Xu Hướng 9/2023 # Bà Bầu Có Cần Kiêng Ăn Đào? # Top 12 Xem Nhiều | Hgpc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bà Bầu Có Cần Kiêng Ăn Đào? # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Có Cần Kiêng Ăn Đào? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hương vị thơm ngon khiến rất nhiều mẹ bầu thèm ăn đào. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, bà bầu kiêng tuyệt đối ăn đào nhất là trong 3 tháng đầu bởi đào sẽ gây sẩy thai. Vậy, quan niệm này có đúng hay không?

Theo chúng tôi Trần Thu Nguyệt – Viện Y học ứng dụng Việt Nam, mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng theo một số nghiên cứu gần đây, đào là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và có thể được ăn khi mang thai.

Không cần cấm kỵ tuyệt đối

ThS.BS Trần Thu Nguyệt – Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, nếu nói bà bầu cần kiêng đào tuyệt đối thì không phải. Vì quả đào có tính nóng nên nếu ăn nhiều, liên tục đào bà bầu có thể bị xuất huyết, chỉ nên ăn mỗi tuần khoảng 2-3 quả đào để không gây hại gì cho mẹ và bé. Hơn nữa, lông ở vỏ quả đào có thể gây kích thích ngứa họng hoặc dị ứng nên tốt nhất là các mẹ bầu nên gọt vỏ khi ăn.

Theo một số nghiên cứu mới đây, đào là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và có thể được ăn khi mang thai. Vitamin C có trong đào giúp cho xương, răng, da, cơ và các mạch máu của em bé phát triển khỏe mạnh. Vitamin C cũng hỗ trợ quá trình hấp thu sắt, một vi chất rất quan trọng cần thiết trong suốt quá trình mang thai cho cả mẹ và bé.

Lượng folate có trong đào giúp ngăn chặn các dị tật về ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Kali trong đào giúp làm giảm tình trạng co thắt cơ và giảm mệt mỏi thường gặp trong thai kỳ. Lượng chất xơ có trong đào có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm táo bón, một vấn đề mà nhiều bà bầu rất lo ngại.

Về quan niệm ăn đào trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu liệu có gây sẩy thai hay không, điều này toàn không có cơ sở. Trong Đông y, quả đào phơi khô, sấy khô có vị hơi chua, đắng, tính bình có tác dụng chỉ huyết nên có thể dùng trong các trường hợp động thai.

Giáo sư Đỗ Tất Lợi trong cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam có đề cập đến tác dụng của đào nhân hay hạt đào để điều kinh, cầm máu sau đẻ, hoặc thông kinh nguyệt. Các nhà nghiên cứu Đài Loan cho rằng, trong đào nhân có chất Ergotin, tác dụng trên mạch máu tử cung, làm co tử cung do vậy có tác dụng cầm máu sau đẻ.

Như vậy, có thể thấy rằng ăn quả đào hoàn toàn không gây nên sẩy thai theo như các bà, các mẹ thường “nghiêm cấm” mẹ bầu. Điều mà các mẹ bầu nên tránh chính là đào nhân như đã đề cập đến ở trên.

Thuốc chữa bệnh trong Đông Y từ quả đào

Ngoài ra, chúng tôi Trần Thu Nguyệt chỉ ra một số bài thuốc Đông y dùng quả đào và các bộ phận của cây đào để làm thuốc.

Hoa đào

Sau phơi trong bóng râm, bảo quản trong các lọ thủy tinh, hoặc các túi chống ẩm; khi dùng, tán mịn, uống với nước ấm hoặc với rượu ấm. Cũng có thể bọc hoa trong các mảnh vải xô, rồi hãm với nước sôi. Ngày 20 – 30g, trị các bệnh phù thũng, phát cước (các ngón chân, sưng nóng, đau nhức), hoặc bị ho, nhiều đờm.

