Xu Hướng 10/2023 # 5 Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Trẻ 3 Tuổi Các Mẹ Cần Nhớ # Top 17 Xem Nhiều | Hgpc.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 5 Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Trẻ 3 Tuổi Các Mẹ Cần Nhớ # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 5 Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Trẻ 3 Tuổi Các Mẹ Cần Nhớ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi tròn 3 tuổi, bé có thể nói được hầu hết về tên tuổi của mình cũng như thông tin về gia đình. Bé cần rất nhiều năng lượng để hoạt động và học hỏi mỗi ngày. Do đó nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi cũng tăng lên nhanh chóng. Các mẹ cần ghi nhớ những nguyên tắc dinh dưỡng sau để giúp bé phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.

1. Đủ 3 bữa mỗi ngày

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi cần đảm bảo 3 bữa mỗi ngày. Hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt, chưa hoàn thiện. Vì thế cần chia khẩu phần ăn ra làm nhiều bữa nhỏ giúp dạ dày của bé dễ kiểm soát và hấp thu hơn.

– Bữa sáng: Mẹ có thể cho con ăn cháo hoặc nui, trứng gà hoặc bánh ngọt và uống sữa.

– Bữa trưa: Bé ăn cơm cùng gia đình hoặc bạn bè trong trường. Các loại thực phẩm như thịt, cá, đậu hũ, rau xanh.

– Bữa tối: Mẹ có thể chọn một trong các nguồn dinh dưỡng sau: cơm nát, súp, mì sợi, rau, củ và hoa quả.

Khi nấu nướng, mẹ nên chú ý nêm nếm dựa theo khẩu vị của con. Bởi chỉ khi được ăn ngon, ăn đúng khẩu vị mình thích, bé mới cảm thấy thích thú và ăn nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần nấu các món dễ tiêu. Đồng thời tránh cho con ăn quà vặt quá nhiều. Lựa chọn đa dạng các loại thực phẩm để làm mới thực đơn hàng ngày là điều cần thiết.

2. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của con

3. Bổ sung đúng dưỡng chất thiếu hụt

Nếu thấy con có triệu chứng sức khỏe bất thường hoặc chậm lớn hơn các đứa trẻ khác. Mẹ hãy tự đặt câu hỏi rằng liệu trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ 3 tuổi có thiếu hụt dưỡng chất nào không. Hãy nhờ đến ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xóa bỏ những nghi ngờ đó. Vì khi thiếu hụt những vi chất dinh dưỡng mà không kịp thời bổ sung rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn.

Nếu bé thiếu sắt, hãy tăng cường thịt bò, gan, thận, lòng đỏ trứng gà, các loại đậu…Nếu bé thiếu kẽm, mẹ cần lựa chọn đậu phộng, hạt dưa, thủy sản (hàu, tôm, ốc). Còn khi bé thiếu canxi, mẹ nên bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa. Có thể là sữa tươi, sữa chua, phô mai, váng sữa cho bé mỗi ngày.

4. Không cần đầy, chỉ cần đủ

5. Hãy chọn thực phẩm theo ý của con

Chọn thực phẩm theo ý thích của con dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Đây là một nguyên tắc tưởng chừng như khó thực hiện nhưng lại vô cùng quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi đúng “chuẩn” là không chứa những món ăn theo kiểu cha mẹ ép buộc. Có thể do cách biệt tuổi tác nên khẩu vị và ý thích của con hoàn toàn khác với người lớn. Thay vì gượng ép, hãy quan tâm và tìm hiểu xem bé thích món nào. Bạn hãy để con tự do lựa chọn món mình thích, có như thế bé mới cảm thấy thích thú và ăn ngon miệng hơn.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Dinh Dưỡng Cho Người Mắc Bệnh Thận Mạn Cần Lưu Ý Điều Gì?

NKF – KDOQI 2002 phân bệnh thận mạn thành 5 giai đoạn dựa vào GFR

Giai đoạn Mô tả Mức lọc cầu thận (ml/phút/1.73m² da)

1 Thận bị tổn thương với mức lọc cầu thận bình thường ≥ 90

2 Thận bị tổn thương với mức lọc cầu thận 60 – 89

3 Mức lọc cầu thận giảm trung bình 30 – 59

4 Mức lọc cầu thận giảm nặng 15 – 29

5 Bệnh thận mạn giai đoạn cuối

Bệnh thận mạn (Nguồn: Internet)

Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng trong bệnh thận mạn

Ngăn chặn tiến triển bệnh thận mạn bao gồm kiểm soát bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường,…

Phòng ngừa suy dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng cho người mắc bệnh thận mạn Năng lượng

