Bạn đang xem bài viết Bố Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Chậm Nói? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tùy vào năng lực tiếp thu ở từng giai đoạn phát triển mà cách trẻ tiếp cận ngôn ngữ và học nói sẽ khác nhau. Do đó, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ về âm lời nói và tính chất ngôn ngữ khi dạy nói cho con. Điều này còn giúp cha mẹ phát hiện kịp thời trường hợp trẻ chậm nói.
Lời nói là cách thức diễn đạt bằng lời của ngôn ngữ và bao gồm cả phát âm (cách chúng ta hình thành âm thanh và từ ngữ).
Ngôn ngữ là sự cho và nhận thông tin. Đó là sự hiểu biết và được hiểu thông qua giao tiếp bằng lời nói, cơ thể và văn bản.
Các vấn đề lời nói và ngôn ngữ là khác nhau, nhưng chúng thường chồng chéo với nhau . Ví dụ:
Một đứa trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể hiểu và sử dụng tốt các từ đơn nhưng trẻ chỉ có thể ghép hai từ lại với nhau, trẻ không thể triển khai một câu.
Một đứa trẻ chậm nói có thể sử dụng các từ, cụm từ và câu để diễn đạt ý tưởng nhưng khó hiểu.
Một em bé không đáp ứng với âm thanh hoặc giọng nói nên được bác sĩ kiểm tra ngay từ sớm. Thông thường, cha mẹ khó biết liệu con mình có bị chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ hay không.
12 tháng: không sử dụng cử chỉ để giao tiếp, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay.
Trước 18 tháng: thích sử dụng cử chỉ giao tiếp hơn dùng lời nói
18 tháng: khó khăn khi bắt chước âm thanh hoặc tiếng nói.
Trẻ 2 tuổi: chỉ có thể bắt chước lời nói hoặc hành động mà không tạo ra từ hoặc cụm từ một cách tự phát.
Khoảng 2 tuổi: chỉ nói một số âm thanh hoặc từ lặp đi lặp lại mà không thể sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp nhiều hơn giai đoạn trước.
Sau 2 tuổi: không thể làm theo các hướng dẫn đơn giản của người lớn.
Sau 2 tuổi: trẻ thường xuyên sử dụng một tiếng nói khác thường (chẳng hạn như trẻ thường sử dụng âm mũi).
Việc chậm nói có thể là do:
Khiếm khuyết răng miệng, như các vấn đề về lưỡi hoặc vòm miệng. Trẻ có nếp gấp bên dưới lưỡi hoặc có thể hạn chế chuyển động lưỡi
Nhiều trẻ chậm nói do vấn đề về cơ miệng. Điều này xảy ra khi có vấn đề trong các khu vực của não chịu trách nhiệm về lời nói. Do đó khiến trẻ khó phối hợp môi, lưỡi và hàm để tạo ra âm thanh lời nói. Những đứa trẻ này cũng có vấn đề về vận động miệng khác, như các vấn đề về ăn uống.
Vấn đề thính giác cũng có thể ảnh hưởng đến lời nói. Vì vậy, trẻ nên được kiểm tra thính giác khi trẻ chậm nói. Vì trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nghe dẫn đến khó trong việc nói, hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
Tự kỷ: Mặc dù không phải tất cả trẻ em mắc chứng tự kỷ đều bị chậm nói, nhưng tự kỷ cũng ảnh hưởng đến giao tiếp.
Khuyết tật trí tuệ: Một loạt các khuyết tật trí tuệ có thể gây ra sự chậm nói. Ví dụ, chứng khó đọc và các khuyết tật học tập khác dẫn đến sự chậm nói.
Một số vấn đề tâm lý xã hội: Những điều này cũng có thể gây ra sự chậm trễ ngôn ngữ. Ví dụ, cha mẹ hoặc người chăm sóc bỏ bê trẻ có thể dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ.
Sau khi tiến hành đánh giá các vấn đề y khoa tổng quát, hãy liên hệ với một bác sĩ. Họ sẽ thực hiện đánh giá toàn diện về khả năng biểu đạt ngôn ngữ và tiếp thu của con bạn. Điều này để xác định xem con bạn có chậm phát triển ngôn ngữ hay không.
