Xu Hướng 9/2023 # Chụp Ảnh Ban Đêm Có Thể Phát Hiện Ra Ung Thư Võng Mạc Ở Trẻ # Top 16 Xem Nhiều | Hgpc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chụp Ảnh Ban Đêm Có Thể Phát Hiện Ra Ung Thư Võng Mạc Ở Trẻ # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chụp Ảnh Ban Đêm Có Thể Phát Hiện Ra Ung Thư Võng Mạc Ở Trẻ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trường hợp của bé Vũ Gia Minh – quê Nam Định cũng tương tự. Bé Minh sinh ra vốn là cậu bé khỏe mạnh. Khi được 5 tháng, chị thấy mắt phải của con hay bị chảy dịch có nhoèn. Chị Thơm còn tưởng bé bị đau mắt thông thường nhưng càng ngày nhìn mắt bé càng lồi ra. Khi đó, chị cố gắng đưa con lên Bệnh viện Mắt Trung ương khám. Chị chết điếng khi soi đáy tế bào mắt, bác sĩ kết luận cháu bé bị ung thư võng mạc.

Bé Gia Minh được bác sĩ mổ mắt ở Bệnh viện Mắt trung ương, sau đó chuyển về Bệnh viện K tiến hành hóa xạ trị. Đến nay bé đang chuẩn bị vào đợt xạ trị thứ 2. Đôi mắt trũng sâu, còn một bên mắt nữa khiến bé Minh cảm thấy bứt rứt.

Nhìn vào đôi mắt của con, chị Thơm – mẹ của bé thở dài, nếu điều trị thành công, giữ được sự sống cho bé thì sau này bé Minh có thể lắp mắt giả. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn ở phía trước chưa ai nói được điều gì.

Khi nghe bác sĩ nói đến các triệu chứng của ung thư võng mạc, chị Thơm giật mình, trước khi mắt bé bị lồi ra, chị thấy mắt con hay có biểu hiện là có đốm vàng vào buổi tối. Nhiều lần chị lôi điện thoại ra chụp gửi cho bố cháu ở xa thì thấy mắt con có đốm sáng. Lúc ấy chị cứ nghĩ đó là phản xạ với ánh sáng mà không biết rằng đó là dấu hiệu cảnh báo ung thư võng mạc của con.

Những triệu chứng chẩn đoán ban đầu

Theo thạc sĩ Phạm Thị Việt Hương – cán bộ Khoa Nhi, Bệnh viện K, Hà Nội cho biết, u nguyên bào võng mạc là bệnh ác tính hay gặp nhất ở mắt. Khối u bắt nguồn từ võng mạc (retina) – tầng nhạy cảm với ánh sáng của mắt giúp mắt có thể nhìn được. Đây là nguyên nhân gây mù lòa và tử vong ở trẻ nhỏ.

Theo nghiên cứu của thạc sỹ Phạm Thị Việt Hương, tại bệnh viện K, tuổi bị bệnh trung bình 11,6 tháng, tối thiểu phát hiện bệnh ngay khi sinh ra, tối đa gặp 50 tháng tuổi. Tuổi trung bình lúc chẩn đoán là 18,3 tháng. Sớm nhất là được chẩn đoán lúc 3 tháng và muộn nhất là 60 tháng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư võng mạc là đồng tử trắng: 56% trường hợp bệnh được phát hiện nhờ dấu hiệu này. Thường được mô tả bằng nhiều từ khác nhau như “mắt mèo”, “mắt thú”, “mắt có ánh sáng lập lòe”, “mắt có ánh sáng lấp lánh, rực rỡ”. Khi nhìn vào mắt bé, cha mẹ thấy có ánh trắng (nhất là vào ban đêm hoặc trong phòng tối vì khi đó đồng tử giãn), cũng có thể thấy 1 hoặc 2 đồng tử màu trắng hay vàng khi chụp ảnh buổi tối có dùng đèn flash.

