Bạn đang xem bài viết Các Hội Chứng Tâm Lý Dễ Mắc Ở Tuổi Dậy Thì được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tuổi dậy thì là lứa tuổi chịu nhiều những biến đổi về hình thể, tâm sinh lý phức tạp nhất của đời người, do đó dễ bị khủng hoảng nhất so với các tuổi khác. Chính vì vậy mà các hội chứng tâm lý cũng dễ xảy ra ở lứa tuổi này.
Tuổi dậy thì dễ mắc hội chứng tâm lý vì sao?
Các em dễ bị sốc trước những lời chọc ghẹo của bạn bè, nếu không ai giải thích điều này các em càng dễ bị sốc và hoang mang hơn… Những áp lực về tâm lý của các em nếu không có người giúp giải tỏa thì về lâu dài sẽ ngày càng đè nặng lên, khiến các em có thể bị các rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc và rối loạn tâm thần.
Những dấu hiệu trẻ bị rối loạn tâm lý hành vi
Các em có thể chuyển từ rối loạn hành vi sang rối loạn tâm thần với những triệu chứng hoang tưởng và điều này càng làm các em cách biệt về mặt thực thể đối với người khác. Lúc đó, con sẽ có những hành vi và lời nói không phù hợp với thực tế.
Hội chứng tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì
Rối loạn cảm xúc
Những biến đổi tâm lý khiến các em nhạy cảm hơn, cảm xúc cũng dễ thay đổi hơn. Rối loạn cảm xúc xảy ra khi có tình trạng rối loạn tại não bộ, gây nên những bất ổn về tinh thần như chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang cảm xúc ức chế một cách nhanh chóng hoặc ngược lại, thoắt buồn thoắt vui. Biểu hiện của rối loạn cảm xúc là chán ăn (dù đang đói), mất ngủ, gầy sút, hoạt động chậm chạp, mất tập trung, hay quên, vẻ mặt không tươi tắn…Các em dễ bị sốc trước những lời chọc ghẹo của bạn bè, hay suy diễn đến những trạng thái tiêu cực…
Stress và trầm cảm
Trầm cảm là rối loạn tâm thần dễ mắc phải ở lứa tuổi dậy thì do những thay đổi từ lượng hormon trong cơ thể, áp lực từ xung quanh, từ học hành, bố mẹ, thầy cô, bạn bè hay cả từ các chất kích thích…, với nhiều triệu chứng như hay buồn bã, không quan tâm tới mọi thứ xảy ra xung quanh và cả với bản thân, dễ mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, bi quan, sống thu mình, ngại giao tiếp với bạn bè và người thân… Khi bị trầm cảm, các em thường tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. Thậm chí, rất nhiều bạn chỉ quan tâm và sống trong thế giới “ảo”. Nguy hiểm hơn, stress và trầm cảm ở tuổi dậy thì còn có thể dẫn đến hành vi tự tử.
Rối loạn tâm lý và hành vi
Ở lứa tuổi dở trẻ em, dở người lớn này, nhiều em tự nghĩ mình kém cỏi, tự ti và mất bình tĩnh. Tự ti dần dần khiến trẻ trở nên e dè, ngại tiếp xúc, không thích bộc lộ, nghi ngờ khả năng của bản thân… Với sức khỏe, tự ti sẽ khiến các em dễ rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi thường xuyên, thừa cân… Đây chính là nền tảng đẩy các em rơi vào những hội chứng tâm lý khác như: trầm cảm, hoang tưởng… Ở tuổi này, các em dễ bị tác động từ sách báo, phim ảnh bạo lực, các văn hóa phẩm đồi trụy và cả từ bạn bè xấu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi và gây nên những hậu quả nghiêm trọng như gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, trộm cắp, đua xe mạo hiểm…
Lời khuyên của thầy thuốc
Các rối loạn tâm lý, hành vi, rối loạn tâm thần tuổi dậy thì tuy dễ gặp nhưng cũng có thể điều trị khỏi được nếu bệnh của các em được chẩn đoán sớm và điều trị sớm bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần. Về phía các bậc cha mẹ, khi thấy con em mình có những biểu hiện tâm lý không bình thường thì không nên giấu giếm, mặc cảm về những rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần của con cái mà nên đưa các em đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần càng sớm càng tốt. Đây là lúc các em rất cần sự chăm sóc, hướng dẫn của người thân trong gia đình cũng như của các thầy thuốc. Chính sự chăm sóc và điều trị sớm sẽ giúp các em nhanh chóng thoát khỏi những rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần. Cha mẹ nên là người bạn thân nhất của con. Khuyến khích con tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy… Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nếu thấy diễn biến tâm lý của con ngày càng theo chiều hướng tiêu cực hơn, cần đưa con đi gặp bác sĩ tâm lý ngay để có hướng điều trị kịp thời.
