Xu Hướng 10/2023 # Cây Ổ Rồng: Công Dụng Của Loài Cây Có Hình Thù Kì Lạ # Top 10 Xem Nhiều | Hgpc.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cây Ổ Rồng: Công Dụng Của Loài Cây Có Hình Thù Kì Lạ # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Ổ Rồng: Công Dụng Của Loài Cây Có Hình Thù Kì Lạ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ổ rồng còn có tên gọi khác là Ổ rồng lớn, Lan bắp cải, Lan tai tượng. Cây có tên khoa học là Platycerium grande J. Sm, thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Loài cây này thuộc loài thực vật sống phụ sinh và được trồng chủ yếu để làm cảnh. Ngoài ra thảo dược này còn là một vị thuốc với nhiều tác dụng như giảm ngứa, tiêu phù, làm liền xương nên còn được tận dụng để chữa mẩn ngứa, gãy xương và chứng phù thũng

Mô tả dược liệu

Cây Ổ rồng là loài thực vật sống phụ sinh và được trồng chủ yếu để làm cảnh. Cây có thân rễ nhỏ, không có vảy. Lá cây có hai loại: lá không sinh sản to, không cuống, mọc ốp vào nhau và hướng ngược. Gốc lá thắt lại, đầu xòe rộng, dài và rộng 40 – 900cm, có thùy sâu; các thùy xẻ đôi theo kiểu lưỡng phân, gân lá nổi rõ.

Những lá này phát triển dần dần ra phía ngoài, những lá già bên trong lâu ngày khô héo biến thành lớp mùn. Lá sinh sản mảnh hơn, mọc thõng xuống, dài 1 – 2m, rộng 2 – 4cm. Phiến lá xẻ rất sâu cũng theo kiểu lưỡng phân.

Ổ túi bào tử ở kẽ rẽ đôi của phiến lá sinh sản, bào tử hình bầu dục hoặc hình thận, có màu vàng nhạt.

Phân bố sinh thái

Ổ rồng phân bố chủ yếu ở một số nước trong vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á, bao gồm các nước như Ấn độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào.

Ở Việt Nam, cây chỉ được tìm thấy ở các tỉnh miền trung và nam như Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

Cây sống bám trên thân các cây gỗ ở rừng thưa, rừng rụng lá hay nửa rụng lá. Cây sinh trưởng phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới điển hình nóng và ẩm hoặc hơi khô, nhiệt độ trung bình từ 24 – 27 độ.

Ổ rồng không thấy ở các tỉnh phía bắc, một phần có lẽ là do cây không chịu được mùa đông lạnh kéo dài. Là một loại dương xỉ phụ sinh, nên lá của cây gần giống với một số loài Bổ cốt toái về chức năng dinh dưỡng và sinh sản. Lá dinh dưỡng đồng thời có chức năng để hứng mùn, còn loại lá sinh sản mang bào tử chỉ mọc ra trong một thời gian nhất định.

Ổ rồng có dạng sống đặc biệt trong rừng mưa nhiệt đới, gần đây được nhiều người ưa chuộng trồng làm cảnh như các loài lan.

Ổ rồng có hình thù kì lạ, sống bám trên thân các cây gỗ Bộ phận dùng

Cây Ổ rồng có thể dùng hết toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Dược liệu đã được nhân dân ứng dụng nhiều. Trong thời kỳ kháng chiến, đồng bào dân tộc Ê đê ở Đắc Lắc đã có kinh nghiệm dùng cây này để làm thuốc chữa gãy xương cho quân và dân trong vùng. Họ chỉ lấy những lá không sinh sản, sau đó rửa thật sạch, băm nát, dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá khác đắp vào vết thương rồi bó lại, nhưng hiệu quả liền xương tương đối tốt.

Ở Campuchia, người dân dùng lá Ổ rồng giã nát để chữa phù ở chân và tay. Ở Malaysia, người ta thường dùng tro của cây Ổ rồng nhỏ xát vào cơ thể bệnh nhân để chữa bệnh lách sưng to.

Bài thuốc trị ghẻ ngứa ngoài da

Dùng một ít lá của cây ổ rồng. Tất cả rửa sạch, để ráo nước sau đó thêm ít muối vào giã nát đắp lên vùng ghẻ ngứa. Hoặc cũng có thể dùng lá khô đốt thành tro rồi thoa trực tiếp lên nốt ghẻ để giảm ngứa và giúp vết lở loét mau liền lại.

Bài thuốc chữa phù thũng

Lá ổ rồng sắc uống. Đồng thời giã nát lá tươi, rồi đắp lên chân tay vùng phù.

Bài thuốc giúp làm liền xương

Dùng thân, rễ và lá của cây ổ rồng. Tất cả rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng xương bị gãy. Sau đó dùng vải bó cố định lại và hạn chế vận động cho đến khi xương liền hoàn toàn.

Bài thuốc trị mẩn ngứa quanh người

Dùng lá Ổ rồng tươi.Tất cả rửa sạch, sau đó nấu cho sôi rồi dùng nước tắm hằng ngày cho đến khi mẩn ngứa biến mất hoàn toàn.

Khi sử dụng dược liệu, người dùng cần tránh nhầm lẫn với cây tổ phượng. Cây tổ phượng cũng là loài thực vật sống phụ sinh nhưng thường mọc ở núi đá và những cây thân gỗ mục nát.

Bài viết trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin về cây Ổ rồng. Tuy nhiên liều lượng dùng của dược liệu này vẫn chưa được nghiên cứu kĩ, Quý độc giả trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến chuyên gia để đạt được hiệu quả cao nhất

Thảo Quả Là Gì? Công Dụng Của Cây Thảo Quả

Nhiều người còn khá xa lạ với cái tên thảo quả cũng như những công dụng thần kì của chúng đối với sức khỏe. Hôm nay, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về thông tin về loại cây này.