Dưới 60 tuổi: 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày

Trên 60 tuổi: 30 – 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày

Chạy thận nhân tạo: 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày

Lọc màng bụng: 30 – 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày

Protein

Giai đoạn 1 – 2: 0.8 – 1g/cân nặng lý tưởng/ngày

Giai đoạn 3: 0.6g/cân nặng lý tưởng/ngày

Giai đoạn 4:

Không lọc máu: 0.6g/cân nặng lý tưởng/ngày

Chạy thận nhân tạo: 1.2g/cân nặng lý tưởng/ngày

Lọc màng bụng: 1.2 – 1.5g/cân nặng lý tưởng/ngày

Ghép thận:

4 – 6 tuần sau ghép thận: 1.3 – 2g/cân nặng lý tưởng/ngày

Sau 6 tuần ghép thận: 1g/cân nặng lý tưởng/ngày

Lipid

20 – 30% tổng nhu cầu năng lượng

Các chất khác

Lượng chất lỏng phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng như: Mức độ phù, lượng nước tiểu, huyết áp, giá trị điện giải đồ,… Nhu cầu dịch có thể được tính như sau: Nhu cầu dịch = Lượng nước tiểu + 500ml/ngày

Canxi: 1000 – 1200mg/ngày

Phospho: 800 – 1200mg/ngày hoặc 8 – 12mg/cân nặng lý tưởng/ngày. Chức năng thận suy giảm làm bài tiết phospho, do đó bệnh nhân suy thận mạn cần hạn chế thực phẩm giàu Phospho

Vitamin D: Mất chức năng thận làm giảm sự sản xuất dạng hoạt động của vitamin D từ thận. Chính vì vậy, bệnh nhân bệnh thận mạn cần được bổ sung vitamin D dạng hoạt hóa khi nồng độ vitamin D huyết thanh

Vitamin K: Bệnh nhân sử dụng thuốc kháng đông như Warfarin cần thận trọng với thực phẩm giàu vitamin K

Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân bệnh thận mạn Mẹo hạn chế Kali trong khẩu phần

Thực phẩm giàu Kali (Nguồn: Internet)

Không ăn vượt quá nhu cầu protein trong khẩu phần

Không sử dụng phụ gia thay thế muối chứa Kali

Rửa thật sạch trái cây và rau trước khi ăn

Những thực phẩm chứa nhiều Kali cần phải hạn chế

Ngũ cốc: Khoai tây, khoai lang, bí đỏ, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, bánh mì đen,…

Trái cây: Chuối, dưa lưới, kiwi, cam, trái bơ, nho khô, chà là,…

Rau: Các loại rau xanh, nấm,…

Những thực phẩm chứa ít Kali mà bệnh nhân bệnh thận mạn nên ăn

Ngũ cốc: Bắp, ngũ cốc tinh chế như gạo trắng, bánh mì trắng,…

Trái cây: Táo, các loại trái cây họ berry, nho, bưởi, xoài, đu đủ, thơm, lê,…

Rau: Bắp cải, cà rốt, bông cải trắng, cần tây, củ hành trắng, dưa leo, cà tím, đậu bắp, dưa leo, sà lách,…

Mẹo hạn chế Phospho trong khẩu phần

Không ăn vượt quá nhu cầu protein trong khẩu phần vì Phospho hiện diện nhiều trong các loại thực phẩm giàu đạm như thịt/cá/sữa/đậu,…

Tránh ăn những thực phẩm chế biến sẵn có bổ sung Phospho bằng cách đọc thành phần nguyên liệu trên bao bì không có chữ “PHOS”

Thực phẩm giàu Phospho (Nguồn: Internet)

Hãy tiếp tục theo dõi chúng mình để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

Bộ Y tế (2023). Dinh dưỡng trong điều trị bệnh thận mạn ở người trưởng thành. Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học Hà Nội, 148 – 152.

Bộ Y tế (2023). Bệnh thận mạn. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận – tiết niệu, Hà Nội, 129 – 138.

Đăng bởi: Thái Hà

Từ khoá: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh thận mạn cần lưu ý điều gì?

6 Loại Nguyên Liệu Nấu Ăn Nhật Bản Đầy Dinh Dưỡng Tốt Cho Sức Khỏe

1. Tương đậu nành – Miso

Miso thường được bày bán dưới dạng hỗn hợp đậu nành lên men cô đặc. Loại súp sệt này được dùng phổ biến nhất trong nấu súp. Ngoài ra còn được sử dụng để nêm nếm, muối dưa hay ướp thịt, cá.