Bệnh Trầm Cảm Ở Tuổi Dậy Thì: Dấu Hiệu Và Nguyên Nhân
Về mặt y học, bệnh trầm cảm ở tuổi teen không khác biệt với chứng trầm cảm ở người lớn. Tuy nhiên, cách biểu hiện triệu chứng ở tuổi thanh thiếu niên lại khác với người lớn.1
Việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng. Bởi việc kéo dài tình trạng trầm cảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực và làm gián đoạn cuộc sống của trẻ ở tuổi dậy thì.2
Những thay đổi về cảm xúcKhi mắc trầm cảm tuổi dậy thì, trẻ thường có những thay đổi cảm xúc sau:3
Cảm giác buồn bã, ủ rũ là dấu hiệu rõ ràng nhất. Tình trạng này có thể kéo dài và trẻ có thể khóc mà không có lý do rõ ràng.
Thất vọng về bản thân, cảm giác vô dụng, tội lỗi.
Cảm thấy tuyệt vọng, trống rỗng.
Dễ khó chịu, bực bội, dễ tức giận ngay cả với những việc nhỏ.
Mất hứng thú, mất niềm vui trong các hoạt động yêu thích thường ngày.
Mất niềm vui hoặc dễ xung đột với gia đình và bạn bè.
Tự đổ lỗi, tự phê bình nặng nề cho những thất bại trong quá khứ.
Sự nhạy cảm tăng lên theo hướng tiêu cực.
Khó suy nghĩ, mất tập trung. Việc đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ trở nên khó hơn.
Cảm giác cuộc sống và tương lai u tối, ảm đạm.
Thường xuyên nghĩ đến cái chết, sắp chết hoặc tự tử.
Những thay đổi về hành viKhi bị bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì tấn công, hành vi của trẻ cũng có những thay đổi:3
Thường xuyên ở trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức dù nghỉ ngơi đầy đủ.
Xa lánh tập thể, bạn bè và cả người thân trong gia đình.
Chán ăn hoặc trở nên cuồng ăn hơn.
Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
Khả năng tập trung và suy nghĩ lúc này cũng kém đi và do đó, kết quả học tập cũng giảm sút.
Ít khi chú ý đến vệ sinh cá nhân và ngoại hình.
Có hành vi tự hại bản thân, lên kế hoạch hoặc cố gắng tự sát.
Sự chênh lệch của các chất dẫn truyền thần kinh trong nãoCác chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng và hành vi. Trong đó, điển hình nhất là các chất như serotonin, dopamine và norepinephrine. Các nghiên cứu cho thấy khi các chất này ở mức độ thấp có thể gây ra bệnh trầm cảm.4 5
Sự thay đổi của nội tiết tố3 Tác động của những sự kiện đau thương1 3Trẻ em không có khả năng đương đầu với các sự kiện đau thương. Do đó, nếu những sự kiện này xảy ra, chúng có thể dẫn đến những tổn thương lâu dài trong não bộ. Đến một thời điểm thích hợp, chúng có thể bộc phát và dẫn đến trầm cảm. Cha mẹ ly hôn, trẻ bị lạm dụng, mất mát người thân,… đều là những sự kiện có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ.
Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể do di truyền1 3Đã có nghiên cứu cho thấy, trầm cảm có một thành phần sinh học.6 Nó có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Đứa trẻ lớn lên trong gia đình có người từng bị trầm cảm cũng dễ mắc căn bệnh này hơn. Mối quan hệ giữa người bị trầm cảm với trẻ càng gần gũi thì nguy cơ càng cao.
Ảnh hưởng bởi các suy nghĩ tiêu cực1 3Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể khởi phát từ những suy nghĩ tiêu cực mà trẻ bị ảnh hưởng. Những suy nghĩ này có thể đến từ bên trong gia đình và trẻ học được từ người thân. Khi đó, trẻ không học được cách đương đầu và vượt qua thử thách. Thay vào đó, trẻ cảm thấy bất lực với các vấn đề gặp phải và không tìm cách giải quyết chúng.
Những căng thẳng trong cuộc sống3Trẻ vị thành niên phải đối mặt với những áp lực học hành, các mối quan hệ. Các vấn đề này thường trở nên khắt khe hơn khi trẻ đã bước vào giai đoạn dậy thì. Sự căng thẳng đó có thể tạo ra áp lực và khiến trẻ phát bệnh. Tình trạng trầm cảm ở học sinh phần lớn cũng đến từ nguyên nhân này.
