Bạn đang xem bài viết 2 Cách Làm Bánh Hẹ Của Người Hoa Mềm Dẻo, Thơm Ngon Tuyệt Đỉnh được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nêm vào tô hẹ 1 thìa canh bột ngọt, 1 thìa cà phê bột nở, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa canh dầu tỏi phi, trộn đều cho thấm gia vị.
Bắc chảo lên bếp cho vào 2 thìa canh dầu ăn đun nóng. Dầu nóng bỏ 1 thìa canh tỏi vào phi thơm vàng rồi tắt bếp.
Bước 4: Tạo hình bánh hẹRắc bột khô lên thớt và thoa đều tay. Tiếp theo lấy khối bột vừa phải dùng tay vo tròn rồi ấn bột dẹp ra. Tiếp theo bạn cho nhân hẹ vừa đủ vào trong miếng bột. Dùng tay gói bột phủ kín phần nhân lại. Đặt chiếc bánh hẹ lên miếng lá chuối đã cắt theo kích thước của chiếc bánh hẹ. Tiếp tục gói bánh cho đến khi hết nguyên liệu.
Bạn nên nêm nếm gia vị vào hẹ trước trộn đều để khi ăn đến phần nhân mặn mặn thú vị. Ảnh: Internet
Bước 5: Hấp bánhBắc nồi hấp lên bếp đun nước sôi lên. Tiếp theo xếp bánh hẹ vào xửng mang hấp trên lửa lớn khoảng 10 phút. Khi bánh chín chúng sẽ trong lại thấy phần nhân lá hẹ bên trong. Xếp bánh ra đĩa là có thể thưởng thức.
Lót miếng lá chối hoặc giấy nến giúp bánh không bị dính vào xửng khó lấy ra. Ảnh: Internet
Cách làm bánh hẹ hấp của người Hoa cực đơn giản, nhanh gọn. Chiếc bánh có phần vỏ ngoài mềm dẻo, nhân hẹ thơm vừa vị đặc trưng. Với món bánh này bạn có thể xào thêm nhân tôm thịt đã rắc lên ăn kèm. Đây cũng là món ăn chay có thể chấm cùng nước tương sẽ tạo nên sự ngon miệng tuyệt vời.
Những chiếc bánh hẹ hấp dẻo dai, ngon miệng khá giống sủi cảo, há cảo. Ảnh: Internet
2. Bánh hẹ chiên nhân thịt giòn daiVào những ngày buồn chán bạn có thể thực hiện bánh hẹ chiên làm món ăn vặt . Không những thế chiếc bánh còn có thể dùng để tiếp khách, đãi bạn giúp các cuộc trò chuyện thêm vui vẻ. Thỉnh thoảng cùng vào bếp làm bánh, nhồi bột cũng rất thư giãn, giảm stress.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
150gram bột gạo
50gram bột năng
150ml nước lọc
100gram lá hẹ
3 củ hành tím băm
100gram thịt heo xay
Gia vị: Muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay, nước tương.
Phần nguyên liệu làm bánh hẹ khá đơn giản, bạn có thể cho thêm nhân tôm nếu thích. Ảnh: Internet
2.2. Các bước thực hiện Bước 1: Trộn bột làm bánhĐổ hết bột gạo và bột năng vào tô. Nêm 1/2 thìa cà phê muối trộn đều. Tiếp theo đồ từ từ 150ml nước sôi vào tô bột. Vừa chế vừa dùng phới dẹt khuấy đều.
Dùng tay nhồi bột đều tay đến khi chúng tạo thành một khối dẻo mịn, không dính tay. Lấy nắp hoạc màng bọc thực phẩm đậy bột lại ủ 15 phút để bột không bị khô.
Bước 2: Làm nhân bánhHẹ nhặt lá úa, ngâm nước muối loãng, rửa sạch. Cắt hẹ thành các khúc ngắn 0,5cm.
Bỏ thịt heo xay vào tô lớn cùng hẹ. Nêm nếm 1 thìa cà phê hành tím băm, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê tiêu xay. Trộn đều tất cả nguyên liệu cho thấm gai vị.
Bột nhào xong để chúng nghỉ cho nở ra, phần nhân hẹ nêm nếm vừa ăn. Ảnh: Internet
Bước 3: Tạo hình bánhLăn bột thành hình trụ dài rồi cắt chúng ra thành các khối bằng nhau. Lấy khối bột để lên thớt dùng cây cán bột cán dẹp chúng ra.
Kế đến bạn múc nhân thịt hẹ vừa phải bỏ vào giữa bột. Túm bột lại rồi nắn chúng thành hình tròn dẹp. Tiếp tục thực hiện đến hết nguyên liệu.