Thảo quả là gì?

Cây thảo quả có tên khoa học là Amomum subulatum, có tên tiếng Anh là Black cardamom, là loài cây thuộc họ Gừng. Ở Việt Nam, người ta còn gọi nó là sa nhân cóc hay cây đò ho.

Cây thảo quả có nguồn gốc từ phía Đông dãy Himalaya nhất là các quốc gia như: Bhutan, Nepal,… và kể cả miền Trung Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây thảo quả xuất hiện chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc nhất là Hà Giang và dãy Hoàng Liên Sơn.

Cây thảo quả có thể phát triển với chiều cao khoảng 3m, thân rễ có hình cử gừng, cuống lá ngắn hoặc một số cây không có phần cuống lá. Phiến lá có dạng hình elip, thuôn dài.

Hoa thảo quả thường mọc thành chùm và có màu đỏ cam. Quả thuôn dài, màu nâu đỏ, to chừng 2cm và có nhiều sọc trên vỏ quả. Khi ăn, quả có vị ngọt, hơi đắng và đặc biệt là có mùi khá nồng.

Tác dụng của thảo quả Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Cây thảo quả có công dụng giúp kích thích các dịch vị trong hệ tiêu hóa tiết ra nhiều hơn, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra một cách trôi chảy. Ngoài ra, các hợp chất có trong thảo quả còn giúp trung hòa nồng độ acid trong dạ dày từ đó hạn chế các bệnh như viêm loét dạ dày,…

Cải thiện hô hấp

Thảo quả còn được khoa học chứng minh là có tác dụng chữa trị một số các vấn đề về hô hấp như: Ho gà, hen suyễn, viêm phế quản,… Cơ chế của nó là làm ấm đường hô hấp, tiêu đờm, giúp không khí lưu thông qua phổi dễ dàng hơn từ đó làm giảm các triệu chứng đau họng, ho, cảm.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Làm đẹp da

Nhiều thành phần chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất như: Vitamin C, mangan có trong thảo quả sẽ giúp hạn chế tình trạng lão hóa da. Chính vì vậy mà nhiều hãng mỹ phẩm thường thêm thành phần này vào các sản phẩm mỹ phẩm của họ để đạt được những hiệu quả trên.

Giải độc cơ thể

Nhiều kết quả thử nghiệm cho thấy thảo quả có tác dụng tích cực đến hoạt động của gan và thận, giúp chúng dễ dàng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể hơn.

Tăng cường miễn dịch

Nhiều bệnh gây ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị yếu, bổ sung thảo quả sẽ có thể giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế bệnh tật.

Công dụng của thảo quả Trong ẩm thực

Thảo quả có vị cay nóng, làm tăng hương vị cho món ăn vì thế được sử dụng nhiều trong các nền ẩm thực. Người ta phơi khô, đập bỏ phần vỏ để lấy hạt bên trong. Hạt quả thảo có tác dụng làm tăng hương vị cho các món phở, cháo, giảm lượng caffeine trong các món đồ uống như trà, cà phê hoặc dùng để pha nước chấm.

Trong y học

Bài thuốc chữa sốt rét

Bài thuốc chữa đi đại tiện ra máu, xích bại lị

Bài thuốc trị đau bụng, tiêu chảy

Lưu ý quan trọng khi sử dụng thảo quả

Advertisement

Thảo quả có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ, tuy nhiên cần lưu ý một số điều để việc sử dụng thảo quả hiệu quả hơn:

Thảo quả không dùng cho người bị bệnh âm huyết huyết hư.

Sử dụng thảo quả trong thời gian dài cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Không dùng thảo quả cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Không dùng cho bệnh nhân bị sỏi thận.

Mua thảo quả ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thảo quả có thể tìm thấy ở những nhà thuốc Đông y và vùng Tây Bắc. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt hàng qua các trang thương mại điện tử lớn với giá bán của thảo quả khoảng 90.000 – 250.000 đồng/kg.

Vừa rồi là tất cả những thông tin xoay quanh cây thảo quả mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có thêm cho mình thật nhiều thông tin bổ ích.

Nguồn: Vinmec

Cách Chăm Sóc Cây Móng Rồng

Trồng cây móng rồng là việc khá khó khăn nếu bạn không sống trong vùng khí hậu cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Tìm hiểu cách chăm sóc loại cây nhiệt đới phát triển nhanh được trồng phổ biến ở Đông Nam Á cho hoa thơm và tinh dầu thơm này.

Cây móng rồng (Artabotrys hexapetalus), hay còn gọi là Ylang Ylang, là một loại cây bụi có hoa, hoa của nó nổi tiếng với hương thơm ngọt ngào kỳ lạ. Những bông hoa màu vàng của cây này rất thơm. Những bông hoa ban đầu có màu xanh lục và “chín” dần khi chuyển sang màu vàng với độ bền rất lâu và mùi dễ chịu. 

Có nguồn gốc từ Đông Nam Á, móng rồng là cây nhiệt đới thuộc họ Annonaceae (họ đường táo). Cái tên “ylang-ylang” mà nó mang có nghĩa là “hoa của hoa”. Cây thường xanh này có thể cao từ 35 đến 65 feet. Cây cho ra những bông hoa đẹp, cánh hoa hình hơi cong nhọn như móng rồng, có màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang vàng nhạt và cuối cùng là màu vàng tươi. Hương thơm ngọt ngào của hoa có thể lan tỏa từ rất xa và mạnh mẽ hơn khi có gió hoặc không khí ẩm ướt xung quanh.

