Xu Hướng 10/2023 # Cây Thanh Long Con: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà # Top 18 Xem Nhiều | Hgpc.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cây Thanh Long Con: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Thanh Long Con: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguồn gốc, ý nghĩa cây thanh long con

Cây thanh long con là loại cây kiểng được trồng từ hạt hoặc phần thịt thanh long. Cây có kích thước nhỏ, có thể đựng trong chậu kiểng nhỏ để đặt ở bàn làm việc, ở góc phòng rất tiện lợi.

Cây thanh long con trở thành loại cây trồng được nhiều chị em yêu thích bởi khá dễ trồng. Cách trồng cây được chia sẻ lên mạng xã hội và nhanh chóng được nhiều người làm theo bởi vừa dễ mà vừa đẹp.

Ý nghĩa phong thuỷ cây thanh long con

Cây thanh long con mang nhiều ý nghĩa phong thủy, đem đến cho gia chủ những điều cát tường, thịnh vượng và cả phú quý. Đây là biểu tượng may mắn, cầu cho sức khỏe và vận may của gia chủ.

Đặc điểm, phân loại cây thanh long con

Câu thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng bắt nguồn từ vùng xa mạc Mehico và Colombia. Cây thanh long được người Pháp đem về trồng hơn 100 năm nay, nhưng quả của nó được buôn bán từ năm 1980.

Cây thanh long con có thân mình mảnh khảnh, mỏng manh. Thân màu xanh đậm vô cùng mát mắt và bao phủ xung quanh là các cạnh có chứa nhiều gai nhọn.

Cây thanh long con tuy nhỏ nhưng có vẻ ngoài xinh xắn và đẹp mắt. Do đó đây là loại cây trang trí nhỏ rất phù hợp cho những ngôi nhà có không gian mở hoặc bàn làm việc muốn thêm một chút cảnh sắc thiên nhiên.

Cách trồng cây thanh long con tại nhà

Cây thanh long con có cách trồng rất đơn giản, bạn thực hiện các bước như sau:

Bước 1 Cắt một khúc thanh long đủ dày và cho vào rây, chà nhẹ cho phần thịt rơi xuống, để phần hạt dính trên rây.

Bước 2 Chuẩn bị một chậu đất trồng, xịt đất cho hơi ẩm và thả hạt xuống, sau đó rải lên trên một lớp bông gòn mỏng.

Bước 3Đặt chậu cây ở nơi có nhiều ánh nắng, kết hợp xịt nước 2 ngày/ lần để cây nhanh nảy mầm hơn.

Cách chăm sóc cây thanh long con

Đất trồng: Bạn chọn phần đất trồng màu mỡ, dễ thoát nước.

Tưới nước: Ở thời gian đầu thì bạn chỉ cần tưới 3 lần/ngày, sau khi cây lớn cứng cáp thì giảm xuống 2 lần/ngày. Tránh tưới sát gốc cây để tránh cây thoát nước không kịp, gây ra úng rễ.

Bón phân: Bạn có thể bón phân đạm, phân lân hay phân NPK trong giai đoạn cây phát triển.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây thanh long con

Nếu trồng cây bằng hạt, bạn nên chọn mua hạt giống tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chọn được hạt giống có chất lượng và tỉ lệ nảy mầm cao.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy hạt từ từ những quả thanh long. Hãy chọn những quả đã già, mập mạp, khỏe, hạt chắc mẩy.

Advertisement

Cây Bàng Gai: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Cây bàng gai là loại cây cảnh quen thuộc với nhiều người. Cùng tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách trồng cây bàng gai qua bài viết sau đây.

Cây bàng gai là cây gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của cây bàng gai

Cây có tên khoa học là Terminaliacatappam, thuộc họ Trâm bầu (Combretaceae), sinh trưởng thích hợp vùng nhiệt đới, có nguồn gốc từ bán đảo Mã Lai, Ấn Độ hay New Guinea.

Cây bàng gai có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện cảnh quang đường phố, trường học, công viên,… Bên cạnh đó, cây bàng gai còn là loại cây dùng làm thuốc để chữa rất nhiều các loại bệnh khác nhau.