Nếu không có cây cán bột bạn có thể dùng ly thủy tinh tròn. Ảnh: Internet
Bước 4: Hấp bánhChuẩn bị xửng hấp lót vào 1 miếng giấy nến hoặc lá chuối. Sau đó xếp bánh vào xửng bỏ vào nồi cơm điện hấp cách thủy trong khoảng 20 phút.
Bước 5: Làm nước chấmcho vào chén 5 thìa canh nước tương, 1/2 thìa canh đường, 1 thìa cà phê giấm, ít tỏi ớt khuấy đều. Nêm nếm lại vừa khẩu vị là được.
Bước 6: Chiên bánh hẹBắc chảo lên bếp cho vào 2 thìa canh dầu ăn. Dầu nóng bỏ bánh hẹ đã hấp vào chiên hơi vàng cháy xém 2 mặt thì vớt ra.
Bạn có thể hấp bánh hẹ bằng nồi cơm điện, xửng hấp sau đó mang chiên vàng. Ảnh: Internet
Như vậy cách làm bánh hẹ chiên không quá khó. Món ăn sẽ có vỏ bánh giòn giòn, dai dai, nhân thịt hẹ thơm béo cực ngon. Kèm theo đó bạn có thể chấm nước tương pha hoặc nước mắm chua ngọt đều được.
Bánh hẹ chiên giòn giòn, dai dai, phần nhân thịt và hẹ thấm gia vị mặn mặn cực hấp dẫn. Ảnh: Internet
Bánh hẹ hấp hay biến tấu mang chiên đều mang đến món ăn vặt ngon tuyệt vời. Vào những ngày mưa lạnh bạn có thể làm chiếc bánh hẹ nóng hổi cho cả nhà hâm nóng căn bếp ấm cúng. Không những thế đây còn là món ăn sáng ngon miệng, nhiều năng lượng cho ngày mới hoạt động tích cực.
Ngọc Hân
Bật Mí 2 Cách Làm Bánh Phô Mai Nướng Mềm Ngon, Ăn Cực Đã
1. Giới thiệu về bánh phô mai nướng
Bánh phô mai nướng cháy “khét” còn có tên gọi bằng tiếng Anh là Basque Burnt Cheese Cake. Đây là loại bánh có bề mặt cháy xém trông như đang phủ một lớp cacao rất đẹp mắt. Cốt bánh mềm, thơm hòa quyện cùng lớp phô mai dẻo ngon khó cưỡng. Nó có thể là bữa ăn sáng bổ dưỡng hay góp mặt trong tiệc trà chiều để sạc ngay năng lượng cho bạn.
Ảnh: @vestachocolate
2. Cách làm bánh phô mai nướng cháy đơn giản nhấtKhẩu phần Thời gian chuẩn bị Thời gian nấu Tổng thời gian
2 người ăn 30 phút 30 phút 60 phút
Chuẩn bị nguyên liệu
20g bột mì số 11
270g whipping cream
430g cream cheese
120g đường cát trắng
3 quả trứng gà
2 thìa cà phê vanilla dạng lỏng
2 thìa cà phê nước cốt chanh vàng hoặc chanh leo (nếu dùng chanh leo mùi bánh sẽ thơm hơn)
Ảnh: Sưu tầm
Các bước chế biếnBước 1: Trộn bột
Làm nóng lò nướng ở 230 độ, 20 phút. Trong thời gian đó chúng ta sẽ tiến hành trộn bột như sau.
Chuẩn bị 2 tô trộn bột.
Cho vào tô (1) bột mì và whipping cream. Bạn chia whipping cream thành 3 phần, đổ từ từ từng phần một vào bột mì, đánh đều tay để bột mì không bị vón cục.
Cho vào tô (2) cream cheese để mềm ở nhiệt độ phòng, sau đó dùng máy đánh trứng ở tốc độ nhỏ hoặc đánh tay để được hỗn hợp mịn. Bạn chia đường trắng thành nhiều phần nhỏ, cho vào từ từ trong lúc trộn cream cheese để được hỗn hợp đều, mịn.
Cho lần lượt 3 quả trứng (hoặc chỉ dùng lòng đỏ trứng) vào hỗn hợp và trộn đều
Cho 2 thìa cà phê vanilla dạng lỏng, 2 thìa cà phê nước cốt chanh và trộn đều
Cho hỗn hợp ở tô (1) vào tô (2), trộn đều tay để 2 hỗn hợp hòa làm một
Bước 2: Nướng bánh
Lót 2 lớp giấy nến vào khay nướng
Cho hết hỗn hợp bột vào khay, gỗ khay vài lần để bột dàn đều bột và cho bọt khí to nổi lên. Như vậy cốt bánh mềm và không bị xốp
Cho khay bánh vào giữa lò nướng, nướng ở 230 độ khoảng 30 phút. Khi thấy mặt bánh cháy xém thì lấy ra, để nguội và thưởng thức
Ảnh: Sưu tầm
3. Cách làm bánh phô mai nướng cháy vị sầu riêng Chuẩn bị nguyên liệu
200g cream cheese
30g sữa đặc
20g đường bột
5g bột ngô
2 lòng đỏ trứng gà
1 quả trứng gà (dùng cả lòng đỏ và lòng trắng)
1 thìa cà phê nước cốt chanh
130g sầu riêng dằm nhuyễn
115ml kem tươi
Các bước chế biếnBước 1: Trộn bột
Làm nóng lò nướng ở 230 độ, 20 phút.