Sau khi hoàn thành đánh giá khả năng ngôn ngữ, bác sĩ có thể đề nghị các kiểm tra khác. Ví dụ, kiểm tra thính giác có thể giúp xác định trẻ có bị khiếm thính hay không.
Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị cho vấn đề chậm nói của con trẻ.
Tiến triển của con bạn sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng và độ tuổi của trẻ. Một số trẻ bắt kịp các bạn cùng trang lứa và đáp ứng các mốc phát triển quan trọng về ngôn ngữ trong tương lai. Những đứa trẻ khác gặp khó khăn hơn trong việc cải thiện chậm phát triển ngôn ngữ.
Nếu con bạn được chẩn đoán chậm nói, điều quan trọng là điều trị ngay lập tức. Điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề khác như các vấn đề xã hội, học tập và cảm xúc.
Cha mẹ là có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ.
Giúp trẻ tập trung vào giao tiếp. Nói chuyện với bé, hát và khuyến khích trẻ bắt chước âm thanh và cử chỉ.
Đọc sách cho con của bạn. Bắt đầu đọc cho con nghe khi con bạn còn bé. Tìm những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi.
Sử dụng các tình huống hàng ngày. Để phát triển ngôn ngữ và lời nói của con bạn, hãy nói theo cách của bạn trong ngày. Đặt tên thực phẩm tại cửa hàng tạp hóa, giải thích những gì bạn đang làm khi bạn nấu một bữa ăn hoặc dọn phòng, chỉ ra các đồ vật xung quanh nhà. Sử dụng ngôn ngữ theo khả năng hiểu của trẻ.
Khi Nào Nên Cho Trẻ Ăn Dặm Và Những Điều Mẹ Cần Lưu Ý
1.2 Những điều nên tránh
Cho bé ăn thức ăn thừa.
Đun nấu quá lâu rau củ (vì sẽ hủy hết vitamin).
Khi chế biến thức ăn với khối lượng lớn, đừng để nguội thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh (vì vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi) mà hãy đặt thức ăn nóng vào đĩa lạnh, đậy kín nắp lại và cho vào tủ lạnh.
Dùng nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ).
Dùng nhiều muối, đường.
Khi mới tập ăn, không nên cho bé ăn phô-mai mềm, lòng đỏ trứng, đậu phộng tán nhuyễn sẽ làm bé dễ bị sặc.
Ăn dặm là bữa ăn đầu đời của trẻ, quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của trẻ, mà còn giới thiệu thế giới muôn ngàn mùi vị của thức ăn. Những bữa ăn đầu đời này sẽ định hướng cảm nhận ẩm thực, thói quen ăn uống cho trẻ.
Các mẹ không nên cho trẻ ăn thực phẩm thừa – Ảnh Internet
Tùy thể trạng từng bé, bạn có thể tập cho con nhỏ ăn đặc (ăn dặm) từ từ, bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi. Gọi là ăn dặm vì đây là những bữa ăn tập dần cho trẻ làm quen với thức ăn đặc. Các mẹ cần nhớ rằng bữa ăn dặm không thể thay thế được sữa mẹ hoặc sữa bột ngay tức thời, mà phải xen kẽ. Thoạt đầu, mẹ chỉ cần cho trẻ ăn vài muỗng bột để làm quen. Nhưng khi con đã khoái khẩu rồi và hệ tiêu hóa của trẻ cũng đã làm quen với thức ăn, thì bạn tăng dần thành bữa chính.
2. Khi nào nên cho trẻ ăn dặm
Nếu mẹ đủ sữa, trẻ tăng cân tốt (500 – 600 g/tháng) và mẹ có điều kiện thì hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chỉ cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.
Chỉ cho bé ăn dặm từ 4 – 6 tháng tuổi trong trường hợp:
– Mẹ phải đi làm sớm, không có điều kiện cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
– Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn và đúng cách nhưng không tăng cân tốt
– Trẻ bị đói sau khi cho bú, nhưng lại từ chối sữa
– Trẻ thức dậy nhiều lần vào ban đêm và đòi bú, thời gian giữa các cữ bú ngắn dần.
– Nếu trẻ 4 tháng tuổi tăng 200g mỗi tuần thì có thể lùi thời điểm ăn dặm đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Nếu không đạt mức tăng trường như vậy, trẻ cần được tập ăn dặm, vì có thể sữa mẹ lúc này không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.