Hỗn hợp Miso cô đặc có màu vàng đậm đặc trưng thường được dùng trong các món ăn Nhật Bản

Hỗn hợp Miso cô đặc có màu vàng đậm đặc trưng thường được dùng trong các món ăn Nhật Bản

Súp sệt Miso trên thị trường có đa dạng từ màu đến hương vị, tùy thuộc vào nơi mà loại miso đó được làm ra. Miso đỏ đến từ miền Trung nước Nhật, miso trắng và vàng đến từ phía Tây. Ở phía Đông, người dân Nhật Bản làm miso từ cả gạo và đậu nành. Còn ở phía Bắc, quá trình làm miso được cho thêm rượu bailey để gia tăng hương vị.

Súp miso cùng với nước dùng được tạo mùi vị nhờ tương đậu Miso

Tham khảo các món ăn được làm từ tương đậu Miso

Cách làm Cà tím nướng sốt miso lạ miệng bắt cơm

Công thức món canh Miso Nhật Bảnthanh mát bổ dưỡngCách làm Cà tím nướng sốt miso lạ miệng bắt cơm

Thành phần miso cung cấp nguồn probiotic dồi dào và đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả tiêu hóa. Đây cũng là lý do người ta thường phục vụ súp miso vào cuối bữa ăn sushi.

2. Lưỡi của quỷ – Konnyaku

Lưỡi của quỷ là món ăn làm từ tinh bột rễ cây Konjac hay còn được biết đến với tên gọi cây “lưỡi quỷ”. Cây Konjac thuộc họ Nưa và là loại cây lâu năm mọc ở Châu Á. Tuy có cùng họ hàng với khoai tây, nhưng Konjac có thời gian thu hoạch lâu hơn hẳn, mất khoảng 2 đến 3 năm để có một vụ mùa. Ngoài ra, loại cây này khá nhạy cảm đối với nhiệt độ thấp và rất dễ thối rữa, vì vậy bảo quản Konjac là một việc không hề dễ dàng tí nào.

Konnyaku được làm từ tinh bột cây Konjac – Cây lưỡi quỷ

Cùng độ dai, giòn độc đáo và hương vị khó cưỡng lại, Konnyaku được xuất hiện trong nhiều các món ăn phổ biến của Nhật Bản như Oden, món hầm, súp Miso, mì Ramen,… “Dengaku” là một trong những món phổ biến nhất. Người ta chần Konnyaku trong nước sôi hoặc nước dùng bò, sau đó đem đi nướng với sốt miso.

Konnyaku sau khi đã được chế biến từ tinh bột cây Konjac

Konnyaku sau khi đã được chế biến từ tinh bột cây Konjac

Với 98% thành phần là nước, 3% còn lại là Glucomannan, a polysaccharide, chất xơ. Nghiên cứu cho thấy rằng Glucomannan là thành phần có khả năng tống calo cũng như chất béo và carbohydrates ra khỏi cơ thể. Vì lý do đó, Konnyaku được dùng thay thế cho mì ý hay các loại thạch tùy thuộc vào chế độ ăn kiêng.

3. Soba

Tham khảo công thức Salad rong biển trộn Konnyaku

Soba là tên của một loại sợi mì có nguồn gốc đến từ Nhật Bản. Soba là loại sợi mì làm từ bột kiều mạch. Soba được dùng trong đa dạng các kiểu chế biến, từ chế biến lạnh cùng nước sốt chấm tới ăn nóng cùng nước dùng gà hoặc bò. Soba giàu hợp chất Rutin có công dụng chống lão hóa, giúp ngăn ngừa chứng tắc nghẽn mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, cũng như tăng cường khả năng hấp thụ Vitamin C.

Mì sợi Soba đang được nghệ nhân mì tự tay cắtMì sợi soba có đa dạng cách chế biến, có thể linh hoạt chọn tùy theo khẩu vị

Phần trăm bột kiều mạch có trong mì tùy thuộc vào nơi sản xuất. Thường bột Kiều mạch được trộn với bột mì thông thường. Thành phần bột kiều mạch càng ít thì sợi mì làm ra có càng có cấu trúc mịn và mềm.

Cùng tham khảo công thức nấu mì Soba

4. Matcha

Mì soba hải sản với sợi mì dai, giòn ăn hoài không ngán

Matcha hay còn được biết đến với tên gọi là trà xanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trong trà xanh dồi giàu các chất chống oxy hóa, L-theanine, EGCG,… Vì vậy, công dụng của Matcha ngoài chống lão hóa còn ngăn ngừa ung thư, giải độc, hỗ trợ giảm cân, an thần, giảm lượng cholesterol và đường trong máu,…

Lá trà xanh được xử lý kĩ càng trước khi vào quy trình chế biến

Quy trình làm ra matcha khá phức tạp. Tại nông trường, lá trà được che kín để hạn chế ánh sáng mặt trời trong vòng 30 ngày trước khi thu hoạch. Quy trình này có tác dụng làm kích thích tạo ra thêm nhiều chất diệp lục trong những lá trà non, giúp lá có màu xanh thẫm. Ngoài ra còn làm tăng chất L-Theanine. Đây là chất có tác dụng thư giãn thần kinh có trong lá trà.