Dùng thìa hoặc máy đánh trứng ở tốc độ nhỏ đánh mịn cream cheese.
Cho sữa đặc, đường bột và rây bột ngô vào hỗn hợp, tiếp tục đánh mịn
Cho lần lượt 2 lòng đỏ trứng gà và 1 quả trứng gà, đánh mịn
Cho tiếp 1 thìa cà phê nước cốt chanh, đánh mịn
Cho lần lượt sầu riêng dằm nhuyễn và cuối cùng là kem tươi, đánh mịn hỗn hợp
Bước 2: Nướng bánh
Lót 2 lớp giấy nến vào khay nướng
Cho hết hỗn hợp bột vào khay, gỗ khay vài lần để bọt khí nổi lên
Cho khay bánh vào giữa lò nướng, nướng ở 230 độ. Sau 30 phút bạn lấy bánh ra, để nguội và cho bánh vào tủ lạnh 2-3h trước khi gỡ khuôn.
Ảnh: Sưu tầm
4. Thành phẩmBánh mềm, thơm mùi phô mai. Mặt trên cháy xém vàng trông rất đẹp mắt. Độ ngọt vừa phải, có chút béo nhưng không ngấy. Bạn có thể thưởng thức bánh với chén trà xanh hoặc hoa quả tươi sẽ rất ngon miệng.
Ảnh: @natthapong.s1994
Đăng bởi: Mến Vũ
Từ khoá: Bật mí 2 cách làm bánh phô mai nướng mềm ngon, ăn cực đã
Cách Làm Bánh Mì Giòn Ruột Xốp Thơm Ngon Cực Phẩm
Là một người mê bánh và yêu thích việc làm bánh thì chắc hẳn bạn đã từng kinh qua rất nhiều các món bánh khác nhau, trong đó có các loại bánh mì từ bánh mì dân dã cho tới các loại bánh mì “sang chảnh” khác. Để tạo nên những chiếc bánh mì truyền thống với lớp vỏ giòn và phần ruột mềm xốp bên trong không chỉ phụ thuộc vào công thức, từ định lượng các nguyên liệu, thành phần cho tới trình tự các bước thực hiện mà còn phụ thuộc vào kỹ năng làm bánh, cảm nhận và sự khéo leo của mỗi người.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
300gram bột mì số 13
180gram nước
Men lạt
Muối
Đường
Dầu ăn
Viên sủi Vitamin C
Cách làm bánh mì giòn theo công thức đặc biệt Bước 1: Ủ bột cáiBạn cho 100gram bột mì cùng 4gram men nở, 100gram nước lạnh vào một cái thau sâu lòng, hòa đều cho tất cả hòa quyện rồi bọc kín miệng thau bằng màng bọc thực phẩm và để qua đêm ở nơi khô ráo, sạch sẽ, khuất gió để ủ bột cái. Phần bột cái này sẽ giúp men và bột tạo được hương vị đặc trưng và đặc biệt thơm ngon hơn.
Mách nhỏ: Nếu bỗng dưng bạn hứng lên làm bánh mì mà chưa kịp ủ men cái trước đủ 1 đêm như trên thì có thể cho vào thêm 15ml mật ong để kích hoạt cho men hoạt động mạnh hơn, đồng thời tạo thêm hương vị thơm ngon. Với cách làm này, bạn sẽ chỉ phải ủ bột cái khoảng 2 tiếng thôi là bột sẽ nở ra gấp 3 – 4 lần, đồng thời nhìn thấy bột nổi rễ tre rất ngon.
Bước 2: Trộn và nhào bộtTiếp đến, bạn dùng 1/4 viên Vitamin C dạng sủi, cà nhuyễn ra thành dạng bột rồi trộn chung vào với hỗn hợp bột ở trên. Nếu không có vitamin C thì bạn có thể thay bằng chanh hoặc giấm ăn đều có tính acid để giúp bột nở xốp hơn. Tuy nhiên, dùng vitamin C vẫn tạo nên mùi vị ngon nhất, còn dùng chanh hay giấm sẽ khiến bột bị khô và có mùi vị không ngon bằng.
Tiếp nữa, bạn chuẩn bị một cốc 80ml nước lạnh (đã để lạnh sâu trong ngăn đông mềm của tủ lạnh), thêm vào đó 3gram muối cùng 15gram đường rồi khuấy đều cho tan. Ở công đoạn này, bạn cũng có thể cho thêm 1 quả trứng gà vào khuấy cùng cho ngon hơn (không bắt buộc). Trong cách làm bánh mì giòn theo công thức đặc biệt này, việc sử dụng nước lạnh sẽ giúp quá trình nhồi bột không bị nóng, đồng thời tránh việc làm chết men.
