Xu Hướng 10/2023 # Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Tháng Thứ 7 # Top 14 Xem Nhiều | Hgpc.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Tháng Thứ 7 # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Tháng Thứ 7 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đến tháng thứ 7, bà bầu đã cảm nhận được phát triển rõ rệt của thai nhi. Do đó, bạn cần chú trọng hơn đến việc ăn uống nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé sẵn sàng chào đời. Vậy trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7, chúng ta cần quan tâm nên và không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7

Theo lời khuyên các chuyên gia, khẩu phần dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7 nên được chia thành nhiều bữa. 3 bữa chính và 6 bữa nhỏ là hợp lý ở giai đoạn này. Việc ăn nhiều và ăn quá no trong cùng một bữa sẽ khiến bà bầu khó tiêu và cảm thấy nặng nề hơn. Ăn nhiều bữa giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt và hấp thu được nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Chất béo, axit béo omega – 3 sẽ là những dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung ở thời điểm này. Nó giúp trí thông minh của thai nhi phát triển hơn cũng như hoạt động trí não tốt hơn. Do đó, trong quá trình nấu nướng các mẹ nên cho dầu thực vật vào thức ăn. Có thể lựa chọn: dầu lạc, dầu đậu nành hoặc dầu rau cải…ở lượng vừa phải để bổ sung chất béo mà tránh gây béo phì.

Tháng thứ 7 thai kỳ – bà bầu nên ăn gì?

1. Thực phẩm giàu DHA

DHA là axit béo không no thuộc nhóm acid béo omega – 3 rất cần thiết cho hệ thần kinh. Làm mẹ, ai cũng mong muốn não bộ của con mình từ khi còn trong bụng mẹ được phát triển đúng cách. Hãy bổ sung 200 mg DHA mỗi ngày để con thông minh hơn. Nguồn DHA dồi dào được tìm thấy trong sữa, cá (nhất là cá hồi), trứng gà, quả bơ, quả óc chó, các loại hạt…

2. Thực phẩm nhiều axit folic

Axit folic góp phần giảm thiểu nguy cơ dị tật ở thai nhi. Do đó, dưỡng chất này cần được bổ sung ngay từ trước và trong suốt thai kỳ. Nhu cầu bà bầu cần 600-800mg axit folic mỗi ngày. Axit folic có nhiều trong rau xanh có màu xanh đậm (ví dụ súp lơ xanh), đỗ tương, bột yến mạch và trái cây thuộc họ cam quýt.

Bổ sung dinh dưỡng 2 tháng cuối thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng 2 tháng cuối thai kỳ vô cùng quan trọng với các mẹ bầu. Ở giai đoạn này, các mẹ bầu cần bổ sung dưỡng chất gì và từ các loại thực phẩm nào? Lời khuyên dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 9 tốt cho mẹ và bé Lựa…

3. Thực phẩm giàu chất xơ

Táo bón luôn là nỗi ám ảnh dai dẳng đeo bám các bà bầu. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt là cách tốt nhất để bổ sung chất xơ đầy đủ giúp ngăn ngừa táo bón cho cơ thể.

4. Thực phẩm giàu canxi

5. Thực phẩm chứa vitamin C

Với chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể bà bầu khỏi các bệnh lý thường gặp từ môi trường bên ngoài, vitamin C là dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vitamin C có nguồn gốc từ nhiều hoa quả tươi như cam, quýt, chanh, bưởi. Ngoài ra, bông cải xanh, khoai tây, rau cải cũng là nguồn dồi dào vitamin C.

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7 – KHÔNG nên ăn gì?

1. Đồ ăn mặn

Bà bầu cần biết kiểm soát lượng natri hấp thu vào cơ thể. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn cần hạn chế muối và đồ ăn có vị quá mặn. Cụ thể là nhiều loại thực phẩm đóng hộp, khoai tây chiên…

2. Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh thường chứa nhiều chất béo và tinh bột. Khi ăn một ít thì không sao, nhưng nếu ăn quá nhiều rất dễ ảnh hưởng xấu đến tim mạch cũng như dẫn đến tình trạng béo phì. Đa phần thức ăn nhanh khi được chiên rán thường bị hao hụt nhiều các vitamin. Do đó, tiêu thụ thức ăn nhanh khiến bạn cung cấp không đủ dưỡng chất cho thai nhi.