Bột trà xanh sau khi chế biến có màu xanh thẫm

Sau khi được thu hoạch, lá trà được đem đến nhà máy để hấp lá, nhằm làm lan rộng chất diệp lục có trong các lá trà. Tiếp đến khi các lá trà đã khô, loại bỏ đi phần cuống, cành, gân của lá trà rồi nghiền bằng cối đá Granite trong môi trường và nhiệt độ tiêu chuẩn.

Công thức các món chế biến từ Matcha trà xanh

5. Rong biển

Cách làm món Kẹo Nama chocolate trà xanhngọt ngọt uống cùng trà hết sẩySữa trà xanh hạt điều vừa thơm vị trà vừa béo của hạt điều

Rong biển hay còn gọi là tảo biển, là nhóm thực vật sống ở biển. Rong biển là nhóm thức ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe, ngoài ra còn được sử dụng như một loại thảo dược. Rong biển được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên sắc tố, cấu trúc tế bào cũng như các đặc điểm khác của chúng như tảo xanh lá, tảo đỏ, tảo nâu, tảo xanh dương,…

Rong biển cũng là một trong những nguyên liệu thường được bắt gặp trong các món Nhật

Rong biển là một nguyên liệu được xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn của người Nhật, gần như trong cả đời sống hằng ngày. Hiện nay trên thị trường bày bán đa dạng các loại rong biển khác nhau. Rong biển giàu chất xơ, vitamin A, C và nhiều chất khoáng như canxi, i ốt, sắt, magie,… Bên cạnh đó trong rong biển gần như chứa rất ít calo.

6. Nấm Maitake

Công thức món Rong biển cháy tỏithơm nồng khắp nhàCách làm món Canh Miso nấu nấm

Nấm Maitake với tên gọi trong tiếng Anh là “Hen of the woods”, là một loại nấm lớn thường được tìm thấy mọc trên cây sồi. Maitake có nguồn gốc Bắc Mỹ và được biết đến rộng rãi do các tác dụng dược lý của nó, đặc biệt là cực kì tốt đối với hệ miễn dịch của con người.

Nấm Maitake hay còn gọi là nấm gà mái rừng

Ở Nhật, loại nấm này còn được biết đến với tên gọi “nấm nhảy múa”, vì vào lúc người ta phát hiện ra loại nấm này có dồi giàu các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, họ đã nhảy lên vì vui sướng. Ở thời điểm đó Maitake cực kì khó tìm thấy trong tự nhiên và cực kì mắc, đến mức thường chỉ mua được bằng Bạc.

Nui xào cùng nấm Maitake

Nấm Maitake được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại bệnh ung thư do có chứa hợp chất Beta-Glucans. Ngoài ra, oại nấm này chứa ít Calo và dồi giàu Vitamin B2 – Chất có khả năng chuyển hóa chất béo và protein dư thừa thành năng lượng, Vitamin D tăng khả năng hấp thụ Canxi.

Nấm Maitake có thể được sử dụng trong các món canh, đồ xào cũng như hầm, tham khảo công thức các món canh

Đăng bởi: Bảo Võ

Từ khoá: 6 loại nguyên liệu nấu ăn Nhật Bản đầy dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Chế Độ Dinh Dưỡng 3 Tháng Giữa Thai Kỳ

Một chế độ dinh dưỡng mang thai phù hợp, kết hợp với vận động, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp thai nhi phát triển tối ưu và thai phụ có đủ sức khỏe để nuôi dưỡng, chăm sóc cho bé. Do vậy, cần đảm bảo dinh dưỡng cho thai phụ trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng giữa – giai đoạn thai nhi phát triển nhanh.

1. Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng mang thai

Thời kỳ trẻ còn trong bào thai, dinh dưỡng của bé phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mang thai của mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ đi theo máu, qua nhau thai tới cung cấp cho thai nhi. Nếu có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, người mẹ sẽ có sức đề kháng tốt, không mắc bệnh, có đủ sức khỏe để sinh con mà mau chóng hồi phục sức khỏe sau sinh, có đủ sữa cho con bú, có sức chăm sóc con.