Thời điểm để tập cho trẻ ăn dặm tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Các mẹ không nên để đến khi trẻ được 7 – 8 tháng tuổi mới cho ăn dặm vì lúc này trẻ đã quá quen với việc bú sữa, khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc, loãng khác sữa, cũng không quen với việc ăn bằng thìa. Và như thế, việc cho trẻ ăn dặm sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thời điểm ăn dặm hợp lý là khi trẻ được 6 tháng tuổi – Ảnh Internet
Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và mẹ cần lưu ý những gì để chế biến những bữa ăn dặm thật tốt cho con – câu hỏi này đã được giải đáp khá cụ thể thông qua những chia sẻ ở trên. Hy vọng rằng các mẹ có thể tạo ra những bữa ăn dặm hoàn hảo cho trẻ để trẻ phát triển khỏe mạnh.
Hạnh Sử tổng hợp
7 Kinh Nghiệm Cho Bé Đi Du Lịch Bố Mẹ Cần Biết
Để có những khoảnh khắc đáng yêu khi đi du lịch cùng con nhỏ, phụ huynh nào cũng phải đối mặt với những áp lực, lo lắng làm thế nào để bé tận hưởng được chuyến đi mà vẫn đảm bảo sức khỏe. Chỉ cần nắm vững những kinh nghiệm cho bé đi du lịch sau, bạn có thể sẵn sàng cùng con tới mọi nơi rồi.
1. Cho con tham gia cùng chuẩn bị🔗1. Cho con tham gia cùng chuẩn bị
Nhiều ông bố bà mẹ chỉ có thói quen chuẩn bị kỹ các vật dụng hàng ngày để mang theo trước chuyến đi mà quên mất rằng việc chuẩn bị về mặt tinh thần cho con cũng là một điều quan trọng. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các trẻ đã đủ lớn và có nhận thức được về sự thay đổi môi trường xung quanh đột ngột.
Việc khiến bé ý thức được về chuyến đi xa sắp tới, cũng như có sự chuẩn bị về tinh thần trước những điều mới lạ sắp diễn ra sẽ góp phần không nhỏ giúp trẻ bớt căng thẳng, lo âu trước chuyến đi. Hơn nữa, việc để con cùng chuẩn bị cho chuyến đi với bố mẹ cũng sẽ tăng sự hào hứng của bé.
Kinh nghiệm cho bé đi du lịch sẽ giúp bố mẹ chuẩn bị chuyến đi dễ hơn. Ảnh: Unsplash
Bố mẹ có thể bắt đầu giúp con làm quen với chuyến đi bằng cách giới thiệu cho bé về điểm đến sắp tới qua tranh, ảnh hay các câu truyện kể hấp dẫn về thắng cảnh, con người, đồ ăn hay tập tục địa phương. Sau đó, để con tham gia soạn quần áo, đồ đạc cùng hoặc bàn về các hoạt động mà bé muốn thử.
Mỗi chuyến đi không chỉ đơn thuần để thư giãn và giải trí, đây cũng là cơ hội rất tốt để con có thể học hỏi và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới xung quanh. Chắc chắn bé sẽ khám phá được nhiều hơn nữa khi đã được tìm hiểu trước về điểm đến trong chuyến đi sắp tới.
2. Mang theo đồ dùng cá nhân quen thuộc🔗2. Mang theo đồ dùng cá nhân quen thuộc
Dù sắp đi du lịch đến một thành phố lớn và đầy đủ tiện nghi đến đâu, tốt hơn cả bạn vẫn nên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cá nhân từ ở nhà của bé để mang theo. Trẻ em thường có phản ứng lớn với những thứ xa lạ mà chúng cảm thấy không quen thuộc nên hãy mang theo càng nhiều đồ quen thuộc của trẻ càng tốt.
Mang theo đồ dùng cá nhân hoặc đồ chơi quen thuộc của con theo. Ảnh: Unsplash
Hơn nữa, việc chuẩn bị sẵn đồ dùng cá nhân bé quen dùng, nhất là bỉm, sữa, các loại kem, sữa tắm,… cũng giúp hạn chế những vấn đề về dị ứng, mẩn ngứa do không quen dùng đồ lạ của bé. Vì vậy đừng để những bệnh vặt tưởng chừng là rất nhỏ khi ở nhà này trở thành những vấn đề to to khiến chuyến du lịch cùng con nhỏ của gia đình kém thoải mái.