Dấu hiệu triệu chứng thứ hai đó là mắt của bé bị lé (lác) 34% trường hợp bệnh được phát hiện nhờ dấu hiệu này. Đặc biệt, nếu bé bị lé trong vòng 6 tháng tuổi thì nên nghi ngờ có u nguyên bào võng mạc. Biểu hiện tiếp theo đó là thị lực kém, mắt đỏ và đau nhức mắt do tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, viêm tế bào hốc mắt, xuất huyết tự nhiên trong tiền phòng, trong pha lê thể. Đây là các biểu hiện muộn hơn của bệnh.

Đối với u nguyên bào võng mạc ba bên có tiên lượng rất xấu, thời gian sống thêm trung bình sau chẩn đoán là 9 tháng, sống thêm tốt hơn ở những trường hợp không có triệu chứng và được chẩn đoán sớm.

Theo PNO

Lý Do Không Hút Thuốc Lá Vẫn Có Thể Bị Ung Thư Phổi

Thuộc nhóm 10 loại ung thư gây tử vong cao nhất hiện nay, theo các chuyên gia y tế chia sẻ có đến 90% người bệnh mắc ung thư phổi là do hút thuốc lá. Tuy vậy, có một số đối tượng khác lại mắc ung thư phổi mặc dù chưa từng hút thuốc.

Theo một thống kê tại Mỹ thì mỗi năm có đến 20% số người mắc ung thư phổi tử vong mà chưa bao giờ hút thuốc hay sử dụng bất cứ loại thuốc lá nào trước đó.

Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia đưa ra kết luận rằng số người chết trên có thể đã mắc bệnh do tiếp xúc phải không khí ô nhiễm, hóa chất độc hại, uống rượu bia nhiều, và nguyên nhân phổ biến nhất chính là hít phải khói thuốc lá thụ động từ những người thân xung quanh.

Bác sĩ Vicent Lam thuộc khoa ung thư phổi tại Trung tâm Ung thư MD Anderson của Mỹ thấy rằng 2 nhóm mắc ung thư phổi do hút thuốc lá và không hút thuốc có sự khác biệt khá rõ, đó là người bị ung thư không thuốc hút thông thường là nữ giới, độ tuổi trẻ hơn so với số người mắc ung thư do nguyên nhân hút thuốc hay từng hút thuốc.

Khối u ở cả 2 nhóm đều có xu hướng đột biến di truyền không giống nhau dẫn đến hiện tượng người mắc ung thư phổi không hút thuốc lá có thể sống lâu hơn người hút và từng hút.

Mặc dù không hút thuốc lá nhưng những người thường xuyên tiếp xúc với người hút thuốc lá cũng là một trong những đối tượng hay bị ung thư phổi do hít phải khói thuốc lá một cách thụ động.

Theo đánh giá có khoảng 7000 người trưởng thành tử vong vì hít khói thuốc hằng năm để giảm tình trạng này nhiều quốc gia đã cấm hút thuốc nơi công cộng, có khu vực hút thuốc riêng ở nhiều nơi.

Những tác nhân độc hại khiến không khí ô nhiễm như khói bụi xe, bếp lò, nhà máy sản xuất điện cùng nhiều nguồn khác có thể phát tán những hạt nhỏ vào không khí hằng ngày.

Tổ chức Y tế Thế giới – WHO cho biết với khoảng 3 tỷ người trên khắp thế giới nấu nướng, sưởi ấm bằng gỗ, than hoặc lửa, đặc biệt nấu ăn trong môi trường kín, không thoáng sẽ tăng ô nhiễm không khí trong nhà, tăng nguy cơ mắc ung thư phổi và đối tượng mắc chính là trẻ em và phụ nữ vì họ ở trong nhà nhiều, nấu ăn thường xuyên.

Những nước đang phát triển, có nguồn thu nhập thấp thường là địa điểm có mức ô nhiễm không khí trong nhà cao hơn.