Nếu các triệu chứng trầm cảm xuất hiện và kéo dài, trẻ cần được đưa đến gặp người có chuyên môn. Tại đây, trẻ sẽ được thăm khám sức khỏe, làm các bài kiểm tra, xét nghiệm và đánh giá tâm lý để xác định mức độ trầm cảm. Từ đó, bác sĩ sẽ đề xuất hướng điều trị tùy vào tình trạng của người bệnh.3
Trẻ có thể được uống thuốc và tham gia các buổi trị liệu tâm lý. Dù chữa trị bằng cách nào, trẻ cũng cần được theo dõi sát và chăm sóc kỹ lưỡng. Điều này sẽ giúp trẻ có thêm động lực vượt qua bệnh tật. Thay đổi lối sống cũng giúp giảm các triệu chứng trầm cảm tuổi dậy thì. Trẻ mắc trầm cảm nên tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và tránh xa caffeine, rượu, bia. Ngoài ra, việc quan tâm kỹ lưỡng cũng giúp phòng ngừa nguy cơ trẻ tự tử.1
5 Cách Trị Mụn Cho Nam Tuổi Dậy Thì Tại Nhà Hiệu Quả Cao
Nguyên nhân gây mụn ở nam giới tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là giai đoạn dễ xuất hiện mụn ở trên da nhất, đối với cả nam giới và nữ giới. Loại mụn xuất hiện phổ biến nhất trong giai đoạn này chính là mụn trứng cá, mụn bọc, mụn đầu đen,…
Để có cách điều trị mụn tốt nhất thì điều vô cùng quan trọng chính là tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây mụn. Theo nghiên cứu, thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn và khiến tình trạng mụn trở nặng hơn, phải kể đến như:
– Yếu tố di truyền: Vấn đề di truyền là một trong những nguyên nhân gây mụn mà có lẽ nhiều bạn không nghĩ đến. Theo nhiều nghiên cứu, báo cáo y tế chỉ ra rằng nếu ba mẹ bị mụn trên da thì con cái cũng sẽ bị tình trạng tương tự.
– Nội tiết tố thay đổi ở tuổi dậy thì: Khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi rất nhanh, đặc biệt là hormone androgen.
Khi lượng hormone này tăng cao thì khiến tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ hơn, tiết nhiều bã nhờn hơn, từ đó gây tình trạng bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.
– Da không được làm sạch kỹ càng: Nam giới rất ít khi quan tâm đến vấn đề chăm sóc da dẻ, đặc biệt là vấn đề làm sạch. Thường các chàng trai sẽ chỉ rửa mặt đơn giản bằng nước chứ không dùng sữa rửa mặt chuyên dụng.
Điều này sẽ không đảm bảo da loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ ở trên da. Lâu dần sẽ khiến da bị tổn thương do vi khuẩn tấn công và từ đó hình thành nên mụn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn cho nam ở tuổi dậy thì
– Tránh lạm dụng mỹ phẩm quá nhiều: Bên cạnh nguyên nhân không chú trọng vào việc làm sạch thì mụn xuất hiện trên da cũng do một phần quá lạm dụng mỹ phẩm.
Như là sử dụng sữa rửa mặt có tính tẩy rửa cao, dùng kem dưỡng quá dày gây nặng mặt, dùng các loại sản phẩm dưỡng da không phù hợp, áp dụng sai cách.
– Chống nắng và bảo vệ da không đúng cách: Làn da rất dễ bị tổn thương bởi ánh sáng mặt trời, không chỉ khiến da bị mụn mà còn gây ra các bệnh lý về sắc tố như nám, tàn nhang, đồi mồi,…
Và các chàng trai cũng ít khi quan tâm đến việc thoa kem chống nắng, che chắn cho da nên việc da bị tổn thương và dễ hình thành mụn là điều rất dễ xảy ra.
– Lối sống sinh hoạt không lành mạnh: Nam giới thường có thói quen uống cà phê nhiều, hút thuốc, ăn đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ, đường và tinh bột, đây cũng chính là nguyên nhân khiến da bị mụn nhiều hơn.
Ngoài ra thì tinh thần căng thẳng, stress kéo dài cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể xảy ra rối loạn nội tiết tố, dẫn đến tình trạng mụn xuất hiện nhiều ở trên da.
Tại sao nên trị mụn cho nam tuổi dậy thì sớm?Mụn là một tình trạng bệnh da liễu xuất phát từ nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Trị mụn cho nam tuổi dậy thì càng sớm thì hiệu quả sẽ càng cao hơn.