3. Thu xếp thời gian di chuyển hợp lý🔗3. Thu xếp thời gian di chuyển hợp lý
Những chuyến đi cần phải di chuyển dài trên các phương tiện công cộng là thử thách lớn của các bậc phụ huynh khi đi du lịch cùng con nhỏ. Phần lớn thời gian, trẻ sẽ không cảm thấy thoải mái khi cứ phải ngồi yên một chỗ trong không gian nhỏ hẹp, cần giữ trật tự.
Thu xếp thời gian di chuyển dài trùng với giờ ngủ nghỉ của con. Ảnh Unsplash
Nhiều bậc phụ huynh thường xuyên đi du lịch cùng bé mách nhỏ rằng, nếu có điều kiện, cha mẹ hãy thu xếp sao cho các quãng thời gian di chuyển dài trong chuyến đi gần trùng vào giờ ngủ của con trẻ. Ví dụ như thay vì bay các chuyến bay vào giữa ngày, bạn hãy chọn bay các chuyến sớm hơn vào buổi sáng, tầm trưa hoặc buổi chiều tối muộn. Các khung giờ này thường là khung giờ trẻ con đi ngủ, vì thế các bậc phụ huynh có thể dễ dàng dỗ con ngủ yên trong suốt chuyến đi hơn, giảm thiểu tối đa sự căng thẳng, mệt mỏi và lo âu không đáng có.
4. Giúp con chống chán🔗4. Giúp con chống chán
Khi bé cảm thấy chán, chúng sẽ sẵn sàng mè nheo, làm nũng hay thậm chí là ăn vạ để có được sự chú ý của mẹ cha. Nhiều phụ huynh cũng cảm thấy áp lực khi nghĩ rằng mình đã vạch ra một lịch trình tham quan vô cùng hấp dẫn với nhiều điểm đến mới mẻ nhưng con của mình lại chẳng hề thích chúng một tí nào.
Chuẩn bị các loại đồ chơi “chống chán” khi đi du lịch cùng con nhỏ. Ảnh: Unsplash
Đơn giản là vì trẻ con có suy nghĩ rất khác với người lớn, chúng thường thích tận hưởng những điều nhỏ nhặt thay vì những thứ lớn lao như “công trình vĩ đại nhất thế giới” hay “bãi biển đẹp nhất hành tinh”. Chỉ cần cha mẹ bổ sung thêm vào trong hành trình tham quan của mình những hoạt động nhỏ như rủ con đi nhặt vỏ sò trên bãi biển thôi cũng đủ để thu hút sự chú ý của các bé rồi.
Nếu cần chống chán cho con trên các chuyến tàu xe hoặc trong nhà hàng, tại các nơi cần yên tĩnh thì không gì hiệu quả hơn các trò chơi cần sự tương tác. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều các sách truyện, trò chơi thông minh dành cho trẻ như xếp mô hình giấy, xếp hạt Perler, các loại sách truyện tô màu, board-game… tiện lợi, dễ mang theo. Các hoạt động này thường đều khuyến khích sự tương tác giữa người chơi nên bố mẹ hãy dành thời gian để chơi cùng con trên các chuyến đi.
5. Chuẩn bị sẵn đồ ăn là một trong những kinh nghiệm cho bé đi du lịch quan trọng nhất🔗5. Chuẩn bị sẵn đồ ăn là một trong những kinh nghiệm cho bé đi du lịch quan trọng nhất
Đôi lúc, dù có chuẩn bị kỹ đến đâu, phụ huynh vẫn không tránh được tình trạng con mình dễ từ chối trải nghiệm những thứ mới lạ, nhất là đồ ăn. Rất có thể thay vì nếm thử các của ngon vật lạ tại điểm du lịch, trẻ con lúc này lại chỉ thèm những món ăn quen thuộc ở nhà. Vì vậy cha mẹ hãy dỗ dành con bằng những món ăn vặt với các thương hiệu quen thuộc đã chuẩn bị từ trước trong khi giúp bé làm quen với nền ẩm thực mới.
