Bạn đang xem bài viết Cây Tràm Và Tinh Dầu Tràm: Hương Liệu Pháp Tự Nhiên được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tràm còn gọi là chè cay hay chè đồng, là loài cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Tràm chứa nhiều tinh dầu, được xem là hương liệu có tác dụng kháng khuẩn. Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng, cách dùng và điều cần lưu ý về loại tràm gió phổ biến ở Việt Nam này.
Có nhiều loài tràm nhưng chỉ có những loài thuộc chi Melaleuca như tràm gió, tràm trà là thường được chọn dùng làm thuốc
Tràm gió là cây thân gỗ, thường ở dạng bụi từ 0,5 – 2m, có thể cao đến 4 – 5m. Khi còn non thì lớp vỏ cây bóng mượt. Sau đó trưởng thành thì lớp vỏ mịn đó cứng dần và trở nên sần sùi..
Lá cây tràm gió mọc so le, cuống lá màu xanh vàng nhạt. Phiến lá hình mác có những gân lá chạy dọc theo gân chính. Ban đầu lá mỏng mềm về sau lá dày cứng và giòn hơn. Lá dài 6 – 12 cm, rộng 2 – 3 cm.
Quả tràm dạng nang rất cứng có 3 ngăn hình tròn đường kính khoảng chừng 13mm cụt ở đỉnh, đài cứng ôm sâu vào quả. Hạt hình trứng dài khoảng 1mm.
2.1. Phân bố
Cây tràm mọc hoang khắp nơi trong nước ta. Mọc nhiều nhất ở miền nam là cây tràm nước (tràm cừ) phổ biến ở các tỉnh thành có đất ngập mặn như: Kiên giang, Đồng tháp, Sóc Trăng, Cà Mau,… lá cây tràm nước cũng được dùng chiết xuất tinh dầu.
Ở phía bắc tràm mọc nhiều ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, ở vùng núi của Thái Nguyên, Vĩnh Phúc
Hiện nay ở xã Phong An, Phong Điền và Lộc Thủy, Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế người dân đã tổ chức trồng tràm gió để bổ sung cho nhu cầu về nguồn nguyên liệu ngày một tăng cao.
Tràm mọc hoang còn được tìm thấy ở các nước Campuchia, Malaysia, Philippines, Indonesia, miền nam Trung Quốc… Ở Úc mọc nhiều cây tràm trà nên tràm trà còn được gọi là tràm Úc.
2.2. Thu hái và chế biếnLá tràm và cành non được thu hái vào cuối hạ đến đầu thu, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch hằng năm. Sau đó đem phơi trong râm hoặc sấy nhẹ đến khô để bảo quản.
Tinh dầu tràm gió được chưng cất từ lá tươi của cây tràm gió bằng phương pháp cất kéo hơi nước.
Thành phần chính của lá tràm là tinh dầu khoảng 2,25 – 2,5%.
Theo Y học cổ truyền: Lá tràm có vị cay, tính ấm có công năng phát tán phong hàn, giảm đau, sát trùng, dùng chữa cảm mạo có sốt, đau nhức xương khớp, đau thần kinh, tiêu chảy, dùng ngoài chữa viêm da, mẩn ngứa.
Vỏ cây tràm tính bình, hiệu quả an thần, chữa chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ.
Theo Y học hiện đại: Hoạt chất Cineol và α-terpineol đều có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm và chống sung huyết.
5.1. Cành và lá tràmDùng lá và cành non cây tràm, 20g/lít nước, đem hãm hoặc sắc để uống thay nước, giúp tiêu hóa tốt, chữa ho.
Ngâm rượu với tỉ lệ tràm – rượu 1:5, uống liều trung bình 2 – 5g cồn/ngày.
Kết hợp cùng những thảo dược khác để xông trị cảm lạnh.
Lá tràm khô 10 – 15g sắc uống, dùng để trị phong thấp, đau nhức xương khớp, đau thần kinh, tiêu chảy do viêm ruột.
Lá tràm tươi đem sắc lấy nước rửa hoặc làm nước tắm, dùng chữa viêm da, mẩn ngứa.
5.2. Tinh dầu tràm
Hiện nay tràm được sử dụng phổ biến dưới dạng tinh dầu, thông qua quá trình cất kéo hơi nước.
Tinh dầu tràm có đặc điểm rất khác với các loại dầu gió đó là không mang tính nóng, không bỏng rát vì vậy nên sử dụng rất tốt và phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Loại tinh dầu này được biết đến như là một kháng sinh tự nhiên có nhiều công dụng:
Giữ ấm cơ thể, tránh gió, phòng ho, cảm lạnh.
Hỗ trợ phòng ngừa cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi, cúm H5N1.
Tránh đầy hơi, khó tiêu.
Giảm sưng, ngứa do các vết côn trùng cắn, chống muỗi.
Giảm đau, nhức xương khớp.
Dùng để tắm và xông hơi.
Cành và lá tràm không nên dùng cho người cơ thể suy nhược, tân dịch khô, táo bón hoặc ho khan.
Tránh sử dụng tinh dầu tràm ở những vùng da nhạy cảm: vùng có vết thương hở, da mặt, da cổ, da đầu, vùng da gần bộ phận sinh dục…
Sử dụng khi cần thiết, tránh lạm dụng.
Liều lượng thích hợp: 4 – 5 giọt khi pha nước tắm, 3 – 4 giọt/lần xông tinh dầu, 1 – 2 giọt/lần xoa.
Tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
Tinh dầu tràm có nhiều lợi ích nhưng mẹ chỉ nên dùng dầu tràm cho bé trong những trường hợp bé bị cảm lạnh, bị ho hoặc bị côn trùng cắn.
Không để tinh dầu rơi vào mắt hay để trẻ uống phải.
Tinh Dầu Tràm Trà Có Tác Dụng Gì? 11 Lợi Ích Tuyệt Vời Bạn Nên Biết
Tinh dầu tràm trà là gì?
Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá cây Melaleuca alternifolia, thường được tìm thấy ở Úc.
Trong nhiều năm qua, tinh dầu tràm trà được biết đến với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn vượt trội. Chính vì vậy, tràm trà thường được dùng bôi tại chỗ để điều trị mụn trứng cá, chấy, nấm da, nấm móng tay chân, côn trùng cắn,…
Ngoài ra, tinh dầu tràm trà còn được ứng dụng trong nhiều chế phẩm kết hợp các thành phần khác như xà phòng, kem dưỡng da,…
Tuy nhiên, dầu tràm trà không nên sử dụng bằng đường uống vì có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng. Nếu không may nuốt phải, bạn nên liên hệ với trung tâm y tế để được xử trí kịp thời.
Tinh dầu tràm trà giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng trong đó có nhiễm trùng do Escherichia coli, Staphylococcus aureus (vi khuẩn tụ cầu vàng). Đặc tính kháng khuẩn có được là do tinh dầu tràm trà có khả năng phá hủy thành tế bào vi khuẩn gây ức chế và diệt khuẩn.
Một thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Westmead ở Sydney kéo dài 18 tháng trên 180 bệnh nhân nhiễm trùng tụ cầu vàng. Có 96 bệnh nhân đã hoàn thành thử nghiệm và 21% trong số đó sử dụng các sản phẩm chứa dầu tràm đã không còn nhiễm bệnh.[1]
Tinh dầu tràm trà có tác dụng diệt vi khuẩn tụ cầu vàng
Hoạt chất Terpinen-4-ol với nồng độ cao trong tinh dầu tràm trà có đặc tính chống viêm hiệu quả. Thử nghiệm trên động vật cho thấy Terpinen-4-ol có thể làm giảm tình trạng viêm trong các trường hợp nhiễm trùng ở miệng.[2]
Ở người, bôi tinh dầu tràm trà tại chỗ giúp giảm sưng tấy do viêm da.
Hoạt chất Terpinen-4-ol với hàm lượng cao trong tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng viêm
Phần lớn các nghiên cứu trước đây thường chỉ tập trung vào tác dụng của tinh dầu tràm trà trong điều trị nấm Candida albicans – một loại nấm gây các bệnh về da, bộ phận sinh dục, cổ họng và miệng.
Tinh dầu tràm trà ức chế Candida albicans bằng cách thay đổi tính thấm màng tế bào của vi khuẩn này.
Trong nghiên cứu sau này, tinh dầu tràm trà còn được chứng minh có khả năng tiêu diệt các loại nấm men, nấm da và nấm sợi.[3]
Nghiên cứu khác cho thấy rằng Terpinen-4-ol giúp tăng cường tác dụng của fluconazole – 1 loại thuốc kháng nấm, trong các trường hợp chủng Candida albicans kháng thuốc.[4]
Tinh dầu tràm trà kháng được một số loại nấm sợi, nấm men, nấm da
Năm 2001, thử nghiệm đánh giá tác dụng kháng vi rút của tinh dầu tràm trà cho thấy, tinh dầu này có khả năng chống lại và vô hiệu hóa vi rút herpes (HSV – một loại virus gây viêm loét, mụn rộp).[5]
Tinh dầu tràm trà có khả năng chống lại vi rút Herpes
Chiết xuất từ tinh dầu tràm trà đã được chứng minh là có thể làm giảm mức độ tổn thương và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá.
Nghiên cứu lâm sàng trên 60 bệnh nhân bị mụn trứng cá ở mức độ nhẹ đến trung bình, được chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Điều trị bằng gel dầu cây tràm trà.
Nhóm 2: Sử dụng giả dược.
Kết quả thu được, điều trị bằng tinh dầu tràm trà giúp giảm hẳn số mụn và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá so với giả dược.[6]
Tinh dầu tràm trà hỗ trợ trị mụn trứng cá
Tinh dầu tràm trà chứa Terpinen-4-ol có tác dụng sát khuẩn, kháng khuẩn nên được dùng để chữa nấm tay chân hiệu quả.
Theo nghiên cứu, kem dầu tràm trà 10% dường như làm giảm các triệu chứng nấm da ở chân hiệu quả như tolnaftate 1% nhưng không hiệu quả hơn giả dược trong việc chữa bệnh nấm da. Đây có thể là cơ sở cho việc sử dụng phổ biến dầu cây trà trong điều trị nấm da đầu.[7]
Một nghiên cứu khác đã so sánh tinh dầu tràm trà với nồng độ cao hơn trong điều trị nấm chân của vận động viên so với giả dược.
Kết quả cho thấy có 68% người bệnh sử dụng tinh dầu tràm trà 50% có cải thiện rõ rệt về các triệu chứng. Trong đó có tới 64% người hoàn toàn khỏi bệnh, cao gấp đôi so với nhóm sử dụng giả dược.[8]
Tràm trà điều trị được nấm da chân
Viêm da tiếp xúc là một dạng của bệnh chàm do tiếp xúc với chất kích ứng hoặc chất gây dị ứng.
