Bạn đang xem bài viết Bướu Cường Giáp Có Nguy Hiểm Không Và Câu Trả Của Bác Sĩ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi tuyến giáp phát triển kích thước một cách bất thường tạo thành khối trên cổ, bướu giáp sẽ hình thành. Bướu giáp có thể gây nhiều triệu chứng khác nhau như cường giáp hay suy giáp.
Một vài trường hợp sẽ sờ thấy cục nhỏ, tròn, hơi cứng trong tuyến – gọi là nhân giáp. Nếu người bệnh mắc bướu giáp và có thêm các triệu chứng của cường giáp sẽ tạo thành bướu cường giáp.
Triệu chứng mắc bướu cường giápCác triệu chứng bướu cường giáp bao gồm bướu cổ và một hay nhiều các triệu chứng sau đây:
Mau mệt mỏi, yếu người.
Hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh.
Tiêu chảy.
Lo lắng quá mức.
Sụt cân dù không kiêng khem.
Run tay chân.
Da ẩm, đổ mồ hôi, sợ nóng.
Rối loạn kinh nguyệt ở nữ và rối loạn cương ở nam.
Các triệu chứng này có thể rất nhẹ và cũng có thể gây nguy hiểm tính mạng. Hơn nữa, bướu cường giáp có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào tính chất của bướu.
Cách chẩn đoán bệnhKhi nhận thấy có những triệu chứng trên, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.
Bác sĩ sẽ nghi ngờ người bệnh mắc bướu nếu trong quá trình khám sờ thấy tuyến giáp to trên cổ. Khi bướu quá to có thể làm biến dạng cổ ngay cả khi bệnh nhân ngồi bình thường.
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp rất quan trọng vì nó xác định chính xác được người bệnh đang mắc cường giáp hay không. Cường giáp xảy ra khi hormone kiểm soát tuyến giáp TSH giảm bất thường và hormone giáp T3, T4 tăng quá mức.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ được làm siêu âm tuyến giáp để xác định tính chất của bướu giáp và tìm nhân giáp.
Bướu cường giáp chỉ nguy hiểm nếu đó là bướu ác tính hoặc bướu gây ra các triệu chứng ảnh hưởng nặng nề đến bệnh nhân.
Khi bướu giáp được chẩn đoán là do ung thư tuyến giáp, người bệnh sẽ được tư vấn về điều trị ung bướu kỹ càng. Sẽ càng nguy hiểm nếu giai đoạn ung thư càng nặng.
Khi hormone tuyến giáp tăng quá mức trong máu, gây đảo lộn hoạt động các cơ quan sẽ gây ra cơn bão giáp. Cơn bão giáp là một cấp cứu nội tiết nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong cao. Các triệu chứng có thể diễn tiến rất nhanh đến suy sụp nhiều cơ quan trong cơ thể.
Rối loạn chức năng tim mạch: tụt huyết áp, sốc, suy tim, rối loạn nhịp tim,…
Rối loạn chức năng gan: vàng da, tăng men gan, suy gan,…
Rối loạn chức năng thần kinh: li bì, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê,…
Rối loạn chức năng thận: suy thận, ít nước tiểu, giảm độ lọc cầu thận,…
Nhưng bạn đừng quá lo lắng, chỉ một tỷ lệ thấp bệnh nhân cường giáp mắc những triệu chứng này thôi.
Để phòng tránh những biến chứng của bướu cường giáp, bạn nên tự theo dõi liên tục và đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường sau:
Bướu to gây khó thở, khó nuốt, nặng cổ hay mất thẩm mỹ.
Bướu có nhiều nhân giáp.
Các triệu chứng cường giáp làm hạn chế hoạt động sinh hoạt và làm việc.
Sờ thấy nhiều cục dưới da nổi xung quanh cổ.
Khi điều trị bướu cường giáp, quan trọng nhất là phải tìm được nguyên nhân và hướng điều trị. Lựa chọn phương pháp điều trị phải dựa vào phân loại, mức độ triệu chứng và khả năng dung nạp của bệnh nhân. Một số cách điều trị bướu cường giáp phổ biến hiện nay là:
Thuốc kháng giápThuốc kháng giáp là điều trị đầu tay gần như cho tất cả các bệnh nhân mắc cường giáp. Do đó, đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Thuốc có tác dụng làm bất hoạt hormone giáp để giảm ảnh hưởng của nó lên người bệnh.