Cây này cũng được coi là một loài hương liệu vì nó được trồng rộng rãi để phục vụ cho ngành công nghiệp nước hoa, chế tạo tinh dầu thơm. Đây cũng là loại cây cảnh trang trí sân vườn phổ biến. Móng rồng phát triển tương đối nhanh và không có dịch hại, và sau khi trồng không cần sự chăm sóc quá cầu kì, tỉ mỉ. Miễn là bạn cung cấp một môi trường thích hợp cho cây, nó sẽ phát triển mạnh trong khu cảnh quan nhà của bạn.

Cách chăm sóc cây móng rồng

Cây móng rồng khi đã phát triển thành cây trưởng thành thì không thích đất ẩm ướt. Cây ưa thích đất khô thoát nước tốt. Khi tưới nước, hãy kiểm tra xem lớp nền đất có khô hay không, nếu khô thì mới thật sự cần phải tưới.

Thêm các chất mùn hoặc mùn than, bùn hữu cơ vào đất khi bạn trồng. Bạn có thể thêm vào đất các loại phân chuồng đã được ủ kĩ để làm giàu thêm các chất dinh dưỡng cho đất thêm màu mỡ.

Móng rồng là một cây thân gỗ rất yếu. Nó có thể dễ dàng bị đổ, gãy thân trong gió mạnh, vì thế, nếu bạn trồng cây ở một nơi nhiều gió, nên trồng cây dưới bóng mát của tòa nhà cao tầng hoặc dưới một cây lớn hơn để có thể bảo vệ cho móng rồng.

Bón phân cho cây mỗi tháng một lần, từ cuối mùa xuân đến cuối mùa hè với một loại phân bón chuyên dụng cho cây hoa cảnh. Thông thường, những phân bón này có chứa rất ít hoặc không có nitơ, và điều này khuyến khích cho việc nở hoa chứ không phải là sự phát triển của cành và lá trong suốt mùa sinh trưởng.

Vì đây là một cây mà khi trưởng thành sẽ phát triển rất cao, nên việc tỉa cành thường xuyên là cần thiết để giữ lại hình dạng ổn định và cây đứng vững vàng hơn. Cắt tỉa thường xuyên cũng giúp tập trung dinh dưỡng cho việc nở hoa hơn là phát triển cành lá.

Móng rồng là một cây có khả năng tự kháng bệnh và nở hoa trong suốt cả năm sau khi được trồng và trưởng thành. Nên trồng cây theo hướng Nam, cây phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng mặt trời đầy đủ. Bạn cũng không nên trồng nhiều cây móng rồng trong một khu vực vì khi ra quá nhiều hoa mùi sẽ quá nồng nặc, khó chịu, nhất là đối với những người bị viêm mũi dị ứng.

Cách trồng cây móng rồng

Trồng móng rồng bằng hạt tốt hơn là trồng bằng cách ươm nhánh. Hãy đảm bảo rằng bạn ngâm hạt giống trong nước ấm trong ít nhất một giờ. Sau đó, bạn có thể gieo chúng trong một loại đất chất lượng tốt, tơi xốp và đã được ủ sẵn một số loại phân bón lót, phân hữu cơ. Giữ cho đất ẩm cho đến khi nảy mầm. Phải mất một thời gian dài để nảy mầm (đôi khi lên đến bốn tháng). Khi hạt đã nảy mầm thành cây giống, đạt đến một kích thước nhất định khoảng từ 15- 20 cm thì có thể đem cây giống đi trồng.

Nếu bạn đang có kế hoạch trồng cây móng rồng, một trong những yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần phải xem xét là đất. Đất trồng nên là đất thịt pha cát, được đào xới tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt. Độ sâu của đất cần đạt đến khoảng tối thiểu là 20 inch. Chuẩn bị đất trong một khu vực có ánh nắng mặt trời đầy đủ.

Vì đây là một cây nhiệt đới, nên cây đòi hỏi mức độ ẩm tốt để có thể tạo ra nhiều hoa thơm hơn. Nếu trồng ở nơi ẩm ướt hoặc nhà kính, cây sẽ nở quanh năm và phát triển tốt hơn. Nên trồng cây theo hướng Nam. Tưới nước cho cây ngay sau khi trồng và giữ ẩm hàng ngày cho đất.

Cây móng rồng có tác dụng gì?

Trước hết, đây là một loại cây cảnh có hoa thơm, được trồng để trang trí và làm mát không khí, cảnh quan, mang lại hương thơm ngọt ngào, thư giãn từ những bông hoa vàng ươm chín mọng. Người ta cho rằng hoa của cây là những người bạn có thể làm mới tâm trạng và ngửi mùi hương ấy có thể cải giúp giảm stress, cải thiện giấc ngủ và giảm căng thẳng. Hoa cũng được ứng dụng trong ngành công nghiệp nước hoa và điều chế tinh dầu tự nhiên. Lá cây móng rồng khi nghiền nát và đắp lên các vết thương ngoài da có khả năng chữa lành nhanh hơn.

Có tác dụng như liều thuốc an thần: Dầu này giúp chống lại trầm cảm vì nó sẽ thư giãn cơ thể và tâm trí của bạn. Nó là một phương pháp điều trị tuyệt vời cho tất cả những người bị suy nhược thần kinh hoặc trầm cảm cấp tính do cú sốc tâm lý, chấn thương vùng đầu hoặc tai nạn. Trong một nghiên cứu được tiến hành ở Thái Lan, dầu  hoa móng rồng được phát hiện thấy là hữu ích trong điều trị trầm cảm và căng thẳng ở người. Trong một nghiên cứu khác của Malaysia, các tình nguyện viên đã đánh giá tinh dầu hoa móng rồng có khả năng đem lại một hiệu ứng thư giãn rất tích cực.