Nghiên cứu đã được thực hiện để so sánh hiệu quả điều trị của tinh dầu tràm trà so với một số chế phẩm điều trị viêm da như oxit kẽm và clobetasone butyrate.
Kết quả cho thấy rằng dầu cây tràm trà có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn viêm da tiếp xúc dị ứng so với oxit kẽm và clobetasone butyrate. Tuy nhiên, tinh dầu tràm trà không có tác dụng đối với viêm da tiếp xúc kích ứng và mày đay.[9]
Tinh dầu tràm trà có tác dụng đối với viêm da do tiếp xúc
Nguyên nhân gây gàu trên da đầu là do nấm men Pityrosporum ovale. Dịch chiết tràm trà 5% được đánh giá là có tác dụng điều trị gàu từ nhẹ đến trung bình.
Những người bị gàu đã được sử dụng dầu gội 5% tinh dầu tràm trà trong 4 tuần đã cho thấy những cải thiện đáng kể về mức độ nghiêm trọng cũng như mức độ ngứa và nhờn khi so sánh với giả dược.[10]
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy dầu gội tinh dầu tràm trà hiệu quả trong điều trị nắp nôi ở trẻ em.[11]
Tuy nhiên, một số trẻ có thể bị dị ứng với tinh dầu tràm trà. Để kiểm tra hãy thoa một ít dầu gội lên cẳng tay của trẻ sơ sinh và rửa sạch. Nếu không có phản ứng xảy ra trong 24 đến 48 giờ thì có thể yên tâm sử dụng.
Tràm trà trị nắp nôi ở trẻ em
Chấy là loại côn trùng ký sinh trên tóc và da đầu. Chấy đang có xu hướng kháng thuốc hơn, vì vậy, các chuyên gia y tế đang ngày càng đánh giá cao các loại tinh dầu là lựa chọn thay thế.
Nghiên cứu đã so sánh tinh dầu tràm trà và nerolidol – một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong một số loại tinh dầu – trong việc điều trị chấy. Dầu tràm trà có hiệu quả hơn trong việc tiêu diệt chấy rận, diệt trừ 100% sau 30 phút. Mặt khác, nerolidol có hiệu quả hơn trong việc tiêu diệt trứng.
Sự kết hợp của cả hai chất, theo tỷ lệ 1:2, có tác dụng tốt nhất để tiêu diệt cả chấy và trứng.[12]
Advertisement
Tinh dầu tràm trà tiêu diệt chấy sau 30 phút
Nhiễm nấm là nguyên nhân phổ biến gây ra những bất thường ở móng. Chúng khiến móng chân, móng tay bị bong tróc, biến dạng.
Thử nghiệm lâm sàng được thực hiện năm 1999 để đánh giá tác dụng của một loại kem kết hợp tinh dầu tràm trà 5% và butenafine hydrochloride 2% trong điều trị nấm móng so với giả dược.
Kết quả thu được: Sau 16 tuần, 80% bệnh nhân dùng kem bôi đã được chữa khỏi, trong khi đó, ở nhóm giả dược, không có ai được chữa khỏi.[13]
Nấm móng tay được chữa khỏi khi sử dụng kết hợp với tinh dầu tràm trà
Gel có chứa tinh dầu tràm trà có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nướu mãn tính.
Những người tham gia nghiên cứu được hướng dẫn sử dụng ngẫu nhiên một trong ba nhóm: tinh dầu tràm trà, chlorhexidine và giả dược. Kết quả thu được, tinh dầu tràm trà giúp giảm đáng kể mảng bám và viêm lợi sau 3 tháng sử dụng.[14]
Tinh dầu tràm trà trị viêm nướu mãn tính
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm tinh dầu tràm trà
GIẢM SỐC
20ml
/Chai
128.000₫-30%
-30%
GIẢM SỐC
50ml
/Chai
128.000₫-30%
-30%
GIẢM SỐC
100ml
/Chai
225.000₫-20%
-20%
Nguồn: Medicalnewstoday, Mayoclinic
Nguồn tham khảo
The effectiveness and safety of Australion tea tree oil
Suppression of Inflammatory Reactions by Terpinen-4-ol, a Main Constituent of Tea Tree Oil, in a Murine Model of Oral Candidiasis and Its Suppressive Activity to Cytokine Production of Macrophages in Vitro
SMelaleuca alternifolia (Tea Tree) Oil: a Review of Antimicrobial and Other Medicinal Properties
The Influence of Tea Tree Oil (Melaleuca alternifolia) on Fluconazole Activity against Fluconazole-Resistant Candida albicans Strains
Antiviral activity of Australian tea tree oil and eucalyptus oil against herpes simplex virus in cell culture
The efficacy of 5% topical tea tree oil gel in mild to moderate acne vulgaris: a randomized, double-blind placebo-controlled study
Tea tree oil in the treatment of tinea pedis
Treatment of interdigital tinea pedis with 25% and 50% tea tree oil solution: a randomized, placebo-controlled, blinded study
Tea tree oil attenuates experimental contact dermatitis
Treatment of dandruff with 5% tea tree oil shampoo
A review of applications of tea tree oil in dermatology
Activity of tea tree oil and nerolidol alone or in combination against Pediculus capitis (head lice) and its eggs
Treatment of toenail onychomycosis with 2% butenafine and 5% Melaleuca alternifolia (tea tree) oil in cream
Clinical effect of a gel containing Lippia sidoides on plaque and gingivitis control
Rừng Tràm Trà Sư Quá Đẹp Và Mênh Mông
Chắc có lẽ mọi người đã không còn quá xa lạ với địa điểm tuyệt đẹp này: Rừng tràm Trà Sư – vì nơi này đã quá nổi tiếng với một không gian bao la, xanh ngát và cũng thật bình yên mỗi khi buổi chiều về!