Thuốc còn là cách tốt nhất để kiểm soát triệu chứng của bệnh nhân. Ngoài ra, một số thuốc kháng cũng được kê toa kèm để điều trị triệu chứng riêng biệt như thuốc làm giảm nhịp tim, thuốc kháng viêm,… Bướu cường giáp có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào hiệu quả của điều trị.
Xạ trịXạ trị sẽ được chỉ định đối với người bệnh không dung nạp được với thuốc, và người mắc cường giáp nặng. Các bệnh lý tuyến giáp có nhân, bệnh giáp Graves là những bệnh lý được điều trị hiệu quả với xạ trị.
Nhược điểm của xạ trị là không dành cho phụ nữ có thai và cho con bú, người dị ứng với thuốc xạ. Ngoài ra tác dụng phụ của xạ trị là có thể tạo ra một vị trí ung thư khác trong cơ thể. Do đó, phân loại kỹ các đối tượng mẫn cảm trước khi thực hiện.
Phẫu thuậtPhẫu thuật là cách điều trị triệt căn bướu cường giáp vì cho hiệu quả tức thì. Phẫu thuật có thể cắt toàn bộ hay một phần tuyến giáp, được mổ hở hay nội soi.
Bằng những kỹ thuật tiên tiến, phẫu thuật tuyến giáp ngày càng cho thấy những ưu điểm nổi trội trong điều trị. Sau phẫu thuật, thuốc hormone giáp sẽ được kê toa thêm để tránh suy giáp sau mổ.
Mổ Bướu Tuyến Giáp Có Nguy Hiểm Không Và Câu Trả Lời Bác Sĩ
Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết trong cơ thể, vai trò của nó rất quan trọng. Tuyến nặng khoảng 20-30 g nằm dưới thanh quản, bọc quanh phía trước khí quản. Tuyến giáp có chức năng điều hòa chuyển hóa của toàn bộ cơ thể. Vậy khi nào thì xuất hiện bướu tuyến giáp?
Sự phát triển to bất thường trong tuyến giáp sẽ tạo thành khối gọi là bướu tuyến giáp. Có khi sờ thấy một hay nhiều nhân trong tuyến. Nếu nghi ngờ mình mắc bướu tuyến giáp, bạn nên đến khám bác sĩ để chẩn đoán.
Chẩn đoán bướu tuyến giápTrước khi tìm hiểu mổ bướu tuyến giáp có nguy hiểm không, chúng ta cũng cần biết những cách chẩn đoán bệnh này.
Khi bác sĩ sờ thấy nhân giáp hoặc tuyến giáp tăng kích thước, sẽ chẩn đoán bướu tuyến giáp. Các phương tiện hình ảnh như siêu âm, CT, MRI tuyến giáp giúp đánh giá rõ ràng hình thái tuyến.
Song bác sĩ cũng sẽ chỉ định một số xét nghiệm để tìm xem người bệnh đang mắc những triệu chứng nào; và đồng thời tìm nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu đang mắc bướu tuyến giáp, người bệnh cần làm gì?
Những cách điều trị bướu tuyến giápĐiều trị bướu tuyến giáp như thế nào còn phụ thuộc vào kích thước bướu giáp, triệu chứng và nguyên nhân. Một số phương pháp điều trị được khuyến cáo như:
Dùng thuốcThuốc uống dành cho người bị suy giáp và một số trường hợp cường giáp nhẹ. Người mắc suy giáp được chỉ định hormone giáp ngoại sinh để bổ sung cho lượng hormone bị thiếu hụt. Ngược lại, người mắc cường giáp phải uống thuốc kháng giáp để giảm lượng hormone dư thừa trong máu.
Xạ trịXạ trị được chỉ định cho những trường hợp cường giáp nặng. Chất phóng xạ được đưa vào cơ thể dưới dạng viên thuốc, sau đó sẽ chảy theo dòng máu. Sau khi tới tuyến giáp, chất xạ sẽ ngấm vào mô tuyến và phá hủy bớt lượng mô dư thừa. Nhờ vào sự phá hủy này mà giảm kích thước tuyến giáp và giảm độ hoạt động của nó.