Bước 3: Tạo hình bánh mìTrong nhiều cách làm bánh mì khác thì bột sau khi nhào sẽ được ủ khoảng 1 tiếng cho bột nở gấp đôi rồi mới tạo hình và sau đó lại ủ tiếp lần 2. Tuy nhiên, bạn có thể rút ngắn công đoạn bằng cách chia bột ra thành những phần bằng nhau, sau đó tạo hình luôn rồi ủ một lần duy nhất cũng được.
Đầu tiên, bạn thoa một lớp dầu ăn vào lòng bàn tay rồi thoa đều xuống mặt bàn, lấy từng phần bột đã chia ra rồi cán thật mỏng (càng mỏng thì bánh càng xốp, càng ngon), cán xong thì cuộn tròn lại như đòn bánh tét của người miền Nam. Lưu ý là bạn dùng dầu ăn để chống dính, tuyệt đối không dùng bột áo vì bột áo sẽ khiến cho bột bánh bị khô không còn ngon nữa.
Tiếp đến, bột sau khi tạo hình thì bạn đặt vào khay nướng, đậy kín lại rồi để vào lò nướng một cách cố định, không di chuyển nhiều khiến bánh bị xẹp xuống. Môi trường tối, ẩm trong lò nướng sẽ giúp bột nở lên gấp ba sau khi ủ chừng 60 – 70 phút.
Sau khi ủ xong, bạn lấy khay bột ra để nơi kín gió để bột không bị khô. Trong lúc đó, bạn để 1 khay nước sôi vào lò nướng, bật lò ở chế độ nhiệt 250 độ C và đợi đến khi nước sôi trở lại thì canh thêm 10 phút nữa là đủ để nhiệt độ trong lò đạt mức ổn định. Trong cách làm bánh mì giòn này, chi tiết đặt khay nước sôi vào lò nướng rất quan trọng bởi nó quyết định đến độ ẩm của lò, một yếu tố quyết định mẻ bánh mì của bạn có ngon hay không.
Cuối cùng, bạn lấy khay bột bánh ra, dùng dao sắc rạch một đường dọc trên lưng bánh, phun đều một lớp sương phủ cho ướt bộ bánh sau đó đặt ngay vào lò nướng để nướng.
Bạn nhớ canh đúng 10 phút rồi mở lò ra, xoay khay bánh lại, xịt thêm một lớp sương cho ẩm rồi tiếp tục nướng bánh trong 10 phút nữa là bánh chín.
Lời kết5/5 – (1 vote)
Những Món Bánh Từ Chuối Thơm Ngon Khó Cưỡng Của Người Miền Tây
Có dịp về miền Tây, bạn đừng quên thưởng thức những món bánh từ chuối chín với hương vị thơm ngon, béo ngọt của người dân miền đồng bằng sông nước.
Bánh chuối nước cốt dừaLà vùng đất phù sa màu mỡ, cây trái tươi tốt quanh năm nên người miền Tây có nhiều món bánh được làm từ trái cây thơm ngon, hấp dẫn. Một trong số đó là món bánh chuối ăn cùng nước cốt dừa – món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người dân sông nước. Vào những buổi trưa “buồn miệng” hay chiều mát trời, có một dĩa bánh chuối thơm lừng, dẻo dẻo dai dai ăn cùng nước cốt dừa béo ngậy thì còn gì bằng.
Bánh chuối hấp ăn cùng nước cốt dừa là món ngon khó cưỡng của người miền Tây. Ảnh: chúng tôi là một món bánh từ chuối có nguyên liệu khá đơn giản là chuối chín, bột gạo, bột năng, dừa khô, đường và ít gia vị như muối, vani. Cách làm bánh chuối ngon cũng không quá khó, bạn chỉ cần nắm đủ các bước là làm được ngay.
Khi làm món bánh này, người thợ sẽ pha bột gạo, bột năng cùng chút muối, đường, vani để tạo nên bột bánh có độ dẻo và dai phù hợp. Nếu thích ăn bánh dẻo, bạn có thể tăng hàm lượng bột năng. Tuy nhiên, người miền Tây mách nhỏ rằng, nên để ít bột năng thôi vì bánh dẻo quá sẽ không ngon. Bột sau khi được pha loãng cùng với nước, người ta sẽ cho chuối chín cắt lát hoặc đập giập vào, trộn đều.