Quả đào

Quả đào phơi hoặc sấy khô, có vị hơi chua, đắng, tính bình, có tác dụng chỉ huyết, liễm hãn. Dùng trong các trường hợp ra mồ hôi trộm, di tinh, thổ huyết, động thai. Khi bị động thai ra máu, có thể dùng 1 quả đào sao tồn tính (sao tới khi toàn bộ vỏ quả bị đen), tán bột mịn, uống với nước ấm.

Nhân từ hạt quả đào

Phơi hoặc sấy khô, có vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, dùng trị các bệnh bế kinh, đau bụng khi kinh nguyệt do máu kết thành cục: Đào nhân, hồng hoa, mỗi vị 6g; xuyên khung 4g, đương quy, xích thược, mỗi vị 10g. Sắc uống, ngày 1 thang. Uống liền 2 tuần lễ. Lặp lại vài chu kỳ kinh nguyệt cho tới khi hết các triệu chứng nói trên.

Đào nhân còn có tác dụng chỉ ho, hóa đờm. Dùng trong các trường hợp ho nhiều đờm, phối hợp trần bì, bách bộ, mạch môn. Ngoài ra đào nhân còn có tác dụng lợi đại tiện, được dùng khi bị táo bón; dùng tốt cho các trường hợp táo bón do đoản hơi, đoản khí.

Lá đào

lá đào tươi vò nát, thêm nước để tắm cho khỏi lên rôm, sẩy trong mùa hè. Ngoài ra, có thể dùng lá tươi (30- 50g), sắc uống để chữa sốt rét.

Bà Bầu Có Nên Ăn Táo Ta Không?

Cơ thể chúng ta đôi khi vẫn phải đối mặt với những tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng do hoạt động quá sức, nguồn dinh dưỡng cung cấp trong ngày chưa được đảm bảo. Khi tham gia bất kì hoạt động nào đòi hỏi tiêu tốn nhiều sức lực,…

Dinh dưỡng từ táo ta

Táo ta vốn là đồ ăn vặt bình dân rất giòn và thơm ngon được trồng phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, ít ai biết được táo có rất nhiều tác dụng chữa và phòng bệnh hiệu quả.

Những trái táo nhỏ, vỏ xanh, nhẵn bóng được trồng phổ biến ở Việt Nam với hai loại chính: táo chua và táo đường.

Đây vốn là đồ ăn vặt bình dân rất giòn và thơm ngon, có thể chế biến thành mứt, nước uống. Các bộ phận của cây táo đều có những tác dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả.

Táo ta có chứa rất nhiều vitamin. Cứ 100 gr táo ta sẽ có khoảng 400 – 600 vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt. Lượng vitamin C của táo ta còn cao hơn khoảng 100 lần so với táo đỏ của Trung Quốc.

Bà bầu có nên ăn táo không?

Trong các loại trái cây thì táo được xem là loại quả tốt nhất vì trong loại quả này có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: axit maclic, tannin…

Bà bầu ăn táo ta có một số lợi ích sau:

Ngăn ngừa chứng táo bón

Táo xanh còn chứa acid chlorogenic có tác dụng thúc đẩy loại bỏ acid oxalic ra khỏi cơ thể và bình thường hóa hoạt động của gan, dạ dày, ruột và tuyến tiêu hóa nói chung. Vì thế ăn táo còn làm tăng cảm giác ngon miệng và ngăn ngừa chứng táo bón.

Chữa chứng thiếu máu

Những người bị thiếu máu, bị thiếu các vitamin và giảm mức hemoglobin nên ăn táo ta. Loại quả này được dùng để điều trị bệnh gút và viêm khớp mãn tính, ngăn cản sự hình thành acid uric. Ngoài ra, táo ta còn là thứ trái cây tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với hiệu ứng bức xạ và có tác dụng tăng lực cho cơ thể.

Khám phá bí quyết dưỡng tóc bằng giấm táo của phái đẹp

Trong công cuộc làm đẹp, giấm táo có vô số các công dụng hữu hiệu. Tuy nhiên chắc hẳn còn nhiều người chưa biết đến bí quyết dưỡng tóc bằng giấm táo. Đây được xem là “thần dược” để chữa những mái tóc khô rối và hư tổn đã lâu. …

Đề phòng bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh thường diễn ra vào mùa lạnh với những người sức đề kháng yếu.