Phẫu thuậtMổ bướu tuyến giáp là kỹ thuật xâm lấn, gây đau cho người bệnh. Do vậy, phương pháp này chỉ được chỉ định cho một số đối tượng đặc biệt. Vậy mổ bướu tuyến giáp có nguy hiểm không, YouMed sẽ trả lời trong phần tiếp theo đây.
Không phải ai mắc bướu tuyến giáp cũng đều phải mổ. Mổ bướu tuyến giáp có những chỉ định đặc biệt sau mà người bệnh cần chú ý:
Bệnh nhân khó thở, khó nuốt do tuyến giáp to chèn ép vào khí quản, thực quản.
Bệnh nhân bị cường giáp nặng mà thuốc hay xạ trị đơn thuần không thể kiểm soát được triệu chứng.
Bệnh nhân muốn mổ tuyến giáp vì mất thẩm mỹ.
Bệnh nhân mắc tác dụng phụ hay chống chỉ định với xạ trị và thuốc uống.
Bệnh nhân đang có bướu tuyến giáp lành tính nhưng nguy cơ cao tiến triển thành ác tính.
Bướu tuyến giáp ác tính.
Từ những chỉ định trên, bác sĩ sẽ có những phương pháp phù hợp với từng chẩn đoán. Lựa chọn phương pháp chính xác sẽ giúp xóa đi nỗi lo cho những ai đang tự hỏi liệu mổ bướu tuyến giáp có nguy hiểm không.
Các phương pháp mổPhương pháp mổ truyền thống hiện nay ít được ưu tiên chỉ định cho đa số trường hợp. Các phương pháp thay thế đang dần được bổ sung do lợi ích mà nó mang lại nhiều hơn. Những kỹ thuật mổ hiện nay là:
Mổ hởMổ hở là tạo ra một đường mổ từ giữa cổ, sau đó bác sĩ sẽ trực tiếp cắt và lấy mô tuyến giáp ra khỏi cơ thể. Độ dài đường mổ sẽ tùy thuộc vào độ lớn của bướu giáp cần cắt. Bác sĩ cũng có thể nạo hạch xung quanh bằng mổ hở trong trường hợp người bệnh ung thư có di căn hạch.
Mổ nội soiMổ nội soi gây tổn thương tối thiểu vì vết mổ tương đối ngắn. Hơn nữa, cách mổ này giúp chảy ít máu hơn trong phẫu thuật, vết mổ mau lành hơn. Tuy nhiên, phương pháp này mổ lâu hơn và đắt tiền hơn mổ hở.
Mổ bằng robotHiểu và lựa chọn đúng phương pháp thì mổ bướu tuyến giáp có nguy hiểm không sẽ không còn vấn đề băn khoăn nữa.
Chuẩn bị tốt nhất cho cuộc mổCũng như những cuộc mổ khác, trước khi vào phòng mổ, bệnh nhân sẽ được tư vấn rõ ràng:
Nghỉ ngơi tuyệt đối một ngày trước mổ.
Không ăn hay uống từ đêm hôm trước ngày mổ, có thể uống ít nước lọc.
Ngưng tất cả các thuốc bệnh nhân đang uống ít nhất một ngày trước mổ. Một số thuốc chống đông máu cần ngưng vài ngày trước đó.
Đến bệnh viện trước khi mổ hai giờ để chuẩn bị theo dõi và chuẩn bị.
Các biến cố có thể có trong cuộc mổ và di chứng sau mổCác tai biến y khoa có thể xảy ra trong và sau cuộc mổ tùy mức độ. Nhìn chung, mổ bướu tuyến giáp ít xảy ra các tai biến hơn các cuộc phẫu thuật vùng khác. Những biến chứng có thể xảy ra là:
Chảy máu nhiều.
Cắt tuyến cận giáp.
Khối tụ máu sau mổ.
Hạ canxi huyết.
Khàn giọng hoặc mất giọng.
Chấn thương thực quản, khí quản.
Hạn chế xảy ra biến chứng và tái phátChuẩn bị tốt trước mổ và chăm sóc chu đáo sau mổ là một phần công việc giúp hạn chế các biến chứng và tái phát bệnh. Sau khi mổ, bác sĩ sẽ cho một số chỉ định như:
Thuốc giảm đau.
Thuốc bổ sung canxi.
Thuốc bổ sung hormone giáp.
Rửa vết mổ sạch sẽ mỗi ngày.
Tái khám sau 1-2 tuần khi sau xuất viện.
