Bạn đang xem bài viết Các Tác Dụng Phụ Của Thuốc Ngủ Bạn Cần Biết được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1.1 Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc ngủ
Các tác dụng phụ của các thuốc ngủ thường gặp như
Tình trạng ngứa ran ở lòng bàn tay, cánh tay, bàn chân, kể cả cẳng chân
Cảm thấy khó giữ thăng bằng
Xuất hiện các cơn chóng mặt, buồn ngủ vào ban ngày,
Khô miệng
Thay đổi cảm giác ăn uống như thèm ăn hoặc chán ăn
Tình trạng ợ nóng, ợ hơi
Táo bón hoặc tiêu chảy, đau dạ dày
Người bệnh đau đầu, suy nhược, tinh thần chậm chạp vào ngày hôm sau
Xuất hiện những giấc mơ bất thường, …
+ Các dạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
1.2 Parasomnias là một tác dụng phụ phức tạp của thuốc ngủ
Ngoài những tác dụng phụ kể trên thì một số loại thuốc ngủ khác có tác dụng phụ phức tạp hơn
Đó có thể là các triệu chứng xuất hiện những rối loạn xảy ra trong giấc ngủ. Hay còn gọi là Parasomnias.
Mặc dù tình trạng này hiếm gặp. Nhưng Parasomnias lại vô cùng nguy hiểm. Vì khi tỉnh dậy người bệnh không thể nhớ được chuyện đã xảy ra nên rất khó phát hiện được tình trạng bệnh.
Parasomnias là những hiện tượng bất thường xảy ra bất chợt trong khi ngủ
Đây là những cử động, hành vi không thể kiểm soát như mộng du, ăn uống, gọi điện thoại hoặc thậm chí là quan hệ tình dục trong trạng thái ngủ.
Nguy hiểm hơn, lái xe trong trạng thái không hoàn toàn tỉnh táo là một tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc ngủ ảnh hưởng tới sự an toàn và tính mạng của người bệnh.
1.3 Dị ứng có thể là một tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc ngủ
Dị ứng là một trong những tác dụng phụ của thuốc ngủ có thể xảy ra. Nếu đã từng bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc ngủ nào, hãy thông tin cho bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
Một số triệu chứng khi dị ứng như
Mờ mắt
Cảm giác đau ngực, khó thở hoặc khó nuốt
Tim đập mạnh
Tình trạng nôn hoặc buồn nôn
Khản tiếng, hụt hơi
Ngứa, phát ban
Sưng mắt, mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng
Ngoài ra, một phản ứng dị ứng cấp tính rất nghiêm trọng có thể gây tử vong đó là sốc phản vệ thuốc ngủ.
Không những vậy, một tác dụng phụ khác của thuốc ngủ là dị ứng dẫn tới phù mạch và làm sưng mặt nghiêm trọng. Cần phải lưu ý để có thể thông báo kịp thời cho bác sĩ.
1.4 Bạn có thể trở nên phụ thuộc vào thuốc ngủ như thế nào?
Với chứng mất ngủ ngắn hạn, có thể sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc ngủ trong vài tuần.
Tuy nhiên, sau khi sử dụng với tần suất thường xuyên trong một thời gian dài hơn cần lưu ý. Một số loại thuốc ngủ như benzodiazepine hoặc eszopiclone có thể trở nên kém hiệu quả do cơ thể không còn dung nạp được thuốc.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể phụ thuộc vào thuốc. Nghĩa là không có thuốc sẽ không thể ngủ ngon. Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng thuốc ngủ kéo dài có thể gây cản trở giấc ngủ sau này.
Do vậy, cách tốt nhất là nên dùng theo chỉ định cũng như các khuyến nghị của bác sĩ.
2.1 Kết hợp thuốc ngủ và rượu, nước ép bưởi có thể gây nguy hiểm
Khi dùng thuốc cần lưu ý đến các tương tác có thể xảy ra để đảm bảo an toàn những như các hiệu quả khi dùng thuốc
Thực tế, khi trộn rượu và thuốc ngủ có thể làm tăng tác dụng an thần. Tuy nhiên, phối hợp này gây ra tương tác nghiêm trọng. Đó là có thể gây ra hiện tượng ngừng thở và dẫn tới tử vong. Do đó, không nên sử dụng rượu trong khi dùng thuốc ngủ để tránh tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.