Đường tới Rừng tràm Trà SưVà sau đây, HH sẽ review 1 chút xíu để những ai chưa đi có thể phần nào có thêm kinh nghiệm để trải nghiệm nơi này nha:
Hướng đi: bọn mình xuất phát từ Thành Phố Châu Đốc, di chuyển về hướng Tịnh Biên, đi theo tuyến đường Tân Lộ Kiều Lương nối tiếp với Quốc lộ 91. Khi đi qua Cầu Trà Sư của thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên thì rẽ trái theo kênh Trà Sư thêm vài km nữa là tới Rừng tràm Trà Sư. Thời gian di chuyển tầm 45 phút (xe ô tô) mọi người nhìn bên tay trái sẽ thấy 1 tấm bảng rất to “RỪNG TRÀM TRÀ SƯ” còn nếu ai đi từ hướng Hà Tiên qua thì khi vừa qua cầu Bưng Tiền sẽ thấy được tấm bảng này nha!
Khám phá Rừng tràm Trà Sư Giá vé:lời khuyên là mọi người nên mua full option (trọn gói) với mức giá: 200.000đ/người để được thoải mái tham quan khắp mọi nơi với 02 loại xuồng: xuồng máy và xuồng chèo tay: Đối với xuồng máy (chiếc tắc ráng) sẽ được vẫy vùng trong một 01 cái hồ toàn bèo hoa dâu xanh ngắt luôn nè! Các thuyền viên sẽ ngừng lại để mọi người tha hồ chụp ảnh. Sau đó sẽ được lướt sóng trên những khúc cua cực đã, hòa mình với hàng ngàn cây tràm mọc san sát nhau tạo nên những vòng cung ảo dịu và hấp dẫn nhất là được ngắm cả trăm con cò, con vạc đâu chi chít trên những cây tràm.
Đối với xuồng chèo tay:mọi người sẽ thả tâm hôn vào sự bình yên của vùng quê Tây Nam Bộ. Vì đây là vùng lõi, mọi người sẽ chuyển từ chiếc tắc ráng sang một chiếc xuồng chèo tay để đi sâu vào tận ngóc ngách của rừng tràm. Không còn bất kỳ tiếng động cơ hay âm thanh ồn ào khác, những chiếc xuồng nan vừa đủ chỗ cho 4 người nhẹ nhàng trôi theo dòng nước, len lỏi giữa những con rạch nhỏ, qua những tán tràm rủ ngang đầu người. Tại đây, bạn có thể thấy dưới nước là một lớp bèo xanh phủ kín bề mặt nước bạn có thể chạm tay vào đó và ngắm nhìn những dãy tràm xanh mướt tạo nên một bức tranh thiên nhiên sông nước tuyệt đẹp.
Vọng gác quan sátKhi đã khám phá xong bên trong khu rừng, bạn đừng quên ghé qua Vọng gác quan sát để chiêm ngưỡng toàn bộ rừng tràm rộng bao la bằng kính viễn vọng có tầm nhìn xa 25km (5000đ/lượt xem 6 phút)
Thời gian để tham quan rừng Tràm Trà Sư lý tưởng:Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, rừng Trà Sư còn có những công trình nhân tạo tuyệt đẹp. Tập hợp tất cả các loại tre Việt Nam ở mọi miền đất nước, nhà đầu tư quyết tâm xây dựng công trình đạt kỷ lục Giuness “cầu tre vạn bước” xuyên rừng tràm Trà Sư để phục vụ, tiếc là HH ko có nhiều thời gian nên chỉ đi được 1 đoạn để chụp ảnh, sau đó là phải ra về rồi nè!
Theo kinh nghiệm của thổ địa thì rừng tràm Trà Sư vào mùa nước nổi khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 Âm Lịch, là thời điểm đẹp nhất. Cả khu rừng được bao chùm một màu xanh tươi, đầy sức sống và dường như tất cả những vẻ đẹp thiên nhiên đều tập trung tại nơi đây, tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động.
Đôi nét về Rừng Tràm Trà Sư nha:Đăng bởi: Nguyễn Quỳnh
Từ khoá: Rừng tràm Trà Sư quá đẹp và mênh mông
Sandalwood Essential Oil Là Gì? Công Dụng Tinh Dầu Đàn Hương
Sandalwood Essential Oil là gì?
Công dụng tinh dầu đàn hương
Tuy nhiên, đó là chỉ là một trong số những công dụng nổi bật mà tinh dầu đàn hương mang lại có thể kể đến như sau.