Ung Thư Vú Có Di Truyền Không? Câu Trả Lời Của Bác Sĩ
Ung thư vú là một loại ung thư phổ biến, đặc biệt với nữ giới. Ung thư vú có di truyền không? là một trong những câu hỏi thường gặp khi nhắc đến bệnh lý này. Vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết sau của Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lương Huy.
Ung thư vú có khả năng di truyền trong gia đình do sự di truyền một số gen đột biến từ cha hoặc mẹ. Tuy nhiên, không phải ai được di truyền hoặc mang gen đột biến thì đều mắc ung thư vú.
Gen do DNA quy định. Những cấu trúc gen mà con cái được di truyền từ ba mẹ bao gồm những đặc điểm như nhóm máu, màu tóc, màu mắt và cả nguy cơ mắc một số bệnh. Các thế hệ trước có thể di truyền cho con cháu đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Nếu bạn thừa hưởng một gen đột biến kể trên, nguy cơ phát triển ung thư vú hoặc các bệnh ung thư khác có thể lên tới 80% tùy thuộc vào gen cụ thể và tiền sử gia đình của bạn.2
Hiện nay, việc phát hiện yếu tố di truyền ung thư (chẳng hạn như đột biến BRCA) có thể thực hiện bằng xét nghiệm gen. Quá trình xét nghiệm cho đến khi có kết quả có thể mất một tuần.
Nên thực hiện xét nghiệm xác định đột biến gen trong các trường hợp:2
Người thân trong gia đình đã mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
Người thân trong gia đình dương tính với thử nghiệm đột biến gen.
Được chẩn đoán mắc ung thư vú trước 50 tuổi.
Gia đình có nam giới mắc ung thư vú.
Được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng.
Gia đình có trường hợp mắc các bệnh ung thư khác.
Việc một người mang gen đột biến không khẳng định chắc chắn người đó sẽ mắc ung thư vú. Một chẩn đoán ung thư vú cần nhiều yếu tố bao gồm thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, kết quả sinh thiết u, thể trạng của bệnh nhân,…
Ngược lại, nếu bạn có kết quả xét nghiệm cho thấy không mang gen đột biến, nghĩa là:3
Trường hợp ung thư vú trong gia đình bạn (nếu có) có thể là do một trong những đột biến gây ra, nhưng bạn không thừa hưởng đột biến đó.
Ung thư vú trong gia đình bạn (nếu có) không phải do đột biến di truyền gây ra.
Cần lưu ý, điều này chỉ xác định bạn không mang đột biến gen, chứ không khẳng định chắc chắn bạn sẽ không mắc ung thư vú. Vì ngoài di truyền, còn nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến ung thư vú.
Bên cạnh đó, gia đình người mang gen đột biến cũng nên tầm soát để kiểm tra xem họ có mang đột biến giống như vậy hay không. Cha mẹ, con cái, chị gái và anh trai, mỗi người đều có 50% cơ hội có cùng một đột biến.3
Yếu tố nguy cơ là điều khiến một người dễ mắc ung thư vú hơn nến có nó. Gen di truyền cũng là một trong những yếu tố nguy cơ. Ngoài ra, có thể đến các yếu tố khác sau đây:4
Giới tính: nữ giới có nhiều khả năng mắc ung thư vú hơn nam giới.
Tuổi tác: nguy cơ ung thư vú tăng theo độ tuổi. Hầu hết các bệnh ung thư vú được chẩn đoán sau tuổi 50.
Phụ nữ có kỳ kinh nguyệt đầu trước 12 tuổi và bắt đầu mãn kinh sau 55 tuổi dẫn đến việc tiết hormone lâu dài hơn, làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Không hoạt động thể chất. Phụ nữ không hoạt động thể chất có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
Thừa cân hoặc béo phì sau khi mãn kinh. Phụ nữ lớn tuổi bị thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người có cân nặng bình thường.
Dùng hormone. Một số hình thức trị liệu thay thế hormone (những hình thức bao gồm cả estrogen và progesterone) được thực hiện trong thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú khi được thực hiện trong hơn 5 năm. Một số loại thuốc tránh thai cũng đã được phát hiện là làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Tiền sử sinh sản: Người không sinh con hoặc mang thai lần đầu sau 30 tuổi, không cho con bú và sinh non có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Uống rượu.