Giảm nguy cơ mắc bệnh cho bé: Một cuộc nghiên cứu gần đây về tác dụng của quả táo với phụ nữ mang thai được tiến hành như sau: các bà bầu được chia thành 2 nhóm, 1 nhóm không ăn táo, nhóm còn lại ăn 1 đến 2 quả táo mỗi ngày. Kết quả cho thấy, nhóm phụ nữ ăn táo thường xuyên sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cho em bé sau khi chào đời.

Giúp bé sinh ra ít bị dị ứng: Các chất chống oxy hóa trong táo không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ, mà còn là tiền đề cho sức khỏe của thai nhi. Mẹ ăn táo thường xuyên sẽ giúp em bé sau khi sinh ra ít bị dị ứng hơn các trẻ khác.

Ăn gì giúp thai nhi phòng tránh dị ứng?

Dị ứng là một trong những căn bệnh thường thấy, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Mẹ cho con bú cần chú ý chế độ ăn như thế nào? Chế độ ăn của bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì? Nguyên nhân gây ra dị…

Chú ý khi bà bầu ăn táo ta

Bà bầu ăn táo ta mặc dù có nhiều tác dụng tốt nhưng không nên ăn quá nhiều bởi có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

Khi mua táo ta, bà bầu chú ý mua táo rõ nguồn gốc, tránh mua phải táo vừa phun thuốc trừ sâu sẽ không có lợi cho bà bầu và thai nhi.

Khi mua táo, nên rửa sạch bằng nước muối loãng trước khi ăn.

An Nguyên

Bà Bầu Có Nên Ăn Cá Nục, Cá Ngừ Không ?

Sức khỏe và dinh dưỡng trong thai kì là điều cực kì quan trọng mà bất cứ chị phụ nữ mang bầu nào cũng quan tâm hàng đầu. Bên cạnh yếu tố phải đảm bảo sự cân bằng về dinh dưỡng thì chị em còn phải nắm được những điều kiêng cữ trong chế độ ăn uống nữa. 

Dù ăn cá rất tốt cho sức khỏe các bà bầu, tuy nhiên không phải loại cá nào cũng tốt cho các phụ nữ mang thai. Có một số loại cá, bà bầu vẫn nên tránh càng xa càng tốt.

Đã có những cảnh báo đối với phụ nữ mang thai về việc ăn cá ngừ, bởi những lo ngại về dư lượng thủy ngân có trong loại cá này.

Cách nhận biết cá nhiễm độc phenol cho bạn khi đi chợ

Hiện nay tình trạng cá kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng vẫn đang được bày bán tràn lan trên thị trường. Trong đó tình trạng cá nhiễm độc phenol được cho là một trong những mối lo ngại lớn nhất của người tiêu dùng khi chọn mua…

Cá thu, cá kiếm

Trong suốt thai kỳ, hải sản là nguồn thực phẩm bổ sung dưỡng chất quan trọng. Bởi vì các loại cá biển này giàu chất béo omega-3, vitamin B, iốt, selen và vitamin D.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các loại dưỡng chất có trong các loại cá biển đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của não bộ ở trẻ sơ sinh và trẻ đang bú mẹ.

Tuy nhiên, các mẹ bầu nên ăn nhiều loại hải sản khác nhau và tránh ăn các loại cá như cá kình, cá mập, cá kiếm, cá thu để tránh nguy cơ phơi nhiễm thủy ngân từ một số loại hải sản này.

Thực tế, khi hấp thụ hàm lượng lớn thủy ngân vào cơ thể, kim loại này rất nguy hiểm cho sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.

Cá ngừ

Cá ngừ cũng là thực phẩm mà Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và Cục Bảo vệ môi trường khuyến cáo, nữ mang thai và cho con bú chỉ nên tiêu thụ tối đa 175g cá ngừ/ tuần.