Tinh dầu đàn hương giúp cho tư duy minh mẫn, tỉnh táo
Một trong những lợi ích chính của tinh dầu gỗ đàn hương mang lại đó là thúc đẩy sự tỉnh táo, cho tâm trí nhận định chính xác, tập trung cao. Đây là lý do tại sao các tôn giáo châu Á sử dụng mùi hương gỗ đàn hương để thúc đẩy sự minh mẫn và giác ngộ trong các nghi thức hoặc các buổi thiền định. Điều đó cũng giải thích cho việc các ngôi đền chùa có mùi thơm của gỗ đàn hương đem đến không khí bình an, giảm sự lo lắng và tăng khả năng tiếp nhận sự tốt lành.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế Planta Medica đã đánh giá tác dụng của tinh dầu đàn hương đối với khả năng chú ý và mức độ ham muốn. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hợp chất chính của tinh dầu đàn hương, alpha-santalol đạt mức độ đánh giá cao về mức độ tập trung và tâm trạng trên các đối tượng có sức khỏe bình thường.
Tinh dầu đàn hương giúp thư giãn và thoải mái
Cùng với tinh dầu oải hương và hoa cúc, tinh dầu đàn hương nằm trong danh sách các loại tinh dầu phổ biến nhất được sử dụng với mục đích xoa dịu những cơn lo âu, căng thẳng và trầm cảm.
Một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện tại Anh và công bố trên tạp chí Journal of Complementary Therapies in Clinical Practice cho thấy rằng bệnh nhân đang được chăm sóc giảm nhẹ cảm thấy thoải mái và bớt lo âu hơn khi được trị liệu mùi hương với tinh dầu đàn hương so với các bệnh nhận không được tiếp xúc.
Tinh dầu đàn hương kích thích ham muốn tự nhiên
Tinh dầu đàn hương làm se da tự nhiên
Tinh dầu đàn hương chứa những hợp chất làm se nhẹ, giúp giảm cơn co thắt nhỏ trong các mô mềm như da của chúng ta và giúp chúng săn chắc những vẫn đàn hồi tự nhiên. Rất nhiều các sản phẩm như tẩy trang, nước hoa, dưỡng da sau khi cạo râu … sử dụng tinh dầu đàn hương là một trong những thành phần chính để giúp làm dịu, se lỗ chân lông và săn chắc da hiệu quả.
Tinh dầu đàn hương kháng virus và khử trùng
Sandalwood Oil là một chất chống vi rút tuyệt vời với khả năng ngăn chặn sự sao chép của các loại virus thông thường đã được chứng minh, chẳng hạn như Herpes Simplex hay HSV, loại virus gây ra loại bệnh mụn rộp bao gồm 2 chủng với HSV1 gây mụn rộp thông thường ở chân, tay… và HSV2 ảnh hưởng tới khu vực cơ quan sinh dục.
Tinh dầu đàn hương chống viêm
Gỗ đàn hương cũng là một chất chống viêm có thể giúp giảm viêm nhẹ như vết côn trùng cắn, kích ứng tiếp xúc hoặc các tình trạng da khác.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Vancouver, Canada năm 2014 cho thấy các hợp chất hoạt động trong đàn hương có thể làm giảm các dấu hiệu viêm trong cơ thể được gọi là cytokine.
Tinh dầu đàn hương dưỡng da, chống lão hóa
Bên cạnh khả năng kháng viêm, tinh dầu đàn hưỡng cũng chứa nhiều những hợp chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp loại trừ các gốc tự do vốn là một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình lão hóa.
Theo báo cáo khoa học “Sandalwood Album Oil as a Botanical Therapeutic in Dermatology” được công bố năm 2023 với mục đích đánh giá hiệu quả của tinh dầu đàn hương khi được thực hiện với mục đích chăm sóc sức khỏe da liễu. Kết quả thu được cho thấy tính hiệu quả của tinh dầu trong việc cải thiện tự nhiên tình trạng mụn trứng cá, bệnh chàm, vẩy nến, mụn cóc và u mềm lây.
Cách sử dụng tinh dầu đàn hương
Dùng để thư giãn
Hít một vài giọt tinh dầu gỗ đàn hương trước khi vận động co giãn cơ thể hoặc tập yoga cũng như trước các khoảng thời gian thư giãn khác để giúp thiết lập tâm trạng. Sử dụng nó trước khi thiền, cầu nguyện hoặc viết nhật ký để tăng khả năng thư giãn và tập trung.
Cũng bởi tính chất xoa dịu của nó mà tinh dầu gỗ đàn hương cũng có thể hữu ích cho một giấc ngủ ngon. Khuếch tán tinh dầu để tạo nên môi trường bình yên cho một giấc ngủ đêm thư giãn. Bạn cũng có thể thoa một vài giọt tinh dầu gỗ đàn hương vào sau gáy trước khi đi ngủ để thúc đẩy một bầu không khí thích hợp cho giấc ngủ sâu giấc êm đềm.
Dùng để tăng khả năng tập trung
Khi ở nhà, sử dụng máy khuếch tán tinh dầu cho phép mọi người cùng tận hưởng sự bình yên và thư giãn mà mùi hương tinh dầu mang lại hoặc thêm một vài giọt vào nước tắm sau ngày dài đầy mệt mỏi.
Chăm sóc da và tóc
Nếu bạn muốn sử dụng dầu gỗ đàn hương cho tóc, chỉ cần thoa một hoặc hai giọt dầu lên tóc ướt. Sandalwood oil sẽ giúp tóc thêm bóng mượt bằng cách phục hồi độ ẩm cho sợi tóc của bạn. Một cách đơn giản kết hợp thêm tinh dầu đàn hương vào chế độ chăm sóc tóc thường xuyên của bạn đó là thêm một vài giọt vào dầu gội hoặc dầu xả hàng ngày.