Tiếp xúc với bức xạ. Người từng xạ trị vùng ngực khi còn ở tuổi thanh thiếu niên sẽ có nguy cơ ung thư vú cao hơn.
Tiền sử gia đình mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
Người từng bị ung thư một bên vú hoặc các bệnh về vú khác thì nguy cơ phát triển ung thư vú ở bên còn lại sẽ tăng lên.
Bệnh Sùi Mào Gà Lây Qua Đường Nào Và Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ
Sùi mào gà hay còn được gọi là mụn cóc sinh dục, là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến nhất. Vậy sùi mào gà lây qua đường nào? Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Nguyên nhân gây bệnh là do virus gây u nhú ở người (Human Papiloma Virus) gây nên, trong đó thường gặp nhất là chủng HPV-16 và HPV-18.
Biểu hiện thường gặp của bệnh là các nốt sùi phát triển riêng lẻ hoặc thành từng cụm tại cơ quan sinh dục hoặc miệng, hậu môn người bệnh. Các nốt mụn cóc này có màu giống da người bệnh, đôi khi sẫm hơn. Sờ vào cảm giác mềm và ẩm ướt. Thường giai đoạn đầu chưa biểu hiện triệu chứng, nếu để lâu người bệnh có thể cảm thấy đau, ngứa, đôi khi chảy máu.
Mụn cóc sinh dục thường không xuất hiện ngay khi người bệnh mắc virus. Chúng sẽ “im hơi lặng tiếng” vài tháng, thậm chí vài năm để phát triển. Khi đó, người bệnh vô tình là nguồn lây cho bạn tình mà không biết.
Bất kỳ người nào đã và đang có quan hệ tình dục đều có nguy cơ bị sùi mào gà. Một vài yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh tiến triển nhanh có thể là:
Hút thuốc lá.
Người suy giảm miễn dịch.
Phụ nữ dưới 30 tuổi.
Biết được sùi mào gà lây qua đường nào, mỗi người đều có thể suy ra cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Đường máuSùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ vài tháng đến vài năm. Người bệnh không có triệu chứng gì. Nếu trong thời gian này, người lành được truyền máu hoặc tiếp xúc trực tiếp vào vết xước, máu của người bệnh thì khả năng cao sẽ bị sùi mào gà.
Quan hệ tình dụcSùi mào gà lây qua đường nào? Quan hệ tình dục là con đường phổ biến nhất.
Sùi mào gà có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai có quan hệ tình dục. Mục cóc lây từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục qua cả đường âm đạo và hậu môn.
Dù sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su cũng không thể đảm bảo hiệu quả bảo vệ 100% khỏi nguy cơ nhiễm HPV. Vì bao cao su không thể bao phủ hoàn toàn bộ phận sinh dục. Đồng thời, các phương pháp ngừa thai khác cũng không có tác dụng bảo vệ bản thân khỏi HPV.
Ngoài bộ phận sinh dục, mụn cóc có thể xuất hiện ở môi, miệng, cổ họng người bệnh. Nguyên nhân là do quan hệ tình dục bằng đường miệng.
Từ mẹ sang conTrong một vài trường hợp hiếm gặp, em bé sơ sinh được sinh ra từ người mẹ bị sùi mào gà sinh dục có thể phát triển mụn cóc ở cổ họng. Khi đó, em bé được yêu cầu làm phẫu thuật để tránh tắc nghẽn đường thở.
Tiếp xúc gián tiếpMột số người có thói quen sử dụng chung đồ dùng cá nhân của người khác sẽ làm tăng nguy cơ lây bệnh. Ví dụ như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đồ cắt móng tay, quần áo… Vì những vật dụng này đều tiềm ẩn nguy cơ dính máu nên cần lưu ý sử dụng riêng cho mỗi người.
Thực tế, hiện nay không có phương pháp điều trị virus HPV. Hệ miễn dịch của người bình thường sẽ tự thải trừ virus theo thời gian. Nếu mụn cóc sinh dục gây khó chịu hoặc đau đớn, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị làm giảm nhẹ triệu chứng hoặc loại bỏ mụn cóc. Đồng thời, điều trị đúng lúc cũng làm giảm nguy cơ truyền bệnh cho người khác.
Một vài loại thuốc bôi tại chỗ có thể được chỉ định như sau:
Podofilox.
Imiquimod.