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ – EPA cho biết khí radon chính là nguồn gây ung thư phổi lớn nhất đối với người không hút thuốc lá.

Khí này có trong không khí ngoài trời ở mức độ thấp nhưng khi chúng tập trung trong 1 ngôi nhà nằm ở khu vực mỏ uranium thì sẽ có lượng lớn và dễ gây ung thư. Khí này có thể nhìn thấy, ngửi được mùi và kiểm tra bằng công cụ tại nhà được.

Các công nhân làm ở các khu khai thác mỏ thường tiếp xúc với các chất độc hại gây ung thư như amiăng, radon, urani, diesel.

Các khí này trong quá trình công nhân khai thác mỏ, nghiền, chế tạo các vật liệu, sản phẩm, các hạt bụi đi vào phổi cũng có thể vào đến đấy phế nang, nội bào, làm phổi tổn thương, dễ tạo khối u ác tính. Nên những công nhân khai thác mỏ sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.

Advertisement

Các nhà khoa học xác định có sự đội biến gene ở người mắc ung thư phổi do hút thuốc lá và không hút. Từ các nghiên cứu về đột biến gene này các nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều liệu pháp điều trị nhắm vào những đột biến này để tăng hiệu quả điều trị bệnh ung thư phổi.

Để ngăn ngừa ung thư phổi, mọi người hãy từ bỏ thói quen hút thuốc lá, nên ăn uống lành mạnh, tránh gây ô nhiễm môi trường, hãy sử dụng máy lọc không khí trong nhà để giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi cho bản thân và gia đình.

Ung Thư Cổ Tử Cung

Tên gọi khác: Cervical cancer.

Cổ tử cung là phần dưới của tử cung, nối với âm đạo. Ung thư cổ tử cung là bệnh mà tế bào ung thư xuất hiện ở cổ tử cung. Nguyên nhân của bệnh này là do các tế bào niêm mạc tử cung ở vùng giữa tử cung và âm đạo phát triển một cách bất thường, tăng sinh liên tục khó kiểm soát dẫn đến hình thành khối u tại đó.

Ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh và ít gặp ở người dưới 20 tuổi.

Virus Papilloma

Nhiễm virus Papilloma ở người (HPV: Human Papilloma virus) qua đường tình dục được xem là nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung, đặc biệt là HPV type 16, 18.

Khi xâm nhập vào bên trong tế bào cổ tử cung, virus HPV phát triển và làm biến đổi gen của tế bào niêm mạc trở thành các tế bào ác tính. Sau giai đoạn tiền lâm sàng khoảng 10 – 15 năm (cổ tử cung có thể hoàn toàn bình thường, chưa có triệu chứng rõ ràng) khối u thành bướu lan rộng nhanh chóng và gây ra các triệu chứng điển hình của bệnh.

Yếu tố thuận lợi:

– Phụ nữ lập gia đình sớm, sinh đẻ nhiều.

– Quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục với nhiều người.

– Có người bạn tình quan hệ tình dục với nhiều người.

– Thiếu vệ sinh cá nhân, vệ sinh sinh dục.

– Các yếu tố khác như: thuốc lá, nhiễm Herpes- simplex virus type 2, HIV cũng làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Phát hiện sớm: Tìm ung thư giai đoạn 0, trên lâm sàng không có triệu chứng. Tuy nhiên có thể phát hiện các tổn thương này bằng các xét nghiệm tầm soát (xét nghiệm PAP, soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung, nạo sinh thiết kênh tử cung, khoét chóp).

Thường gặp:

– Xuất huyết âm đạo bất thường: xuất huyết giữa hai kỳ kinh, xuất huyết sau khi giao hợp. Tính chất máu thường đỏ tươi, lượng ít hay vừa, nếu xuất huyết nhiều có thể có máu cục. Đây là triệu chứng thường gặp khiến phụ nữ đi khám.