3. Thức uống có cồn, ga và chất kích thích

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Chế Độ Dinh Dưỡng 3 Tháng Giữa Thai Kỳ

Một chế độ dinh dưỡng mang thai phù hợp, kết hợp với vận động, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp thai nhi phát triển tối ưu và thai phụ có đủ sức khỏe để nuôi dưỡng, chăm sóc cho bé. Do vậy, cần đảm bảo dinh dưỡng cho thai phụ trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng giữa – giai đoạn thai nhi phát triển nhanh.

1. Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng mang thai

Thời kỳ trẻ còn trong bào thai, dinh dưỡng của bé phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mang thai của mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ đi theo máu, qua nhau thai tới cung cấp cho thai nhi. Nếu có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, người mẹ sẽ có sức đề kháng tốt, không mắc bệnh, có đủ sức khỏe để sinh con mà mau chóng hồi phục sức khỏe sau sinh, có đủ sữa cho con bú, có sức chăm sóc con.

Ngoài ra, người mẹ được chăm sóc dinh dưỡng tốt từ trước và trong khi mang thai sẽ sinh những em bé khỏe mạnh, không bị suy dinh dưỡng bào thai hay chậm phát triển tâm thần, vận động. Vì vậy, việc chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng.

Dinh dưỡng khi mang thai cũng cần có sự điều chỉnh riêng cho phù hợp với từng giai đoạn. Cụ thể:

Trong 3 tháng đầu: Là giai đoạn hình thành các cơ quan, tổ chức của thai nhi như tủy sống, não, phổi, gan, tim,… nên người mẹ cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu đạm;

Dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ: Là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh, phát triển về khung xương và chiều cao của trẻ nên cần tăng cường đáp ứng năng lượng cho phụ nữ mang thai;

Trong 3 tháng cuối: Là giai đoạn thai nhi phát triển cân nặng nhanh nhất nên người mẹ cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng để bé sẵn sàng chào đời khỏe mạnh.

2. Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ

Nhu cầu về dinh dưỡng của các thai phụ trong 3 tháng giữa thai kỳ tương tự với các giai đoạn khác, gồm các loại dưỡng chất quan trọng sau:

2.1 Nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết

Nhu cầu năng lượng trung bình của phụ nữ là 2.200 kcal/ngày. Với phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa sẽ cần năng lượng thêm 360 kcal/ngày, tức là khoảng 2.560 kcal/ngày. Việc cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong quá trình mang thai giúp thai phụ tăng cân đều đặn.

Tốc độ tăng cân đối với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên duy trì ở mức 0,4kg/tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Còn với phụ nữ có cân nặng thấp thì tốc độ tăng cân nên giữ ở mức 0,5kg/tuần. Với phụ nữ thừa cân, tốc độ tăng cân phù hợp là 0,3kg/tuần.

Nhu cầu về các chất dinh dưỡng thiết yếu:

Chất đạm: Cần thiết để hình thành bào thai, nhau thai và mô cơ thể mẹ. Phụ nữ mang thai nên tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu;

Chất béo: Rất cần thiết cho việc xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh của thai nhi, đồng thời cung cấp năng lượng, hỗ trợ thai phụ hấp thu các vitamin tan trong dầu. Phụ nữ mang thai nên tăng cường sử dụng chất béo, bao gồm cả mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ với lượng ít và dầu nành, dầu mè, mỡ cá với lượng nhiều hơn;

Chất xơ: Thai phụ cần bổ sung chất xơ từ ngũ cốc, khoai lang, trái cây, rau xanh,… và uống nhiều nước để giảm nguy cơ táo bón, trĩ.