Chống nhiễm trùng: Tinh dầu hoa móng rồng có chứa các đặc tính khử trùng vết thương, ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật và bảo vệ bạn khỏi nhiễm khuẩn, vi-rút và nấm. Nó làm cho quá trình chữa lành vết thương diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn. Bất kỳ vết thương hoặc vết cắt nào bị mài mòn theo thời gian đều có thể được xử lý bằng tinh dầu hoa móng rồng.

Giảm huyết áp: Có hàng ngàn người trên toàn thế giới ngày nay bị huyết áp cao , và các loại thuốc có sẵn để hạ thấp nó có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Ylang ylang dầu là một giải pháp thông minh và dễ dàng. Nó không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Trong một nghiên cứu của Hàn Quốc, việc hít phải ylang ylang được tìm thấy để hạ thấp mức huyết áp, đồng thời cải thiện sức khỏe tim mạch trong quá trình này.

Mang lại cho bạn làn da đẹp: Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu móng rồng để có một làn da đẹp, mịn màng và trắng hồng tự nhiên. Tinh dầu này có khả năng bổ sung, cân bằng ẩm và dưỡng da rất hiệu quả. Hơn nữa, đây còn là một loại thuốc chữa bệnh Eczema, một bệnh ngoài da lấy đi vẻ đẹp và sự khỏe mạnh của làn da bạn. Bạn có thể chữa trị tình trạng bệnh này và làm giảm sự kích ứng, mẩn đỏ da bằng cách điều chỉnh việc sản xuất bã nhờn.

Tác dụng dưỡng tóc: Tinh dầu móng rồng cũng được biết đến với lợi ích cho việc dưỡng tóc theo nhiều cách – nó có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc, điều trị khô da đầu, và thậm chí tăng cường mọc tóc. Dầu kích thích da và kiểm soát sự bài tiết của bã nhờn, cuối cùng cho chúng ta một da đầu khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe tóc.

Cây Bạc Hà Có Những Tác Dụng Gì ?

Cùng tham khảo những lợi ích ấn tượng của bạc hà!

Bạc hà, một loại thảo mộc phổ biến được khoa học gọi là Mentha, tên tiếng Anh gọi là Mint, có một số lợi ích bao gồm tiêu hóa và giảm cân phù hợp, giảm buồn nôn, trầm cảm, mệt mỏi và nhức đầu.

Nó được sử dụng trong điều trị hen suyễn, mất trí nhớ và các vấn đề về chăm sóc da. Loại cây này nổi tiếng và có hơn hai chục loài và hàng trăm giống. Nó là một loại thảo dược đã được sử dụng hàng trăm năm bởi các tính chất dược liệu đáng chú ý của nó.

Thị trường có đầy đủ các sản phẩm như kem đánh răng, kẹo cao su, làm mát hơi thở, kẹo và thuốc hít, có bạc hà làm thành phần cơ bản. Loại cây này có rất nhiều lợi ích đáng để ta dành thời gian chăm sóc một khóm nhỏ trong nhà để tận dụng hết công dụng của nó.

Tác dụng của bạc hà Ẩm thực

Lá, tươi hoặc khô, là nguồn ẩm thực bạc hà. Bạc hà tươi thường được ưu tiên hơn bạc hà khô khi lưu trữ bạc hà không phải là một vấn đề. Lá có hương vị ngọt, tươi, thơm, ngọt với dư vị mát mẻ, và được sử dụng trong trà, đồ uống, thạch, xi-rô, kẹo và kem. Trong ẩm thực Trung Đông , bạc hà được sử dụng trên các món thịt cừu , trong khi ẩm thực Anh và ẩm thực Mỹ , nước sốt bạc hà và bạc hà được sử dụng tương tự.

Bạc hà là một thành phần cần thiết trong trà Touareg , một loại trà phổ biến ở các nước Bắc Phi và Ả Rập. Đồ uống có cồn đôi khi có bạc hà để tăng hương vị hoặc để trang trí, chẳng hạn như mojito, Crème de menthe là một loại rượu mùi bạc hà được sử dụng trong các loại đồ uống.

Tinh dầu bạc hà được sử dụng rộng rãi như hương liệu trong nước hoa xịt hơi thở, nước uống, nước súc miệng khử trùng , kem đánh răng , kẹo cao su , món tráng miệng , và bánh kẹo , chẳng hạn như kẹo bạc hà, bạc hà sô cô la . Các chất cung cấp cho bạc hà hương vị đặc trưng của nó là menthol (hương thơm chính của bạc hà và bạc hà Nhật Bản) và pulegone (trong bạc hà pennyroyal và Corsica)

Lợi ích sức khỏe của lá bạc hà Hỗ trợ trong tiêu hóa

Bạc hà là một món khai vị tuyệt vời, cũng là một chất làm sạch mặt vòm miệng hiệu quả. Nó cũng thúc đẩy tiêu hóa và làm dịu dạ dày trong trường hợp khó tiêu hoặc viêm. Khi dạ dày của bạn cảm thấy bị bệnh, uống một tách trà bạc hà có thể giúp bạn giảm đau.

Hương thơm của loại thảo dược này kích hoạt tuyến nước bọt trong miệng cũng như các tuyến tiết ra các enzym tiêu hóa, qua đó tạo điều kiện cho việc tiêu hóa. Những thuộc tính này là lý do tại sao bạc hà được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật ẩm thực.

Nhiều quốc gia đã coi bạc hà như là một phần của món khai vị hoặc như một phần tử của chất tẩy rửa vòm miệng, để được ăn trước khi ăn các món chính để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả hơn, giúp họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Điều trị buồn nôn & nhức đầu

Lá bạc hà, đặc biệt là lá mới xay, giúp bạn đối phó với các biểu hiện buồn nôn và đau đầu. Mùi thơm bạc hà mạnh mẽ và tươi mới là một phương thuốc chữa bệnh buồn nôn nhanh chóng.