Chuẩn bị sẵn đồ ăn quen thuộc đẻ dỗ dành con. Ảnh: Unsplash
Cuối cùng, mặc dù sẽ luôn có những điều bất ngờ xảy ra trong mọi chuyến đi, nhưng chính những bất ngờ đó sẽ trở thành những kỷ niệm vô giá bên con của cha mẹ. Ngoài những mẹo mà chúng mình đã giới thiệu ở trên, thì điều giúp con trẻ luôn vui vẻ và bình tĩnh thì không liều thuốc nào hữu hiệu hơn sự quan tâm dành cho con của bậc cha mẹ. chúng mình chúc mỗi chuyến đi du lịch cùng con nhỏ của bạn sẽ là một kỷ niệm thật đẹp. Và bạn đừng quên ghé qua website chúng mình để tham khảo các tour du lịch giá rẻ với lịch trình rất thân thiện cho gia đình.
Đăng bởi: Hiệp Lê
Từ khoá: 7 kinh nghiệm cho bé đi du lịch bố mẹ cần biết
Bố Mẹ Phải Xử Trí Như Thế Nào Khi Em Bé Bị Rắn Cắn?
Em bé bị rắn cắn là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Một số loài rắn độc thường gặp như rắn cạp nia, rắn hổ mang, rắn san hô, rắn lục. Và cũng nhiều loài rắn không có nọc độc. Có khoảng 30% những loài rắn độc khi cắn có thể không tiết nọc độc. Tuy vậy nó vẫn có thể gây những thương tổn khác đến cơ thể trẻ.
Đa số rắn lành không gây ra bất kì triệu chứng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu bị rắn độc cắn, trẻ có thể sưng và bầm tím đáng kể ở vết thương. Những triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng 30 phút. Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện thêm những dấu hiệu khác:
Vết thương chảy máu;
Dấu vết rắn cắn trên da;
Buồn nôn hoặc nôn ói;
Chóng mặt, nhức đầu hoặc ngất xỉu;
Khó nuốt;
Yếu liệt;
Chảy máu mũi, chảy máu răng hay tiêu tiểu ra máu;
Tay chân lạnh;
Da xanh tái;
Khó thở.
Nếu bị rắn san hô cắn, trẻ có thể đau nhưng không gây ra tổn thương ở mô hoặc bầm tím đáng kể. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tứcKhi phát hiện em bé bị rắn cắn, bạn cần bình tĩnh đưa trẻ đến nơi an toàn. Trong vòng 4 tiếng đầu sau khi bị rắn độc cắn, bạn hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu của bệnh viện nhanh nhất có thể. Đây là một trong những điều quan trọng nhất để điều trị vết rắn cắn. Việc cần chú ý là giữ con bạn nằm yên ở một tư thế. Điều này giúp hạn chế nọc độc không ngấm vào cơ thể quá nhiều. Nếu trẻ bị cắn ở tay hoặc chân, hãy nới lỏng quần áo và tháo vòng tay hoặc nhẫn trước khi vết thương trở nên sưng tấy.
Không cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Giữ ấm cơ thể con bạn nhưng không chườm nóng vết cắn. Bạn có thể theo dõi nhịp tim và nhịp thở của trẻ trong khi đưa đến bệnh viện.
Thuốc kháng nọc rắn
Cách tốt nhất để giúp điều trị vết rắn độc cắn hiệu quả nhất là đưa con bạn đến bệnh viện nhanh nhất có thể. Lúc đó, trẻ sẽ được cấp cứu và chữa trị kịp thời bởi các nhân viên y tế. Thuốc kháng nọc rắn hiện nay đã cứu sống được nhiều trường hợp nguy hiểm.
Không hút nọc độcViệc hút nọc độc ra ngoài chỉ loại bỏ được rất ít nọc độc và thường thì không có ích gì. Quan trọng là KHÔNG BAO GIỜ cố dùng miệng để hút nọc độc của rắn. Việc làm này không những không giúp được gì mà thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra một rủi ro khác là nọc độc có thể nhiễm vào máu của bạn thông qua vết thương hở. Không cố nặn vết thương để lấy nọc độc vì không mang lại hiệu quả. Cuối cùng, không dùng đá lạnh hay bất cứ thuốc, lá cây dân gian đặt lên vết thương. Những việc này có thể gây tê cứng và tổn hại đến làn da trẻ sau này.