Đặc điểm cây bàng gai

Cây bàng gai hay còn có những cái tên khác như Quang lang, Bàng biển, Badamier, Choambok Barangparrcang Prang, đây là loại cây thân gỗ lớn, mọc thẳng, có chiều cao lên đến 25m, tán lá rộng, cành nằm ngang.

Cây bàng gai có lá hình thìa, đầu lá tròn, gân lá to, dài từ 20 – 30m. Hoa cây bàng mọc thành nhiều bông dài khoảng 15 – 20m, kết ra quả dài 4cm, bên trong chứa cơm vàng đỏ có xơ, thường mùa quả bàng vào tháng 8 – 10.  Bên trong chứa hạt, trong hạt có nhân trắng, chứa tinh dầu, có thể làm thành nhiều món ngon.

Tác dụng của cây bàng gai

Cây bàng gai có công dụng làm sạch, thanh lọc không khí rất tốt, do có tán lá rộng nên nó được trồng để che bóng mát, làm đẹp cảnh quang. Đồng thời nó còn là một dược liệu được Đông Y và Tây Y coi trọng.

Người ta dùng lá, quả, hạt lẫn vỏ cây bàng gai làm thuốc. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, người ta chỉ ra rằng trong lá, vỏ thân cây bàng có chứa Tanin và các dẫn xuất của nó như Tanin Catechic và Tanin Pyrogalic.

Tanin là một hoạt chất polyphenol, có khả năng chống oxy hóa cao, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả nên có nhiều bài thuốc trị đau khớp từ lá cây bàng. Vỏ bàng sắc nước uống trị các bệnh về đường tiêu hóa, giảm đau nhức, giảm sốt, khử khuẩn vết thương.

Ngoài ra, hạt cây bàng gai chứa tinh dầu, chế biến thành món rang, ép thành dầu dùng cho công nghiệp.

Các bài thuốc cây bàng gai

Chữa phong tê thấp, đau nhức

Ngắt lấy búp lá bàng non, đem đi xào nóng hoặc giã nát đắp vào chỗ đau nhức.

Chữa viêm họng, đau họng

Bài thuốc trị viêm họng: Giã nát 7 đến 10 lá bàng non thêm ¼ thìa cafe muối hạt, 1 ít nước lọc, rồi khuấy đều, lọc bã thu lấy nước cốt, súc miệng 4 tiếng/lần.

Bài thuốc trị đau răng : Dùng vài búp lá non hoặc vỏ thân cây sắc thành nước đặc, ngậm hay súc miệng mỗi ngày. Hay dùng vỏ thân ngâm rượu, ngậm 3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả.

Chữa mụn bọc sưng đỏ, đau, ghẻ lỡ

Bài thuốc chữa mụn bọc: Giã nát 1 nắm lá bàng, mang đun sôi với nước, chờ khi nguội thì đắp lên vùng da bị mụn, 15 – 20 phút rửa lại bằng nước ấm.

Bài thuốc chữa sâu quảng, lở loét lõm sâu ngoài da, ghẻ lở: Chỉ cần dùng búp bàng non, đem phơi khô, rồi tán thành bột mịn, rắc lên vết thương sẽ từ từ lành lại.

Chữa các bệnh phụ khoa

Đun sôi 1 lít nước với 10 – 15 lá bàng, thêm 3 thìa cafe muối biển, đun trong 30 phút, lọc lấy bã, dùng nước rửa vùng kín 3 – 5 lần/ngày sẽ thấy có biến chuyển.

Chữa đau dạ dày, tiêu chảy và các vết loét

Bài thuốc đau dạ dày: Đun sôi 2 lít nước lọc với 1 nắm lá bàng non, lọc lấy bã, uống nước lá bàng thay nước hàng ngày.

Bài thuốc chữa tiêu chảy và các vết loét: Sắc 12g – 15g búp là bàng non với 200ml nước lọc, uống đến khi thấy hết, có thể thêm ít đường cho dễ uống.