Ngoài ra, không nên ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi khi đang dùng thuốc ngủ. Vì bưởi làm tăng hấp thụ thuốc ngủ vào máu. Từ đó làm tăng lượng thuốc ngủ lưu lại trong cơ thể và có thể gây ra tình trạng quá liều.
2.2 Có những biện pháp nào để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc ngủ?
Tránh sử dụng rượu, nước ép bưởi cùng thuốc để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc ngủ
Nên uống thuốc ngủ ngay trước giờ ngủ, nhờ người thân theo dõi để phát hiện tình trạng Parasomnias (nếu có)
Chỉ ngừng thuốc nếu được bác sĩ khuyến cáo.
Việc nhận thức được những tác dụng phụ của thuốc ngủ kể trên rất quan trọng để được can thiệp xử trí kịp thời.
Bên cạnh đó, sử dụng thuốc ngủ kéo dài không phải là biện pháp hữu ích. Vì thế, nếu có triệu chứng mất ngủ, rối loạn lo âu có thể đến bệnh viện hoặc chuyên khoa để tìm loại thuốc phù hợp, tránh tình trạng lạm dụng thuốc
Một Số Tác Dụng Phụ Của Thuốc Huyết Áp Mà Bạn Cần Chú Ý!
Tăng huyết áp ở người trưởng thành được xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Theo Joint National Committee – JNC, tăng huyết áp được chia thành hai giai đoạn (trước đây là ba giai đoạn) như sau:1
Phân loại Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương
Huyết áp bình thường ≤ 120 mmHg ≤ 80 mmHg
Tiền tăng huyết áp 120 – 139 mmHg 80 – 89 mmHg
Tăng huyết áp ≥ 140 mmHg ≥ 90 mmHg
Tăng huyết áp độ I 140 – 159 mmHg 90 – 99 mmHg
Tăng huyết áp độ II ≥ 160 mmHg ≥ 100 mmHg
Khi sử dụng thuốc huyết áp nào, bệnh nhân cần lưu ý chỉ định, tương tác, cũng như các tác dụng phụ của thuốc huyết áp đó. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc tình trạng từng bệnh nhân để đưa ra phác đồ. Cụ thể, thuốc hạ huyết áp sẽ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau:2
Bệnh nhân ở mức tiền tăng huyết áp. Và có yếu tố nguy cơ tim mạch rất cao (như có bệnh tim mạch, tiểu đường có biến chứng hoặc có bệnh thận mạn).
Bệnh nhân có tăng huyết áp độ I và có yếu tố nguy cơ tim mạch trung bình.
Người bệnh tăng huyết áp độ II trở lên bắt buộc phải sử dụng thuốc huyết áp theo y lệnh bác sĩ.
Ngoài ra các trường hợp lên cơn tăng huyết áp đột ngột khi nhập viện cũng sẽ được dùng thuốc để kiểm soát huyết áp.
Về cơ bản, tất cả các thuốc hạ áp đều có tác dụng phụ với nhiều mức độ khác nhau. Các tác dụng phụ thường gặp đối với từng nhóm thuốc huyết áp là:3
1. Thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensinHai nhóm thuốc này có tác dụng phụ khá gần giống nhau. Phổ biến nhất là gây ho khan dai dẳng. Thuốc trị ho thông thường sẽ không thể làm hết tình trạng này. Vì vậy, bệnh nhân chỉ có thể đổi thuốc hạ áp khác hoặc giảm liều.
Các tác dụng phụ ít gặp hơn gồm khô miệng, buồn nôn và nôn, đau cơ, phát ban, tăng kali máu. Đặc biệt, nhóm thuốc này có thể gây dị tật thai nhi nếu bà bầu sử dụng khi mang thai.