Thỉnh thoảng trong một vài tình huống, cha mẹ phát hiện em bé bị rắn cắn nhưng không tìm được rắn. Nếu rắn đã chết và khó xác định loài rắn có độc hay không, tốt nhất là bạn nên đem theo loài rắn đó đến bệnh viện để Bác sĩ xác định.
Chăm sóc trẻ tại nhàThông thường, những cái răng nhỏ của rắn lành có thể không làm rách da. Khi đó bạn cần rửa sach vết thương với xà phòng và nước. Trong trường hợp có vết thương làm rách da, trẻ cần được tiêm ngừa vắc-xin uốn ván nếu chưa tiêm mũi nào trong vòng 5 năm gần đây.
Đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu
Có một hoặc hai vết cắn sâu làm rách da.
Vết cắn sưng to.
Xuất hiện tụ máu hoặc vết bầm tím ở vùng da bị cắn.
Con trẻ của bạn có các triệu chứng bất thường sau 6 tiếng kể từ khi bị cắn.
Trẻ em thường thích chạy nhảy, khám phá môi trường xung quanh. Đôi khi, cha mẹ không thể nào quan sát và chăm sóc trẻ mọi lúc mọi nơi. Chính vì thế, trẻ rất dễ có nguy cơ bị rắn cắn. Vậy nên, cung cấp những thông tin về cách phòng tránh bị rắn cắn là rất quan trọng với con bạn.
Hãy dạy trẻ nhận biết và cách xa các con rắn. Trẻ em thường tò mò nên có thể đến gần hoặc cố đuổi giết chúng.
Đảm bảo trẻ không đến những nơi có cỏ mọc um tùm.
Không cho phép trẻ thò tay hoặc chân vào những chỗ mà chúng không nhìn thấy bên trong như hang hốc, khe đá. Hạn chế khiêng những tảng đá hoặc các cành cây khô.
Hết sức cảnh giác và luôn cẩn trọng khi trẻ đang trèo lên các tảng đá lớn.
Làm Gì Khi Trẻ Không Chịu “Ạ” Người Lớn Khi Đi Chúc Tết?
Mẹ có biết vì sao trẻ lại không chịu “ạ” người lớn vào dịp tết dù cha mẹ đã tìm mọi cách “dụ dỗ” trẻ? Mẹ phải làm thế nào để con vui vẻ chào hỏi mọi người một cách lễ phép, ngoan ngoãn?
1. Vì sao trẻ không chịu “ạ” người lớn?
Không phải lúc nào trẻ cũng chịu chào hỏi người lớn
Chúng ta luôn cho rằng, đứa trẻ khi mới lớn biết chào hỏi, “ạ” người lớn tuổi, đặc biệt là ông bà mới là đứa trẻ ngoan và được mọi người khen ngợi. Ngược lại, nếu đứa trẻ đó không chịu chào hỏi, lễ phép “ạ” ông bà, cha mẹ hay người lớn sẽ bị quy kết là lì lợm? Điều này thực hư thế nào và quy kết cho trẻ như vậy liệu có quá oan ức cho trẻ?
Theo các chuyên gia, một đứa trẻ “lì” nói, “lì” ạ, “lì” làm theo yêu cầu của cha mẹ là tín hiệu tốt thay vì xấu như mọi người vẫn lầm tưởng. Theo đó, Gs. Amanda, ĐH Columbia, Mỹ đã cho biết, các vùng não bộ sẽ chi phối hoạt động học và phản ứng ngôn ngữ của trẻ. Trong đó, trước 2 tuổi, trẻ đang học ngôn ngữ và rất yêu thích ngôn ngữ. Trẻ thích bắt chước người lớn, nên thường xuyên nói lại từ, phát âm theo và người lớn nói gì trẻ cũng nghe. Tuy nhiên, trên 2 tuổi, các vùng não bộ bắt đầu phát triển và hình thành tính độc lập giúp trẻ đối phó với những tình huống phức tạp hơn. Do đó, trẻ sẽ không lặp lại từ người lớn nói, không nghe điều bạn bảo. Tuy nhiên, những gì bạn dạy trẻ, trẻ vẫn tiếp thu như một chiếc máy thu.