Đặc biệt khi da bắt đầu xuất hiện một vài nốt mụn rải rác thì các chàng trai nên áp dụng các phương pháp điều trị ngay. Không chỉ giúp kiểm soát được tình trạng mụn không bị lây lan mà còn ngăn ngừa được nguy cơ thâm sẹo, rỗ mặt.
Điều này cũng giúp da khỏe và hạn chế mụn tái phát trở lại khi bước qua độ tuổi trưởng thành, giai đoạn này việc trị mụn còn khó hơn rất nhiều lần.
Ngoài ra, khi trị mụn cho nam giới tuổi dậy thì sớm sẽ giúp góp phần giảm việc sử dụng các loại thuốc trị mụn, từ đó hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
Các chàng trai có thể áp dụng một số mẹo trị mụn từ thiên nhiên ngay tại nhà. Đây là những cách trị mụn vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt mà các chàng có thể thực hiện ngay đó nha.
Trị mụn cho nam tuổi dậy thì sớm sẽ giúp điều trị tốt hơn và ngăn ngừa mụn tái phát
Phương pháp trị mụn cho nam tuổi dậy thì hiệu quả tại nhà Trị mụn cho nam tuổi dậy thì bằng chanhChanh có chứa thành phần acid citric, vitamin C giúp hỗ trợ kháng khuẩn, làm sáng và đều màu da, đồng thời giúp da loại bỏ da chết nhẹ nhàng, hạn chế bít tắc.
Cách trị mụn với nước cốt chanh
Rửa mặt với nước ấm để kích thích lỗ chân lông giãn nở.
Vắt lấy nước cốt chanh bỏ vào bát sạch.
Dùng bông tẩy trang thấm nước chanh, thoa lên mặt.
Thực hiện trong khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước mát.
Cần lưu ý với những vùng da mụn viêm nặng thì chỉ nên chấm trực tiếp lên các nốt mụn chứ đừng nên thoa toàn mặt nha.
Trị mụn cho nam tuổi dậy thì bằng chanh
Mặt nạ chanh, mật ong và sữa chua không đườngSự kết hợp giữa mật ong, chanh và sữa chua không đường giúp tạo ra một công thức điều trị mụn và dưỡng da cực kỳ hiệu quả.
Trong đó mật ong giúp cung cấp độ ẩm, làm dịu da, giảm sưng viêm cho các nốt mụn. Còn sữa chua có chứa các lợi khuẩn, men vi sinh giúp nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, cho da khỏe và mịn màng, đều màu hơn.
Cách trị mụn cho nam tuổi dậy thì bằng chanh, mật ong và sữa chua
Trộn đều sữa chua không đường và mật ong theo tỉ lệ bằng nhau.
Thêm ½ muỗng nước cốt chanh, khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất.
Làm sạch da rồi thoa đều toàn bộ hỗn hợp lên trên.
Giữ nguyên trên da trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Trị mụn cho nam tuổi dậy thì bằng chanh, mật ong và sữa chua
Trị mụn cho nam tuổi dậy thì với diếp cáDiếp cá là một loại rau có tính mát, giúp giải nhiệt và làm dịu da cực kỳ tốt. Thành phần này có thể dễ dàng thấy trong các sản phẩm điều trị mụn nên sẽ không phải lo lắng về hiệu quả của em nó ở trên da.
Cách làm mặt nạ rau diếp cá và sữa chua không đường
Rau diếp cá rửa sạch, bỏ vào máy xay nhuyễn.
Lọc lấy phần nước cốt trộn cùng với sữa chua không đường.
Thoa lên toàn bộ khuôn mặt, thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút.
Rửa lại với nước sạch.
Trị mụn cho nam tuổi dậy thì với diếp cá
Giấm táo, mật ong và sữa chua không đườngTrong giấm táo có chứa thành phần vitamin A, vitamin C và acid lactic giúp hỗ trợ loại bỏ tế bào chết, dầu thừa trên da. Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng mụn cũng như hạn chế mụn xuất hiện ở trên da.
Công thức trị mụn từ giấm táo, mật ong và sữa chua
Trộn đều giấm táo và mật ong theo tỉ lệ 1 : ½.
Thêm sữa chua vào và khuấy đều, sao cho tạo thành hỗn hợp sền sệt.
Rửa mặt sạch, thoa toàn bộ hỗn hợp lên trên.
Massage nhẹ nhàng rồi giữ nguyên trong khoảng 15 – 20 phút.
Rửa lại mặt với nước sạch.