Thế nào là tinh dầu gỗ đàn hương sandalwood oil chất lượng?
Do là cái nôi của cây đàn hương santalum album, các sản phẩm tinh dầu chiết xuất của loại cây này có xuất xứ Ấn Độ thông thường được ưa chuộng nhất bởi chất lượng, độ tinh khiết và tác dụng mạnh mẽ mà chúng mang lại. Tuy nhiên với nhu cầu nội địa và quốc tế lớn, cũng như đàn hương chỉ có thể thu hoạch được tinh dầu chất lượng nhất khi đạt tuổi đời từ 40-80 năm khiến cho giá thành của loại tinh dầu thiên nhiên này gần như cao nhất nhì trong thị trường.
Mặc dù không có chất lượng được đánh giá cao bằng sandalwood oil đến từ Ấn Độ nhưng tinh dầu đàn hương Úc và Hawai vẫn chứa được những giá trị cốt lõi nói chung, với những đặc tính kháng viêm, xoa dịu tinh thần… tương tự.
Những lưu ý trước khi sử dụng tinh dầu đàn hương
Tinh dầu đàn hương cũng giống như những loại tinh dầu thiên nhiên cô đặc khác cần phải được pha loãng với những dầu nền khác trước khi sử dụng trên da để ngăn ngừa sự kích ứng tiềm ẩn trên làn da của bạn cũng như và sự bốc hơi sớm của tinh dầu, giúp giúp sản phẩm thẩm thấu hiệu quả hơn.
Tránh áp dụng đàn hương và các loại tinh dầu khác cho da bị tổn thương hoặc gần các khu vực nhạy cảm, chẳng hạn như mắt của bạn.
Carrier Oil là gì? Mọi điều cần biết về dầu nền
Essential Oil (Tinh dầu) là gì và chúng hoạt động như thế nào?
Chăm Sóc Ngực Bằng Những Phương Pháp Tự Nhiên
Ngực là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể người phụ nữ. Nó làm nên nét quyến rũ, giúp chị em có thể diện những bộ quần áo một cách tự tin nhất. Vì thế, chăm sóc ngực là một điều cần thiết. Chăm sóc ngực đúng cách sẽ ngăn được tình trạng chảy xệ. Vòng 1 luôn căng tròn và săn chắc. Để làm được điều này không dễ mà cũng không khó. Bài viết ngày hôm nay sẽ cùng các bạn tìm hiểu cách chăm sóc ngực bằng những phương pháp tự nhiên ngay tại nhà.
Chăm sóc ngực có thật sự là quan trọng?
Việc chăm sóc ngực đúng cách sẽ giúp ngăn được tình trạng vòng một bị chảy xệ. Các nguyên nhân như tuổi tác, thiếu vận động và sự tích tụ ngày càng nhiều của các mô mỡ. Đối với người bình thường, ngực không hề có cơ. Nó được tạo thành từ những mô mỡ có sẵn trong cơ thể cùng các mô tế bào kết nối với tuyến sữa. Hầu hết phụ nữ khi bước sang tuổi 40 thì làn da ở vùng ngực bắt đầu có những dấu hiệu lão hóa. Xuất hiện các nếp nhăn nhiều hơn và ngực sẽ không còn căng tròn nữa. Còn với những chị em phụ nữ đã trải qua quá trình sinh con, tình trạng này có thể xuất hiện sớm hơn. Vì thế, chúng ta cần quan tâm và chăm sóc ngực để có một dáng ngực đẹp.
Chăm sóc ngực thường xuyên để có dáng ngực đẹp
Chăm sóc ngực bằng phương pháp tự nhiên, đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà
Uống nhiều nước mỗi ngày
Nước chiếm 70% cấu tạo của cơ thể, và ở cả những tế bào xung quanh ngực. Cho nên, hãy luôn uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể luôn tràn đầy sức sống. Đồng thời giúp đẩy lùi các nếp nhăn và hiện tượng chảy xệ ngực.
Duy trì cân nặng một cách hợp lý
Việc chúng ta tăng cân đột ngột hay giảm cân quá nhanh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hình dáng vòng 1. Khi tăng cân, ngực của bạn cũng phải chịu một áp lực rất lớn, khiến làn da ở đây bị căng giãn quá mức. Còn khi giảm cân, da ngực sẽ bị chùng xuống. Nếu tình trạng này cứ diễn ra liên tục thì chẳng bao lâu, vòng 1 của bạn sẽ dần mất đi sự đàn hồi. Vòng ngực săn chắc của bạn sẽ vĩnh viễn biến mất.
Ăn nhiều thức ăn có chứa Protein
Một trong những bí quyết chăm sóc vòng 1 đúng cách nhất. Đồng thời, giúp tăng kích thước vòng 1 là bổ sung các loại thực phẩm giàu Protein. Bao gồm hành, gốc cam thảo, đậu nành,… sẽ kích thích vòng 1 tăng trưởng một cách tự nhiên. Với những bạn muốn vòng 1 được cải thiện thì có thể áp dụng qua cách này, sẽ rất hiệu quả.