– Ra dịch âm đạo hay huyết trắng, bội nhiễm hay hoại tử bướu. Dịch có thể lượng ít hay nhiều, thường kéo dài.

Tình huống trễ:

– Huyết trắng lẫn lộn huyết đỏ, hôi.

– Đau vùng bụng dưới.

– Chảy nước tiểu hoặc phân qua ngã âm đạo (do dò bàng quang – âm đạo, dò trực tràng – âm đạo).

– Biếng ăn, sụt cân.

– Hạch vùng cổ.

Các phương tiện chẩn đoán:

– Sinh thiết: Khám phụ khoa, bấm sinh thiết làm giải phẫu bệnh

– Siêu âm bụng và/hoặc siêu âm qua ngã âm đạo

– X – quang ngực: đánh giá tình trạng di căn phổi

– CT Scan hoặc MRI: để đánh giá rõ sự xâm lấn vùng chậu, di căn hạch ổ bụng…

– Soi bàng quang, soi trực tràng: để đánh giá sự xâm lấn của bướu.

Điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào mức độ của bệnh bao gồm các biện pháp: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Trong đó ung thư cổ tử cung được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật và xạ trị. Cách thức điều trị cụ thể tùy thuộc vào giai đoạn bệnh.

Phẫu thuật

Trong phẫu thuật, tùy vào giai đoạn bệnh, mong muốn sinh con và điều kiện để tái khám, theo dõi của bệnh nhân, mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật:

– Khoét chóp và theo dõi

– Cắt bỏ cổ tử cung

– Cắt bỏ tử cung

– Phẫu thuật đoạn chậu (trong đó có cổ tử cung, âm đạo, tử cung, bàng quang, buồng trứng, ống dẫn trứng và trực tràng)

Xạ trị

Tiến hành chiếu tia xạ vào cơ thể, máy chiếu tia xạ có thể đặt ở bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Một đợt xạ trị thường kéo dài khoảng 5-8 tuần.

Hóa trị

Là phương pháp tiêm thuốc vào cơ thể qua đường tĩnh mạch để ngăn ngừa khối u phát triển hơn.

Nên nhớ tất cả các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung nói riêng và điều trị ung thư nói chung đều có tác dụng phụ vì vậy cần cân nhắc kỹ và được bác sĩ tư vấn để chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp.

Advertisement

Có thể kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung nếu áp dụng các biện pháp sau:

– Tiêm vắc xin HPV.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện xét nghiệm PAP hoặc DNA- HPV định kỳ đối với phụ nữ đã có gia đình, soi cổ tử cung.

– Không quan hệ tình dục sớm và không quan hệ với nhiều bạn tình.

– Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

– Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

– Không hút thuốc lá, rượu bia.

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm đối với phái yếu. Bệnh xảy ra do các tế bào niêm mạc cổ tử cung tăng sinh ngoài tầm kiểm soát. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau rát khi tiểu tiện hay quan hệ tình dục, chảy máu bất thường ở âm đạo. Bệnh ung thư cổ tử cung thường được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.

(Hình ảnh tổng hợp từ dotcomwomen, Elite Readers, google,…)

Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM

Bạn Chụp Ảnh Không Đẹp Có Thể Do Mắc Phải 5 Lỗi Tạo Dáng Khi Chụp Ảnh Sau Đây

1. LỖI XỬ LÝ DÁNG CHỤP KHI MẶC QUẦN ÁO RỘNG

Những chiếc áo phông rộng, kiểu quần ống rộng, ống loe,… đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Thế nhưng biết cách chọn, cách phối thôi chưa đủ. Khi chụp ảnh, các nàng cũng cần có những tips xử lý loại trang phục này phù hợp để có bức ảnh “sống ảo” “chuẩn” chứ nhỉ? Chẳng hạn với chiếc quần ống rộng như này. Đừng chỉ đứng “nghiêm” mà bấm máy. Bạn có thể vén một bên áo lên để làm làm động tác chống tay/bỏ tay túi quần, chân đứng so le,… những động tác “làm chủ” trang phục, chứ đừng để kiểu trang phục này “nuốt” dáng hoặc vòng eo xinh của bạn. Nếu được, hãy cho áo vào quần và tạo dáng “bất cần” cũng được vậy.