2.2 Nhu cầu vitamin và khoáng chất

Phụ nữ mang thai có nhu cầu vitamin và khoáng chất cao hơn so với bình thường. Các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho thai phụ gồm:

Canxi: Trợ giúp cho quá trình hình thành hệ xương của thai nhi. Nhu cầu canxi hằng ngày của phụ nữ mang thai cần tăng thêm khoảng 300mg/ngày, tương đương tổng lượng cần thiết là 1.000 – 1.200 mg/ngày. Các thực phẩm giàu canxi cần thiết cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa thai kỳ gồm: chế phẩm từ sữa, đậu, rau xanh, cá, tôm đồng,…;

Axit folic: Rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi vì nếu thai phụ bị thiếu axit folic thì thai nhi dễ bị dị tật ống thần kinh. Nhu cầu acid folic ở phụ nữ mang thai là 600 μg/ngày. Vì vậy, bà bầu cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu axit folic như bắp cải, bông cải xanh, măng tây, chuối, cam, trứng,… Ngoài thực phẩm, thai phụ nên bổ sung thêm axit folic bằng đường uống với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ;

Vitamin D: Hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi và photpho tốt hơn để hình thành hệ xương. Thiếu vitamin D dẫn tới nhuyễn xương, hạ canxi máu gây co giật, loãng xương,… Thai phụ nên tắm nắng nhiều hơn (ở thời điểm trời dịu mát, không nắng gắt), đồng thời bổ sung thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu vitamin D như gan cá, bơ, sữa, trứng, các loại cá béo,…;

Vitamin A: Phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng giữa cần có một lượng vitamin A dự trữ để cung cấp cho con và tăng sức đề kháng cho mẹ. Nhu cầu vitamin A của thai phụ là 800 μg/ngày. Một số thực phẩm giàu vitamin A rất tốt cho sức khỏe gồm: gan, lòng đỏ trứng, sữa, thịt, rau màu xanh, vàng, đỏ,… Tuy nhiên, cần chú ý nếu phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều vitamin A thì có thể gây dị tật thai nhi. Vì vậy, thai phụ cần bổ sung vitamin A theo chỉ định của bác sĩ;

Vitamin B1: Bà bầu cần được cung cấp đủ vitamin B1 để tránh bị tê phù. Thực phẩm giàu vitamin B1 nên bổ sung vào chế độ ăn của thai phụ gồm thịt lợn, rau, các loại hạt đậu, một số loại cá,…

2.3 Nhu cầu vi chất khác

Sắt: Là vi chất rất cần thiết đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Các bà mẹ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa thai kỳ nên tăng cường bổ sung thực phẩm có hàm lượng sắt cao như thịt, gan động vật, nghêu, sò, ốc, ngũ cốc, đậu đỗ,… để phòng ngừa thiếu máu cho mẹ bầu. Nguyên nhân vì nếu mẹ bầu bị thiếu máu có thể gây sinh non, thai chết lưu hoặc thai phụ bị chảy máu nhiều sau sinh. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên dùng thêm viên uống bổ sung sắt, uống ngay từ khi phát hiện có thai và kéo dài tới sau sinh 1 tháng. Đồng thời, để hấp thu sắt tốt hơn nên tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin C;

I-ốt: Là loại vi chất có vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Thai phụ nếu thiếu i-ốt có nguy cơ cao bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sinh ra bị chậm phát triển trí tuệ, cân nặng sơ sinh thấp, có các khuyết tật bẩm sinh,… Do vậy, bà bầu nên bổ sung thực phẩm giàu i-ốt như cá biển, rong biển và dùng muối ăn có bổ sung i-ốt, đảm bảo nhu cầu i-ốt đạt 200 μg/ngày;

Kẽm: Phụ nữ mang thai nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm để đạt liều lượng tổng là 20 mg/ngày. Nguyên nhân vì nếu thiếu kẽm, thai nhi dễ bị nhẹ cân, chiều cao thấp và dễ có các khuyết tật bẩm sinh.

3. Một số lưu ý về dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ

Phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng giữa cần lưu ý:

Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích. Nếu người xung quanh hút thuốc nên tránh xa để tránh hít phải khói thuốc độc hại. Nguyên nhân vì các chất kích thích có thể làm tim đập nhanh, gây buồn nôn, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi;

Giảm ăn các gia vị cay, chua như ớt, tiêu, giấm, tỏi vì chúng có thể gây đau dạ dày, trĩ và táo bón;

Hạn chế uống cà phê và các thức ăn chế biến sẵn;

Chọn thực phẩm tươi, sạch và có giá trị dinh dưỡng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi;

Không ăn no trước khi đi ngủ và nên ăn chậm, ngồi thẳng khi ăn;

Nếu bị nghén nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và tránh thức ăn có mùi;

Giảm ăn mặn đối với những thai phụ bị phù, tăng huyết áp hoặc nhiễm độc thai nghén,… để tránh gặp tai biến khi sinh;