Do đó, những biểu hiện như không chịu nói “ạ” dù cha mẹ đã hướng dẫn trẻ, “mớm lời” cho trẻ hoặc trẻ nép mình, cúi đầu, nhìn lén ai đó đều cho thấy biểu hiện bình thường và phát triển tốt của vùng não bộ (vùng phát triển tính độc lập). Trẻ sẽ tự điều chỉnh cảm xúc của mình theo thời gian, mỗi ngày mẹ sẽ thấy trẻ thay đổi rất nhiều.
Ngày hôm nay, con có thể không chịu nói “ạ” nhưng có thể vào ngày mai con sẽ tiếp thu và tự mình điều chỉnh cảm xúc, nhận ra người thân quen, phân biệt được người lạ và nói “ạ” như một sự nhận thức thực sự.
2. Làm gì để trẻ vui vẻ nói “ạ”?
Cha mẹ cần khéo léo để giúp trẻ “ạ” người lớn một cách vui vẻ
Để trẻ có thể hiểu và nói “ạ” một cách vui vẻ, cha mẹ cũng cần phải có nghệ thuật dạy con. Theo đó, cha mẹ tuyệt đối không nên nói: “Sao con lì mặt ra vậy, nói dạ đi con” hoặc quy kết trẻ: “Nó lì lắm, nói mãi mà nó không chịu nghe”. Những câu nói tưởng vô tình nhưng lại mang tính sát thương rất cao. Trẻ nhỏ tuy chưa học đủ ngôn ngữ để biện minh cho mình nhưng chúng cũng hiểu cha mẹ nặng lời và không yêu thương trọn vẹn.
Do đó, khi con chưa nói “ạ” cha mẹ hãy vui vẻ để lần sau con nói. Ngoài ra, trước khi khách tới chơi, cha mẹ có thể trò chuyện cùng con và dặn dò con. Cha mẹ cần hiểu, đối với trẻ, chỉ có cha mẹ và những người thường xuyên gặp mới là người quen. Một người mà ít nhất 3 tiếng mỗi ngày không gặp trẻ thì sẽ trở thành người lạ với trẻ. Vì vậy, bắt một đứa trẻ chào hỏi họ là một điều hết sức vô lý và cực kỳ khó khăn.
Vì thế, khi khách tới nhà, mẹ hãy luôn thân thiện với khách, hãy cho con tiếp xúc với người lạ, bé sẽ xem biểu hiện cảm xúc của họ thế nào và dần dần trở nên thân quen hơn, bé sẽ giao tiếp tốt hơn và chuyện “ạ” người lớn không có gì khó khăn.
Yeutre. (Tổng hợp)
Khi Con Gái Nói Mệt Mỏi Muốn Dừng Lại Thì Bạn Nên Làm Gì?
Tôi không nghĩ bạn lạ lẫm với việc khi con gái nói mệt mỏi muốn dừng lại, hoặc khi con gái muốn ở một mình. Thậm chí có thể bạn đã quá quen thuộc với câu nói này gần đây.
1. Khi con gái nói mệt mỏi muốn dừng lại
2. Giải quyết vấn đề khi con gái nói mệt mỏi muốn dừng lại
Trước đây khi mới yêu cô ta luôn muốn dành thời gian cho bạn. Vui cũng muốn bên bạn, buồn cũng muốn bên bạn, lúc “dở hơi” cũng muốn cạnh bạn.
Tuy nhiên khi tình yêu đã chuyển sang giai đoạn khác, già nua hơn, xấu xí hơn. Cách cư xử của 2 người cũng khác nhiều hơn.
Lúc này có thể con gái nói muốn một mình để suy nghĩ. Có thể chuyện này gây shock với bạn, tuy nhiên với cô ấy nó lại là một câu chuyện dài có toan tính từ trước.
Khi con gái nói mệt mỏi muốn dừng lạiVề cơ bản, khi con gái nói mệt mỏi muốn dừng lại là họ đã có suy nghĩ chia tay. Tuy nhiên chưa biết đó là mức độ nhẹ hay đáng báo động.
Khi phụ nữ buồn, thay vì nói rằng mình buồn cô ta sẽ biến nó thành những “TÍN HIỆU.” Chẳng hạn như im lặng, mặt mũi đăm chiêu, hay nói chuyện không ăn nhập với câu chuyện của bạn.