2. CHÚ Ý CÁCH ĐẶT TAY VỚI DÁNG NGỒI

Tương tự với kiểu ngồi nhìn xa xăm, cũng là ngồi trên hòn đá với cảnh biển, nhưng có phải bức ảnh này trông tự nhiên hơn rất nhiều không. Nếu không chống tay ra ra sau thì có thể vuốt nhẹ theo mái tóc hoặc cầm nhẹ lên vành nón chẳng hạn.

3. LỖI TẠO DÁNG CHỤP ẢNH KHI NGỒI CẦU THANG

Một chiếc cầu thang trông hơi cũ kĩ lại là địa điểm sống ảo được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, đừng chỉ ngồi ngay ngắn, 2 tay đặt lên gối như một đứa trẻ “ngoan” thế kia. Dáng chụp như thế cho dù khuôn mặt bạn có mỉm cười tươi tắn bao nhiêu thì mình chắc chắn cũng sẽ “fail” thôi. Thay vào đó, bạn hãy thả chân tự nhiên theo các bậc thang. 2 tay thư giãn giơ cao hoặc chống ra sau hoặc chống nhẹ vào cằm đều được.

4. LỖI TẠO DÁNG KHI CHỤP ẢNH VỚI GHẾ NGỒI

Còn với đôi chân, tránh các kiểu tạo dáng co chân, “ngồi nghiêm” 2 chân đặt bằng nhau. Các bạn có thể thay bằng vô vàn các dáng ngồi khác như vắt chéo chân, 2 chân đặt so le,… Không quá phức tạp đâu, chỉ cần đổi chút tư thế chân nọ trước chân kia, kèm với “hiệu ứng” tay vuốt tóc, chống hông các kiểu là có bức ảnh “nghìn like” rồi.

5. ĐỪNG ĐỨNG IM, NÊN TẠO DÁNG Ở CHÂN

Nếu không phải bạn đang chụp ảnh thẻ hoặc bạn đang muốn “chơi trội” thì không nên “dấn thân” vào kiểu chụp ảnh đứng im như “trời trồng” như này. Phải thật sự có câu chuyện, có trang trục, một góc chụp hoàn hảo,… thì mới có thể cho bạn bức ảnh đúng ý được.

Và với mình “dân nghiệp dư” thì một dáng đứng với một chân cong hay chân giơ ra phía trước. Hoặc một dáng đứng nghiêng người có lẽ sẽ tốt hơn.

Đăng bởi: Trần Hà

Từ khoá: Bạn chụp ảnh không đẹp có thể do mắc phải 5 lỗi tạo dáng khi chụp ảnh sau đây

4 Bài Tập Thể Dục Giúp Hỗ Trợ Cho Bệnh Nhân Ung Thư

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thì người trưởng thành cần dành ít nhất 2.5 giờ mỗi tuần để tập luyện thể dục thể thao thông thường và tập các bài tập tăng cơ khoảng 2 ngày trong 1 tuần. Và khuyến nghị đó vẫn giữ nguyên đối với những bệnh nhân ung thư, tuy nhiên cách họ tập luyện sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào diễn biến căn bệnh và cách điều trị đang được áp dụng đối với cơ thể người bệnh.

Điều trị bằng hoá trị và xạ trị mang tính luỹ kế và điều đó có nghĩa là càng điều trị nhiều thì bạn sẽ càng cảm thấy mệt mỏi. Và các bác sĩ thường hỏi bệnh nhân của mình hãy tự đánh giá sức khoẻ của mình theo thang điểm từ 0 (không cảm thấy mệt mỏi) đến 4 (cực kỳ mệt mỏi) trước khi quyết định có nên tập các bài tập đòi hỏi sự cố gắng nhiều hay không.