Ngoài ra, người mẹ được chăm sóc dinh dưỡng tốt từ trước và trong khi mang thai sẽ sinh những em bé khỏe mạnh, không bị suy dinh dưỡng bào thai hay chậm phát triển tâm thần, vận động. Vì vậy, việc chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng.

Dinh dưỡng khi mang thai cũng cần có sự điều chỉnh riêng cho phù hợp với từng giai đoạn. Cụ thể:

Trong 3 tháng đầu: Là giai đoạn hình thành các cơ quan, tổ chức của thai nhi như tủy sống, não, phổi, gan, tim,… nên người mẹ cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu đạm;

Dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ: Là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh, phát triển về khung xương và chiều cao của trẻ nên cần tăng cường đáp ứng năng lượng cho phụ nữ mang thai;

Trong 3 tháng cuối: Là giai đoạn thai nhi phát triển cân nặng nhanh nhất nên người mẹ cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng để bé sẵn sàng chào đời khỏe mạnh.

2. Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ

Nhu cầu về dinh dưỡng của các thai phụ trong 3 tháng giữa thai kỳ tương tự với các giai đoạn khác, gồm các loại dưỡng chất quan trọng sau:

2.1 Nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết

Nhu cầu năng lượng trung bình của phụ nữ là 2.200 kcal/ngày. Với phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa sẽ cần năng lượng thêm 360 kcal/ngày, tức là khoảng 2.560 kcal/ngày. Việc cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong quá trình mang thai giúp thai phụ tăng cân đều đặn.

Tốc độ tăng cân đối với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên duy trì ở mức 0,4kg/tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Còn với phụ nữ có cân nặng thấp thì tốc độ tăng cân nên giữ ở mức 0,5kg/tuần. Với phụ nữ thừa cân, tốc độ tăng cân phù hợp là 0,3kg/tuần.

Nhu cầu về các chất dinh dưỡng thiết yếu:

Chất đạm: Cần thiết để hình thành bào thai, nhau thai và mô cơ thể mẹ. Phụ nữ mang thai nên tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu;

Chất béo: Rất cần thiết cho việc xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh của thai nhi, đồng thời cung cấp năng lượng, hỗ trợ thai phụ hấp thu các vitamin tan trong dầu. Phụ nữ mang thai nên tăng cường sử dụng chất béo, bao gồm cả mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ với lượng ít và dầu nành, dầu mè, mỡ cá với lượng nhiều hơn;

Chất xơ: Thai phụ cần bổ sung chất xơ từ ngũ cốc, khoai lang, trái cây, rau xanh,… và uống nhiều nước để giảm nguy cơ táo bón, trĩ.

2.2 Nhu cầu vitamin và khoáng chất

Phụ nữ mang thai có nhu cầu vitamin và khoáng chất cao hơn so với bình thường. Các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho thai phụ gồm:

Canxi: Trợ giúp cho quá trình hình thành hệ xương của thai nhi. Nhu cầu canxi hằng ngày của phụ nữ mang thai cần tăng thêm khoảng 300mg/ngày, tương đương tổng lượng cần thiết là 1.000 – 1.200 mg/ngày. Các thực phẩm giàu canxi cần thiết cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa thai kỳ gồm: chế phẩm từ sữa, đậu, rau xanh, cá, tôm đồng,…;

Axit folic: Rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi vì nếu thai phụ bị thiếu axit folic thì thai nhi dễ bị dị tật ống thần kinh. Nhu cầu acid folic ở phụ nữ mang thai là 600 μg/ngày. Vì vậy, bà bầu cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu axit folic như bắp cải, bông cải xanh, măng tây, chuối, cam, trứng,… Ngoài thực phẩm, thai phụ nên bổ sung thêm axit folic bằng đường uống với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ;

Vitamin D: Hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi và photpho tốt hơn để hình thành hệ xương. Thiếu vitamin D dẫn tới nhuyễn xương, hạ canxi máu gây co giật, loãng xương,… Thai phụ nên tắm nắng nhiều hơn (ở thời điểm trời dịu mát, không nắng gắt), đồng thời bổ sung thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu vitamin D như gan cá, bơ, sữa, trứng, các loại cá béo,…;

Vitamin A: Phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng giữa cần có một lượng vitamin A dự trữ để cung cấp cho con và tăng sức đề kháng cho mẹ. Nhu cầu vitamin A của thai phụ là 800 μg/ngày. Một số thực phẩm giàu vitamin A rất tốt cho sức khỏe gồm: gan, lòng đỏ trứng, sữa, thịt, rau màu xanh, vàng, đỏ,… Tuy nhiên, cần chú ý nếu phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều vitamin A thì có thể gây dị tật thai nhi. Vì vậy, thai phụ cần bổ sung vitamin A theo chỉ định của bác sĩ;