Hạn chế đồ ngọt vì lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều có thể làm hao tổn canxi, dễ gây tăng cân và tiểu đường thai kỳ;

Không cần quá kiêng khem, không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn hoặc ăn quá nhiều thức ăn chua, cay,… vì dễ gây thiếu chất cho mẹ và bé. Bữa ăn của thai phụ nên đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau;

Uống nhiều nước;

Việc dùng thuốc trong thời kỳ mang thai cần thận trọng, tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong thời kỳ 3 tháng giữa thai kỳ, các thai phụ không ốm nghén nhiều, có thể ăn uống thoải mái hơn nên cần ăn đủ chất để cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu cho nhu cầu của mẹ và bé. Mỗi phụ nữ nên quan tâm tới khẩu phần ăn của mình trong thời kỳ mang thai, xây dựng một thực đơn khoa học để có một thai kỳ khỏe mạnh. Trong trường hợp muốn có một chế độ dinh dưỡng khoa học, bà bầu nên tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn, kỹ hơn.

Để đảm bảo sức khỏe của thai phụ và thai nhi tốt nhất, bạn nên lựa chọn đăng ký các gói Thai sản trọn gói tại các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và theo dõi thường xuyên để xử lý kịp thời những phát sinh, rủi ro xảy ra trong suốt thai kỳ và sau khi chuyển dạ.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao

Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường

Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ

Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số

với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Chơi Cầu Lông

Có nhiều bạn chỉ quan tâm đến kỹ thuật trong cầu lông mà hoàn toàn không quan tâm đến vấn đề thể lực, thể trạng trong môn cầu lông. Điều đó sẽ khiến các bạn không có được sự phát triển toàn diện trong môn thể thao này. Việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp các bạn có được sức bền, độ dẻo dai, sự phát triển cơ bắp,…, sẽ giúp các bạn thi đấu tốt hơn rất nhiều. Việc ít quan tâm đến Dinh dưỡng thể thao cũng là một phần lý do tại sao những vận động viên Việt Nam thường thua những vận động viên Thế giới.

Vậy chế dộ dinh dưỡng cho người chơi cầu lông thế nào là hợp lý ? Mời các bạn tham khảo sơ lược về vấn đề dinh dưỡng cho người chơi cầu lông.

Dinh dưỡng là nhu cầu cần thiết cho mỗi chúng ta, giúp chúng ta có năng lượng hoạt động và tăng cường sức khỏe. Vậy dinh dưỡng cho người chơi cầu lông thì có khác gì với người bình thường và vai trò ra sao. Bài viết này sẽ nói rõ được vai trò của dinh dưỡng và nhu cầu cũng như cách bổ sung dinh dưỡng cho người chơi cầu lông.

Dinh dưỡng là quá trình biến đổi các thức ăn và nước uống của chúng ta đưa vào cơ thể để cung cấp năng lượng và duy trì hoạt động. Với cầu lông là một môn thể thao hoạt động với cường độ cao và đặt ra một yêu cầu rất lớn ở khả năng thể lực của người chơi. Năng lượng dồi dào sẽ quyết định một phần không nhỏ đến thành tích khi chơi cầu. Vì thế nhu cầu dinh dưỡng cao và đầy đủ về lượng và chất đóng một vai trò quan trọng với người chơi cầu lông.

Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Thức ăn cho người chơi cầu lông

Đầu tiền là cung cấp cho cơ thể nhiều tinh bột. Tinh bột là nguồn năng lượng chính của cơ thể, giúp những người chơi cầu lông chơi mạnh hơn và phục hồi cũng nhanh hơn. Tinh bột thường có trong các món ăn nhiều đường, nước ngọt, trái cây và có nhiều trong khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, rau… Các nguồn tinh bột đơn giản sẽ giúp người chơi bổ sung lại thể lực nhanh chóng và cung cấp cả năng lượng và chất xơ, vitamin cho cơ thể.

Tăng cường protein và vitamin cho cơ thể một cách hợp lý nhất. Protein là thành phần chính trong việc xây dựng và chữa lành cho cơ thể. Lượng protein thiết yếu cần hấp thu là khoảng 1-2 gram trên mỗi kg cân nặng. Ngoài ra, vitamin và chất khoáng cũng rất cần thiết để đảm bảo thể lực và tăng cường sức đề kháng, nhất là vitamin C, vitamin A, vitamin E, chất sắt… và chúng có thể được thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày nhờ trái cây và rau xanh.