Bạn cần phải lắng nghe cơ thể của mình. Nếu bạn cảm thấy rất mệt thì bạn phải cho bản thân mình được nghỉ ngơi. Nhưng nếu bạn chỉ cảm thấy hơi mệt thì bạn nên tập, dù tập ít thì còn đỡ hơn là không làm gì cả. Và cũng như đối với những người khoẻ mạnh, 4 dạng bài tập sau đều rất quan trọng: aerobic, bài tập tăng sức mạnh, thăng bằng và giãn cơ.

1. Các bài tập Aerobics

Bài tập Aerobics giúp tăng nhịp tim và nó bao gồm các động tác như đi bộ, đạp xe và chạy bộ. Bằng cách phối hợp việc tập luyện tăng tuần hoàn với các bài tập tăng sức mạnh, chúng ta có thể làm tăng lượng cơ sạch nhanh chóng, giảm mỡ và tăng cường trao đổi chất của cơ thể.

Bài tập Aerobics giúp tăng nhịp tim và nó bao gồm các động tác như đi bộ, đạp xe và chạy bộ (Ảnh: Fitness and Workout)

Và 1 trong những điều quan trọng nhất là duy trì trọng lượng cơ thể bởi bạn đang đốt cháy năng lượng. Thừa cân là một yếu tố gây ung thư. Và việc duy trì trọng lượng cơ thể khoẻ mạnh sẽ giúp làm giảm nguy cơ phát triển và tái phát ung thư.

Hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư vú khoảng 20-80%; giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung từ 20-40% và giảm ung thư đại tràng từ 30-40% số liệu theo thống kê của Viện Ung thư Quốc gia của Mỹ.

Bài tập aerobics cũng có thể giúp mọi người cảm thấy tốt hơn trong quá trình tiến hành điều trị bệnh ung thư và việc tập luyện cũng giúp cải thiện sự phục hồi sau phẫu thuật. Tuy nhiên một bệnh nhân ung thư có thể sẽ không có đủ năng lượng để tập một bài tập thông thường trong 30 phút hoặc một ngày tập luyện nặng. Vì vậy, bệnh nhân có thể tập 10 phút/bài tập và chia ra 3 lần tập/ngày để có hiệu quả tương đương.

Các bài tập đi bộ cực kỳ an toàn dành cho những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị.

2. Bài tập tăng cường sức mạnh

Bài tập tăng sức mạnh giúp cải thiện sự săn chắc cơ và chống lại việc mất cơ xảy ra khi lớn tuổi. Các bài tập này có thể được thực hiện với tạ đơn, tạ đòn và các máy tập tạ.

Bài tập tăng sức mạnh giúp cải thiện sự săn chắc cơ và chống lại việc mất cơ xảy ra khi lớn tuổi (Ảnh: PinsDaddy)

Nhưng mật độ xương và cơ bắp của một người bình thường lại khác so với một bệnh nhân ung thư. Hoá trị có thể khiến mật độ xương của phụ nữ mất đi trong một năm bằng với mật độ xương mất đi trong một thập kỷ.

Đó là lý do quan trọng khiến việc tập luyện tăng sức mạnh là hết sức quan trọng. Bởi cơ bắp trở nên dày đặc hơn sẽ tạo nhiều áp lực lên xương. Việc cố gắng duy trì mật độ xương của cơ thể thông qua các bài tập tăng cường sức mạnh và các bài tập có kèm trọng lượng như đi bộ sẽ giúp bạn duy trì mật độ xương của cơ thể.

Các bài tập với tạ không giúp tăng mật độ xương nhưng chí ít nó giúp cơ thể duy trì mật độ xương.

Các bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ của mình trước khi theo các chế độ tập luyện với tạ.