Điều trị bệnh trĩ

Rửa sạch lá bàng, thái nhỏ, mang đi đun lấy nước. Dùng nước này để ngâm rửa hậu môn trong 15 – 20 phút.

Sau đó, rửa sạch Thiên Lý, thêm ít nước muối sinh lý rồi giã nát, vắt lấy nước cốt, thấm băng gạc và đắp lên hậu môn, để yên tới sáng, thực hiện 1 ngày/lần, liên tục trong 1 tháng.

Chữa chàm ở trẻ em

Bé bị chàm thì chỉ cần cho bé tắm nước lá bàng liên tục trong vài ngày sẽ khỏi. Hoặc rửa sạch búp lá bàng non, rửa sạch, ngâm với nước muối rồi mang giã nát với vài hạt muối tinh, sau cùng lọc lấy nước cốt để bôi lên vùng da bị chàm.

Chữa mồ hôi ra nhiều, cảm sốt

Cách 1 Sắc lấy 10g búp hoặc lá bàng non, 10g cúc tần, 10g lá hương nhu dùng uống

Cách 2 Rửa sạch 15g lá bàng, mang thái nhỏ, phơi khô, rồi trộn với 10g kinh giới, 10g trần bì, 1g bạc hà, đem sắc thành thuốc và uống khi còn nóng.

Cách 3 Sắc 15g lá bàng khô, 5g lá hoắc hương, 10g trần bì, 3 lát gừng tươi, thành thuốc, dùng uống 2 lần/ngày khi còn nóng, nhớ là uống trước bữa ăn chính 15 phút.

Lưu ý: Mặc dù, cây bàng gai dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau nhưng trước khi sử dụng các bài thuốc trên, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác.

Cách trồng và chăm sóc cây bàng gai Cách trồng cây bàng gai tại nhà

Thời vụ trồng

Bạn có thể trồng cây bàng gai quanh năm nhưng trồng cây vào đầu mùa xuân hay đầu mùa mưa thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Ánh sáng

Cây bàng gai ưa nhiều ánh nắng mặt trời, chính vì thế nên chọn nơi trồng thoáng, đón được nhiều ánh sáng.

Nhiệt độ

Cây bàng gai chịu được nhiệt rất tốt kể cả nóng hay lạnh.

Đất trồng

Cây bàng gai có thể trồng được trong nhiều loại đất khác nhau đất phù sa, đất thịt cho tới đất khô cằn, nghèo chất dinh dưỡng. Điều kiện đất tốt nhất cho cây phát triển là đất thịt pha nhẹ, giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt, độ pH khoảng 5.5-6.

Hố trồng

Sau khi đã có đất trồng thì bạn tiến hành đào hố có kích thước 50x50x50cm. Nếu đất là đất đồi thì nên đào sâu thêm khoảng 10cm nữa.

Giống cây trồng

Hiện nay, cây bàng gai được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt. Để tiết kiệm thời gian và công chăm sóc thì bạn có thể mua sẵn cây giống ở các cửa hàng giống cây trồng gần nhà.

Advertisement

Cách chăm sóc cây bàng gai

Tưới nước

Cắt tỉa

Khi cây đã lớn ổn định cần cắt bỏ ngọn chồi để kích thích cây cho nhiều cành mới tạo cho cây có tán rộng. Vào mùa mưa bão cần cắt giảm những cành nhánh để cây có thể chống chọi với gió bão.

Lưu ý khí trồng và chăm sóc cây bàng gai

Nếu bạn chọn mùa hè để trồng cây bàng gai chú ý nên trồng cây vào lúc sáng sớm hay chiều tối. Sau khi trồng xong cần che chắn và tưới đủ nước cho cây.

Việc đào hố và chuẩn bị phân bón lót trước khi trồng bạn cần thực hiện trước 20 ngày trồng cây. Phân bón lót cho cây gồm có đất trộn đều với phân chuồng hoai mục, phân lân và vôi.

5 hình ảnh đẹp về cây bàng gai

Cây Trúc Nhật: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Với vẻ ngoài mảnh mai, thanh nhã, trúc nhật là loại cây thường được nhiều người trồng để trang trí, tăng thêm vẻ đẹp và sự sang trọng cho ngôi nhà. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc cây trúc nhật đúng kỹ thuật.