Podophyllin.
Trichloroacetic Acid.
Đối với những trường hợp mụn cóc lớn hoặc khó điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ mụn cóc. Có một số phương pháp như sau:
Phương pháp áp lạnhMụn cóc được đông lạnh bằng nito lỏng. Phương pháp này đôi khi làm người bệnh nóng rát, đau và phồng rộp.
Phẫu thuật cắt bỏBác sĩ sẽ cắt bỏ mụn cóc sau khi thực hiện gây tê cục bộ cho người bệnh.
Đốt điệnBác sĩ tiến hành đốt mụn cóc ngoài da bằng thiết bị điện. Để giảm đau trong quá trình điều trị, người bệnh có thể được gây tê cục bộ hoặc toàn thân.
Liệu pháp laserBác sĩ sử dụng chùm sáng mạnh để tiêu diệt hoàn toàn mụn cóc. Phương pháp này có nhược điểm là gây đau và kích ứng ở người bệnh.
Có một lưu ý đặc biệt quan trọng: Người bệnh không tự ý áp dụng phương pháp điều trị bất kỳ loại mụn cóc nào khác để trị mụn cóc sinh dục. Điều này không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra, người bệnh cần biết: Loại bỏ mụn cóc sinh dục không đồng nghĩa với loại bỏ HPV. Mụn cóc hoàn toàn có thể trở lại sau điều trị, và người bệnh vẫn có khả năng truyền virus cho người khác. Đeo bao cao su khi quan hệ có thể giúp ngăn ngừa phần nào, nhưng không phải hoàn toàn.
Nhiễm Cyclospora Có Nguy Hiểm Không?
Bởi vì tiêu chảy có thể gây ra bởi nhiều bệnh khác nhau. Việc chẩn đoán nhiễm cyclospora sẽ trở nên khó khăn trừ khi thực hiện một xét nghiệm phân chuyên biệt cho bệnh. Nhiễm trùng cyclospora có thể điều trị bằng kháng sinh. Bạn nên ngừa bệnh bằng cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hằng ngày.
Một số người bị nhiễm ký sinh trùng này nhưng vẫn không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Đối với những người khác, dấu hiệu và triệu chứng thường khởi phát trong vòng 2 đến 11 ngày sau khi ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm. Các dấu hiệu đó có thể bao gồm:
Thường xuyên tiêu chảy
Những đợt tiêu chảy xen kẽ với những đợt táo bón
Mất cảm giác ngon miệng và sụt cân
Bụng chướng, đầy hơi và ợ
Co thắt dạ dày
Buồn nôn và nôn
Đau cơ
Sốt
Mệt mỏi – triệu chứng này có thể kéo dài đến sau giai đoạn hoạt động của nhiễm trùng
Cảm giác không khỏe (khó ở)
Tiêu chảy do nhiễm cyclospora có thể tự hết trong vài ngày hoặc có thể kéo dài vài tuần. Nếu bạn bị nhiễm HIV hoặc một tình trạng khác làm tổn hại hệ thống miễn dịch của bạn. Nhiễm trùng có thể kéo dài trong nhiều tháng nếu không được điều trị.
Khi nào cần đến khám bác sĩ?
Nhiều bệnh có thể gây tiêu chảy và các dấu hiệu và triệu chứng khác của đường tiêu hóa. Nếu bạn bị tiêu chảy kéo dài nhiều ngày hoặc tái hồi, hãy liên hệ với bác sĩ để có thể xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị. Nếu bạn đã ăn một loại thực phẩm vốn đã bị thu hồi do dịch cyclospora hoặc đi du lịch trong một khu vực nơi ký sinh trùng, như là cyclospora thì hãy nói với bác sĩ của bạn về điều đó.
Khi bạn bị mất nước nhiều do tiêu chảy, hãy đi khám bác sĩ. Những dấu hiệu cảnh báo mất nước, bao gồm:
Mắt trũng
Khô miệng và lưỡi
Giảm sản xuất nước mắt: khô mắt
Lượng nước tiểu giảm
Cyclospora cayetanensis là một ký sinh trùng đơn bào gây nhiễm trùng cyclospora. Bạn bị nhiễm bởi uống nước hoặc ăn thực phẩm đã bị ô nhiễm bởi người nhiễm ký sinh trùng.