Khi phụ nữ tức giận chuyện gì đó, thay vì nói với bạn thì cô ấy lại giận cá chém thớt, quát nạt vô cớ. Hoặc vùng vằng không tiếp chuyện, đại loại như vậy.
Vậy thì sau một thời gian dài mà những biểu hiện này không được đáp lại đúng cách. Hay nói cách khác là không nhận được phản ứng như cô ấy trông đợi thì ắt hẳn con gái sẽ nói mệt mỏi muốn dừng lại.
Vậy thì bạn nên làm gì trong trường hợp này?
Khi con gái nói mệt mỏi muốn dừng lại, đa số đàn ông sẽ muốn gặng hỏi.
“Em bị làm sao thế?”
“Anh làm gì sai à?”
Hoặc bắt đầu cảm xúc. Rồi sau đó làm rối tung mọi thứ lên. Và sau cùng bạn vẫn không biết được nguyên nhân do làm sao.
Cách bạn nên làm đó là nhìn cô ấy thật kỹ, thật lâu, và nhẹ nhàng hỏi.
“Tại sao?”
Bạn có để ý không. Khi con gái tỏ ra cao thượng hay thể hiện trên cơ là họ đều làm như vậy cả.
2) Bình tĩnh lắng ngheTiếp đến cách ban nên làm khi con gái nói mệt mỏi muốn dừng lại, đó là bình tĩnh lắng nghe.
Hãy hỏi cô ấy thật nhiều. Hỏi xem nguyên nhân, lý do là gì? Tại sao lại đến nỗi như vậy.
Và trong lúc lắng nghe. Bạn sẽ biết được tình thế hiện tại đang nghiêm trọng dến mức nào?
3) Đừng luôn mồm nói rằng mình sẽ thay đổiNhiều đàn ông khi bị vợ bỏ, người yêu im lặng thì luôn miệng nói rằng: “Anh sẽ thay đổi” hoặc “Anh sẽ trở thành con người khác.” Tuy nhiên thì chữ “sẽ” chưa bao giờ là đủ với cô ấy.
Có thể “sẽ thay đổi” cũng là cụm từ mà bạn trai cũ từng nói, và giờ cô ta nghe thấy câu nói đó từ mồm bạn. Có thể cô ta đã mất công chờ người yêu cũ thay đổi nhưng phải tuyệt vọng suốt quãng thời gian trước khi gặp bạn (Tham khảo 9 điều bạn đừng bao giờ nhắc đến người yêu cũ) .
Không nói ngoa, tuy nhiên khi nhận thấy sự thay đổi thực sự, cô ta sẽ dần muốn nói chuyện với bạn, mở hơn với bạn, và muốn biết những thay đổi đó là gì? Cô ta không hỏi bạn trực tiếp, nhưng sẽ cố tỏ ra hành động. Chẳng hạn như một mình suy nghĩ về tình yêu cho bạn thấy.
Giải quyết vấn đề khi con gái nói mệt mỏi muốn dừng lạiNhư đã nói ở phía trên, mệt mỏi muốn dừng lại là khi họ đã rơi vào trạng thái thất vọng cùng cực, nếu không muốn nói là TUYỆT VỌNG.
Khi bạn tuyệt vọng thì sao?
Có phải chỉ cần nhìn thấy một tia hy vọng là bạn đã tràn trề năng lượng rồi đúng không?
Đó là lý do bạn cần phải lắng nghe để biết hy vọng của mình là gì.
Ví dụ khi con gái nói mệt mỏi muốn dừng lại rồi nói rằng là: “Bởi vì anh không quan tâm đến em nhiều.”
Vậy thì bạn hãy dựa vào điều đó để thắp lên cho cô ấy hy vọng. Rằng bạn không phải người như thế. Bạn sẽ thay đổi. Bạn sẽ trở nên tốt hơn.
Không ai muốn chia tay cả, chỉ là cô ấy đang cảm thấy mệt mỏi bởi quá nhiều suy nghĩ thôi.
Đăng bởi: Phươngg Lê
Từ khoá: Khi con gái nói mệt mỏi muốn dừng lại thì bạn nên làm gì?
Cập nhật thông tin chi tiết về Bố Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Chậm Nói? trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!