Phần chuẩn bị đến đây xem như đã xong. Tiếp theo là công đoạn hấp bánh cũng khá công phu. Thông thường, khi làm bánh từ chuối dạng hấp thế này, người miền Tây sẽ chọn lá chuối để lót ở dưới mâm. Sau đó dùng một ít dầu ăn thoa lên bề mặt lá chuối để bánh hấp xong không bị dính. Rồi cứ thế, phần hỗn hợp bột và chuối được cho vào mâm, sau đó đem đi hấp. Tùy độ dày mỏng của bánh mà thời gian hấp khác nhau, khoảng 30 – 40 phút là bánh chín.
Tùy sở thích mà bạn pha ít hoặc nhiều bột năng để bánh có độ trong và dai. Ảnh: chúng tôi bánh miền Tây này muốn ăn ngon thì phải ăn kèm với nước cốt dừa nóng. Và cách nấu nước cốt dừa cũng tùy vào kinh nghiệm cá nhân của mỗi người. Dừa khô sau khi nạo và vắt lấy nước cốt, phần nước cốt sẽ được bắc lên bếp đun sôi cùng với ít đường, ít muối và bột năng. Đến khi nước cốt dừa sánh lại là xong. Bánh chuối được cắt ra, bày lên dĩa và chan thêm nước cốt, cho ít đậu phộng lên mặt rồi thưởng thức.
Chuối chiênChuối chiên cũng là một món bánh từ chuối nổi tiếng của người miền Nam, được bán khá nhiều trên đường phố Sài Gòn hoặc trên các hàng quán vỉa hè, trong các khu chợ khắp miền Tây sông nước.
Chuối chiên ở mỗi nơi sẽ có cách chế biến khác nhau, nêm nếm gia vị phù hợp. Tuy nhiên, một trái chuối chiên được xem là ngon khi có vỏ bánh vàng rượm, giòn, không quá dày cũng không quá mỏng. Phần ruột chuối bên trong chín đều, vị ngọt, cắn đến đâu là vị ngọt béo giòn tan lan ngay đến đó.
Khi có đầy đủ nguyên liệu, bạn chỉ việc trộn bột mì và bột gạo cùng ít bột nghệ vào để tạo màu vàng ươm tự nhiên. Phần chuối chín bạn cắt đôi và đập hơi dập nhẹ rồi cho vào hỗn hợp bột. Ở bước này, bạn có thể thêm ít muối và đường để bột có hương vị thơm ngon hơn. Lưu ý, bột chiên chuối khi pha cùng nước nên pha đặc, tránh pha quá loãng sẽ làm bột bị chảy khi tiến hành chiên.
Chuối chiên ăn ngon nhất khi còn nóng, vỏ bánh giòn tan, vị ngọt và béo vừa phải. Ảnh: chúng tôi xuôi các khâu, bạn chỉ việc bắc chảo dầu lên bếp. Đợi khi dầu nóng và sôi lên, bạn múc từng trái chuối cho vào rồi chiên đến khi chín vàng đều là xong. Món bánh từ chuối này ngon nhất là khi ăn nóng. Bạn có thể cho chuối chín vào chiếc đĩa có giấy thấm dầu để làm giảm bớt lượng dầu bám trên trái chuối.
Chuối nướng nếpSo với chuối chiên, món chuối nướng nếp có cách làm càng công phu hơn khi kết hợp giữa chuối và nếp, lại còn phải nướng trên than hồng qua hàng tiếng đồng hồ. Thế nhưng khi thưởng thức một trái chuối nướng với lớp nếp vàng giòn, mùi thơm phưng phức hòa quyện cùng nước cốt dừa béo ngậy, bạn sẽ thấy mọi công đoạn chế biến đều xứng đáng.
Sao có thể cưỡng lại một trái chuối nướng vàng ươm, vị thơm phưng phức như thế này chứ. Ảnh: chúng tôi làm món bánh từ chuối này thật ngon, bạn phải chọn được loại nếp có độ dẻo và thơm. Còn chuối thì phải là chuối chín cây, vừa chín tới chứ không được chọn loại chuối chín héo hay chưa kịp chín. Nguyên liệu chính làm món bánh chuối ngon này là nếp, chuối chín, dừa khô, bột năng, đậu phộng, vani, đường và muối.
Quy trình làm món chuối nướng nếp gồm 3 bước cơ bản. Đầu tiên là khâu nấu nếp, bạn đem nếp vo sạch, cho thêm một ít nước cốt dừa, bột năng và đường rồi dùng nồi cơm điện nấu như nấu cơm bình thường. Khi nếp đã chín, bạn xới nếp ra một miếng lá chuối lớn tạo hành hình chữ nhật. Kế tiếp bạn đặt trái chuối chín đã lột vỏ lên trên lớp nếp. Sau cùng bạn cuộn tròn trái chuối lại rồi mang nướng trên lửa than hồng.