Hạn chế lượng đạm cung cấp cho cơ thể. Thông thường, bạn chỉ cần bổ sung chúng thông qua chế độ ăn mà không phải dùng thuốc hay thực phẩm chức năng. Dư thừa đạm gây cảm giác khát nước, cơ thể mất nước dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, ngại vận động và có thể bị stress.

Người chơi cầu lông nên uống nước như thế nào?

Lượng nước đủ cho cơ thể là không quá thiếu cũng không quá dư. Các bạn nên uống đủ 3,5 lít nước mỗi ngày, Nếu không có đủ nước thì cơ thể sẽ trở nên chậm chạp, không thể tập trung tinh thần cũng như dễ dàng gặp tình trạng kiệt sức. Tùy thuộc vào cường độ luyện tập và thi đấu mà người chơi cầu có thể mất rất nhiều nước, nên họ cần uống nhiều nước cho cơ thể hoạt động tốt.

Uống quá nhiều hoặc quá ít nước đều không tốt, uống quá nhiều nước có thể gây ngộ độc nước, dẫn tới rối loạn chức năng não.

Ngoài ra, chúng ta có thể dùng thêm các loại nước ép trái cây như bưởi, cam…vv, vừa cung cấp nước vừa bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể.

Chơi cầu lông nên ăn những thức ăn gì?

Chia phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày không chỉ tốt cho giảm cân, cân bằng dinh dưỡng mà cũng rất tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hạn chế chất béo, muối, bia rượu và nước ngọt có ga trong khẩu phần ăn uống. Các thức ăn quá mặn sẽ làm cơ thể mất nước, còn chất béo sẽ làm tăng cân cũng như nhiều vấn đề khác cho sức khỏe khi luyện tập. Tránh các loại nước ngọt, nước có ga, rượu bia vì chúng không tốt cho sức khỏe và sẽ làm giảm thể lực khi tập luyện.

Như vậy, chế độ dinh dưỡng người chơi cầu lông đòi hỏi phải cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho cơ thể. Giúp người chơi có thể lực luôn ở trạng thái tốt nhất để tập luyện và thi đấu đạt thành tích cao.

Đăng bởi: Thọ Lê

Từ khoá: Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Chơi Cầu Lông

Lưu Ý Về Chế Độ Dinh Dưỡng Boxing Mà Boxer Cần Biết

Boxing là một môn võ thuật đỉnh cao thu hút rất nhiều người tập luyện mỗi năm. Nhưng trước khi bạn chuẩn bị đổ mồ hôi bằng cách nhảy dây hay thực hiện cú đấm đầu tiên vào bao cát bạn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Có rất nhiều thứ từ tăng cơ, tăng cân, giảm cân, giảm mỡ, phục hồi trong boxing đều phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dinh dưỡng.

Tại sao bạn cần ăn trước khi tập boxing?

Đối với bất cứ môn thể thao nào, đặc biệt là boxing. Bạn không thể tập luyện hiệu quả với một cái bụng đói. Việc nhịn ăn khi tập luyện sẽ làm bạn mất sức, làm giảm phong độ tập. làm kéo dài quá trình hồi phục và tăng cao nguy cơ chấn thương.

Bạn cần một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng giữa các loại thực phẩm. Chế độ dinh dưỡng này phải đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất để thúc đẩy quá trình xây dựng cơ bắp, bổ sung đủ năng lượng để hồi phục. Đặc biệt hơn bạn cần ăn nhiều để thỏa mãn cơn đói nhưng không làm nó mang lại cảm giác nặng nề trong quá trình tập luyện.

Ăn khi nào để đạt phong độ tốt nhất khi tập luyện?

Cho dù bạn muốn tăng cơ hay giảm cân thì bạn đều bắt buộc phải ăn. Mọi người đều nghĩ các vận động viên sẽ tránh ăn thức ăn nhanh, tránh xa chất béo và đường hóa học. Thay vào đó là những khẩu phần giàu protein, rau củ quả và trái cây tươi. Nhưng chúng ta lại thường bỏ qua là thời điểm đúng để ăn trong ngày.