Công thức trị mụn từ giấm táo, mật ong và sữa chua
Trị mụn cho nam tuổi dậy thì với nghệThành phần curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, không chỉ giúp điều trị mụn, làm mờ thâm, sẹo rỗ mà còn ngăn ngừa mụn tái phát cực kỳ hiệu quả nữa đó nha.
Mặt nạ trị mụn bằng tinh bột nghệ và mật ong, sữa chua không đường
Trộn tinh bột nghệ cùng với sữa chua theo tỉ lệ 2 : 1.
Thêm 1 thìa mật ong vào và khuấy đều.
Rửa mặt, sau đó thoa toàn bộ hỗn hợp lên da.
Thư giãn từ 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước mát.
Trị mụn cho nam tuổi dậy thì với nghệ
Còn đối với những làn da gặp tình trạng mụn nặng, có nhiều nốt viêm cũng như các ổ mủ, viêm nhiễm thì không nên áp dụng các phương pháp thiên nhiên tại nhà.
Lúc này, các chàng nên tìm đến trung tâm da liễu để được bác sĩ kiểm tra và đánh giá tình trạng một cách chính xác cũng như tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Đến với các trung tâm da liễu, các bác sẽ được điều trị mụn theo một quy trình đạt chuẩn Y khoa.
Bước 1: Bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình trạng mụn ở trên da.
Bước 2: Soi da để phân tích chính xác các vấn đề da đang gặp phải.
Bước 3: Tư vấn phương pháp và liệu trình điều trị tốt nhất.
Bước 4: Tiến hành điều trị mụn.
Bước 5: Kiểm tra lại da và hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Hẹn lịch tái khám.
Điều trị mụn cho nam tuổi dậy thì tại spa uy tín
Tạp chí sắc đẹp đã giới thiệu 5 cách trị mụn cho nam tuổi dậy thì từ thiên nhiên, dễ dàng áp dụng ngay tại nhà. Hy vọng sẽ giúp các bạn nhanh chóng lấy lại làn da sạch mụn, khỏe mạnh và hạn chế mụn tái phát trở lại.
Đăng bởi: Lê Khắc Nguyên Thiên
Từ khoá: 5 cách trị mụn cho nam tuổi dậy thì tại nhà hiệu quả cao
Tâm Lý Là Gì? Phân Loại Các Hiện Tượng Tâm Lý – Sentayho.com.vn
Tâm lý là gì?
Trong quá trình hoạt động, chúng ta thường gặp phải những khó khăn trở ngại làm hao tổn sức lực, thậm chí có thể bị đau khổ hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Lúc đó một hiện tượng tâm lý khác xuất hiện. Đó là hoạt động ý chí, nó giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, trở ngại để đạt đến mục đích của hoạt động.
Như vậy, thuật ngữ “tâm lý” trong khoa học là rất rộng, đó là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành động của con người. Theo cách hiểu này thì tâm lý của con người là nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, tình cảm, ý chí đến tính cách, ý thức và tự ý thức, là nhu cầu, năng lực của con người, đến các động cơ hành vi, đến các hứng thú và khả năng sáng tạo, khả năng lao động và sức làm việc đến các tâm thế xã hội và những định hướng giá trị của họ.
Chức năng của hiện tượng tâm lý
Mọi hành động, hoạt động của con người đều do tâm lý điều hành. Sự điều hành ấy biểu hiện qua những chức năng sau đây:
Tâm lý con người giúp định hướng khi bắt đầu hoạt động: trước hết ở con người xuất hiện các nhu cầu và nảy sinh động cơ và mục đích hoạt động. Động cơ, mục đích đó có thể là một lý tưởng, niềm tin, cũng có thể là lương tâm, danh dự, danh vọng, tiền tài… mà cũng có thể là một tình cảm, tư tưởng, khái niệm, biểu tượng… hoặc một kỷ niệm, thậm chí một ảo tưởng.
Tâm lý thực hiện chức năng là động lực thúc đẩy hành động hoạt động: thông thường thì động lực của hoạt động là những tình cảm nhất định (say mê, tình yêu, căm thù…) trong nhiều trường hợp khác cũng có thể là những hiện tượng tâm lý khác có kèm theo cảm xúc như biểu tượng của tưởng tượng, ám thị, sự hụt hẫng, ấm ức…
Tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động của mình. Để thực hiện chức năng này con người có trí nhớ và khả năng phân tích, so sánh.
Tâm lý có nhiều chức năng quan trọng như vậy cho nên để giao tiếp với con người, tác động đến con người cần phải nắm vững tâm lý con người, tác động phù hợp với quy luật tâm lý của họ mới có thể đạt hiệu quả cao trong sản xuất, trong hoạt động.