Một người bị nhiễm cyclospora sẽ có ký sinh trùng trong phân. Tuy nhiên, không giống như một số ký sinh trùng khác trong thực phẩm, cyclospora không lây nhiễm cho đến vài ngày hoặc vài tuần sau khi nó được thải ra ngoài theo phân. Vì vậy dường như không có khả năng bạn bị nhiễm trực tiếp từ một người nhiễm cyclospora. Chẳng hạn như nhân viên nhà hàng không rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh.
Trước đây, những người đi du lịch ở các nước đang phát triển có nhiều khả năng bị nhiễm cyclospora. Ngày nay, tình trạng nhiễm trùng được phát hiện trên toàn thế giới và bất cứ ai ăn phải thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm đều có khả năng mắc bệnh.
Tiêu chảy kéo dài hoặc không điều trị có thể gây mất nước. Nếu bạn là một người trưởng thành khỏe mạnh, bạn có thể điều trị mất nước bằng cách uống nhiều nước hơn. Một số người có thể phải nhập viện để được truyền dịch bằng đường tĩnh mạch bởi vì họ có nguy cơ cao bị mất nước nghiêm trọng. Những người đó thường là:
Những người đang mắc bệnh nặng khác
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Người cao tuổi
Khi đi du lịch đến các nước đang phát triển, điều cần thiết là phải cẩn thận đối với những gì bạn ăn uống. Điều đáng tiếc là ngay cả việc rửa thực phẩm cẩn thận cũng không đủ để loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng gây bệnh.
Do có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tiêu chảy và các triệu chứng tiêu hóa nên việc chẩn đoán nhiễm cyclospora đòi hỏi phải có xét nghiệm để định danh ký sinh trùng trong phân của bạn. Không có xét nghiệm máu để chẩn đoán nhiễm cyclospora.
Điều trị nhiễm cyclospora bằng một loại kháng sinh kết hợp, được gọi là trimethoprim – sulfamethoxazole (Bactrim, Septra). Nếu bạn không thể dùng trimethoprim – sulfamethoxazole, bác sĩ có thể kê ciprofloxacin hoặc nitazoxanide (Alinia).
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể bù dịch đường uống bằng chế phẩm bù dịch (Oresol). Đồ uống thể thao và đồ uống có ga không cung cấp chất dinh dưỡng theo tỉ lệ mà trẻ cần.
Tiêu chảy do nhiễm cyclospora có thể gây ra những biến chứng nặng nề. Chính vì vậy, đối với những người có nguy cơ cao mất nước, hãy bù nước đúng cách. Đồng thời bạn đến khám tại các cơ sở y tế để kịp thời điều trị và được hướng dẫn bù nước theo đúng phác đồ.
Bác sĩ Phan Văn Giáo
Thuốc Phá Thai Có Nguy Hiểm Không?
Thuốc phá thai có nguy hiểm không hiện vẫn đang là một câu hỏi lớn đầy khắc khoải được đặt ra. Trên thực tế, phá thai bằng bất kỳ phương pháp nào cũng có thể để lại cho người mẹ những thưởng tổn về sức khỏe lẫn tinh thần, thuốc phá thai cũng không được loại trừ. Vì vậy, trước khi quyết định thực hiện, chị em nên cân nhắc thật kỹ và lường trước những biến chứng nguy hại có thể xảy ra, để có sự lựa chọn đúng đắn hơn.
Thuốc phá thai là loại biệt dược được sử dụng để loại bỏ đi phôi thai dưới 6 tuần tuổi. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và chủ quan trong việc dùng thuốc, nhiều chị em phụ nữ đã tự ý sử dụng thuốc phá không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Sử dụng thuốc phá thai bừa bãi vẫn diễn ra nhiều tại Việt Nam – Ảnh Internet
1. Thực trạng sử dụng thuốc phá thai hiện nayViệc phá thai bằng thuốc mang tính kín kẽ, bí mật và ít gây đau đớn hơn khi không chịu sự tác động của các dụng cụ y khoa. Bởi vậy, có khá nhiều phụ nữ trẻ đã lựa chọn uống thuốc phá thai, mà không hề lường trước những hậu quả của việc này. Trên thực tế, uống thuốc phá thai là phương pháp không thực sự mang lại sự an toàn như người ta tưởng, khi thực trạng sử dụng không nằm trong tầm kiểm soát, hay tuân theo các chỉ dẫn kỹ lưỡng, cũng như đầy đủ các bước cần thiết mà quy trình thực hiện phương pháp này yêu cầu.