Quên ngay việc ăn 3 bữa một ngày

Đầu tiên là bạn hãy quên kế hoạch một ngày 3 bữa ăn chính đi. Theo chế độ ăn này thì năng lượng bạn cần tiêu hao trong quá trình tập luyện là rất rất nhiều. Khi bạn đánh bao cát hay rèn luyện thể lực bằng nhảy dây sẽ làm lượng calo cơ thể hấp thụ tăng mạnh. Do đó chế độ ăn của một boxer phải được tính trên lượng calo họ tiêu thụ hằng ngày. Thay vì 3 bữa ăn chính một ngày, các boxer nên chuyển sang ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ sẽ hợp lý hơn.

Lí do vì khi chúng ta ăn quá nhiều, lượng chất dư ra sẽ được cơ thể chuyển thành chất béo. Bên cạnh đó việc ăn 3 bữa sẽ làm khoảng thời chờ quá lâu giữa các bữa ăn. Điều này sẽ làm cơ thể trao đổi chất chậm và tăng khả năng tích trữ chất béo vì chúng ta có xu hướng ăn nhiều vào bữa ăn tiếp theo.

Thay vì 3 bữa ăn chính một ngày, các boxer nên chuyển sang ăn nhiều bữa nhỏ.

Ăn 6 bữa một ngày

Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bạn có thể tăng hoặc giảm cân tùy theo lượng calo bạn tính toán dựa trên mục tiêu của bạn. Điều quan trọng là 6 bữa mỗi ngày sẽ giúp duy trì mức năng lượng tối ưu cho việc tập luyện.

Trong 6 bữa ăn này bạn chỉ cần 2 bữa ăn chính là khí thức dậy và trước khi tập 1,5 đến 2 tiếng. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý ăn trước khi bạn cảm thấy quá đói và ăn xong trước khi cảm thấy no căng bụng.

Giữa 2 bữa ăn là 4 bữa ăn phụ với đồ ăn nhẹ giúp xoa dịu cơn đói bất cứ khi nào để duy trì mức năng lượng. Đặc biệt bữa ăn vào buổi tối thực đơn nhẹ nhàng đủ để cơ thể hồi phục sau một ngày mệt mỏi. Nếu bạn có thể thực hiện theo kế hoạch này bạn sẽ không phải tập thêm để giảm lượng calo dư thừa sau mỗi bữa ăn.

Ăn hai đến ba giờ một lần

Nếu bạn thích chạy bộ vào buổi sáng thì bạn nên bỏ bữa sáng và ăn sau khi hoàn thành việc chạy. Điều này có thể làm bạn thấy buồn nôn nhưng sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả và khởi động cơ bụng.

Bữa ăn chính trước khi tập nên được ăn trước 2 tiếng và điều chỉnh phụ thuộc vào thời gian tập luyện của bạn. Sau khi tập luyện xong, thời gian lý tưởng bạn nên ăn là trong vòng 30 phút. Việc này sẽ thúc đẩy cơ thể bắt đầu quá trình hồi phục và giúp bạn không có mỡ thừa.

Một số ý tưởng cho bữa ăn trước khi tập luyện

Một bữa ăn lý tưởng để xây dựng cơ bắp, giảm cân giảm mỡ mà vẫn mang lại cảm giác no phải gồm:

45 – 65% carbohydrate

10 – 35% protein

20 – 35% chất béo

Cung cấp đúng lượng dinh dưỡng cần thiết giúp tăng cơ giảm mỡ.

Do đó chúng tôi có một số gợi ý về bữa ăn nhẹ trước khi bạn đeo găng tập luyện như sau:

Một trái chuối

Trái cây sấy khô

Bánh mì nướng với mứt trái cây

Sữa chua

Ngũ cốc với sữa tách béo

Bột yến mạch và trái cây

Đối với một bữa ăn chính 2 tiếng trước khi tập luyện chúng ta sẽ có ví dụ như:

100g mì ống hoặc gạo lứt

1 quả trứng luộc hay một lát thịt nguội

330ml nước

1 trái cây tươi: táo, lê, chuối, nho…

Đăng bởi: Văn Vũ

Từ khoá: Lưu ý về chế độ dinh dưỡng boxing mà boxer cần biết

Bạn Lưu Ý Gì Trong Chế Độ Dinh Dưỡng Sau Khi Sinh Mổ?