Nguồn gốc, ý nghĩa cây trúc nhật

Cây trúc nhật là loại cây thuộc họ nhà tre, tên khoa học là Dracaena surculosa punctulata. Cây được biết đến với các tên gọi như Trúc Phất Dụ hay Phất Dụ Trúc, có nguồn gốc từ các nước Châu Phi, các nước thuộc vùng nhiệt đới Trung Mỹ và miền Nam của châu Á.

Đặc điểm, phân loại cây trúc nhật

Cây trúc nhật thường mọc thành bụi và có nhiều nhánh nhỏ, các nhánh vươn thẳng đứng. Mỗi cây cao khoảng 0.5-1m, thân cây chia thành từng đốt tương tự như đốt tre.

Lá cây có dạng hình thoi, thuôn dài và nhọn ở hai đầu, gần giống với lá tre nhưng mềm mại hơn và bóng hơn. Lá cây trúc nhật có nhiều loại như lá xanh, lá đốm hay lá sọc.

Hoa cây trúc nhật có màu trắng tinh khôi, mọc thành từng chùm dài. Những cánh hoa chụm lại ở đỉnh, cuống chung vươn ra. Khi hoa tàn, những quả non nhỏ màu xanh, da nhẵn bóng sẽ xuất hiện.

Cây góp phần trang trí cho ngôi nhà của bạn thêm phần sang trọng, thanh lịch. Đồng thời, cây còn có công dụng rất tốt trong việc điều hòa, thanh lọc không khí, giúp bạn thoải mái, mát mẻ hơn.

Trong phong thủy, cây trúc nhật có thân cây cao ráo, mảnh mai, thể hiện cho sự ngay thẳng, bản lĩnh nhưng không kém phần thanh nhã, mềm mại của người quân tử. Cây cũng thường được trồng trong chậu sứ tráng men trắng, nhằm tôn lên vẻ đẹp của cây và khẳng định lối sống thanh cao của người quân tử.

Trúc nhật cũng là loài cây có sức sống mãnh liệt, có thể xanh tốt quanh năm trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Chính vì thế, cây Trúc Nhật còn là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất, dám đương đầu với mọi khó khăn của con người.

Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng, chữ “trúc” gần âm với “chúc” mang ý nghĩa chúc phúc cho mọi điều tốt đẹp. Theo phong thủy Trung Quốc và một vài nơi ở Việt Nam, trồng cây trúc nhật trong sân nhà sẽ mang đến may mắn và xua đuổi điềm dữ cho cả gia đình, giúp cả nhà luôn vui vẻ, hòa thuận.

Trong phong thủy, cây trúc nhật hợp với những người mệnh Mộc. Màu xanh của lá cây là màu sắc tương hợp đối với người mệnh Mộc. Trồng cây trúc nhật sẽ giúp những người mệnh Mộc thu hút được tài khí và gặp được nhiều may mắn, thuận lợi hơn trong cuộc sống.

Khi trồng cây, người mệnh Mộc cần đặt cây ở hướng Nam, Đông và Đông Nam. Điều này sẽ giúp công việc làm ăn của họ trở nên suôn sẻ hơn, thu hút tài lộc, may mắn.

Cách trồng cây trúc nhật tại nhà

Bạn chuẩn bị đất trồng cho cây, đảm bảo đất tơi xốp, đủ độ ẩm, có thể trộn thêm xơ dừa hoặc tro trấu.

Tiếp theo, bạn chọn 1-2 cành cây khỏe mạnh, không có sâu bệnh. Sau đó giâm cành xuống đất. Bạn cần ấn chặt cành xuống đất để tạo thành rễ cho cây. Bạn tưới nước hằng ngày đến khi cành ra rễ.

Lúc này, bạn có thể mang cây trồng trong chậu. Bạn đặt cây vào giữa chậu, sau đó lấy đất đắp và nén chặt quanh gốc cây, sao cho cây có thể đứng thẳng. Đồng thời, bạn tưới nước cho cây ngay sau khi trồng.