Sử dụng dầu bạc hà hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác có hương vị bạc hà và các vấn đề về dạ dày của bạn sẽ được giảm bớt. Trong thực tế, nhiều người giữ dầu tinh dầu bạc hà hoặc các sản phẩm có hương vị bạc hà bên cạnh họ mọi lúc để tránh buồn nôn.

Ngăn ngừa rối loạn hô hấp

Hương thơm mạnh mẽ của loại thảo mộc này rất hiệu quả trong việc làm sạch tắc nghẽn mũi, cổ họng, phế quản và phổi, giúp giảm các rối loạn hô hấp thường do hen và cảm lạnh thông thường. Khi bạc hà nguội đi và làm dịu cổ họng, mũi và các cơ quan hô hấp khác, nó cũng làm giảm kích ứng gây ho mãn tính.

Đây là lý do chính tại sao rất nhiều loại thuốc ho, thuốc thông mũi được điều chế dựa trên bạc hà. Không giống như các ống hít trên bình xịt, những người sử dụng bạc hà trong điều trị tắc nghẽn các cơ quan hô hấp có xu hướng hiệu quả hơn và thân thiện với môi trường.

Điều trị bệnh suyễn

Hỗ trợ cho con bú

Đối với nhiều phụ nữ, việc cho con bú sữa mẹ là một phần tuyệt vời của việc nuôi một đứa trẻ, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến vú và núm vú của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu bạc hà có thể làm giảm các vết nứt núm vú và cảm giác đau thường đi kèm khi cho con bú.

Giảm trầm cảm và mệt mỏi

Bạc hà là một chất kích thích tự nhiên và mùi hương của nó có thể đủ để sạc năng lượng cho bạn và làm cho bộ não của bạn hoạt động ở mức cao hơn nữa.

Nếu bạn cảm thấy uể oải, lo âu, chán nản hoặc đơn giản là kiệt sức, bạc hà và tinh dầu bạc hà sẽ rất hữu ích. Bạn có thế ăn vài nhánh lá bạc hà, hoặc dùng tinh dầu bạc hà bôi tại chỗ, hoặc hít mùi hương, đều có thể cung cấp cho bạn một sự thúc đẩy rất cần thiết.

Một cách phổ biến để có được kết quả tốt một cách dễ dàng là đặt một vài giọt tinh dầu bạc hà lên gối của bạn vào ban đêm và để nó hoạt động trên cơ thể và tâm trí của bạn trong khi bạn ngủ.

Chăm sóc da

Trong khi dầu bạc hà là một chất khử trùng và chống ngứa tốt, nước ép thu được từ bạc hà là chất tẩy rửa da tuyệt vời. Nó giúp làm dịu da và giúp chữa bệnh nhiễm trùng và ngứa.

Ngoài việc là một cách tốt để giảm nổi mụn, nó thậm chí có thể làm giảm một số triệu chứng của mụn trứng cá. Đặc tính chống ngứa của nó có thể được sử dụng để điều trị côn trùng cắn như muỗi, ong mật, ong bắp cày. Cảm giác làm mát sẽ giúp bạn khỏi bị kích thích và sự chà xát liên tục khi gãi ngứa có thể làm xước, và bản chất chống viêm của bạc hà sẽ làm giảm sưng.

Dầu bạc hà thường là thành phần cơ bản của các sản phẩm chống côn trùng, vì mùi thơm mạnh không hấp dẫn đối với hầu hết các loài côn trùng.

Ngăn chặn suy giảm trí nhớ

Một nghiên cứu gần đây đã khám phá rằng những người thường xuyên sử dụng kẹo cao su, trong đó các thành phần hoạt chất chính là bạc hà, có mức độ lưu giữ trí nhớ cao hơn và sự tỉnh táo tinh thần hơn so với những người không sử dụng.

Các chất kích thích của bạc hà, một lần nữa, đã cho thấy một lý do khác để bạn thường xuyên nhai thanh kẹo cao su trong miệng hoặc nhai kẹo bạc hà khi bạn cảm thấy tinh thần kém tỉnh táo, thiếu năng lượng, trí nhớ kém.

Giảm cân

Ngoài tất cả các lợi ích sức khỏe khác của bạc hà, nó cũng có thể là một sự trợ giúp đắc lực trong quá trình nỗ lực giảm cân lành mạnh của bạn. Bạc hà là một chất kích thích, như chúng tôi đã đề cập, nhưng nó cũng kích thích các enzyme tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và tiêu thụ chất béo, biến nó thành năng lượng có thể sử dụng.

Vì vậy, bằng cách thêm bạc hà vào chế độ ăn uống của bạn, bạn đang tăng lượng chất béo đang được tiêu thụ và đưa vào sử dụng, thay vì được lưu trữ và góp phần tăng cân.

Chăm sóc răng miệng

Kể từ khi bạc hà có tính chất diệt khuẩn và nhanh chóng làm mát hơi thở, nó cải thiện thêm sức khỏe răng miệng bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại bên trong miệng và bằng cách làm sạch lưỡi và răng.

Đây là lý do tại sao bạc hà được sử dụng để chà xát trực tiếp trên răng và nướu răng để làm sạch miệng và loại bỏ các hình thức phát triển nguy hiểm của vi khuẩn trong khoang miệng.

Ngày nay, vì lí do đó, bạc hà là một trong những thành phần phổ biến nhất trong thuốc đánh răng, nước súc miệng và các sản phẩm vệ sinh răng miệng khác. Tất nhiên, cách dễ nhất để có được những kết quả này chỉ đơn giản là nhai lá.