Ăn uống sau khi sinh mổ là điều vô cùng quan trọng và cần được quan tâm nhiều. Các sản phụ cần lưu ý gì trong chế độ dinh dưỡng sau khi sinh mổ? 

1. Ăn chay sáu giờ sau sinh

Lời khuyên dinh dưỡng sau khi sinh mổ trong 6 giờ đầu là các sản phụ không nên ăn gì cả. Bởi vì lúc này hoạt động của ruột đã giảm dần, dạ dày bị ức chế. Nếu ăn nhiều sẽ khiến đầy hơi, tiêu hóa khó khăn, không tốt cho sức khỏe. Sau 6 giờ, các mẹ có thể ăn các món dễ tiêu như cháo hoặc súp. Đến khi xì hơi mới là dấu hiện cho chúng ta mới dần bắt đầu chế độ ăn uống bình thường lại.

2. Thay đổi thực đơn

Cơ thể mẹ 1,2 ngày sau khi sinh mổ còn rất yếu. Do đó cần lựa chọn những thực phẩm dạng lỏng, dễ tiêu hóa, tránh dầu mỡ, tránh đầy hơi. Tùy theo cơ địa của mỗi người, từ 3,4 ngày các mẹ có thể ăn như bình thường. Nên nhớ, không nên ăn quá nhiều, không ăn vội vàng. Vì vậy, các mẹ cần thay đổi thực đơn dinh dưỡng sau khi sinh mổ để phù hợp với cơ địa và sức khỏe của mỗi người.

Thực tế xảy ra ở các sản phụ thường gặp táo bón sau khi mổ do ít vận động. Do đó ăn nhiều rau và trái cây, uống nhiều nước là điều mà các mẹ cần làm. Trong các loại rau quả chứa nhiều chất xơ ngăn ngừa táo bón. Hơn nữa, các vitamin trong các loại trái cây chín giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể mẹ.

4. Uống nhiều sữa

Sữa là nguồn thực phẩm tuyệt vời không thể thiếu trong khẩu phần dinh dưỡng sau khi sinh mổ. Sữa cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể mẹ. Không chỉ vậy, sữa cũng giúp kích thích tuyến sữa hoạt động tốt.

5. Kiêng các thực phẩm gây đầy hơi

Sau khi sinh mổ, hệ tiêu hóa đã bị ảnh hưởng nhiều và cần có thời gian để hồi phục. Nếu ăn quá nhiều, nhất là những thực phẩm chứa nhiều tinh bột dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi. Vì vậy, cần tránh các loại như đường, sữa đậu nành, tinh bột.

6. Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen

Hầu hết những bệnh nhân sau ca mổ đều kiêng cà phê, chè, xì dầu, hạt tiêu, rượu vang… Vì chúng sẽ gây ra sắc tố đen ảnh hưởng đến vết sẹo. Nhất là ở khi sinh mổ, sản phụ thường có vết mổ dài. Do đó chúng ta tuyệt đối tránh các loại thực phẩm nêu trên.

7. Không ăn đồ tanh

Những thực phẩm tanh thường dẫn đến sự ức chế sự ngưng tụ của máu. Điều này càng khiến vết thương khó lành hơn. Những món ăn có tính hàn có thể kể đến như cua, tôm, cá, rau đay… Các mẹ sau khi mổ cần tránh, không nên ăn quá sớm.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Mách Nhỏ Chế Độ Dinh Dưỡng Tuyệt Vời Khi Tập Gym Giảm Cân Nam

Chế độ dinh dưỡng tuyệt vời khi tập gym giảm cân nam

Chế độ dinh dưỡng khi tập gym giảm cân nam như thế nào là khoa học?(Nguồn: Internet)

Bữa sáng

Bữa sáng chính là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì chúng sẽ quyết định nguồn năng lượng cho cả ngày của bạn. Vì vậy, khi tập gym giảm cân nam, bạn nên bổ sung cho mình các món ăn sao cho vừa giảm cân hiệu quả mà lại không bị thiếu hụt dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo một vài gợi ý sau:

2 quả trứng gà

1 ly ngũ cốc lúa mì

1 đến 2 quả chuối

Bữa trưa

Đối với chế độ dinh dưỡng tập gym giảm cân nam vào buổi trưa bạn nên bổ sung khoảng 200 gram thịt bò nạc và 1 phần bông cải xanh. Vì thịt bò có lượng protein khá cao, vitamin B12, kẽm, sắt,..giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn, đồng thời giúp săn chắc cơ bắp. Trong bông cải xanh chứa ít calo nhưng vẫn giúp bạn tăng cường năng lượng cho cơ thể.