Cách chăm sóc cây trúc nhật

Trúc nhật là loài cây ưa bóng mát, do đó bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, không để ánh nắng chiếu trực tiếp vì điều này sẽ làm cháy hoặc chết lá cây. Bạn cũng có thể tắm nắng cho cây vào buổi sáng hoặc chiều mát.

Khi tưới nước, bạn cần lưu ý tưới cho cây một lượng nước vừa phải. tránh tưới quá nhiều nước khiến cây bị úng, thối rễ.

Mỗi tháng một lần, bạn nên bổ sung phân vi sinh, phân hữu cho cây. Khi thấy cây bị rụng lá, khô héo, bạn cần chăm sóc cây kỹ hơn để cây có điều kiện phục hồi.

Bệnh phấn trắng là bệnh thường gặp ở loài cây này. Khi phát hiện cây bị bệnh, bạn hãy dùng khăn thấm cồn lau sạch hết phấn. Nếu cây bị sâu bệnh, bạn nên đưa cây ra ngoài phun thuốc trừ sâu.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây trúc nhật

Advertisement

Khi trồng cây trúc nhật đã mọc cao thì nên cắm thêm cọc để cây không bị gãy đổ.

Bạn cũng có thể trồng cây thủy canh và thay nước 1-2 tuần/lần.

Chỉ nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, không tưới lúc trưa làm cây dễ chết.

Cây Tùng La Hán: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Cây tùng la hán hay còn được gọi là cây vạn niên tùng, là một loại cây thân gỗ lâu năm có tuổi thọ khá cao, lên đến vài trăm năm. Cây có lá xanh mướt quanh năm, lá thuôn dài và mọc đối xứng. Gốc cây tùng la hán khá đẹp, cây càng nhiều năm thì gốc cây càng xù xì và cổ kính hơn.

Trong phong thủy, cây tùng la hán mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên thường được sử dụng làm cây cảnh trang trí ở nhiều nơi để mang lại sự may mắn.

Cây tùng la hán được cho là mang lại sự phồn vinh, thịnh vượng cho gia chủ vì cây có sức sống bền bỉ, chịu được mọi tác động của thời tiết khắc nghiệt, luôn xanh tốt, tỏa bóng. Điều này còn tượng trưng cho sự phát triển không ngừng, vượt qua mọi nghịch cảnh, mang lại sự phồn vinh cho cuộc sống.

Cây tùng la hán hợp mệnh gì?

Cây tùng la hán là cây gỗ nên sẽ hợp với những người mang mệnh Thủy vì thủy là nước và nước sẽ giúp cho gỗ ngày càng phát triển hơn. Chính vì vậy, nếu bạn là người mang mệnh Thủy thì trồng cây tùng la hán trong nhà sẽ giúp mang lại cho bạn nhiều sự may mắn và thành đạt.

Cây tùng la hán có thể cao tới 20m là đường kính cây có thể lên đến 30 cm, hoa có màu trắng đơn sắc, hoa đực là hoa hình trụ dài mọc lẻ loi ở đầu cành còn hoa cái có lá bắc và lá nõn dính vào nhau.

Quả của cây tùng la hán có nhiều mắt nhọn và lởm chởm, quả có màu xanh khi còn non và chuyển sang màu nâu khi về già.

Cây tùng la hán hiện nay được trồng làm cây cảnh ở khá nhiều nơi trên nước ta tuy nhiên loài cây này xuất hiện và phân bố khá nhiều ở các đảo như như Vườn quốc gia Bái Tử Long, ở đảo Cô Tô lớn, đảo Thanh Lân, đảo Trần thuộc huyện Cô Tô…

Làm cây xanh trồng ở các đô thị: Cây tùng la hán cỡ lớn thường được chọn để trồng ở các con đường hay các tuyến phố lớn để thể hiện sự trang trọng và quý phái mà loại cây này mang lại.

Tạo dáng cây cảnh bonsai: Cây tùng la hán được trồng theo kiểu bonsai có kích thước chỉ từ 1 – 2m, mặc dù là cây thân gỗ nhưng các cành của loài cây này khá mềm và dẻo nên có thể dễ dàng nặn thành những kiểu dáng bonsai đẹp mắt, độc đáo.