Vitamin B1: Bà bầu cần được cung cấp đủ vitamin B1 để tránh bị tê phù. Thực phẩm giàu vitamin B1 nên bổ sung vào chế độ ăn của thai phụ gồm thịt lợn, rau, các loại hạt đậu, một số loại cá,…

2.3 Nhu cầu vi chất khác

Sắt: Là vi chất rất cần thiết đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Các bà mẹ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa thai kỳ nên tăng cường bổ sung thực phẩm có hàm lượng sắt cao như thịt, gan động vật, nghêu, sò, ốc, ngũ cốc, đậu đỗ,… để phòng ngừa thiếu máu cho mẹ bầu. Nguyên nhân vì nếu mẹ bầu bị thiếu máu có thể gây sinh non, thai chết lưu hoặc thai phụ bị chảy máu nhiều sau sinh. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên dùng thêm viên uống bổ sung sắt, uống ngay từ khi phát hiện có thai và kéo dài tới sau sinh 1 tháng. Đồng thời, để hấp thu sắt tốt hơn nên tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin C;

I-ốt: Là loại vi chất có vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Thai phụ nếu thiếu i-ốt có nguy cơ cao bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sinh ra bị chậm phát triển trí tuệ, cân nặng sơ sinh thấp, có các khuyết tật bẩm sinh,… Do vậy, bà bầu nên bổ sung thực phẩm giàu i-ốt như cá biển, rong biển và dùng muối ăn có bổ sung i-ốt, đảm bảo nhu cầu i-ốt đạt 200 μg/ngày;

Kẽm: Phụ nữ mang thai nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm để đạt liều lượng tổng là 20 mg/ngày. Nguyên nhân vì nếu thiếu kẽm, thai nhi dễ bị nhẹ cân, chiều cao thấp và dễ có các khuyết tật bẩm sinh.

3. Một số lưu ý về dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ

Phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng giữa cần lưu ý:

Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích. Nếu người xung quanh hút thuốc nên tránh xa để tránh hít phải khói thuốc độc hại. Nguyên nhân vì các chất kích thích có thể làm tim đập nhanh, gây buồn nôn, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi;

Giảm ăn các gia vị cay, chua như ớt, tiêu, giấm, tỏi vì chúng có thể gây đau dạ dày, trĩ và táo bón;

Hạn chế uống cà phê và các thức ăn chế biến sẵn;

Chọn thực phẩm tươi, sạch và có giá trị dinh dưỡng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi;

Không ăn no trước khi đi ngủ và nên ăn chậm, ngồi thẳng khi ăn;

Nếu bị nghén nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và tránh thức ăn có mùi;

Giảm ăn mặn đối với những thai phụ bị phù, tăng huyết áp hoặc nhiễm độc thai nghén,… để tránh gặp tai biến khi sinh;

Hạn chế đồ ngọt vì lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều có thể làm hao tổn canxi, dễ gây tăng cân và tiểu đường thai kỳ;

Không cần quá kiêng khem, không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn hoặc ăn quá nhiều thức ăn chua, cay,… vì dễ gây thiếu chất cho mẹ và bé. Bữa ăn của thai phụ nên đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau;

Uống nhiều nước;

Việc dùng thuốc trong thời kỳ mang thai cần thận trọng, tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong thời kỳ 3 tháng giữa thai kỳ, các thai phụ không ốm nghén nhiều, có thể ăn uống thoải mái hơn nên cần ăn đủ chất để cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu cho nhu cầu của mẹ và bé. Mỗi phụ nữ nên quan tâm tới khẩu phần ăn của mình trong thời kỳ mang thai, xây dựng một thực đơn khoa học để có một thai kỳ khỏe mạnh. Trong trường hợp muốn có một chế độ dinh dưỡng khoa học, bà bầu nên tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn, kỹ hơn.

Để đảm bảo sức khỏe của thai phụ và thai nhi tốt nhất, bạn nên lựa chọn đăng ký các gói Thai sản trọn gói tại các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và theo dõi thường xuyên để xử lý kịp thời những phát sinh, rủi ro xảy ra trong suốt thai kỳ và sau khi chuyển dạ.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao

Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường

Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ

Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số

với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết

Khi Nào Nên Cho Trẻ Ăn Dặm Và Những Điều Mẹ Cần Lưu Ý

1.2 Những điều nên tránh

Cho bé ăn thức ăn thừa.

Đun nấu quá lâu rau củ (vì sẽ hủy hết vitamin).