Đặc điểm chung của các hiện tượng tâm lý
Các hiện tượng tâm lý vô cùng phong phú, phức tạp và đầy bí ẩn. Phong phú và phức tạp đến mức, đã có thời gian người ta qui các hiện tượng tâm lý là hiện tượng thần linh, không giải thích nổi. Chúng bí ẩn không phải vì chúng ta khó tìm hiểu nó, như tục ngữ đã nói: “Dò sông, dò bể dễ dò, lòng người trắc ẩn ai đo cho tường”
Mà sự bí ẩn của các hiện tượng tâm lý còn thể hiện ở tính tiềm tàng của chúng. Càng ngày người ta càng phát hiện ra càng nhiều những hiện tượng tâm lý ngoại cảm đặc biệt. Các nhà tâm lý đã chứng minh được sự tồn tại của nhiều hiện tượng siêu tâm lý (như thần giao cách cảm, thấu thị…) nhưng chưa thể giải thích được cơ chế của các hiện tượng đó.
Tâm lý là những hiện tượng tinh thần, nó tồn tại trong đầu óc chúng ta, tồn tại trong chủ quan chúng ta. Chúng ta không thể nhìn thấy nó, không thể sờ thấy, không thể cân, đo, đong, đếm một cách trực tiếp như những hiện tượng vật chất khác. Tuy nhiên tâm lý lại thể hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động, hành động, hành vi, cử chỉ, nét mặt. Chính vì thế mà chúng ta có thể nghiên cứu được các hiện tượng tâm lý bằng cách quan sát những biểu hiện ra bên ngoài của tâm lý bên trong, nghiên cứu tâm lý con người thông qua các sản phẩm hoạt động.
Tâm lý là những hiện tượng rất quen thuộc, gần gũi, gắn bó với con người. Trong trạng thái thức tỉnh, hầu như ở bất kỳ người nào và ở bất kỳ thời điểm nào, đều diễn ra một hiện tượng tâm lý nào đó. Kể cả trong giấc ngủ, ở con người vẫn có thể diễn ra những hiện tượng tâm lý, như hiện tượng mơ, mộng du…
Phân loại các hiện tượng tâm lý
Thế giới nội tâm của con người vô cùng phong phú. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, học tập, các nhà tâm lý học thường chia các hiện tượng tâm lý ở con người ra làm ba loại, hay ba phạm trù chính. Đó là các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý.
Quá trình tâm lý
Nhận thức, tình cảm, ý chí luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau, có khi xung đột nhau nhưng lại thống nhất với nhau, tạo nên đời sống tâm lý toàn vẹn của cá nhân. Sự cân bằng cả 3 mặt nhận thức, tình cảm, ý chí của con người là rất quan trọng. Quá thiên về lý trí thì tâm hồn sẽ khô khan, thiếu sức mạnh thúc đẩy của tình cảm. Chỉ nặng về tình cảm thì dễ mất sáng suốt, dễ hành động theo những cảm xúc chủ quan. Thiếu ý chí thì nhận thức và tình cảm không biến thành hành động được.
Trạng thái tâm lý
Trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý luôn luôn đi kèm theo các quá trình tâm lý và giữ vai trò như một cái “phông”, cái nền cho các quá trình tâm lý đó. Trạng thái tâm lý không phải là một hiện tượng tâm lý độc lập, nó xuất hiện và tồn tại theo các quá trình tâm lý. Có những trạng thái tâm lý đi kèm theo quá trình nhận thức (như trạng thái chú ý), có trạng thái tâm lý đi kèm theo quá trình cảm xúc (như những tâm trạng, trạng thái căng thẳng ,stress…), có trạng thái đi kèm theo quá trình ý chí (như trạng thái do dự, quả quyết…). Trạng thái tâm lý có ảnh hưởng đến các quá trình tâm lý mà nó kèm theo, đồng thời trạng thái tâm lý lại chịu ảnh hưởng của các hoạt động tâm lý khác. Trạng thái tâm lý luôn luôn được diễn lại thì lâu ngày sẽ trở thành nét tâm lý điển hình của cá nhân.
Thuộc tính tâm lý
Nhận Diện Sớm Các Dấu Hiệu Của Hội Chứng Cận Ung
Ung thư là một nhóm bệnh lý nghiêm trọng với tỉ lệ tử vong khá cao do thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, người bệnh trải qua các biểu hiện đặc trưng, gợi ý sự tồn tại của một khối u ác tính trong cơ thể. Điều đó giúp cho việc chẩn đoán và điều trị được thực hiện sớm cũng như hiệu quả hơn. Vậy làm thế nào để nhận diện sớm các dấu hiệu của hội chứng cận ung? Chúng ta hãy tìm hiểu trong bài viết sau.