Làm cây cảnh trong sân vườn của các đình, chùa: Cây tùng la hán được xem là loại cây tâm linh nên thường được trồng ở nhiều đình, chùa của Nhật Bản, việc trồng loài cây này ở nơi đây thể hiện được sự uy nghiêm, vị tha và trang trọng mà nó mang lại.

Cây tùng la hán có nhiều kỹ thuật trồng khác nhau, tuy nhiên hiện nay có hai kiểu trồng chính cho loại cây này là trồng theo kiểu bonsai hoặc trồng trong chậu kiểng trong các công trình.

Bình thường, loài cây này được trồng theo phương pháp cắt cành, sau đó phát triển nhánh cây mới và khi cây cao khoảng độ 80cm thì bạn thay chậu hoặc trồng trong đất mới.

Về đất trồng: Đất trồng phải tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng, nếu cây trồng trong chậu thì phải bón phân thường xuyên để có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho cây phát triển.

Về nước tưới: Bạn nên tưới nước 3 – 4 ngày một lần để cây có đủ lượng nước để phát triển, không nên tưới nước quá nhiều có thể khiến rễ cây bị úng nước.

Cắt tỉa: Cần cắt tỉa định kỳ mỗi tháng một lần, điều này vừa có thể giúp giữ thẩm mỹ cho cây vừa làm cho cây không bị sần sùi và khô ráp.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Tùng La Hán

– Khi trồng nên đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng để giúp cây quang hợp tốt và phát triển tốt hơn.

– Chỉ nên tưới nước từ 2-3 ngày tưới/ lần, mặc dù Tùng La Hán chịu hạn tốt nhưng sẽ khó phát triển nếu rễ cây bị ngập úng.

– Nên chọn đất trồng có độ mùn cao, thông thoáng tốt, đất tơi xốp, đất có nhiều sỏi đá.

Hiện này bạn có thể dễ dàng mua cây tùng la hán ở bất cứ các cửa tiệm về hoa và cây cảnh nào với mức giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Cây tùng la hán có mức giá tùy theo độ tuổi của cây, cây càng già, càng lâu năm thì giá càng cao, có thể lên đến 32 triệu đồng.

Cây Vạn Niên Tùng hay còn gọi là Tùng La hán, là một loại cây cảnh được giới bonsai yêu thích. Có 3 loại vạn niên tùng nổi bật là cây vạn niên tùng Đài Loan và cây vạn niên tùng la hán, và giống mới là Vạn Niên Tùng Kim Cương.

Ý Nghĩa Cây Hồng Lộc, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc Chi Tiết

Cây hồng lộc có nguồn gốc xuất xứ từ vùng châu Á nhiệt đới, có tên khoa học là Syzygium campanulatum hoặc Syzygium oleinum, thuộc họ Sim Myrtaceae.

Cây hồng lộc sở hữu vẻ đẹp tươi tắn mới mẻ, điều này sẽ mang đến nhiều ý nghĩa, may mắn, tốt đẹp cho người trồng, cây hồng lộc đại diện cho sự vất vả, tuy chịu sự khắc nghiệt của môi trường nhưng vẫn vươn lên đâm chồi nảy lộc.

Do có ý nghĩa này nên cây hồng lộc được trồng nhiều ở đô thị hoặc trong chính sân vườn của gia chủ.

Mỗi năm cây hồng lộc đều cho ra lá với màu sắc đẹp mắt nên theo phong thủy, chữ hồng lộc tượng trưng cho lộc (lá), đem lại sự may mắn, tài lộc cho người trồng.

Cây hồng lộc là loại cây thân gỗ cao từ 0.8-2m, cây chủ yếu mọc thành nhiều cành, nhánh tạo thành bụi, những nhánh mọc theo dạng hình trứng, đôi lúc là hình tháp hay hình bầu dục cực kỳ đẹp.