3. Các bài tập thăng bằng

Khả năng giữ thăng bằng là rất quan trọng để tập luyện không bị trượt ngã hoặc xáo trộn. Đối với một số bệnh nhân ung thư, các loại thuốc có thể gây mất thăng bằng. và đối với những bệnh nhân đang làm hoá trị khiến mật độ xương giảm đáng kể thì chỉ cần một cú ngã nhẹ cũng làm gãy xương.

Khả năng giữ thăng bằng là rất quan trọng để tập luyện không bị trượt ngã hoặc xáo trộn (Ảnh: Pinterest)

Vì vậy các bệnh nhân ung thư và những người đang phải tìm cách tồn tại với căn bệnh này cần đảm bảo các bài tập giữ thăng bằng là một phần trong chu trình tập luyện của mình. Các bài tập giữ thăng bằng đơn giản như đi bộ trên lối đi hẹp (bằng cách di chuyển với bàn chân trước giữ thẳng 1 đường với bàn chân sau, như thể đi trên dây) hoặc kiễng gót chân (đứng tại một điểm và kiễng gót chân lên xuống) có thể cải thiện khả năng giữ thăng bằng.

Một số bài tập giữ thăng bằng khác như đứng bằng một chân (giữ thân người trên 1 chân trong vòng 60 giây) và động tác “rượu nho” (tức di chuyển sang hai bên với hai chân di chuyển chéo nhau liên tục)

Các bài tập giữ thăng bằng tương đối an toàn để có thể được thực hiện ngay sau khi trải qua trị liệu.

4. Các bài tập co giãn cơ

Với một số bệnh nhân ung thư cần phẫu thuật, nhiều người trong số đó cảm thấy một vài bộ phận nhất định trên cơ thể sẽ bị yếu đi. Ví dụ, những bệnh nhân bị ung thư vú có thể cảm thấy vai yếu sau khi trải qua phẫu thuật cắt bỏ vú.

Có nhiều bài tập đặc biệt để tăng cường sức khoẻ vai. Phụ nữ bị ung thư vú có thể sẽ muốn thực hiện các động tác mà họ đứng dựa lưng vào tường và di chuyển cánh tay lên xuống để tăng cường phạm vi cử động.

Tuy nhiên các bệnh nhân ung thư cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập co giãn cơ (Ảnh: MEDICINA ONLINE)

Nhưng bạn sẽ chỉ muốn tập tới mức tăng mà không gây đau. Việc tập các bài tập co giãn cơ ngay vị trí làm phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động tại các vị trí đó.

Tuy nhiên các bệnh nhân ung thư cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập co giãn cơ. Và có một số tư thế sẽ gây khó khăn cho người bệnh.

Phương Thảo (CALIPSO)

Đăng bởi: Hoàng Dần

Từ khoá: 4 Bài tập thể dục giúp hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư

Ung Thư Đại Tràng Và Trực Tràng

Bài viết được viết bởi bác sĩ Phạm Thị Thu Hương – Trưởng khoa Tiêu hóa gan mật- nội soi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là loại u phát triển ác tính từ phần thấp nhất của ống tiêu hóa đấy là đại tràng và trực tràng.

Bạn đang đọc: Ung thư đại tràng và trực tràng

1. Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng thường gặp nhất của ung thư đại trực tràng bao gồm:

Đau bụng hoặc đau kèm theo chướng bụng thường xuyên

Thay đổi thói quen đi ngoài ( táo bón hoặc tiêu chảy)

Đi ngoài có máu tươi

Cảm thấy yếu hoặc mệt

Thiếu máu, thiếu sắt

Phân có màu đen, xám

2. Chẩn đoán ung thư đại trực tràng

Khi bạn có một hoặc nhiều triệu chứng nói trên ban cần tìm đến bác sĩ để xác lập xem có tổn thương ung thư đại tràng và trực tràng hay không .