Bên cạnh đó, phù mạch cũng là tác dụng phụ nguy hiểm nhưng hiếm gặp của ACEi. Cụ thể, sau vài phút tới vài giờ sử dụng thuốc. Bệnh nhân có thể bị sưng môi, lưỡi, họng dẫn đến nặng ngực khó thở. Đây là tình trạng cấp cứu, phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện và ngừng sử dụng thuốc. Ngoài ra, thuốc ức chế thụ thể sẽ ít gây tác dụng phụ hơn ức chế men chuyển.
2. Thuốc chẹn beta giao cảmThuốc chẹn beta còn có thể gây mệt mỏi, nhịp tim chậm, rối loạn giấc ngủ, phát ban, tay chân lạnh, giảm khả năng tình dục.
3. Thuốc chẹn kênh canxiThuốc gây các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, táo bón, ợ nóng, nóng phừng mặt, phù chân.
4. Thuốc lợi tiểuThuốc lợi tiểu làm tăng cường đào thải nước và muối qua đường nước tiểu. Từ đó làm giảm huyết áp. Do đó, thuốc có thể làm bệnh nhân đi tiểu tiện nhiều hơn bình thường.
Đồng thời, do tác dụng làm giảm điện giải và giảm lượng dịch trong cơ thể. Bệnh nhân cũng có thể có triệu chứng mệt mỏi, đau yếu cơ, chuột rút, rối loạn nhịp tim khi sử dụng thuốc. Một số tác dụng phụ khác có thể gồm rối loạn cương dương, gây cơn gút cấp.
Như đã đề cập, các thuốc điều trị tăng huyết áp đều ít nhiều gây ra các tác dụng phụ. Ở đa số trường hợp, cơ thể sẽ tự thích ứng và giảm dần các triệu chứng sau một khoảng thời gian sử dụng. Tuy nhiên, nếu muốn hạn chế tác dụng phụ của thuốc huyết áp. Bệnh nhân có thể dùng một số biện pháp sau:
Với thuốc lợi tiểu, nên dùng thuốc vào buổi sáng. Việc này để tránh đi tiểu đêm nhiều lần, làm mất ngủ. Nếu phải dùng hai lần trong ngày, liều thứ hai nên uống trước bốn giờ chiều.
Với các thuốc nhóm ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể angiotensin. Phụ nữ dự định mang thai hay đang có thai không nên sử dụng các thuốc này. Còn bệnh nhân trong độ tuổi sinh sản nếu cần sử dụng hai nhóm thuốc này. Nên sử dụng trước các phương pháp tránh thai hiệu quả để không mang thai. Ngoài ra, thông báo với bác sĩ nếu thấy ho khan kéo dài dai dẳng trong quá trình dùng thuốc.4
Để hạn chế té ngã do hạ huyết áp tư thế nên đứng hoặc ngồi dậy từ từ, tránh thay đổi tư thế quá nhanh.
Không nên tự bẻ, nhai, nghiền hoặc pha với nước để uống thuốc. Càng không nên tự mua thuốc uống mà phải có sự tư vấn của bác sĩ.
Đảm bảo uống thuốc đúng giờ và đúng liều mỗi ngày. Tránh uống thuốc hạ áp quá liều.
Điều trị tăng huyết áp phải kết hợp biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Uống thuốc đúng cách sẽ hạn chế tác dụng phụ của thuốc huyết áp. Và xây dựng lối sống lành mạnh sẽ giúp góp phần kiểm soát huyết áp ổn định:5
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, có lợi cho tim mạch.
Sử dụng chế độ ăn hạn chế muối.
Không hút thuốc lá, rượu bia.
Tập thể dục điều độ, nhẹ nhàng.
Kiểm soát cân nặng phù hợp.
Theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà.
Kiểm soát huyết áp khi mang thai.
Thư giãn tâm trí và hạn chế căng thẳng, stress.