Khi chế biến thức ăn với khối lượng lớn, đừng để nguội thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh (vì vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi) mà hãy đặt thức ăn nóng vào đĩa lạnh, đậy kín nắp lại và cho vào tủ lạnh.

Dùng nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ).

Dùng nhiều muối, đường.

Khi mới tập ăn, không nên cho bé ăn phô-mai mềm, lòng đỏ trứng, đậu phộng tán nhuyễn sẽ làm bé dễ bị sặc.

Ăn dặm là bữa ăn đầu đời của trẻ, quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của trẻ, mà còn giới thiệu thế giới muôn ngàn mùi vị của thức ăn. Những bữa ăn đầu đời này sẽ định hướng cảm nhận ẩm thực, thói quen ăn uống cho trẻ.

Các mẹ không nên cho trẻ ăn thực phẩm thừa – Ảnh Internet

Tùy thể trạng từng bé, bạn có thể tập cho con nhỏ ăn đặc (ăn dặm) từ từ, bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi. Gọi là ăn dặm vì đây là những bữa ăn tập dần cho trẻ làm quen với thức ăn đặc. Các mẹ cần nhớ rằng bữa ăn dặm không thể thay thế được sữa mẹ hoặc sữa bột ngay tức thời, mà phải xen kẽ. Thoạt đầu, mẹ chỉ cần cho trẻ ăn vài muỗng bột để làm quen. Nhưng khi con đã khoái khẩu rồi và hệ tiêu hóa của trẻ cũng đã làm quen với thức ăn, thì bạn tăng dần thành bữa chính.

2. Khi nào nên cho trẻ ăn dặm

Nếu mẹ đủ sữa, trẻ tăng cân tốt (500 – 600 g/tháng) và mẹ có điều kiện thì hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chỉ cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.

Chỉ cho bé ăn dặm từ 4 – 6 tháng tuổi trong trường hợp:

– Mẹ phải đi làm sớm, không có điều kiện cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

– Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn và đúng cách nhưng không tăng cân tốt

– Trẻ bị đói sau khi cho bú, nhưng lại từ chối sữa

– Trẻ thức dậy nhiều lần vào ban đêm và đòi bú, thời gian giữa các cữ bú ngắn dần.

– Nếu trẻ 4 tháng tuổi tăng 200g mỗi tuần thì có thể lùi thời điểm ăn dặm đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Nếu không đạt mức tăng trường như vậy, trẻ cần được tập ăn dặm, vì có thể sữa mẹ lúc này không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Thời điểm để tập cho trẻ ăn dặm tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Các mẹ không nên để đến khi trẻ được 7 – 8 tháng tuổi mới cho ăn dặm vì lúc này trẻ đã quá quen với việc bú sữa, khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc, loãng khác sữa, cũng không quen với việc ăn bằng thìa. Và như thế, việc cho trẻ ăn dặm sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thời điểm ăn dặm hợp lý là khi trẻ được 6 tháng tuổi – Ảnh Internet

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và mẹ cần lưu ý những gì để chế biến những bữa ăn dặm thật tốt cho con – câu hỏi này đã được giải đáp khá cụ thể thông qua những chia sẻ ở trên. Hy vọng rằng các mẹ có thể tạo ra những bữa ăn dặm hoàn hảo cho trẻ để trẻ phát triển khỏe mạnh.

Hạnh Sử tổng hợp

Bố Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Chậm Nói?

Tùy vào năng lực tiếp thu ở từng giai đoạn phát triển mà cách trẻ tiếp cận ngôn ngữ và học nói sẽ khác nhau. Do đó, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ về âm lời nói và tính chất ngôn ngữ khi dạy nói cho con. Điều này còn giúp cha mẹ phát hiện kịp thời trường hợp trẻ chậm nói.

Lời nói là cách thức diễn đạt bằng lời của ngôn ngữ và bao gồm cả phát âm (cách chúng ta hình thành âm thanh và từ ngữ).

Ngôn ngữ là sự cho và nhận thông tin. Đó là sự hiểu biết và được hiểu thông qua giao tiếp bằng lời nói, cơ thể và văn bản.

Các vấn đề lời nói và ngôn ngữ là khác nhau, nhưng chúng thường chồng chéo với nhau . Ví dụ:

Một đứa trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể hiểu và sử dụng tốt các từ đơn nhưng trẻ chỉ có thể ghép hai từ lại với nhau, trẻ không thể triển khai một câu.

Một đứa trẻ chậm nói có thể sử dụng các từ, cụm từ và câu để diễn đạt ý tưởng nhưng khó hiểu.