Chăm ăn những thực phẩm giàu Protein
Massage ngực đúng cách
Theo các chuyên gia, việc massage ngực 2 lần/ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bạn thực hiện massage ngực bằng cách dùng các ngón tay xoa nhẹ bầu ngực theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Hãy thực hiện động tác từ từ, chậm rãi và cẩn thận. Khi thực hiện những động tác massage này, các bạn cũng có thể phát hiện ra những điểm bất thường ở ngực hay những khối u. Từ đó, chúng ta có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm ra biện pháp chữa trị kịp thời nhất.
Thực hiện massage ngực đúng cách
Tập thể dục cho ngực
Thực hiện những động tác hít thở đều, những bài tập cho ngực để vòng một thêm căng tràn sức sống. Bạn có thể tìm kiếm trên mạng xã hội, tham khảo những bài tập hiệu quả Bên cạnh đó, luôn giữ dáng đi thẳng để vòng một không bị chảy xệ.
Ngủ đúng tư thế
Nên nằm ngửa khi ngủ để ngực phát triển tự nhiên và có lợi cho hệ hô hấp và tim.
Tinh Dầu Oải Hương Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe?
Oải hương (Lavandula angustifolia) là một loài thực vật cây bụi có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải với khả năng chịu hạn và chịu nhiệt độ cao. Cây có chiều cao trung bình khoảng 40 đến 60 cm, thân dưới là gỗ, trên là thân thảo màu xanh lục.
Hoa oải hương có màu tím với cánh nhỏ, mỏng và mềm, được sắp xếp thành nhiều vòng, mỗi vòng khoảng 3 đến 5 bông mọc trên phần thân trên của cây. [1]
Tinh dầu oải hương được sản xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Trong quá trình này, hơi nước làm cho các tuyến dầu của cây tiết ra và ngưng tụ thành một chất lỏng không màu hoặc màu vàng, được sử dụng chủ yếu trong nước hoa và mỹ phẩm cao cấp. [2]
Tinh dầu oải hương được sản xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước
Tinh dầu oải hương được sản xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước
Cải thiện chất lượng giấc ngủMột đánh giá vào năm 2014 phát hiện ra rằng việc hít các loại tinh dầu, bao gồm hoa oải hương có tác dụng tích cực ở những người bị rối loạn giấc ngủ nhẹ. [3]
Một nghiên cứu trên 30 cư dân của một viện dưỡng lão năm 2023 đã xác nhận liệu pháp tinh dầu oải hương có thể cải thiện thời gian bắt đầu và chất lượng giấc ngủ ở người già. [4]
Hoa oải hương giúp bạn dễ ngủ và có một đêm ngon giấc hơn[
Giảm triệu chứng rối loạn lo âuMột nghiên cứu được công bố trên tạp chí Physiology & Behavior năm 2005 phát hiện ra rằng sử dụng hương hoa oải hương vừa có thể giảm bớt lo lắng vừa cải thiện tâm trạng. [5]
Ngoài ra, trong bài báo cáo vào năm 2012, các nhà khoa học đã kết luận rằng thực phẩm chức năng có chứa dầu hoa oải hương có thể có một số tác dụng điều trị đối với những bệnh nhân gặp tình trạng lo lắng hoặc căng thẳng. [6]
Đặc biệt, vào năm 2010, nghiên cứu ngẫu nhiên so sánh viên nang chứa tinh chất hoa oải hương với thuốc lorazepam kết luận rằng có tác dụng giảm rối loạn âu lo tương đương nhau. [7]
Hương hoa oải hương vừa có thể giảm bớt lo lắng vừa cải thiện tâm trạng
Giảm đau đầuNhững người bị chứng đau nửa đầu được điều trị bằng liệu pháp tinh dầu oải hương trong 3 tháng nhận thấy rằng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nửa đầu đã giảm trong nghiên cứu của Shahram Rafie năm 2023. [8]
Một nghiên cứu khác vào năm 2012 cũng cho thấy rằng hít tinh dầu oải hương có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn trong việc kiểm soát chứng đau nửa đầu trong 15 phút. [9]
Liệu pháp tinh dầu oải hương có thể giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nửa đầu
Hỗ trợ kiểm soát các tác dụng phụ của hóa trịTheo Viện Ung thư Quốc gia, việc sử dụng liệu pháp hương thơm, trong đó có tinh dầu hoa oải hương có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm căng thẳng, lo lắng, đau đớn, buồn nôn và nôn mửa do ung thư và tác dụng phụ của hóa trị khi điều trị bệnh ung thư. [10]
Tinh dầu oải hương có thể hỗ trợ kiểm soát các tác dụng phụ khi điều trị hóa trị liệu
Giảm trầm cảmPhụ nữ ở giai đoạn sau sinh có thể dùng tinh dầu hương hoa oải hương vì chúng có khả năng ngăn ngừa căng thẳng, lo lắng và trầm cảm dựa trên một nghiên cứu nhỏ năm 2023. [11]
Hơn nữa, những người lớn tuổi uống trà hoa oải hương với tần suất hai lần một ngày trong 2 tuần tại một nghiên cứu vào năm 2023 đã giảm thiểu được độ lo lắng và trầm cảm. [12]
Trầm cảm giảm thiểu khi sử dụng trà hoa oải hương trong 2 tuần[
Hỗ trợ trị mụnNhờ khả năng diệt khuẩn, dầu oải hương khi kết hợp với chiết xuất lô hội được sử dụng để ức chế vi khuẩn và điều trị mụn trứng cá theo một nghiên cứu năm 2013. [13]
Tinh dầu oải hương có thể điều trị mụn nhờ khả năng diệt khuẩn