Lá của cây hồng lộc hình trái xoan, đầu nhọn, không có cuống, có màu đỏ hồng, lá già thì có màu xanh bóng còn lá nửa già nửa non thì có màu vàng, lá già thường dài khoảng 5-6cm, một quý tương đương 3 tháng thì cây hồng lộc sẽ thay lá một lần.

Cây hồng lộc cũng cho ra hoa, hoa màu trắng và xòe như hoa mận, mọc trên cuống dài. Quả cây hồng lộc thì nhỏ và mọng, khi chín có màu đen y như quả sim, cho nên chúng được xếp vào họ sim.

Cây hồng lộc chủ yếu được trồng để làm cảnh bởi vì cây hồng lộc có chồi và lộc non màu đỏ cực kỳ đẹp mắt và nổi bật, cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, vào mùa xuân là thời điểm cây phát triển đẹp nhất cho nên nhiều người thường ưa thích trồng vào dịp Tết. Ngoài ra, cây hồng lộc còn hay được trồng ở góc sân vườn, hiên nhà để tạo lối đi.

Giâm cành

Đầu tiên, bạn nên làm cho đất tơi, xốp bằng cách trộn nhiều phân xanh đã ủ hoai, bón lót một ít vào hóc trước sau đó mới đặt nhánh cây vào. Sau khi giâm cành bạn nên thường xuyên tưới nước để giữ cho đất luôn ẩm, sau khoảng 1-2 tuần là cây sẽ đâm chồi nảy mầm.

Sau khi cây phát triển dài cho ra lá, bạn nên cắt bớt lá chỉ để cành dài khoảng hai gang tay, giảm nửa số lượng lá, chỉ giâm cành ngập 2/3 phần đất, nghiêng khoảng 60 độ.

Trồng từ cây giống: Tương tự như giâm cành, bạn nên làm đất tươi, mịn bằng cách trộn nhiều phân xanh đã ủ hoai, bón lót trước khi đặt cây xuống, thường xuyên tưới nước cho cây ẩm.

Tuy nhiên, khi đặt cây xuống nên cố định cây bởi vì lúc này cây chưa có khả năng cố định, đồng thời giai đoạn này cũng nên tránh để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Cây hồng lộc có khả năng thích nghi cao và khả năng chịu đựng tốt, nên thích hợp trồng ngoài trời, đặc biệt là vào dịp tết đây là giai đoạn mà cây hồng lộc nảy nở và phát triển tốt nhất.

Lượng nước: Cần thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây hằng ngày, việc bổ sung phân bón cũng nên thực hiện định kỳ, tuy nhiên nên chú ý quan sát khi nào mặt đất khô thì mới nên tưới nước tiếp để tránh khiến cây ngập úng.

Độ ẩm: Cây hồng lộc có khả năng chịu nhiệt tốt nên cực kỳ thích hợp với khí hậu nóng ẩm.

Ánh sáng, nhiệt độ: Cây hồng lộc rất ưa sáng nên thích hợp đặt ngoài trời.

Cây hồng lộc khoảng 3 tháng sẽ thay lá một lần cho nên cần tỉa lá già định kỳ để đẩy nhanh quá trình ra lộc (lá) cho cây.

Sau 2-3 năm chăm sóc nếu thấy cây phát triển tốt thì nên chuyển cây sang chậu lớn hơn hoặc trồng ngoài đất để chúng có đủ dinh dưỡng phát triển và cho ra hoa, quả.

Thường xuyên kiểm tra và bón thuốc trừ sâu để kịp thời tiêu diệt sâu bệnh hại để tránh lây lan sang cho những cành khác.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Trúc Nhật Đúng Cách Tại Nhà

Cách trồng cây trúc nhật

Để trồng cây trúc nhật, các bạn cần lưu ý về các điều kiện từ đất, nước, không khí, ánh sáng … Khi các điều kiện thích hợp để cây phát triển thì cây sẽ luôn xanh tốt, có nhiều mầm và thậm chí là ra hoa đúng thời điểm. Một vài điều kiện thích hợp cho cây trúc nhật phát triển các bạn nên chú ý như sau:

Đất: trúc nhật không kén đất nhưng các bạn cần phải chọn đất giàu dinh dưỡng để cây phát triển tốt và đất phải tơi xốp để cây không bị úng. Khi thấy đất bị bạc màu, cứng, không thấm nước tốt thì các bạn nên thay đất cho cây. Để cung cấp dinh dưỡng cho cây, các bạn nên bón phân cho cây 1 tháng 1 lần. Có thể dùng các loại phân NPK cho cây cảnh hoặc dùng phân vi sinh, phân trùn quế hay phân hữu cơ đều được.