Thực tế cho thấy, số lượng người sử dụng thuốc phá thai tăng cao qua từng năm. Đây là dấu hiệu đáng buồn khi giới trẻ có sự hiểu biết hạn chế về tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe sinh sản. Để giúp bạn hiểu hơn và cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi quyết định sử dụng thuốc phá thai, chúng tôi cùng bạn điểm lại những lưu ý chính, để trả lời cụ thể cho câu hỏi thuốc phá thai có nguy hiểm không.
Thuốc phá thai gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng không đúng cách – Ảnh Internet
2. Thuốc phá thai có nguy hiểm không?Thuốc phá thai trên thực tế là một loại biệt dược được bào chế bao gồm 1 hay 2 thành phần chính quyết định đến việc chấm dứt sự sống của thai nhi. Chính các thành phần chứa trong biệt dược này cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:
2.1 Bị băng huyếtSử dụng thuốc phá thai gây ra triệu chứng chảy máu âm đạo . Đã có nhiều trường hợp âm đạo chảy quá nhiều máu dẫn tới choáng váng. Lúc này, thai phụ cần được truyền máu gấp nếu không sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những nữ giới mắc bệnh đông máu, khi sử dụng thuốc phá thai rất dễ bị xuất huyết kéo dài, mất quá nhiều máu, thậm chí thiệt mạng.
2.2 Vẫn mang thaiThuốc phá thai chỉ có tác dụng tương đối. Nhiều trường hợp thai phụ đã uống thuốc phá thai nhưng phôi thai vẫn tồn tại. Có 2 nguyên nhân để lý giải cho biến chứng này là: thuốc không đảm bảo chất lượng không phát huy tác dụng, hoặc thuốc có tác dụng, đã tống xuất thai nhi ra ngoài nhưng vì chủ quan, nên đã không sử dụng tới biện pháp ngừa thai khi quan hệ tình dục ngay sau đó.
Dùng thuốc phá thai không có nghĩa là việc mang thai hoàn toàn không tiếp diễn – Ảnh Internet
2.3 Thai dị tậtViệc tự ý sử dụng thuốc phá thai hoặc sử dụng nhưng không đúng liều lượng, đúng thời điểm nên hạn chế tác dụng. Điều này dẫn đến tình trạng thai không ra ngoài mà vẫn tiếp tục phát triển, và lượng thuốc đã sử dụng khiến thai bị dị tật.
2.4 Sót nhauBiến chứng sót thai, sót nhau thường ít xảy ra trong phương pháp uống thuốc phá thai, nhưng không có nghĩa là không hiện hữu. Trường hợp này không được phát hiện và giải quyết kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau của chị em.
Dùng thuốc phá thai một cách chủ quan dễ dẫn tới vô sinh – Ảnh Internet
2.5 Vô sinh, hiếm muộnViệc lạm dụng thuốc phá thai hay uống thuốc không đúng chỉ định gây sót thai, nhiễm khuẩn tử cung. Nhiều trường hợp thai phụ phải cắt bỏ tử cung và không còn khả năng sinh sản. Với phụ nữ, đây là điều đáng buồn không gì so sánh được và là sự tổn thất nặng nề nhất.
2.6 Nguy cơ tử vongSử dụng thuốc phá thai trong nhiều trường hợp không những gây ra nhiều biến chứng, còn có thể dẫn đến tử vong. Trường hợp này dễ xảy đến khi thai phụ sau khi dùng thuốc bị băng huyết , nhiễm khuẩn tử cung quá nặng, mà không được đưa đi cấp cứu kịp thời.
Thuốc phá thai có nguy hiểm không? Hẳn là đến đây, chị em có lẽ tất cả đều đã có câu trả lời rất chính xác nhất cho mình, nếu như đã từng băn khoăn về điều này trước đó. Và, không có gì tốt hơn việc mỗi chị em đều cẩn trọng, tự biết bảo vệ sức khỏe của mình trước hết, để đảm bảo hạnh phúc cho bản thân và tránh được những hậu quả mà mình không thể lường trước.
Tuyết Nguyễn tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Bướu Cường Giáp Có Nguy Hiểm Không Và Câu Trả Của Bác Sĩ trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!