Tác Dụng Của Cây Lược Vàng Đối Với Chúng Ta, Ban Cần Nên Biết
Tìm hiểu sơ lược về cây lược vàng
Cây lược vàng còn có tên gọi khác là cây lan vòi hay địa lan vòi, hoặc lan rủ còn tên khoa học là “” callisia fragrans”” thuốc họ thài lài commelinaceae. Lược vàng là 1 loại cây thảo sống lâu năm, thân đứng cao từ 15-45 cm có thân bò ngang trên mặt đất, thân lược vàng chia làm nhiều đốt và có nhánh, lá đơn mọc so le, các phiến lá thuôn hình ngọn giáo có bề mặt nhẵn bóng, mặt trên có màu xanh đậm hơn mặt dưới, bẹ lá ôm kích lấy thân. Trong cây lược vàng có chứa các lipid béo, axit béo, axit hữu cơ, các vitamin BB, B2 và 1 số sắc tố karoten, flavonoid và steroid (theo chúng tôi và truyền hình THVL )
Cây lược vàng thường được trồng làm cây cảnh ở khá nhiều gia đình Việt Nam và một số nước trên thế giới. Cây có nguồn gốc từ Mexico được di thực sang nước Nga rồi đến Việt Nam. Thời gian đầu Lược vàng được sử dụng làm cây cảnh sau đó bắt đầu được sử dụng làm thuốc ở tỉnh Thanh Hóa cách đây hơn 10 năm dựa trên những tài liệu cổ xuất sứ từ nước Nga. Tuy nhiên đến năm 2007, cơn sốt lược vàng bắt đầu bùng phát tại tỉnh này sau đó lan rộng ra các tỉnh, thành phố khác của cả nước.
Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng
1. Cách chữa đau dạ dày:
50gr lá lược vàng tươi giã nất chắt lấy nước cốt (hoặc ăn cả bã cũng tốt) + một giọt mật gấu ă sống ngày một lần lúc đói liên tục trong 1 tháng là khỏi bệnh.
2. Tác dụng cây lược vàng với một số bệnh thông thường (theo kinh nghiệm người dùng có thật):
– Bệnh nổi mẩn, ngứa: Vào hè các cháu nhỏ hay bị nổi mẩn ngứa. Lấy lá lược vàng cho các cháu nhai nuốt nước, bã xát vào những chỗ nổi mẩn ngứa 3 lần là khỏi hẳn (trước khi dùng bã để xát phải lau rửa chỗ ngứa cho sạch).
– Bọ rời leo: Bị con “bọ rời leo” làm da nổi phồng rộp gây ngứa khó chịu. Dùng lá lược vàng nhai kĩ nuốt nước, còn bã chà xát lên chỗ nổi phồng rộp thấy khỏi ngứa ngay tức khắc, da khô thành vẩy rồi tự bong…
3. Tác dụng trong việc chữa bệnh đau lưng
Theo kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường với cây lược vàng họ dùng với liều 6 lá/ngày, chia làm 3 lần. Cứ dùng như vậy được 2 tuần lễ thì lại ngưng một tuần, sau đó lại tiếp tục. Kết quả đường huyết rất ổn định.
5. Chữa bệnh gan
6. Trị vẩy nến bằng cây lược vàng
7. Cây lược vàng ngâm rượu có tác dụng gì?
Cắt một đoạn thân cây Lược vàng dài 12 đốt mắc, sắt thành mỏng rồi ngâm với hai xị rượu trắng. bảo quản đậy kín trong thời gian 10 ngày. Nhớ để trong bóng tối.
– Cứ thế uống cho đến khi hết bệnh.
– Với những bệnh nhân bị viêm phổi hoặc ung thư phổi: đặt chậu cây lược vàng gần giường bệnh nhân.
9 Tác Dụng Không Ngờ Của Nước Vo Gạo Mà Bạn Nên Biết
1. Nước vo gạo có tác dụng trị mụn, loại trừ vết thâm của nước vo gạo
Đây là tác dụng điển hình nhất khi nhắc đến nước vo gạo, nước vo gạo có tác dụng làm loại trừ vết thâm, trị mụn. Để rửa mặt được bạn cần giữ nước vo gạo ở nơi thoáng mát, đợi cho tinh bột gạo lắng xuống rồi đổ phần nước phía trên đi. Sau đó rửa mặt thật sạch, dùng lớp tinh bột gạo này massage nhẹ nhàng trên da mặt, để khô tự nhiên rồi rửa mặt lại với nước ấm cho thật sạch. Chỉ cần bạn thực hiện việc này 2 lần/tuần thì da mặt bạn sẽ sạch từ sâu bên trong, giảm các vết thâm mờ đó!