Bữa xế

Trong những bữa ăn phụ, bạn nên lựa chọn các loại thức ăn ít tinh bột, ít calo, giàu vitamin để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Những thực phẩm bạn nên bổ sung vào bữa xế cho lịch tập gym giảm cân nam bao gồm:

Chuối

Yến mạch

Ngũ cốc và sữa

Bữa tối

Đối với chế độ dinh dưỡng tập gym giảm cân nam vào buổi tối, bạn nên lựa chọn các thực phẩm có lượng calo thấp cũng như nên ăn trước 6h tối. Tránh lượng lượng thức ăn bị dư thừa, không tiêu hóa hết. Những thực phẩm có thể lựa chọn gồm

200 gram ức gà

1 củ khoai lang

Các loại hạt như đậu, ngô

Body săn chắc và thon gọn hơn hẳn cùng các phương pháp tập luyện tuyệt vời khi tham gia lớp tập gym tại California Fitness & Yoga

Để sở hữu body săn chắc và thon gọn, đặc biệt là những người mới tập thì bạn nên đến phòng tập thể hình tại California Fitness & Yoga. Với chất lượng dịch vụ là trung tâm hàng đầu Việt Nam, California Fitness & Yoga sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu tập gym giảm cân nam trong thời gian ngắn nhất.

(Nguồn: California Fitness & Yoga)

Đến trung tâm California Fitness & Yoga để được trải nghiệm các bài tập gym giảm cân nam cực hiệu quả(Nguồn: California Fitness & Yoga)

Phòng tập thoáng mát,  trang thiết bị hiện đại chuẩn 5 sao

Với mục tiêu mang lại sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, California Fitness & Yoga luôn thiết phòng tập thoáng mát, sạch sẽ. Cùng với đó là đa dạng các thiết bị hỗ trợ luyện tập, hiện đại, đạt chuẩn quốc tế. Nhờ đó, mà việc tập gym giảm cân nam được đảm bảo về hiệu quả cũng như tạo hứng thú cho bạn đến trung tâm thể hình thường xuyên hơn.

Có PT hướng dẫn tận tình

Với nhu cầu ngày càng đa dạng của các học viên, California Fitness & Yoga luôn có các hàng chục lớp học giúp bạn có thể lựa chọn như Cali Beat, Body Combat, Pole Fit,…. Đối với những cánh mày râu đang tìm kiếm bài tập gym giảm cân nam, bạn có thể tham khảo các lớp học giúp đánh bay mỡ thừa, săn chắc cơ sau đây:

CaliRide

CaliRide – bài tập gym giảm cân nam tại California Fitness & Yoga giúp bạn đốt cháy tới 500 calo mỗi giờ tập luyện(Nguồn: California Fitness & Yoga)

CaliRide là bài tập gym giảm cân nam giúp bạn đốt cháy calo nhiều nhất. Với bài tập là đạp xe với cường độ cao trong vòng 45 phút, CaliRide có khả năng đốt cháy lên tới 500 calo. Kết hợp với âm nhạc sôi động, CaliRide mang lại cho bạn sự phấn khởi, trải nghiệm thực tế cảm giác đạp xe chinh phục mọi cấp độ.

Crunch Plus

Crunch Plus- bài tập gym giảm cân nam tập trung vào các nhóm cơ trung tâm (Nguồn: California Fitness & Yoga)

Bài tập gym giảm cân nam Crunch Plus tập trung vào các nhóm cơ trung tâm. Crunch Plus kéo dài trong 45 phút, bao gồm 9 hiệp với hàng trăm lần gập bụng giúp bạn rèn luyện các cơ trung tâm săn chắc, sở hữu vóc dáng khỏe mạnh và tư thế cân bằng.

Đăng bởi: Tùng Vũ

Từ khoá: Mách nhỏ chế độ dinh dưỡng tuyệt vời khi tập gym giảm cân nam

Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Tháng Thứ 7 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!