Hội chứng cận ung thư là một tập hợp các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra ở những người có khối u ác tính (ung thư) trong cơ thể.
Chúng xuất hiện ở khoảng 20% người bị ung thư và xảy ra thường xuyên nhất ở những người độ tuổi trung niên bị ung thư vú, bạch huyết, phổi hoặc buồng trứng. Nếu được nhận diện sớm, nó có thể giúp bác sĩ chủ động tìm kiếm và phát hiện khối u ác tính (ung thư) ở ngay những giai đoạn đầu tiên – khi chúng còn có thể được điều trị một cách hiệu quả.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Tuổi.
Đã được chẩn đoán ung thư trước đó.
Tiền sử gia đình mắc một số bệnh ung thư.
Một số loại ung thư có khả năng cao hơn gây ra hội chứng cận ung. Chúng thường bao gồm:
Vú.
Dạ dày.
Huyết học (máu).
Hạch.
Phổi.
Buồng trứng.
Tụy.
Thận.
Các bất thường trong hội chứng cận ung có thể được gây ra bởi hai nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất: Một số khối u tiết ra các hóa chất có thể khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách bất thường, tạo ra những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cận ung thư. Nếu không được điều trị, chúng có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn của các hệ cơ quan bị ảnh hưởng.
Thứ hai: Hệ thống miễn dịch cũng có thể tạo ra một chất đặc biệt (gọi là kháng thể) để giúp cơ thể nhận ra các tế bào khối u cần được tiêu diệt. Nhưng đôi khi, chúng không chỉ tấn công các tế bào khối u mà còn đồng thời tấn công luôn các mô khỏe mạnh. Điều này dẫn đến những dấu hiệu và triệu chứng không được mong đợi.
Trong hơn một nửa các trường hợp, hội chứng cận ung xuất hiện trước khi người bệnh được chẩn đoán ung thư.
Các dấu hiệu và triệu chứng của nó khác nhau tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng và thường được phân chia như sau:
Triệu chứng không đặc hiệu, ví dụ: sốt, ăn không ngon, chán ăn
, ví dụ: sốt, ăn không ngon,, sụt cân.
Xương, khớp: Có thể biểu hiện với các bệnh lý như viêm đa khớp dạng thấp, bệnh xương khớp phì đại.
Thận: Hạ kali máu, hạ natri máu, tăng natri máu, tăng phosphate máu và nhiễm kiềm hoặc nhiễm toan, hội chứng thận hư… có thể là một dấu hiệu của hội chứng cận ung.
Đường tiêu hóa: Tiêu chảy
mất nước, kéo dài có thể dẫn đến lơ mơ và suy kiệt.
Huyết học: Thường thấy nhất là triệu chứng thiếu máu với da xanh xao, mệt mỏi. Ngoài ra cũng có thể gặp các bất thường khác như: tăng số lượng tiểu cầu, đông máu nội mạch lan tỏa (DIC)…
Da: Ngứa.
Thần kinh, cơ: Hiếm gặp.
Liên hệ với bác sĩ bất cứ khi nào bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng được đề cập ở trên mà không có nguyên nhân cụ thể gây ra chúng (ví dụ: sụt cân mặc dù vẫn ăn uống ngon miệng, nghỉ ngơi đầy đủ).
Đối với những người đã được điều trị khỏi ung thư trong vòng 5 năm qua, khi xuất hiện triệu chứng của hội chứng cận ung, chúng ta nên kiểm tra lại để xem bệnh có tái phát hay không.
Khi nghi ngờ có dấu hiệu của hội chứng cận ung, người bệnh phải trải qua một quy trình chẩn đoán đầy đủ bao gồm:
Các xét nghiệm về máu, nước tiểu và dịch não tủy.
Thăm dò chức năng – nội soi phế quản, nội soi đường tiêu hóa rất hữu ích để phát hiện khối u của đường hô hấp và tiêu hóa. Nó cũng cho phép người kiểm tra lấy mẫu sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học, nhằm mục đích phân biệt các tổn thương lành tính với ác tính.
Điều trị trong trường hợp người bệnh có hội chứng cận ung nhằm hai mục đích chính:
Giải quyết nguyên nhân. Mục tiêu chủ yếu của điều trị xoay quanh việc xử lý khối u ác tính, ví dụ như: phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị liệu (sử dụng một mình hoặc kết hợp).