công dụng của nước vo gạo
2. Nước vo gạo chống lão hóa, làm se khít lỗ chân lôngTrong nước vo gạo có chứa vitamin B5 rất tốt cho da, nếu như bạn sử dụng nước vo gạo để rửa mặt thì sẽ ngăn chặn sự lão hóa và giúp da trở nên đẹp hơn. Bạn cũng sử dụng để lớp tinh bột gạo để chăm sóc da, nhưng để tận dụng tối ưu nhất công dụng của nước vo gạo thì bạn nên trộn lớp tinh bột gạo với mật ong, nước ấm rồi massage trên da mặt hàng ngày 10-15 phút làm cho da căng mịn, se khít lỗ chân lông. Không những vậy bạn có thể tắm bằng nước vo gạo kết hợp với massage nhẹ nhàng rồi tắm lại bằng nước ấm giúp cho bạn có làn da trắng đẹp, hồng hào.
3. Nước vo gạo dùng làm nước rửa bátBạn có tin nước vo gạo có thể dùng để rửa bát hay không? Chính xác là vậy, nước vo gạo có thể rửa sạch các loại chén dĩa mà không bị dính dầu mỡ quá nhiều. Lúc rửa chén bằng nước vo gạo bạn chỉ cần dùng giẻ mềm (bằng vải) nhúng một ít nước vo gạo rồi rửa chén. Rửa xong bạn chỉ cần tráng qua nước sạch là xong rồi. Không những chén dĩa sạch sẽ mà da tay cũng cực kỳ mịn màng nữa đó!
công dụng của nước vo gạo
4. Nước vo gạo giúp khử mặn cho cá khô, cá ướp muốiThường để làm giảm độ mặn có trong cá khô hay cá ướp muối bạn thường làm gì? Rửa qua nước sạch ư? Hãy thử rửa bằng nước vo gạo, nó sẽ giúp loại cá khô của bạn không những giảm được độ mặn mà còn có thể làm sạch bụi bẩn có trong đó.
5. Nước vo gạo làm sạch nhớt ốcBên cạnh tác dụng làm giảm độ mặn của cá khô thì nước vo gạo còn có tác dụng làm sạch nhớt và bùn đất trong ốc. Bạn cho ốc vào một thau, sau đó cho vào nước vo gạo và một vài lát ớt cắt nhỏ, ngâm ốc trong khoảng 1-2 tiếng đồng hồ thì tất cả bùn nhớt có trong miệng ốc sẽ tự động nhả ra, vón thành từng mảng chất nhầy.
công dụng của nước vo gạo
6. Nước vo gạo làm bóng xoong nồiVới những cái nồi nhôm, gang hay inbox bị xỉn màu thì bạn có thể tận dụng nước vo gạo để làm bóng sáng trở lại. Bạn chỉ cần đổ nước vo gạo vào đầy nồi, sau đó đun cho đến khi nào nước vo gạo sôi, tắt bếp rồi để nước nguội hẳn thì đổ hết đi, rửa lại bằng nước sạch thì bạn sẽ thấy nồi sáng bóng hơn bình thường.
7. Nước vo gạo khử mùi tanh của cáNước vo gạo còn giúp bạn khử được mùi tanh của cá, trước khi ngâm với nước vo gạo bạn cần rửa cá thật kĩ dưới nước sạch sau đó cho cá vào thau nước vo gạo có pha thêm chút muối, khoảng 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch là được rồi.
công dụng của nước vo gạo
8. Nước vo gạo giải độc măngMăng thường có hàm lượng cyanide cao, nên nếu hấp thụ nhiều măng thì dưới tác động của các enzym tiêu hóa, cyanide sẽ chuyển hóa thành chất độc. Vì vậy thường các chị em nội trợ luộc măng trước khi chế biến để giảm độc tố, nhưng có một cách giúp cho việc giảm độc tố trong măng mạnh hơn chính là luộc măng 2-3 lần rồi ngâm trong nước vo gạo trong vòng 48 tiếng, 1 ngày thay nước vo gạo 1 lần.