Lý do bởi vì, cá ngừ chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn 7 lần so với 4 loại cá chứa nhiều thủy ngân mà FDA khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên sử dụng.

Vì thế, phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế ăn nhiều cá ngừ.

Các loại cá biển khác

Những loại cá biển khác cũng rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là những người bị bệnh tim nhờ lượng omega-3 trong thực phẩm này dồi dào.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ăn cá tốt cho sức khỏe bà bầu vì nó giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân và giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh.

Ngoài ra, bà bầu ăn nhiều cá còn giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ.

Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai ăn quá nhiều cá biển sẽ tăng nguy cơ đẻ non.

Nguyên nhân là trong cá biển thường chứa nhiều thủy ngân, khi vào cơ thể, nó ảnh hưởng rất lớn tới thần kinh bào thai.

Cá chưa được chế biến kỹ

Khi mang bầu, dù ăn bất cứ loại cá nào, bà bầu cũng cần nhớ ăn cá đã được chế biến kỹ. Tuyệt đối không nên ăn những loại cá chưa chế biến kỹ.

Lý do là vì khi cá chưa được làm chín bằng nhiệt độ thích hợp sẽ khiến cho lượng vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể gây hại cho sức khỏe.

Không ăn cá được nuôi trong môi trường ô nhiễm

Thời gian bầu bí, bạn cũng cần mua những loại cá sạch, cá không bị nuôi trong môi trường ô nhiễm, độc hại.

Vì ăn những loại cá sống trong môi trường ô nhiễm dễ bị bẩn, ngộ độc, cực hại cho sức khỏe.

Phụ nữ mang thai nên ăn cá gì?

Thay vì ăn cá biển, bà bầu có thể chọn các loại cá nước ngọt, cá da trơn hoặc các loại thủy hải sản khác như tôm, cua, ốc…

Chỉ nên ăn trong khoảng 350g cá và các loại thủy hải sản khác mỗi tuần.

Khi ăn cần nấu chín cá. Phụ nữ mang thai không nên ăn các món gỏi hay những món nấu chưa chín kỹ do rất dễ bị vi khuẩn và virus xâm hại.

Nên ăn gì để con thông minh từ trong bụng mẹ?

Khi mang thai, chắc hẳn bà bầu nào cũng quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng ăn gì để con thông minh từ khi còn trong bụng mẹ. Bởi một đứa trẻ thông minh lanh lợi luôn là mong muốn của các bậc cha mẹ. Những ai đang trong thời gian…

Vì Sao Bà Bầu Cần Vitamin D? Bổ Sung Vitamin D Cho Bà Bầu Đúng Cách

Vitamin D là một vitamin steroid đóng vai trò quan trọng trong duy trì sức khỏe xương khớp và bảo vệ cơ thể khỏi mắc các bệnh khác. Đây cũng là một trong những vitamin được bác sĩ khuyên bổ sung đầy đủ trong thai kỳ. Hiểu được vai trò, cách dùng sẽ giúp bạn bổ sung vitamin D cho bà bầu đúng cách

Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ và chuyển hóa canxi và phốt pho. Nồng độ vitamin D trong huyết thanh thấp gia tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, bệnh tự miễn, bệnh thần kinh, tiểu đường thai kỳ và bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ dùng 4.000 IU vitamin D mỗi ngày thì có những lợi ích lớn nhất trong việc ngăn ngừa sinh non và nhiễm trùng.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu vitamin D thường gặp trong thời kỳ mang thai. Không đủ vitamin D có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của xương, gãy xương hoặc còi xương ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, thai phụ có thể sinh con nhẹ cân, sinh non và trẻ sinh ra thở khò khè.

Vitamin D giúp phát triển xương của thai nhi bình thường

Béo phì: chất béo trong cơ thể lưu trữ nhiều vitamin D được tạo ra trong da. Vì vậy, nồng độ vitamin D dạng hoạt động trong huyết thanh sẽ giảm

Da sẫm màu: những người có làn da sẫm màu có nhiều hắc tố melanin. Chất này hoạt động như một chất chống nắng tự nhiên và làm giảm sản xuất vitamin D trên da.