Trị bỏngDầu hoa oải hương là một trong những phương pháp truyền thống chữa bỏng. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2023 đã chứng minh cách thuốc mỡ hoa oải hương thúc đẩy quá trình chữa lành vết bỏng hiệu quả và là ứng cử viên đầy hứa hẹn cho việc điều trị các tổn thương da. [14]
Ngoài ra, nhờ đặc tính kháng khuẩn nên oải hương cũng có khả năng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng sau khi bị bỏng theo nghiên cứu của Sibel Roller vào năm 2009. [15]
Dầu hoa oải hương là một trong những phương pháp truyền thống chữa bỏng
Cải thiện tình trạng daTheo nghiên cứu năm 2023 cho thấy linalool và linalyl acetate có chứa trong hoa oải hương cải thiện tình trạng da khi gặp các vấn đề như: [16]
Ngứa
Phát ban
Viêm da
Bệnh chàm
Bệnh vẩy nến
Tình trạng ngứa, phát ban ở da được cải thiện khi sử dụng tinh dầu oải hương
Giúp vết thương nhanh lànhDựa trên đánh giá của 20 nghiên cứu năm 2023, tinh dầu oải hương giúp làm tăng tốc độ chữa lành vết thương, thúc đẩy sinh tổng hợp collagen và đẩy nhanh quá trình tái tạo mô của da bằng cách co lại vết thương và thay thế collagen loại III (có nhiều trong cơ, thành mạch) bằng collagen loại 1 (có nhiều trong da). [17] [18]
Tác dụng có lợi này có thể làm tăng khả năng áp dụng tinh dầu hoa oải hương như phương pháp điều trị bổ sung trong việc chữa lành các vết thương.
Tinh dầu hoa oải hương được xem như phương pháp điều trị bổ sung trong việc chữa lành các vết thương
Theo Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp, tinh dầu oải hương có thể an toàn với lượng thường được sử dụng tiêu thụ trong thực phẩm.
Tuy nhiên, tinh dầu oải hương vẫn có thể gây kích ứng da hoặc phản ứng dị ứng ở một số người với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa hoặc đau đầu. Khi đó, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và đến gặp bác sĩ nếu tình trạng trở nặng.
Tinh dầu oải hương có thể gây kích ứng da
Trang trí: Oải hương tươi hoặc khô có thể được đặt ở một góc phòng, những khu vực mà bạn yêu thích giúp gia tăng thị giác và mùi hương.
Advertisement
Thực phẩm: Hoa oải hương tươi được thêm vào thức ăn hay ngâm chúng trong trà hoặc sử dụng hoa khô như một túi thơm quần áo, khăn trải giường …
Xông hơi:Liệu pháp hương thơm thông qua máy xông hơi, khuếch tán,…
Dùng tại chỗ: Thoa dầu oải hương được ngâm trong dầu oliu hoặc dầu dừa dưới sự hướng dẫn bởi chuyên gia. Ngoài ra dầu oải hương còn được thêm vào các sản phẩm kem, sữa dưỡng, thậm chí là mỹ phẩm như mặt nạ, dầu gội,… đem lại mùi hương dịu nhẹ và dưỡng ẩm cho da.
Viên uống bổ sung: Uống chiết xuất hoa oải hương dưới dạng viên nang.
Liệu pháp hương thơm là một trong những cách sử dụng của tinh dầu oải hương
Tinh dầu tràm trà có tác dụng gì? 11 lợi ích tuyệt vời bạn nên biết
Tinh dầu hoa anh thảo là gì? Tác dụng, cách uống tinh dầu hoa anh thảo
Nguồn: Webmd, Healthline, Verywellmind
Nguồn tham khảo
Composition, biological properties and therapeutic effects of lavender (Lavandula angustifolia L.). A review
Lavender
A systematic review of the effect of inhaled essential oils on sleep
The Effect of Aromatherapy on Sleep Quality of Elderly People Residing in a Nursing Home
Ambient odors of orange and lavender reduce anxiety and improve mood in a dental office
Is lavender an anxiolytic drug? A systematic review of randomised clinical trials
A multi-center, double-blind, randomised study of the Lavender oil preparation Silexan in comparison to Lorazepam for generalized anxiety disorder
Effect of lavender essential oil as a prophylactic therapy for migraine: A randomized controlled clinical trial
Lavender essential oil in the treatment of migraine headache: a placebo-controlled clinical trial
Aromatherapy With Essential Oils (PDQ®)–Patient Version
Effect of lavender scent inhalation on prevention of stress, anxiety and depression in the postpartum period
The effect of lavender herbal tea on the anxiety and depression of the elderly: A randomized clinical trial
Influence of lavender essential oil and aloe on main flora of facial acne
Antioxidant and wound healing activity of Lavandula aspic L. ointment
The antimicrobial activity of high-necrodane and other lavender oils on methicillin-sensitive and -resistant Staphylococcus aureus (MSSA and MRSA)
Anti-psoriatic effect of Lavandula angustifolia essential oil and its major components linalool and linalyl acetate
The Effects of Lavender Essential Oil on Wound Healing: A Review of the Current Evidence
Wound healing potential of lavender oil by acceleration of granulation and wound contraction through induction of TGF-β in a rat model
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Tràm Và Tinh Dầu Tràm: Hương Liệu Pháp Tự Nhiên trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!