9. Nước vo gạo giúp hết xơ và gãy tócBạn cho nước vo gạo vào bình sành hoặc sứ (không được bằng chất liệu thủy tinh) rồi đậy kín, sau 10 ngày bình có mùi thơm và lên men. Lúc này nước vo gạo đã lên men thành chất acid loãng có tác dụng bảo vệ tóc.
công dụng của nước vo gạo
Khi dùng để gội tóc, bạn chỉ nên chà xát nhẹ nước vo gạo lên men lên chân tóc và gội lại bằng nước sạch, áp dụng cách này 2 lần/tuần, mái tóc của bạn sẽ hết xơ và gãy tóc, đen óng ả và khỏe mạnh hơn.
Đăng bởi: Trần Thị Hồng Nhi
Từ khoá: 9 tác dụng không ngờ của nước vo gạo mà bạn nên biết
9 Tác Dụng Của Đảng Sâm Đối Với Sức Khỏe Bạn Nên Biết
Đảng sâm là gì?
Đảng sâm hay đẳng sâm, có tên khoa học là Campanumoea javanica Blume, họ Hoa chuông. Đảng sâm là một loài cây thân cỏ dây leo sống lâu năm, rễ củ. Cây đẳng sâm thường được thu hoạch vào mùa đông lúc lá cây đã úa vàng và rụng lá, người ta thường bảo quản đẳng sâm bằng cách đậy kín để tránh ẩm mốc.
Người ta phát hiện trong các bộ phần của cây đảng sâm có chứa nhiều thành phần khác nhau như saponin, tangshenoside, amylose, sterol, chất vô cơ và các nguyên tố vi lượng có tác dụng bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳvà dưỡng huyết.
Đảng sâm được ví như “nhân sâm” của người nghèo
Nhờ vào tác dụng nhuận phế hóa đờm, nước sắc đảng sâm thường được dùng cho những bệnh nhân hen phế quản hoặc các bệnh lý mãn tính về đường hô hấp như lao, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,…
Đảng sâm giúp giảm ho, giảm khó thở, long đàm và nhất là làm dịu cơn hen suyễn do ức chế bài tiết các chất nội sinh gây co thắt phế quản.
Đảng sâm có tác dụng nhuận phế hóa đờm giúp cải thiện các triệu chứng hô hấp hiệu quả
Đối với phụ nữ sau sinh, việc kết hợp đảng sâm với đinh lăng và cam thảo là một bài thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc tăng cường và đảm bảo nguồn sữa mẹ, đồng thời giúp điều hòa kinh nguyệt sau sinh.
Qua đó giúp trẻ nhanh phát triển nhờ vào nguồn sữa mẹ dồi dào, giàu dưỡng chất phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ.
Đảng sâm rất tốt cho phụ nữ sau sinh do giúp kích thích bài tiết sữa và điều hòa kinh nguyệt sau sinh
Các sản phẩm có nguồn gốc từ đảng sâm có tác dụng hạ đường huyết, thường được dùng để kết hợp điều trị ở bệnh nhân tiểu đường. Do đó mà có thể giảm được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, đảng sâm còn có đặc tính kháng viêm nhờ vào thành phần saponin. Hoạt chất này làm ngăn ngừa quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn, từ đó chống lại các phản ứng viêm.
Các sản phẩm từ đảng sâm có hiệu quả hạ đường huyết và chống viêm kháng khuẩn tốt, phù hợp với bệnh nhân tiểu đường
Sử dụng các chiết xuất từ đảng sâm có tác dụng bảo vệ gan, phục hồi chức năng gan ở những bệnh nhân bị viêm gan do rượu, giúp người bệnh hạn chế được nguy cơ dẫn đến bệnh gan mạn tính, nâng cao đời sống người bệnh.
Chiết xuất từ đảng sâm có khả năng phục hồi chức năng gan ở bệnh nhân viêm gan do rượu
Đảng sâm khi kết hợp với bạch quả giúp tăng cường trí nhớ giúp tinh thần minh mẫn, tăng cường chức năng não bộ, từ đó khiến hiệu quả học tập và công việc được cải thiện hơn so với chỉ sử dụng bạch quả.