Bạn dễ dàng bắt gặp những chiếc xe bán chuối nướng xếp đầy những trái chuối trong vỏ lá xanh um. Ảnh: chúng tôi truối chín thơm ngon và đều, bạn nên thường xuyên trở chuối, than nướng chuối không được quá nóng vì sẽ làm chuối bị khét, mất ngon. Chuối khi nướng chín, bạn cắt ra thành từng miếng nhỏ, chan nước cốt dừa lên và thưởng thức. Về cơ bản, nước cốt dừa ăn chuối nướng được chế biến giống như nước cốt dừa ăn bánh chuối. Đừng quên rắc thêm đậu phộng rang lên trên để món ăn thêm hấp dẫn.
Chuối hầm dừaChuối hầm dừa hay còn gọi là chè chuối hoặc chuối chưng là một trong những món bánh từ chuối hấp dẫn được người dân miền Tây ưa thích. Còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức một tô chè có vị béo của nước cốt dừa, vị ngọt thanh của chuối, vị dai giòn của bột bán cơ chứ? Vừa thơm ngon hấp dẫn lại vừa dễ chế biến nên món này cũng khá dễ tìm khi bạn về miền Tây.
Chuối hầm dừa hay còn gọi là chè chuối, là món ăn ngon và dễ làm của người miền Tây. Ảnh: chúng tôi món ăn này, mỗi người, mỗi nhà ở miền Tây lại có sự biến tấu khác nhau bằng cách thêm vào các nguyên liệu như bí, khoai lang,… để món ăn được phong phú hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có 2 nguyên liệu chính là chuối và dừa khô thì cũng có thể làm được món bánh miền Tây tuyệt hảo.
Cách làm món chuối hầm dừa cực đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị đường, muối, bột báng, dừa khô và chuối chín là có thể tiến hành chế biến ngay. Dừa khô sau khi vắt lấy nước cốt, bạn cho nước cốt này vào nồi và bắc lên bếp, cho thêm chút muối và đường phù hợp khẩu vị. Bột báng sau khi ngâm cho nở, bạn cho vào nồi nước cốt đang nấu để tiếp tục nấu chín. Cuối cùng, bạn cho chuối tươi cắt khoanh vào và nấu khi nào chuối mềm là hoàn thành món chè chuối hấp dẫn.
Khi nấu món này, bạn có thể thêm khoai lang, khoai mì hoặc bí đỏ vào để món ăn được đa dạng. Ảnh: chúng tôi bạn muốn ăn thêm bí đỏ hoặc khoai lang, hãy cho các nguyên liệu này vào trước khi cho chuối vào. Bởi trái chuối chín rất nhanh mềm khi nấu trong nồi nước cốt đang sôi ùng ục. Chè chuối khi nấu xong bạn có thể thưởng thức lúc nóng hoặc nguội tùy thích, đừng quên rắc thêm chút đậu phộng lên trên để món ăn này thêm phần ngon miệng.
Du lịch miền Tây, du khách gần xa có thể thưởng thức các món bánh ngon như bánh xèo, bánh ướt ngọt, bánh bò,… Trong đó, không thể thiếu các món bánh được làm từ trái chuối chín thơm ngọt đặc trưng của người dân Nam Bộ. Những món bánh này về cơ bản rất dễ làm, bạn cũng có thể tự tay vào bếp thực hiện vào những dịp cuối tuần rảnh rỗi.
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Đăng bởi: Văn Thân Trần
Từ khoá: Những món bánh từ chuối thơm ngon khó cưỡng của người miền Tây
Cách Làm Chè Xôi Nước Ngon Dẻo, Hấp Dẫn
Nguyên liệu làm chè xôi nếp ngon dẻo
Gạo nếp 300 gr
Đậu xanh cà vỏ 180 gr
Bột năng 200 gr
Dầu ăn 1 ít
Đường/ muối 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu
– Chọn mua đậu xanh có màu vàng, tươi mới, hình bầu dục,tròn đầy, có mùi thơm tự nhiên, hạt chắc không bị mùn hơi có phấn trắng bám quanh hạt.
– Chọn mua gạo nếp ngon là hạt to, tròn đều, màu trắng đục, không bị gãy, không bị mùn hay đồ lông, có vị ngọt nhẹ và không có mùi lạ
Cách làm chè xôi nước ngon
Cách làm chè xôi nước ngon
Bước 1: Vo và ngâm nếp, đậu xanh
– Gạo nếp vo thật sạch và để ngâm nếp ít nhất 4 tiếng hoặc qua đêm cho xôi nếp được mềm dẻo.
– Đậu xanh đã cà vỏ vo sạch, nhặt bỏ những hạt bị hỏng, sâu mọt rồi ngâm với nước sạch ít nhất 3 tiếng cho hạt đậu nở mềm.
Cách làm chè xôi nước ngon
Bước 2: Hấp và giã đậu xanh
– Đậu xanh sau khi để ráo cho vào nồi hấp cùng mực nước khoảng 1 phần 4 nồi.