Nội soi đại tràng được bác sị chỉ định thực hiện để tìm tổn thương bất thường trong lòng đại tràng và trực tràng. Khi tìm thấy tổn thương u trong đại tràng – trực tràng sinh thiết làm giải phẫu bệnh (lấy những mảnh tổ chức nhỏ ở bề mặt khối u để phân tích dưới kính hiển vi) sẽ được thực hiện để xác định sự hiện diện của tế bào ung thư.

Khi ung thư đại trực tràng được chẩn đoán, tiếp theo cần thiết phải đánh giá giai đoạn mức độ xâm lấn và lan rộng của khối u. Giai đoạn của ung thư đại trực tràng được phân chia dựa trên:

Có dấu hiệu lan rộng của ung thư trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) ngực, bụng và tiểu khung hoặc các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác

Sự xuất hiện của bệnh phẩm ung thư được nhìn dưới kính hiển vi điện tử được lấy ra khi phẫu thuật

Ung thư đại trực tràng được xếp từ giai đoạn I ( ung thư đã xâm nhập nhưng chưa xuyên qua thành đại trực tràng) đến giai đoạn IV ( UT đã lan rộng hoặc di căn đến các cơ quan xa, như gan hoặc phổi. Việc điều trị sẽ được đưa ra dựa trên giai đoạn bệnh.

Giai đoạn sớm của bệnh ( tiến trình I đến III ), hay ung thư tại chỗ, thường thì được chỉ định phẫu thuật kèm theo hoặc không kèm theo điều trị hóa chất .

Ung thư giai đoạn IV được gọi là UT đại trực tràng tiến triển, thông thường được điều trị bằng hóa chất, một số trường hợp bệnh được chỉ định điều trị phẫu thuật cắt bỏ khối u nguyên phát trước khi điều trị tổn thương di căn nếu như khối u nguyên phát gây ra các triệu chứng cần can thiệp ( vị dụ tắc ruột, bán tắc ruột hay chảy máu…).

3. Ung thư đại trực tràng và gia đình

Một người trong gia đình bị ung thư đại trực tràng có nghĩa là các thành viên trong gia đình được xếp vào nhóm có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng. Nếu một người có một người trong gia đình: bố/mẹ/ anh chị em ruột hay con bị ung thư đại trực tràng hoặc có polyp đại trực tràng ở tuổi còn trẻ (trước 60 tuổi), hoặc 02 thành viên được chẩn đoán ung thư hoặc polyp ở bất kỳ tuổi nào, thì người đó nên được khám sàng lọc ung thư đại trực tràng sớm, thông thường từ 40 tuổi, hoặc sớm hơn 10 tuổi so với thành viên trẻ nhất được chẩn đoán trong gia đình.

Một số bệnh về gen làm tăng nguy cơ UTĐTT. Những bệnh thường gặp nhất là: hội chứng Lynch (cũng được gọi là ung thư đại tràng di truyền không có polyp) và bệnh polyp gia đình.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai Gói Tầm soát và phát hiện sớm ung thư đại trực tràng, được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị ung thư đại trực tràng, có sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại, đầy đủ các phương tiện chuyên môn để chẩn đoán xác định bệnh và xếp giai đoạn trước điều trị như: Nội soi, CT scan, PET-CT scan, MRI, Chụp X quang tuyến vú, chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm gen – tế bào,… giúp phát hiện sớm bệnh ung thư đại tràng ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những bảo vệ chất lượng trình độ với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, mạng lưới hệ thống trang thiết bị công nghệ tiên tiến văn minh mà còn điển hình nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh tổng lực, chuyên nghiệp ; khoảng trống khám chữa bệnh văn minh, nhã nhặn, bảo đảm an toàn và tiệt trùng tối đa .

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Cập nhật thông tin chi tiết về Chụp Ảnh Ban Đêm Có Thể Phát Hiện Ra Ung Thư Võng Mạc Ở Trẻ trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!