại chỉ có riêng ở vùng Sapa này có được. Mùi vị của thịt rất riêng, ngon khó tả. Khi ăn thì lấy xuống, cọ sạch lớp muội than, đem xào với măng, cà chua hoặc đơn giản là để chấm ăn nhậu.

Táo mèo, mắc cọp Sapa 

Mắc cọp

Nếu bạn đi đúng vào thời điểm khoảng tháng 8 – 10 thì đừng quên mua táo mèo hoặc mắc cọp về làm quà. Đây là mùa mà táo và mắc cọp ngon nhất ở Sapa. Táo mèo tuy hơi chát chát nhưng lại thơm ngon hơn nữa lại là một trong các vị thuốc quý giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, táo mèo cũng là một trong những nguyên liệu để ủ rượu rất ngon và tốt cho cơ thể. Khách tour Sapa 2 ngày 1 đêm hoàn toàn có thể mua táo mèo về để tự ủ hoặc tìm mua rượu táo mèo bán sẵn ở Sapa.

Tháng 9 thì lại là lúc vào mùa mắc cọp hay còn gọi là lê Sapa. Loại quả này nhỏ, có vỏ xù xì, chua nhẹ, man mát, thanh thanh và có quả thì rất mọng nước thích hợp cho bạn ăn chơi trên chuyến hành trình du lịch Sapa hoặc mua về làm quà.

Măng rừng Sapa 

Măng rừng dù là măng tươi, ủ chua hay sấy khô… đều là những đặc sản mà chỉ ở vùng cao mới có nên chắc chắn bạn nên mua về làm quà biếu người thân hoặc thưởng thức khi về nhà. Măng tươi ủ chua có vị chua thanh thanh, giòn giòn có thể nấu cùng cá, thịt hoặc ăn kèm bún. Măng khô hơi đắng nhưng ngâm rửa kỹ, chế biến sẽ có vị ngọt thanh, ngon không tưởng. Còn măng tươi có thể luộc để chấm hoặc xào hoặc nấu thịt…

Hạt dẻ rừng Sapa 

Đi khắp Thị trấn Sapa, ở bất kì ngóc ngách nào bạn cũng có thể tìm thấy những gánh hạt dẻ nâu bóng nhoáng. Hạt dẻ có thể luộc chín, rang cho dậy mùi. Chắc chắn bạn sẽ mê mệt với cái vị ngon ngọt, bùi bùi của nhân hạt dẻ. Người dân ở đây còn nghiền hạt dẻ thành nhân bánh thay bột đậu xanh. Mùi vị vô cùng độc đáo, ngậy ngậy mà ngọt thanh.

Rượu Sapa 

Đối với các bố, các cậu thì đây có lẽ là một trong những, món khoái khẩu mà bạn có thể đem về làm quà. Ở vùng Sapa này có hai loại rượu nổi tiếng thơm ngon là rượu táo mèo và rượu Sán Lùng. Rượu tạo mèo nổi tiếng thơm ngon, ngọt chát đặc trưng còn rượu Sán Lùng thì lại được ủ bằng loại men mà chỉ các thế hệ người dao đỏ mới truyền lại. Bạn có thể tìm mua loại rượu này ở thôn Sán Lùng để được thưởng thức và mua loại Sán Lùng hảo hạng nhất.

Đăng bởi: Như Ý Huỳnh Ngọc

Từ khoá: Du lịch Sapa cần chuẩn bị gì? Mua gì làm quà?

Làm Sao Để Lấy Lại Khứu Giác, Vị Giác Sau Khi Bị Covid?

Theo chuyên trang sức khỏe Vinmec, đối với tình trạng mất khứu giác và vị giác ở bệnh nhân mắc covid 19, đã có 51 nghiên cứu được thực hiện trên 11074 bệnh nhân, cho kết quả 52% bệnh nhân mắc phải triệu chứng này.

Đây có thể là xuất phát từ nguyên do các bệnh nhân bị phù nề niêm mạc mũi gây nghẹt, sổ mũi, khiến mùi hương không đến được các thụ thể tiếp nhận mùi. Tình trạng nghiêm trọng hơn, triệu chứng mất khứu giác có thể là do tổn thương thụ thể hoặc dây thần kinh khứu giác.

Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, thành viên Hội đồng đánh giá tiêm chủng quốc gia, mất khứu giác và vị giác là dấu hiệu bạn đã sắp khỏi bệnh và hầu hết các trường hợp sẽ triệu chứng này sẽ tự khỏi sau 7 đến 10, đôi khi là 2 tuần.

Thông thường, khoảng 90% các bệnh nhân sẽ thoát khỏi tình trạng mất khứu giác và vị giác trong vòng 4 tuần sau khi mắc. Trong một nghiên cứu và khảo sát với máy đo khách quan, tỷ lệ này thấp hơn đôi chút. Cụ thể hơn, tỉ lệ mất khứu giác lâu hơn 2 tháng là 15%, và lâu hơn 6 tháng là 5%.

Nếu như bạn gặp phải tình trạng mất mùi sau khi bị Covid, hãy thử ngay những mẹo chữa mất khứu giác đơn giản này, cách làm rất đơn giản lại hiệu quả cực kỳ.

Luyện tập “ngửi” là một phương pháp được sử dụng phổ biến để lấy lại khứu giác và vị giác sau khi mắc Covid 19 cho bệnh nhân bị mất mùi kéo dài. Quá trình này thường kéo dài và đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân và bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

Đối với phương pháp này, bệnh nhân sẽ lần lượt ngửi 4 mùi hương đậm thường gặp trong cuộc sống, thường là hương hoa (hoa hồng), trái cây (chanh), chất thơm (đinh hương) và bạc hà.