Một em bé không đáp ứng với âm thanh hoặc giọng nói nên được bác sĩ kiểm tra ngay từ sớm. Thông thường, cha mẹ khó biết liệu con mình có bị chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ hay không. 

12 tháng: không sử dụng cử chỉ để giao tiếp, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay.

Trước 18 tháng: thích sử dụng cử chỉ giao tiếp hơn dùng lời nói

18 tháng: khó khăn khi bắt chước âm thanh hoặc tiếng nói.

Trẻ 2 tuổi: chỉ có thể bắt chước lời nói hoặc hành động mà không tạo ra từ hoặc cụm từ một cách tự phát.

Khoảng 2 tuổi: chỉ nói một số âm thanh hoặc từ lặp đi lặp lại mà không thể sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp nhiều hơn giai đoạn trước.

Sau 2 tuổi: không thể làm theo các hướng dẫn đơn giản của người lớn.

Sau 2 tuổi: trẻ thường xuyên sử dụng một tiếng nói khác thường (chẳng hạn như trẻ thường sử dụng âm mũi).

Việc chậm nói có thể là do:

Khiếm khuyết răng miệng, như các vấn đề về lưỡi hoặc vòm miệng. Trẻ có nếp gấp bên dưới lưỡi hoặc có thể hạn chế chuyển động lưỡi

Nhiều trẻ chậm nói do vấn đề về cơ miệng. Điều này xảy ra khi có vấn đề trong các khu vực của não chịu trách nhiệm về lời nói. Do đó khiến trẻ khó phối hợp môi, lưỡi và hàm để tạo ra âm thanh lời nói. Những đứa trẻ này cũng có vấn đề về vận động miệng khác, như các vấn đề về ăn uống.

Vấn đề thính giác cũng có thể ảnh hưởng đến lời nói. Vì vậy, trẻ nên được kiểm tra thính giác khi trẻ chậm nói. Vì trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nghe dẫn đến khó trong việc nói, hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ. 

Tự kỷ: Mặc dù không phải tất cả trẻ em mắc chứng tự kỷ đều bị chậm nói, nhưng tự kỷ cũng ảnh hưởng đến giao tiếp.

Khuyết tật trí tuệ: Một loạt các khuyết tật trí tuệ có thể gây ra sự chậm nói. Ví dụ, chứng khó đọc và các khuyết tật học tập khác dẫn đến sự chậm nói.

Một số vấn đề tâm lý xã hội: Những điều này cũng có thể gây ra sự chậm trễ ngôn ngữ. Ví dụ, cha mẹ hoặc người chăm sóc bỏ bê trẻ có thể dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ.

Sau khi tiến hành đánh giá các vấn đề y khoa tổng quát, hãy liên hệ với một bác sĩ. Họ sẽ thực hiện đánh giá toàn diện về khả năng biểu đạt ngôn ngữ và tiếp thu của con bạn. Điều này để xác định xem con bạn có chậm phát triển ngôn ngữ hay không. 

Sau khi hoàn thành đánh giá khả năng ngôn ngữ, bác sĩ có thể đề nghị các kiểm tra khác. Ví dụ, kiểm tra thính giác có thể giúp xác định trẻ có bị khiếm thính hay không. 

Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị cho vấn đề chậm nói của con trẻ.

Tiến triển của con bạn sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng và độ tuổi của trẻ. Một số trẻ bắt kịp các bạn cùng trang lứa và đáp ứng các mốc phát triển quan trọng về ngôn ngữ trong tương lai. Những đứa trẻ khác gặp khó khăn hơn trong việc cải thiện chậm phát triển ngôn ngữ.

Nếu con bạn được chẩn đoán chậm nói, điều quan trọng là điều trị ngay lập tức. Điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề khác như các vấn đề xã hội, học tập và cảm xúc.

Cha mẹ là có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ.

Giúp trẻ tập trung vào giao tiếp. Nói chuyện với bé, hát và khuyến khích trẻ bắt chước âm thanh và cử chỉ.

Đọc sách cho con của bạn. Bắt đầu đọc cho con nghe khi con bạn còn bé. Tìm những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi.

Sử dụng các tình huống hàng ngày. Để phát triển ngôn ngữ và lời nói của con bạn, hãy nói theo cách của bạn trong ngày. Đặt tên thực phẩm tại cửa hàng tạp hóa, giải thích những gì bạn đang làm khi bạn nấu một bữa ăn hoặc dọn phòng, chỉ ra các đồ vật xung quanh nhà. Sử dụng ngôn ngữ theo khả năng hiểu của trẻ.

Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Trẻ 3 Tuổi Các Mẹ Cần Nhớ trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!