Chống dị ứng

Cây bạc hà chứa chất chống oxy hóa và chống viêm được gọi là axit rosmarinic. Điều này đã được nghiên cứu về hiệu quả của nó trong việc làm giảm các triệu chứng dị ứng theo mùa, tiết lộ một điều trị tự nhiên đầy hứa hẹn.

Ngăn ngừa ung thư

Nghiên cứu hiện tại cho thấy một số enzyme có thể được tìm thấy trong bạc hà có thể giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư .

Hương thơm trong phòng và hương liệu

Được biết đến trong thần thoại Hy Lạp như là loại thảo dược hiếu khách, một trong những ứng dụng được biết đến đầu tiên của bạc hà ở châu u là một chất khử mùi trong phòng.

Thảo dược này được trồng rải rác trên khắp mặt đất để che mùi của đất cứng. Bước trên bạc hà giúp lan tỏa mùi hương của nó khắp không gian. Nó cũng được trồng trong phòng với công dụng tương tự, nhưng người ta sẽ sử dụng tinh dầu để khử mùi trong phòng nhiều hơn là trồng trực tiếp cây này.

Ngày nay, nó thường được sử dụng cho hương liệu thông qua việc sử dụng các loại tinh dầu.

Những điều cần ghi nhớ khi sử dụng bạc hà

Giống như nhiều loại thảo mộc, bạc hà có thể có ảnh hưởng xấu đến một số người.

Dầu bạc hà, nếu dùng với liều lượng lớn, có thể độc hại. Tinh dầu bạc hà tinh khiết là độc hại và không bao giờ nên được thực hiện trong nội bộ.

Không bôi dầu bạc hà lên mặt trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ vì nó có thể gây co thắt ức chế hơi thở.

Hãy thận trọng với các sản phẩm bạc hà nếu bạn đã hoặc đã từng có sỏi mật .

Hỏi ý kiến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn để xác định liệu bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang và sẽ sử dụng có thể gây tác dụng không mong muốn khi sử dụng với dầu bạc hà hay không.

Sâm Đương Quy Có Tác Dụng Gì? Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cây Sâm Đương Quy

Người đăng:

Lường Toán

Sâm đương quy là gì?

Sâm đương quy còn được gọi với cái tên khác là tần quy, can quy thường dùng cho nữ giới. Đây là một loại cây thân thảo lớn, với tuổi thọ lâu năm, với chiều cao khoảng từ 40- 80cm, hoặc có thể cao hơn. Cây này có hoa mọc thành tán kép màu trắng khoảng 10-30 bông, chúng nở rộ vào tầm tháng 7 đến tháng 8. Chúng kết trái sau đó và có màu tím. 

Sâm đương quy có nhiều loại cần phân biệt

Trong đó sâm đương quy phát triển từ phần rễ củ của cây với kích thước khá to, có màu nâu vàng và được chia thành nhiều nhánh, phân thành rễ con bám xung quanh. Nếu nhìn sơ qua thì chúng có nét khá giống với rễ nhân sâm với màu trắng trong của thịt, khá chắc dẻo, có màu trắng hồng và mùi thơm khá đặc trưng. Với những người từng được nếm vị thì rất dễ phân biệt loại này.

Sâm đương quy được chia thành nhiều rễ nhánh do vậy mà chúng có đặc điểm sau:

Rễ chính được xem là phần rễ chính lớn nhất, còn được gọi với tên khác là Quy đầu có đường kính khoảng 1.5 – 4cm, với đầu tù và tròn. Đây là bộ phận có giá trị dinh dưỡng rất cao

Quy thân là phần rễ đã được cắt bỏ phần đầu và đuôi, được dùng để bồi bổ khí huyết.

Còn quy vĩ là tên gọi của các rễ phụ hay rễ nhánh với đường kính khoảng 0.3 – 1cm và có giá trị thấp hơn.

Xuất xứ và phân bố của cây tầm bóp

Sâm Đương Quy có nguồn gốc từ Trung Quốc, chủ yếu được phân bố tại nơi có khí hậu lạnh lẽo, với khoảng cách từ mực nước biển trong 2000- 3000m. Khí hậu này tốt cho nhân sâm phát triển tốt, nhiều dưỡng chất và mang lại củ rất to.

Trong khi đó sâm đương quy du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960, tuy nhiên thời điểm đó cây chưa được chú trọng nhiều nên không phát triển mạnh. Trong đó chỉ có Sapa cùng với một số nơi xung quanh Hà Nội là đạt đủ điều kiện về khí hậu và môi trường để phát triển tốt nhất loại cây này.

Cho đến nay nhờ vào kỹ thuật trồng trọt mà sâm đương quy đã được phát triển tại các vùng núi cao tại Tây Bắc bao gồm Lào Cai, Lai Châu và Hòa Bình. Bên cạnh đó còn một số nơi tại Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đăk Lăk… Với sự phát triển này có tác dụng to lớn trong việc phát triển ngành y tế tại Việt Nam.

Một số nghiên cứu cho thấy, sâm đương quy cũng có giá trị dinh dưỡng tương đương như sâm rừng. Và với sự phát triển rộng rãi hiện nay thì người dùng có thể dễ dàng mua.

Ứng dụng của sâm đương quy

Sâm đương quy mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao trong việc chữa bệnh vô cùng hiệu quả và an toàn với người dùng. Theo y học cổ truyền, loại loại dược liệu này thường có tính ấm, vị ngọt và vị hơi cay, quy trực tiếp vào Tâm, Tỳ, Can. Do vậy mà dược liệu này có tác dụng hỗ trợ cải thiện rất nhiều vấn đề cho sức khỏe cực kỳ tốt.