Một số loại thuốc: các loại thuốc như steroid, thuốc chống động kinh, thuốc giảm cholesterol và một số thuốc lợi tiểu làm giảm hấp thu vitamin D từ ruột.

Béo phì là nguyên nhân gây thiếu vitamin D

Có nhiều nghiên cứu liều lượng khác nhau bổ sung vitamin D trong thai kỳ. Tuy nhiên, lượng khuyến cáo cho phụ nữ mang thai là từ 600 đến 2000 IU mỗi ngày. Viện Y họckhuyến cáo nên bổ sung 600 IU hoặc 15 μg vitamin D mỗi ngày. Viện nghiên cứu Y học Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên bổ sung là 800 IU/ ngày.

Nhưng nhiều chuyên gia tin rằng 600 IU là gần như không đủ. Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lượng cao hơn, gần 1000 đến 2000 IU mỗi ngày, có thể mang lại nhiều lợi ích hơn. Cách tốt nhất, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được chỉ định liều lượng phù hợp với tình trạng thai kỳ.

Lượng vitamin D khuyến cáo cho phụ nữ mang thai là từ 600 đến 2000 IU mỗi ngày

Bổ sung vitamin D bằng tắm nắng

Da của bạn sử dụng tia nắng mặt trời để sản xuất vitamin D. Vì vậy, có thể bổ sung vitamin D bằng việc tắm nắng. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với tia UV của mặt trời làm tăng cường sự thay đổi sắc tố có thể gây sạm da không đều ở phụ nữ mang thai. Đồng thời, Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, thời tiết không thực sự phù hợp cho việc tắm nắng. Vì vậy, hầu hết các bác sĩ đều khuyên phụ nữ mang thai nên bảo vệ mình khỏi ánh nắng mặt trời (bằng kem chống nắng và quần áo) và bổ sung vitamin D từ thực phẩm hoặc chất bổ sung.

Bổ sung vitamin D bằng thực phẩm

• 1 muỗng canh dầu gan cá tuyết: 1.360 IU (34 mcg)

• 85g cá hồi nấu chín: 654 IU (16,2 mcg)

• 227g sữa: 120 IU (2,9 mcg)

• 227g ngũ cốc: 80 IU (2 mcg)

• 1 quả trứng lớn: 44 IU (1,1 mcg)

Bổ sung vitamin D bằng thuốc

Bổ sung vitamin D cho bà bầu nên lựa chọn dạng Cholecalciferol hoặc Ergocalciferol. Ergocalciferol là dạng vitamin D dành cho người ăn chay và cholecalciferol là dạng có nguồn gốc động vật, thường có nguồn gốc từ dầu gan cá hoặc lanolin từ cừu.

Dạng cholecalciferol là dạng dễ hấp thụ và sử dụng nhất cho cơ thể. Nhưng nếu bạn ăn chay trường, bạn nên chọn dạng ergocalciferol. Ngoài ra, nên tránh các chế phẩm chứa vitamin A (như dầu gan cá) vì đây là một chất gây dị tật thai nhi.

Bổ sung vitamin D bằng tắm nắng

Nhu cầu vitamin D ở bà bầu tăng cao. Vì vậy, cần kết hợp bổ sung vitamin D bằng nhiều cách khác nhau. Đối với dạng bổ sung chế phẩm, cần lưu ý liều lượng vì quá liều có thể gây tác dụng không mong muốn. Hi vọng những chia sẻ trên hữu ích với bạn đọc

Nguồn: Acog, NCBI, National Institutes of Health

Bà Bầu Có Nên Ăn Kem Lạnh Không? Những Lưu Ý Khi Ăn Kem Lạnh

Mùa hè mang theo nắng nóng khiến mẹ bầu khó chịu và sẽ luôn cảm thấy thèm ăn những món nước, lạnh. Kem chắc chắn là món khoái khẩu của rất nhiều người, kể cả mẹ bầu. Thực tế cho thấy, ăn kem cũng không hoàn toàn gây hại cho mẹ và bé nếu ăn với lượng vừa đủ và sản phẩm có nguồn gốc, chất lượng, an toàn.