Do có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu não mà đảng sâm rất phù hợp cho người lớn tuổi, người thường xuyên làm việc và học tập kéo dài, gặp nhiều căng thẳng.
Đảng sâm giúp hỗ trợ tuần hoàn máu não làm tinh thần sảng khoái và minh mẫn hơn
Đảng sâm có tác dụng bổ máu, kích thích tăng sinh tế bào hồng cầu, cải thiện nồng độ huyết sắc tố, giãn mạch máu và điều hòa huyết áp. Nhờ vậy giúp điều trị tình trạng thiếu máu, xanh xao,…từ đó đem lại làn da hồng hào, tươi sáng hơn.
Bên cạnh đó, đảng sâm còn là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào giúp làn da luôn mịn màng, giảm nếp nhăn và giúp mái tóc trở nên chắc khỏe, không dễ gãy rụng.
Sử dụng thường xuyên đảng sâm giúp cải thiện tình trạng thiếu máu làm da vẻ hồng hào, mịn màng
Một cốc trà đảng sâm là sự lựa chọn hợp lý để giảm bớt tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, giúp hạn chế được những cơn đau đầu, uể oải và cân bằng lại các chức năng sống của cơ thể.
Đảng sâm còn được biết đến như một thảo dược quý giúp cải thiện chứng trầm cảm và rối loạn lo âu, khiến tinh thần trở nên thoải mái và vui vẻ.
Đảng sâm có thể giúp cải thiện chứng trầm cảm và rối loạn lo âu
Đảng sâm là một bài thuốc góp phần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhờ vào tác dụng gia tăng số lượng bạch cầu và kháng thể, từ đó giúp cơ thể chống lại vi sinh vật và các yếu tố gây bệnh cho cơ thể.
Ngoài ra, đảng sâm còn kích thích cơ thể sản xuất nhiều interferon giúp chống lại virus hiệu quả. Người thường xuyên sử dụng đảng sâm luôn có cơ thể khỏe mạnh và hệ miễn dịch tốt hơn.
Chiết xuất từ đảng sâm giúp củng cố hệ miễn dịch khiến cơ thể trở nên khỏe mạnh và đề kháng tốt hơn
Trong thành phần của đảng sâm chứa nhiều hoạt chất quý giá như insulin, glucose, alkaloid, xylose, saponin cùng nhiều acid hữu cơ khác giúp mang lại nhiều lợi ích cho đường tiêu hóa.
Những thành phần dược tính này sẽ bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những yếu tố gây phá hủy đường tiêu hóa, ngăn chặn sự hình thành viêm loét dạ dày – tá tràng. Đồng thời sử dụng đảng sâm còn giúp ngăn ngừa được tiêu chảy và nôn mửa.
Thành phần của đảng sâm chứa nhiều hoạt chất có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày
Ngày dùng từ 9 – 30g, dạng thuốc sắc, thuốc hoàn hay bột.
Một số cách dùng của đảng sâm như:
Súp đảng sâm: đảng sâm được thêm chung với các loại rau củ vào hầm với thịt và xương để nấu súp như một món ăn bồi bổ cho sức khỏe.
Đảng sâm ngâm rượu: cho khoảng 1kg đảng sâm đã rửa sạch ngâm cùng với 1 lít rượu gạo. Đậy kín bình và ủ trong khoảng 3 tháng là có thể dùng được.
Bài thuốc cho hệ tiêu hóa: sắc lấy nước các thành phần là 30g đẳng sâm, 30g thăng ma, 30g bạch truật, 30g trần bì, 30g sài hồ, 30g cam thảo, 100g hoàng kỳ, 12g đại táo, 12g gừng tươi và 2g đương quy. Bài thuốc này sử dụng 2 lần/ngày, trước ăn khoảng 2 giờ.