Gía trị dinh dưỡng của cây sâm đương quy

Một số nghiên cứu cho thấy, sâm đương quy có chứa rất nhiều các thành phần hóa học tự nhiên tốt cho sức khỏe. Trong đó kể đến phần tinh dầu khá cao, chiến đến 0,26%, cao hơn so với một số loại sâm khác. Nếu bạn kết hợp với một số chất khác sẽ mang lại rất nhiều công dụng để tăng cường sức khỏe và cải thiện rất nhiều bệnh lý. Cụ thể như sau:

Hàm lượng 0,2 – 0,4% tinh dầu ( có hơn 40 các loại acid tự do): Lượng tinh dầu trong sâm đương quy còn phụ thuộc vào loại cây được trồng ở từng vùng. Chúng có tác dụng rất tốt trong tăng cường sức đề kháng, bồi bổ khí huyết, hạ huyết áp đồng thời hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý khác.

Acid hữu cơ ferulic: hoạt chất có tác dụng ngăn chặn sự ngưng tập của tiểu cầu trong cơ thể.

Ligustilide: có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu đến những cơ quan trong cơ thể hiệu quả hơn, tăng cường khả năng vận động, sinh lực và năng lượng cho người dùng.

N-butylphthalide: dùng để điều trị bệnh thiếu máu thường gặp với người bị thiếu máu do cơ địa hay người sau phẫu thuật..

Polysaccharide: Có khả năng loại bỏ khối u nguy hiểm trong cơ thể đồng thời giúp tăng cường khả năng hệ miễn dịch.

Phytoestrogen: có tác dụng chống viêm và ức chế khả năng co bóp tử cung quá mức đối với nữ giới.

Coumarin: có tác dụng giúp bổ máu và giãn nở động mạch vành.

Sterol: có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh tim mạch, đồng thời loại bỏ những tế bào ung thư

Vitamin B1,B12,E: có tác dụng tăng cường sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, và giúp bổ huyết, đồng thời tăng cường sức đề kháng và có chức năng tái tạo các tế bào mới cần thiết cho cơ thể.

Brefeldin: tốt cho xương khớp, đồng thời sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức cơ cực kỳ hiệu quả.

Sâm đương quy còn bổ sung một số vi lượng khác cực tốt như: Nhôm, canxi, đồng, kẽm, crom, magie…

Tác dụng của sâm đương quy

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược HCM, nhiều nghiên cứu cho thấy sâm đương quy rất tốt cho sức khỏe. Tùy vào cách phối hợp dược liệu, sâm đương quy vừa tốt cho nam giới, nữ giới mà còn tăng cường xương khớp và làm giảm mụn rất tốt.

Sâm đương quy tốt cho nữ giới

Sâm đương quy còn được biết đến với cái tên “nhân sâm cho phụ nữ”. Từ xa xưa thì dược liệu này được chứng minh tốt cho phái đẹp mà không phải dược liệu nào cũng có được. Cụ thể, sâm đương quy giúp bồi bổ khí huyết, đồng thời giúp kích thích sản sinh nội tiết tố nữ để hỗ trợ giải quyết những vấn đề về da như sạm, nám da, giảm mụn đồng thời cải thiện triệu chứng bất thường như tắt kinh, bế kinh hay đau bụng kinh. Đó là lý do chị em thường xuyên tìm kiếm loại dược liệu này.

Theo đông y, củ Đương quy còn được dùng để bổ huyết hoạt huyết, chỉ huyết do vậy có thể được dùng để cải thiện những triệu chứng như tắt kinh, rối loạn kinh nguyệt. Theo Tây y thì loại dược liệu này được chứng minh có chứa Phytoestrogen giúp thư giãn tử cung đồng thời giúp chống viêm vô cùng hiệu quả. Từ đó, dược liệu này giúp làm giảm nhanh những triệu chứng đau bụng khi “đến tháng” của chị em hay giảm đau bụng cho phụ nữ sau sinh.

Sâm đương quy ngâm rượu dùng cho nam giới

Bên cạnh đó, đương quy thường không liên kết trực tiếp với những thụ thể estrogen và chúng cũng không thể làm dày màng nhầy trong tử cung vào thời kì kinh nguyệt. Dù vậy thì thảo dược này lại có thể giác động làm thay đổi gián tiếp về nội tiết tố nữ, tăng cường ham muốn ở nữ giới. Từ đó giúp cải thiện những triệu chứng lãnh cảm thường gặp ở phụ nữ.

Không chỉ vậy, nhờ vào tác dụng bồi bổ máu và điều hòa nội tiết tố nữ ổn định. Do vậy chị em có thể cải thiện được những vấn về về da mụn do thay đổi nội tiết tố bất thường. Ngoài ra, dược liệu này mang đến công dụng tăng cường sinh dưỡng cho nữ giới giúp phát triển tuyến vú, tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ hóa cơ thể.

Phụ nữ muốn lấy lại tuổi thanh xuân thì có thể dùng sâm đương quy trong một số bài thuốc hay món ăn từ sẽ giúp cải thiện làn da mịn màng, giảm vết nhăn, chống lão hóa cực, giúp tóc đen và dày hiệu quả.

Tăng cường hệ miễn dịch

Polysaccharide cùng với các khoáng chất, vitamin và các tinh dầu đều được xem là hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt là người có cơ địa yếu như người đang bị chấn thương hay phụ nữ sau sinh.

Một số nghiên cứu cho thấy, sâm đương quy tăng cường khả năng thực bào của đại thực bào, đồng thời giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa của những lympho bào, giúp kích thích sự sản sinh kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng cho người dùng. Bởi vậy mà thảo dược này có thể sử dụng cho người bị suy nhược cơ thể hay mắc phải một số bệnh do hệ miễn dịch hoạt động kém, một số bệnh như đau bụng, viêm họng, viêm phế quản và viêm amidan,..