Kem không chỉ là món giải nhiệt mà còn cung cấp một số chất dinh dưỡng như protein, chất béo, carbohydrate,…và giúp giảm căng thẳng, stress. Thế nhưng, mang theo đó là rất nhiều hệ lụy bởi kem cũng chứa rất nhiều đường, không tốt cho sức khỏe và quá trình mang thai.

Thông thường 100g kem có thành phần gồm:

Protein: 6-7%

Chất béo: 47% (70% là chất béo bão hòa hoặc chất béo không có lợi)

Carbohydrate: 42%

Ngoài ra, tùy thuộc vào các loại kem khác nhau mà sẽ có một số loại kem có chứa thêm một hàm lượng nhỏ vitamin A, vitamin B12, photpho, canxi,.. Hay mới đây các loại kem được cải tiến để chứa ít hoặc không chứa đường, ít chất béo hơn.

Món ăn vặt này cũng đem đến khá nhiều lợi ích tuyệt vời cho bà bầu như:

Giải khát, giải nhiệt: Mùa hè nắng nóng được thưởng thức kem mát lạnh sẽ giúp bà bầu thoải mái hơn, giải nhiệt. Kem có chứa đường cũng sẽ giúp bà bầu bớt căng thẳng, giảm stress.

Cải thiện sức khỏe xương khớp và tim mạch: Các loại kem chứa canxi và photpho sẽ giúp xương khớp chắc khỏe hơn và đảm bảo sự chính xác hoạt động của tim.

Bổ sung các chất dinh dưỡng: Chứa vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé trong thai kỳ.

Kem chuối sầu riêng

Bạn hoàn toàn có thể tận dụng hoa quả không ăn hết như chuối, sầu riêng để chế biến thành kem vô cùng đơn giản. Các nguyên liệu rất dễ kiếm, lại an toàn cho bà bầu nên kem chuối sầu riêng vừa mát lạnh, vừa chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.

Kem Oreo

Kem Oreo vừa ngon vừa mát rất thích hợp cho mẹ bầu khi đang thèm ngọt lại muốn một món ăn giải nhiệt. Bánh Oreo hòa quyện cùng kem béo cực kỳ hấp dẫn mà lại có thể chế biến đơn giản ngay tại nhà đấy.

Kem dưa gang

Dưa gang là một loại trái cây thanh mát cực kỳ tốt cho sức khỏe mẹ bầu bởi cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi. Kem dưa gang mát lạnh lại bổ dưỡng, ngại gì không thử cho những ngày nắng nóng thêm sảng khoái nào!

Mặc dù ăn kem giúp giải nhiệt sảng khoái, thế nhưng bà bầu nên chú ý một số điều vì khi ăn các loại kem không đảm bảo chất lượng hay ăn quá nhiều đều gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ và bé.

Vì kem rất lạnh và thường chứa khá nhiều đường nên rất dễ gây rối loạn tiêu hóa, hạ thân nhiệt nếu ăn quá nhiều.

Đặc biệt, ăn quá nhiều kem có thể dẫn đến tăng cân nhanh chóng và nguy cơ mắc đái tháo đường. Những điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.

Advertisement

Một số loại kem “bẩn” không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn có thể gây nhiễm khuẩn, đặc biệt là khuẩn listeria. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sinh non, thai chết và sẩy thai.