Mỗi mùi hương sẽ cần ngửi 15 đến 20 giây, vừa ngửi vừa cố gắng tưởng tượng và nhớ lại mùi hương ấy, thực hiện 2 đến 3 lần/ngày, liên tục trong 3 đến 6 tháng hoặc 1 năm tùy vào tình trạng người bệnh.

Phương pháp này giúp kích thích dây thần kinh khứu giác, gợi nhớ về mùi hương. Cách luyện tập này đã và đang được áp dụng trong các ca bệnh bị mất khứu giác do viêm nhiễm và tổn thương dây thần kinh khứu giác, kết quả điều trị rất khả quan.

Theo Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM Cơ sở 3 cho biết: “Người bệnh có thể tự tập luyện một số bài tập như xoa bóp bấm huyệt, tác động vào vùng mũi xoang, vùng miệng. Giúp dòng máu được tăng cường tuần hoàn đến các khu vực này hỗ trợ các tế bào khứu giác, vị giác bị tổn thương được nuôi dưỡng và phục hồi nhanh chóng.”

Các động tác phục hồi khứu giác

Các bài luyện tập khứu giác bao gồm 5 động tác xoa mũi, có tác dụng làm ấm mũi, từ đó khiến khí huyết lưu thông cho vùng mũi. Các động tác này không chỉ hỗ trợ cải thiện khứu giác mà còn giúp chữa nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, sổ mũi,..

Tư thế tập luyện: Ngồi hoa sen hoặc ngồi bình thường

Các động tác phục hồi khứu giác:

Xoa thân mũi: Sử dụng 2 ngón trỏ và ngón giữa xoa bóp mũi từ dưới lên và từ trên xuống cho mũi ấm đều, đồng thời hít vào thở ra mạnh, thực hiện động tác 10-20 lần.

Day sụn xương mũi: Đặt ngón tay nơi tiếp giáp giáp giữa xương mũi và xương của sụn mũi và day ấn 10-20 lần.

Day nguyệt nghinh hương: Dùng 2 ngón trỏ của 2 bàn tay ấn mạnh vào huyệt nghinh hương nằm ngay bên cạnh 2 cánh mũi, trên rãnh mũi má và day bấm 10-20 lần, mỗi lần 1-3 phút.

Xoa chân cánh mũi: Sử dụng cạnh ngón trỏ của bàn tay bên này áp vào cánh mũi bên kia và xoa mạnh lên xuống 10-20 lần.

Vuốt và bẻ mũi: Dùng tay vuốt đều mũi và bẻ đầu mũi qua lại 10-20 lần.

Các động tác phục hồi vị giác

Bài tập luyện phục hồi vị giác bao gồm 3 động tác, có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết vùng lưỡi, tăng cường vị giác của người tập. Ngoài ra, tập luyện thường xuyên và hợp lý bài tập này còn giúp lưỡi linh hoạt hơn, tránh nói năng khó khăn khi về già, thông tai và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Tư thế tập luyện: Ngồi hoa sen hoặc ngồi bình thường.

Các động tác phục hồi vị giác:

Đảo lưỡi kết hợp với đảo mắt: Đảo lưỡi kết hợp với đảo mắt theo cùng một cùng một hướng, đồng thời dao động cơ thể qua lại, thực hiện đảo theo vòng tròn 5-10 lần sau đó đảo ngược lại. Động tác này sẽ giúp khí huyết lưu thông khiến các cơ vùng lưỡi trở nên linh hoạt hơn.

Súc miệng kết hợp đảo mắt qua lại và đánh răng: Hãy đưa một luồng hơi vào miệng giống như ngậm một ngụm nước cho má phình lên rồi đảo hơi từ má bên này sang má bên kia kết hợp đảo mắt cùng một hướng, khi đảo xong thì gõ răng một lần.

Kết hợp nhịp nhàng động tác này với dao động cơ thể qua lại. Thực hiện động tác 10-20 lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tuần hoàn lưỡi.

Tróc lưỡi: Đưa lưỡi lên vòm họng và tróc lưỡi 10-20 lần. Đây là động tác giúp lưỡi hoạt động linh hoạt, ngăn ngừa triệu chứng nói năng khó khăn do tuổi già, hỗ trợ làm thông tai và cải thiện tuyến nước bọt.

Để có thể lấy lại khứu giác, vị giác, người bệnh cần phải kiên trì tập luyện xoa bấm huyệt và lưu ý những điều sau đây:

Trong các động tác phục hồi vị giác, khi lưỡi tiết nước bọt thì hãy ngừng động tác và nuốt mạnh nước bọt. Việc này sẽ giúp tăng cường tiêu hóa cho người tập luyện.

Advertisement

Người mất khứu giác, vị giác cần bình tĩnh và kiên trì xoa bóp, bấm nguyệt như hướng dẫn và tuân thủ các chỉ định điều trị.

Luôn luôn ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, nên chia nhỏ bữa ăn và chọn những loại thực phẩm dễ nhai và dễ tiêu hóa.

Tái khám thường xuyên và nếu các triệu chứng trở nặng thì phải lập tức đến ngay các cơ sở y tế, tuyệt đối không được chủ quan.

Bên cạnh đó, các bài tập hay phương pháp đều mang tính chất tham khảo, theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) “Mất vị giác, khứu giác do Covid-19 không cần điều trị, nó sẽ tự hết, có khi kéo dài chục ngày, có thể lâu hết hơn các triệu chứng khác nhưng cũng vẫn là vô hại. Một ngày nào bạn tự nhiên ăn thấy cay hay ngửi thấy mùi, khó chịu hoặc dễ chịu, là biết nó hết rồi.”

Nguồn: Vinmec

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Gì Khi Bị Viêm Xương Sụn Bóc Tách? trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!