Gà hầm cùng đảng sâm là một món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe
12 tác dụng của lá húng chanh đối với sức khỏe bạn nên biết
Cao táo gai (Hawthorn) là gì? Lợi ích của cao táo gai đối với sức khỏe
Kim tiền thảo là thuốc gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng
Nguồn: HealthBenefitstimes, Solstice Medicine Company
Tác Dụng Của Đậu Bắp Ít Ai Biết
Tốt cho thai kì khỏe mạnh
Vitamin B rất quan trọng trong việc sản xuất và duy trì các tế bào mới, folate là một hợp chất cần thiết cho thai, axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống và giúp em bé phát triển đầy đủ, vitamin C cũng rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi… Tất cả các vitamin, khoáng chất trên đều có trong đậu bắp. Bởi vậy, bà mẹ mang thai nên bổ sung thực phẩm này để tăng cường sức khỏe cả mẹ và con trong thai kì.
Giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Nhờ hàm lượng chất xơ phong phú và các chất dinh dưỡng khác mà đậu bắp có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường phát triển
Đậu bắp có chứa nhiều chất xơ, điều này vô cùng cần thiết cho sức khỏe của ruột kết và quá trình tiêu hóa nói chung. Các chất xơ từ đậu bắp giúp làm sạch hệ tiêu hóa, cho phép đại tràng làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, vitamin A trong đậu bắp cũng góp phần làm cho màng nhầy trong ruột kết thực hiện tốt chức năng của chúng, đó là làm cho việc đi tiêu dễ dàng hơn.Tốt cho tiêu hóa
Có lợi cho các vấn đề hô hấp như hen suyễn
Đậu bắp chứa nhiều vitamin C mà vitamin C đã được chứng minh là có tác dụng trong việc đẩy lùi các vấn đề về đường hô hấp, ví dụ như giảm cơn hen suyễn. Tiêu thụ trái cây giàu vitamin C hàng ngày, thậm chí với một hàm lượng thấp cũng có thể làm giảm các triệu chứng thở khò khè ở trẻ em, đặc biệt là với những bệnh nhân nhạy cảm với thời tiết.
Cho làn da khỏe mạnh
Vitamin C trong đậu bắp cũng giúp giữ cho làn da của bạn tươi trẻ và khỏe mạnh. Các vitamin khác có mặt trong đậu bắp cũng giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và sửa chữa các mô trong cơ thể, thúc đẩy sự hình thành collagen và sắc tố da, giúp trẻ hóa làn da bị hư hại.
Tốt cho xương: Chất folate hiện diện trong đậu bắp góp phần làm cho xương khỏe và tăng cường mật độ xương, qua đó ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Hạ cholesterol: Chất xơ có thể hòa tan trong đậu bắp giúp hạ thấp mức cholesterol trong cơ thể, qua đó giảm khả năng bị chứng xơ vữa động mạch và các bệnh về tim.
Đối phó táo bón: Chất xơ và phần ruột nhầy của đậu bắp giúp “thu gom” chất độc và hỗ trợ nhu động ruột bằng những đặc tính nhuận trường của nó. Ăn đậu bắp thường xuyên cũng giúp giảm rủi ro mắc bệnh ung thư ruột kết.
Hỗ trợ đường ruột: Chất xơ trong đậu bắp góp phần tăng “dân số” các vi khuẩn có lợi trong ruột.
Tăng cường khả năng miễn dịch: Hàm lượng chất chống ô xy hóa và vitamin C cao đã khiến đậu bắp trở thành công cụ tăng cường khả năng miễn dịch hiệu quả, giúp bạn tránh ho và cảm lạnh.
Bảo vệ dạ dày, tá tràng: Phần ruột nhầy của đậu bắp cung cấp một lớp phủ tạm thời cho đường tiêu hóa và thành dạ dày trong quá trình làm lành những vết loét dạ dày, tá tràng.
Ngăn dị tật: Chất folate trong đậu bắp có thể giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ em.
Cải thiện thị lực: Beta-carotene, xanthin và lutein là những chất chống ô xy hóa tốt cho sức khỏe mắt mà bạn có thể tìm thấy trong đậu bắp. Nhờ đó, loại rau này giúp ngăn chặn những vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
Khuyến cáo: Như nhiều loại rau khác, đậu bắp có một lượng nhỏ a xít oxalic nhưng không đáng ngại. Tránh dùng đậu bắp nếu bạn có tiền sử bị sỏi thận.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Tác Dụng Phụ Của Thuốc Ngủ Bạn Cần Biết trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!