– Cho 1 thìa muối vào đậu xanh và bóp trộn đều để đậu được đậm đà hơn, khi hấp dàn đều đậu xanh đều và tạo các lỗ để cho đậu được thoát khí, giúp đậu không bị vón cục ở dưới đáy.
– Đậy nắp và đun ở lửa to cho đến khi nước sôi thì giảm xuống lửa vừa khoảng 20 phút đến khi đậu chín mềm là được.
– Đổ đậu đã chín ra đĩa chờ nguội rồi lấy khoảng 1/3 đậu xanh để riêng dùng nấu chè, phần đậu xanh còn lại cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Mách nhỏ:
– Nên đổ nước nóng khoảng 80 độ C vào nồi hấp đậu xanh, nếu đổ nước lạnh thì hãy đun sôi nước trước khi hấp.
– Đậu chín đạt yêu cầu sẽ có độ tơi, không dính vào nhau.
– Đậu đã hấp sẽ khô và dẻo nên khi dùng máy xay dễ bị vón, chú ý trong quá trình xay đảo cho đều và tiếp tục xay đến khi đậu nhuyễn.
Cách làm chè xôi nước ngon
Bước 3: Trộn và hấp đậu với xôi nếp
– Gạo nếp vớt ra để ráo rồi cho 1 nửa phần đậu xanh đã xay nhuyễn vào trộn đều
– Cho 2 muỗng dầu ăn, tiếp tục bóp trộn đều và bắt đầu hấp xôi.
– Hấp ở lửa vừa khoảng 40 phút là xôi chín rồi tơi xôi ra cho xôi nguội bớt.
– Khi xôi đã nguội cho tiếp 1 nửa phần đậu xanh giã nhuyễn còn lại trộn đều cho đậu bao quanh từng hạt xôi.
Cách làm chè xôi nước ngon
Bước 4: Nấu xôi chè
– Cho khoảng 600ml nước và 3 muỗng canh đường vào nồi (có thể thay đổi lượng đường tùy vào khẩu vị)
– Hòa tan 200gr bột năng vào nước lạnh rồi đổ bột năng từ từ vào nồi nước đường, khuấy đều cho bột tan hết.
– Khi nồi sôi thì cho phần đậu chưa giã vào khuấy nhẹ là xong phần chè rồi.
Bước 5: Hoàn thành
Cách làm chè xôi nước ngon
Bước 6: Thành phẩm
Chè xôi nếp đạt yêu cầu sẽ có vị thơm ngon, thanh mát với vị ngọt dịu của nếp dẻo hòa cùng vị bùi bùi của đậu xanh tạo nên hương vị đặc biệt khó quên.
Chè sáng mịn, có màu trong, không quá loãng hay quá đặc.
Cách làm chè xôi nước ngon
Video hướng dẫn cách làm chè xôi nước ngon:
Thông tin cách làm chè xôi nước
Thời gian chuẩn bị: 15M
Thời gian nấu : 30M
Tổng thời gian : 45M
Số lượng người ăn : 4
Món ăn dành cho bữa : Sáng, chiều, tối
Nguồn gốc xuất xứ món ăn: Việt Nam
Tổng calories món ăn : 350 calories
Đăng bởi: Phương Nguyễn
Từ khoá: Cách làm chè xôi nước ngon dẻo, hấp dẫn
Chi Tiết Cách Làm Bánh Mì Hoa Cúc Cực Ngon Dễ Làm Tại Nhà
Bánh mì hoa cúc hay còn được biết đến với cái tên Brioche được xem là món bánh phổ biến ở nước Pháp được lòng rất nhiều thực khách trên thế giới. Bánh mì brioche nổi bật bởi những thớ bánh mềm mịn, nhẹ và xốp, có hương vị giữa bánh mì và hương vị bánh ngọt. Những chiếc bánh mì Brioche được làm với lượng bơ và trứng khá nhiều, do vậy mà bánh khi được nướng lên sẽ có vị thơm ngon, hấp dẫn.
Nguyên liệu:
Phần bánh mì hoa cúc
50 gr nước ấm.
70 gr đường.
7 gr men nở làm bánh mì.
3 quả trứng gà.
100 ml kem tươi.
320 gr bột làm bánh mì.
30 gr bột bánh bông lan (có thể thay bằng 25 gr bột mì đa dụng + 5 gr bột bắp).
15 gr sữa bột.
3 gr muối.
1 muỗng canh nước hoa cam hay 1 muỗng cà phê vani.
100 gr bơ lạnh.
Hỗn hợp phết mặt bánh mì hoa cúc:
1 quả trứng gà.
2 muỗng canh sữa tươi.
Hạnh nhân lát, mè, hoặc hạt dưa.
Cách làm:
Đầu tiên phải kích hoạt men bánh bằng cách hòa tan 10g đường và 7g men nở làm bánh mì trong 50g nước ấm. Để yên 15 phút cho men được kích hoạt.