Nguồn: hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Tháng Thứ 7

Đến tháng thứ 7, bà bầu đã cảm nhận được phát triển rõ rệt của thai nhi. Do đó, bạn cần chú trọng hơn đến việc ăn uống nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé sẵn sàng chào đời. Vậy trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7, chúng ta cần quan tâm nên và không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7

Theo lời khuyên các chuyên gia, khẩu phần dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7 nên được chia thành nhiều bữa. 3 bữa chính và 6 bữa nhỏ là hợp lý ở giai đoạn này. Việc ăn nhiều và ăn quá no trong cùng một bữa sẽ khiến bà bầu khó tiêu và cảm thấy nặng nề hơn. Ăn nhiều bữa giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt và hấp thu được nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Chất béo, axit béo omega – 3 sẽ là những dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung ở thời điểm này. Nó giúp trí thông minh của thai nhi phát triển hơn cũng như hoạt động trí não tốt hơn. Do đó, trong quá trình nấu nướng các mẹ nên cho dầu thực vật vào thức ăn. Có thể lựa chọn: dầu lạc, dầu đậu nành hoặc dầu rau cải…ở lượng vừa phải để bổ sung chất béo mà tránh gây béo phì.

Tháng thứ 7 thai kỳ – bà bầu nên ăn gì?

1. Thực phẩm giàu DHA

DHA là axit béo không no thuộc nhóm acid béo omega – 3 rất cần thiết cho hệ thần kinh. Làm mẹ, ai cũng mong muốn não bộ của con mình từ khi còn trong bụng mẹ được phát triển đúng cách. Hãy bổ sung 200 mg DHA mỗi ngày để con thông minh hơn. Nguồn DHA dồi dào được tìm thấy trong sữa, cá (nhất là cá hồi), trứng gà, quả bơ, quả óc chó, các loại hạt…

2. Thực phẩm nhiều axit folic

Axit folic góp phần giảm thiểu nguy cơ dị tật ở thai nhi. Do đó, dưỡng chất này cần được bổ sung ngay từ trước và trong suốt thai kỳ. Nhu cầu bà bầu cần 600-800mg axit folic mỗi ngày. Axit folic có nhiều trong rau xanh có màu xanh đậm (ví dụ súp lơ xanh), đỗ tương, bột yến mạch và trái cây thuộc họ cam quýt.

Bổ sung dinh dưỡng 2 tháng cuối thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng 2 tháng cuối thai kỳ vô cùng quan trọng với các mẹ bầu. Ở giai đoạn này, các mẹ bầu cần bổ sung dưỡng chất gì và từ các loại thực phẩm nào? Lời khuyên dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 9 tốt cho mẹ và bé Lựa…

3. Thực phẩm giàu chất xơ

Táo bón luôn là nỗi ám ảnh dai dẳng đeo bám các bà bầu. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt là cách tốt nhất để bổ sung chất xơ đầy đủ giúp ngăn ngừa táo bón cho cơ thể.

4. Thực phẩm giàu canxi

5. Thực phẩm chứa vitamin C

Với chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể bà bầu khỏi các bệnh lý thường gặp từ môi trường bên ngoài, vitamin C là dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vitamin C có nguồn gốc từ nhiều hoa quả tươi như cam, quýt, chanh, bưởi. Ngoài ra, bông cải xanh, khoai tây, rau cải cũng là nguồn dồi dào vitamin C.

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7 – KHÔNG nên ăn gì?

1. Đồ ăn mặn

Bà bầu cần biết kiểm soát lượng natri hấp thu vào cơ thể. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn cần hạn chế muối và đồ ăn có vị quá mặn. Cụ thể là nhiều loại thực phẩm đóng hộp, khoai tây chiên…

2. Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh thường chứa nhiều chất béo và tinh bột. Khi ăn một ít thì không sao, nhưng nếu ăn quá nhiều rất dễ ảnh hưởng xấu đến tim mạch cũng như dẫn đến tình trạng béo phì. Đa phần thức ăn nhanh khi được chiên rán thường bị hao hụt nhiều các vitamin. Do đó, tiêu thụ thức ăn nhanh khiến bạn cung cấp không đủ dưỡng chất cho thai nhi.

3. Thức uống có cồn, ga và chất kích thích

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Có Cần Kiêng Ăn Đào? trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!