Nước: trúc nhật là cây chịu được hạn tốt nên các bạn không nên tưới nhiều nước cho cây có thể khiến cây bị úng dẫn đến thối rễ. Bình thường các bạn chỉ nên tưới cho cây khoảng 2 lần mỗi tuần và nếu thấy đất ẩm thì chỉ nên tưới 1 lần mỗi tuần chứ không nên tưới nhiều.

Ánh sáng: cây trúc nhật là cây ưa bóng bán phần nên các bạn không nên trồng cây ở nơi có nắng gắt mà nên trồng cây ở những nơi có bóng nắng hoặc trồng trong nhà.

Không khí: không khí cũng đóng vài trò rất quan trọng giúp cây luôn xanh tốt. Nếu trong phòng kín không khí không lưu thông cây sẽ khó phát triển. Do đó, nên đặt cây ở nơi thoáng khí là tốt nhất.

Về việc nhân giống cây trúc nhật, trong bài viết Cách nhân giống cây trúc nhật cũng đã nêu rất rõ. Trúc nhật có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành hoặc tách bụi. Lời khuyên là nên nhân giống trúc nhật bằng phương pháp tách bụi vì phương pháp này cây phát triển nhanh hơn và tỉ lệ sống rất cao.

Cách chăm sóc cây trúc nhật khi trồng trong nhà

Khi trồng trúc nhật trong nhà các bạn nên lưu ý chăm sóc cây đúng cách thì cây sẽ luôn xanh tốt và thậm chí ra hoa đều đặn hàng năm. Một số điểm cần lưu ý khi chăm sóc cây trúc nhật trồng trong nhà như sau:

Đất trồng: khi thấy đất trồng bạc màu, đất bị cứng không thấm nước thì nên thay đất cho cây

Bón phân: bón phân cho cây 1 tháng 1 lần. Có thể dùng các loại phân NPK cho cây cảnh hoặc dùng phân vi sinh, phân trùn quế hay phân hữu cơ đều được.

Tưới nước: mỗi tuần chỉ nên tưới nước cho cây 2 lần. Trong những ngày thời tiết ẩm ướt độ ẩm cao thì 1 tuần tưới nước 1 lần hoặc đợi đến khi đất trong chậu cây khô hẳn thì mới tưới nước để tránh làm cây bị úng.

Ánh sáng: khi trồng trúc nhật trong nhà nên cho cây ra ngoài trời 1 – 2 lần mỗi tuần để cây khôi phục khả năng quang hợp. Thời gian cho cây ra ngoài trời tốt nhất là vào 6 – 10 giờ sáng sau đó mang cây vào lại trong nhà. Vị trí đặt trúc nhật trong nhà cũng không nên đặt gần nguồn nhiệt và không đặt nơi có nắng gắt chiếu vào sẽ làm cây bị khô lá, cháy lá.

Sâu bệnh: trúc nhật ít bị sâu bệnh chỉ đôi khi bị nhện đỏ hoặc rệp hút nhựa trên lá cây. Khi phát hiện lá cây bị vàng, héo bất thường thì bạn cắt hết các lá đó đi sau đó dùng khăn thấm cồn lau sạch các lá trên cây để diệt mầm bệnh là được.

Nếu các bạn đảm bảo chăm sóc cây trúc nhật như vừa nêu trên thì cây trúc nhật sẽ luôn xanh tốt quanh năm. Cách chăm sóc trúc nhật rất đơn giản và không hề khó tuy nhiên các bạn cần phải làm đúng cách thì cây sẽ luôn phát triển tốt.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Thanh Long Con: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!