Tiếp theo, đánh bông 2 quả trứng gà với 60g đường, chờ đến khi trứng nhạt màu và bông như kem thì cho 100ml kem tươi vào trứng và trộn đều.
Đổi que đánh trứng sang que trộn bột, bật máy ở tốc độ thấp nhất, cho 320g bột làm bánh mì và 30g bột bánh bông lan vào tô, nếu không dùng bột bánh gato có thể thay bằng 25g bột mì đa dụng và 5g bột bắp.
Cho tiếp 15g sữa bột, 3g muối, và phần men đã kích hoạt ở trên vào. Rưới 1 muỗng canh nước hoa cam hoặc 1 muỗng cà phê vani vào bột.
Để máy nhồi bột trong 15 phút rồi tắt máy, để bột nghỉ trong 10 phút rồi tiết tục nhồi bột thêm 10 phút nữa. Cắt nhỏ 100g bơ lạnh rồi cho vào bột, nhồi thêm 10 phút rồi tắt máy. Tổng thời gian nhồi khoảng 35 phút.
Kiểm tra bột đã đạt chưa bằng cách lấy ra ít bột, nếu có thể kéo bột thành màng mỏng và khó rách là được.
Trải ít bột áo vào tô rồi cho khối bột vào, ủ bột trong 40 – 60 phút cho đến khi bột nở gấp đôi hoặc gần gấp đôi thì đấm xẹp khối bột.
Bọc kín tô bột rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, ủ thêm tối thiểu 5 tiếng hoặc qua đêm.
Phết bơ vào khuôn bánh mì để chống dính khuôn.Trải bột áo cho khỏi dính rồi lấy bột đã ủ xong ra, nhồi đều rồi chia bột thành 6 phần, nặn thành sợi dài.
Thắt bím bột để tạo hình cho bánh. Đặt bánh vào khuôn rồi ủ bánh trong 3 – 4 tiếng hoặc hơn cho bột nở gấp 3.
Đánh tan 1 quả trứng với 2 muỗng canh sữa tươi rồi phết hỗn hợp trứng sữa lên mặt bánh. Sau đó rắc hạnh nhân lát, hạt mè, hạt dưa lên mặt bánh.
Đổ 100ml nước vào khay đen của lò nướng để nước làm bánh ẩm, mềm, không khô, khi nướng ½ thời gian thì nước trong khay bay hơi hết là vừa. Làm nóng lò trước 10 phút ở 220 độ C, bật 2 lửa và bật quạt đối lưu nếu có.
Cho khuôn bánh lên vỉ nướng đặt trên khay đen, vặn thời gian nướng bánh trong 20 đến 30 phút. Khi quan sát thấy bánh hơi vàng mặt thì vặn nhiệt độ xuống 180 độ C. Chờ đến khi bánh vàng mặt, chín đều thì lấy bánh ra. Bánh mới nướng xong có lớp vỏ giòn, chờ nguội bớt sẽ mềm lại và có thể dùng ngay.
Lời khuyên dành cho bạn:
Không thay nước bằng sữa do nước tạo nên độ dai và mềm cho ruột bánh mì hoa cúc.
Nên sử dụng men bánh mì ngọt để bánh mì hoa cúc dậy mùi bơ sữa hơn, nếu dùng men bánh mì lạt sẽ nghe thoang thoảng mùi men rượu làm bánh kém hấp dẫn.
Đánh bông trứng gà sẽ làm cho bánh mì hoa cúc mềm và bông xốp hơn.
Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể thêm sữa bột hay không. Nếu không dùng sữa bột thì bánh sẽ có vị giống Brioche cổ điển hơn.
Dùng sữa bột sẽ cho ra vị bánh lai giữa Brioche và bánh mì bơ sữa.
Giai đoạn ủ chậm (ủ trong tủ lạnh 5 tiếng hoặc qua đêm) là giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong lúc làm bánh mì hoa cúc, ủ chậm sẽ làm bánh mì thơm, mềm xốp và tạo hương vị riêng.
Bột bánh lạnh sẽ dễ tạo hình hơn, bánh mì hoa cúc không bị tách bơ trong lúc thắt bím.
Bánh mì hoa cúc làm xong rất xốp và mềm, thớ bánh dai, xé được thành từng lớp mỏng, vỏ bánh không dày, bánh thơm mùi bơ và béo ngậy nhưng không ngấy, hợp khẩu vị người Việt. Bánh mì có thể để đến 3 ngày mà vẫn mềm chứ không bị khô.
Đăng bởi: Thảo Phạm
Từ khoá: Chi tiết cách làm Bánh mì hoa cúc cực ngon dễ làm tại nhà
Cập nhật thông tin chi tiết về 2 Cách Làm Bánh Hẹ Của Người Hoa Mềm Dẻo, Thơm Ngon Tuyệt Đỉnh trên website Hgpc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!