Làm giảm triệu chứng. Ở những bệnh nhân có tự kháng thể rõ ràng trong huyết thanh, các phương pháp ức chế miễn dịch có thể được sử dụng, chẳng hạn như globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch, steroid hoặc thuốc đè nén miễn dịch…
Ngoài ra, các can thiệp trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng cũng có thể hữu ích.
Hội chứng cận ung là một tập hợp các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra ở những người có khối u ác tính. Chúng bao gồm các biểu hiện vô cùng đa dạng tùy theo hệ cơ quan bị ảnh hưởng và thường ít khi xuất hiện. Tuy nhiên, một khi được phát hiện, đây có thể là thông tin hữu ích giúp bác sĩ chủ động đi tìm và nhận diện được một khối u ác tính ở giai đoạn sớm hơn.
Bác sĩ Nguyễn Hồ Thanh An
Hội Chứng ‘Burnout’: ‘Sức Tàn Lực Kiệt’ Ở Chỗ Làm – Tuổi Trẻ Online
Chính WHO cũng lúng túng đến mức nhầm lẫn khi công bố phân loại hiện tượng này trong Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 11 (ICD-11) vào ngày 28-5. Ban đầu, WHO cho rằng burnout là “tình trạng bệnh lý”, khiến nhiều hãng tin và báo chí quốc tế lập tức đưa tin theo kiểu “kiệt sức vì làm việc là một căn bệnh”.
WHO định nghĩa burnout là “hội chứng gây ra bởi căng thẳng mãn tính không kiểm soát được ở nơi làm việc”. Người mắc hội chứng này sẽ có các đặc điểm như sau: cảm thấy cạn kiệt năng lượng hay kiệt sức, cảm thấy ngày càng xa cách về mặt tinh thần – tức cảm thấy tiêu cực, hoài nghi – với công việc mình đang làm và cuối cùng là hiệu quả chuyên môn giảm sút.
Nghe có vẻ như ta có thể “cháy sạch” trong nhiều tình huống, chứ không chỉ trong công việc. Chẳng hạn như các bậc phụ huynh rã rời vì trông con, một bà nội trợ “hết pin” vì phải quán xuyến chuyện nhà cửa suốt ngày, các cặp vợ chồng “hết lửa” trong hôn nhân.
Việc WHO thêm hội chứng cháy sạch vào bảng phân loại bệnh có nghĩa là người mắc hội chứng này “có lý do để liên hệ với bác sĩ hay dịch vụ y tế”, ngay cả khi nó không phải bệnh hay tình trạng sức khỏe.
Công việc “đốt cháy” chúng ta
Trên thực tế, WHO từ những năm gần đây rất quan tâm đến tác hại của việc làm lên sức khỏe con người. Năm 2023, tổ chức này lưu ý “môi trường làm việc tiêu cực có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm thần”.
Ảnh hưởng ra sao, đối mặt thế nào?
Ngoài việc đưa ra mô tả chung, WHO cũng không thông tin chi tiết hậu quả của “cháy sạch” là gì và người mắc hội chứng này phải đối mặt với nó ra sao. Vậy ta phải làm sao?
Điều này dẫn đến người “cháy sạch” không thể làm việc nhóm được với đồng nghiệp, không suy nghĩ minh mẫn, thiếu sáng tạo nên không thể hoàn thành công việc được giao.
Theo Mayo Clinic, burnout không chỉ gây cảm giác chán chường và mệt mỏi. Nếu bị xem nhẹ, hội chứng này có thể dẫn đến những hậu quả đáng kể như căng thẳng quá mức, suy nhược, mất ngủ, dễ buồn bã, tức giận hoặc cáu kỉnh. Tệ hơn, người kiệt sức vì công việc có thể sẽ lạm dụng rượu hoặc chất gây nghiện và dễ mắc bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 hay huyết áp cao.
Cho đến khi có hướng dẫn cụ thể từ WHO, Mayo Clinic khuyên nếu cảm thấy có các triệu chứng “cháy sạch”, đừng giữ những cảm giác muộn phiền mệt mỏi cho riêng mình mà nên tham vấn bác sĩ, chuyên gia tâm lý hoặc đồng nghiệp, người thân hay bạn bè để giãi bày nỗi lòng, giải tỏa tâm sự.
Người cảm thấy kiệt sức vì công việc cũng có thể thử tập thể dục, vận động nhẹ hay tham gia thiền, yoga, cố gắng ngủ đúng, ngủ đủ.
Ali cũng cho rằng chính người sử dụng lao động cũng cần phải quan tâm đúng mực đến việc giữ cho môi trường làm việc của mình không khiến các nhân viên bị “cháy sạch”.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Hội Chứng Tâm Lý Dễ Mắc Ở Tuổi Dậy Thì trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!