Bồi bổ khí huyết

Sâm đương quy có tác dụng gì? Không thể không nhắc đến khả năng bồi bổ khí huyết. Trong đó hàm lượng chất Ligustilide có trong sâm có khả năng tăng cường hệ tuần hoàn máu. Trong đó phải kể đến N-butylphthalide giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. Cùng với các loại vitamin B12 và acid folic có khả năng tăng sinh các tế bào hồng cầu để giúp cơ thể đủ máu.

Loại thảo dược này còn giúp cải thiện tình trạng máu xấu đồng thời giải quyết một số vấn đề như tình trạng cơ thể xanh xao, mệt mỏi, môi thâm, tóc bạc sớm, ăn uống kém. Chắc chắn sau một khoảng thời gian thấy tình trạng này được cải thiện rất rõ rệt.

Tốt cho não bộ

Các hoạt chất trong loại dược liệu trên có khả năng hỗ trợ tuần hoàn máu giúp tăng cường đưa máu lên não nhằm giúp cải thiện những vấn đề trí nhớ kém, chóng mặt, hay quên, hay đau đầu. Bên cạnh đó thì những thành phần này còn có tác dụng ngăn chặn sự kết dính tại tiểu cầu, qua đó sẽ hỗ trợ điều trị những triệu chứng viêm tắc tĩnh mạch và huyết khối não rất hiệu quả.

Kháng khuẩn, chống viêm

Sâm đương quy có khả năng kháng khuẩn chống viêm của khá tốt. Đây là công dụng được đánh giá rất cao trong dược liệu. Theo đó thì tinh chất trong loại thảo dược này có khả năng làm giảm tính thẩm thấu trong huyết quản, do vậy chúng có khả năng ức chế những chất gây viêm mà tiểu cầu 5TH sản sinh trong cơ thể. Từ đó chúng sẽ giúp loại bỏ tình trạng viêm nhiễm bên trong do một số bệnh lý gây ra.

Hoặc bạn có dùng sâm đương quy sắc nước uống có tác dụng ức chế sự sinh sản và phát triển của những loại vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả hay liên cầu khuẩn tán huyết,… rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Nhà Cây Cho Mèo Là Gì? Tác Dụng Nhà Cây Cho Mèo, Cách Tự Làm Nhà Cây Đơn Giản

Nhà cây có rất nhiều vai trò trong việc chăm sóc sức khỏe cho những chú mèo. Nếu bạn đã và đang chuẩn bị nuôi một chú mèo thì đây sẽ là món quà ý nghĩa đối với chúng.

Nhà cây cho mèo là gì?

Nhà cây cho mèo còn đc gọi là “cat tree”, không chỉ là không gian nghỉ ngơi mà còn cấu tạo bởi các thanh cào móng mèo với các bề mặt phẳng có nhiều hình dạng khác nhau.

Bất kỳ “hoàng thượng” nào cũng yêu thích các mẫu nhà cây có thiết kế bắt mắt. Hiện nay, nhà cây có nhiều hình dạng rất phong phú, nhưng thông thường chúng được cấu tạo nên từ những cột trụ thẳng đứng, một vài mặt phẳng cho mèo nằm và một số ngóc ngách để tạo không gian riêng tư cho chúng

Tác dụng của nhà cây cho mèo

Mèo là động vật ưa sạch sẽ và cũng khá nhạy cảm, dễ bị stress. Việc làm nhà cây với các trụ cào móng giúp cho “boss” nhà bạn có nơi thư giãn. Với những trụ cao này thì mèo có thể tự do chạy nhảy, leo trèo nghịch ngợm và còn có thể cào móng, mài móng tại các trụ của nhà cây. Việc xây dựng nhà cây cho mèo giúp hạn chế làm trầy xước, hư hỏng đồ đạc.

Với những ngôi nhà cây xinh xắn thì chắc chắn mèo cưng sẽ không còn buồn chán khi bạn vắng nhà. Ngược lại chúng trở nên thích thú, năng động và có thể tự chơi đùa trong không gian của riêng mình. Đây là nơi chúng thoải mái đùa nghịch, tập thể dụcvà ngủ.

Cách tự làm nhà cây đơn giản Vật liệu cần chuẩn bị

Dây thừng cỡ vừa

Thùng carton: chọn kích thước phù hợp nhất với mèo nhà bạn sao cho khi dán lại tạo thành một dốc nghiêng vừa phải và chắc chắn.

Keo dán gỗ

Kìm bấm gỗ

Cách làm nhà cây đơn giản

Bước 1: Chuẩn bị các thanh gỗ và mẫu tạo hình vừa ý, dùng keo cố định các thanh gỗ lại với nhau theo mẫu đã tạo hình.

Bước 2: Sau đó, cố định các thanh gỗ lại lần nữa bằng đinh và búa để trụ cào được chắc chắn.

Bước 3: Cố định một đầu dây thừng bằng kìm bấm gỗ (cần giấu mối bấm này ở đỉnh đầu thanh gỗ), quấn đoạn dây thừng xung quanh trụ nhà cây sao cho từng lớp khít sát với nhau và cố định đầu dây còn lại.

Bước 4: Kiểm tra lại toàn bộ trụ cào móng cho mèo vừa làm và trang trí thêm tùy theo sở thích của bạn

Advertisement

Hoặc bạn có thể tham khảo một số mẫu trụ cào móng cho mèo sau đây để có thêm nhiều ý tưởng:

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Qua bài viết trên về tác dụng và hướng dẫn cách tự làm nhà cây cho các chú mèo cưng của bạn tại ngay tại nhà vừa nhanh vừa đơn giản. Hy vọng bạn và “boss” có những phút giây thư giãn và thoải mái cùng với nhau.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Ổ Rồng: Công Dụng Của Loài Cây Có Hình Thù Kì Lạ trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!